Mỗi bạn kể cho thầy giáo nghe những chuyện gì?
Dựa vào các tranh dưới đây, kể lại câu chuyện đã được nghe cô giáo (thầy giáo )kể:
1. Ma-ri-a là một cô bé rất thích quan sát. Một hôm trong phòng khách, cô bé nhận thấy mỗi lần gia nhân bưng trà lên, bát đựng trà thoạt đầu rất dễ trượt trong đĩa. Nhưng khi nước trà rớt ra đĩa thì dù tay của gia nhân đó run rẩy tới mức nào đi nữa, chiếc đĩa có bị nghiêng đi nhiều hơn nữa thì bát nước trà vẫn như dính trên đĩa, không hề di chuyển. Cái đĩa và cái bát đựng trà đã hấp dẫn cô bé.
2. "Thế là vì sao nhỉ? Mình nhất định phải tìm hiểu cho rõ".-Ma-ri-a nghĩ vậy, rồi lẻn ra khỏi phòng khách, bắt đầu làm thí nghiệm.
3. Không thấy Ma-ri-a đâu, anh trai của cô bé bèn chạy đi tìm. Khi đi ngang qua nhà bếp, cậu bỗng nhìn thấy Ma-ri-a đang làm gì đó với đống bát đĩa trên bàn ăn, bèn trêu em:
Em không muốn làm nhà khoa học nữa, định làm bà chủ gia đình hả ?
4. Đâu có, em phát hiện ra một điều bí mật. Chỉ cần giữa chiếc bát đựng nước trà và chiếc đĩa có một chút nước thì bát đựng nước trà không bị trượt nữa.-Ma-ri-a nói với vẻ đầy tự hào về " thành quả nghiên cứu của mình".
-Làm gì có chuyện đó ? Anh không tin! Sau khi rớt ra thì bát lại càng dễ trượt. Lần trước, mẹ lau nhà xong, anh suýt trượt ngã mà.
- Không tin anh hãy thử mà xem.
Cậu anh bèn cầm chiếc bát, chiếc đĩa lên để thử. Kết quả đúng như Ma-ri-a nói.
5. Hai anh em đang tranh luận, bàn tán thfi cha đến. Cả hai cùng hỏi cha về hiện tượng kì lạ này. Người cha ôn tồn bảo:
Đó là vì có lực ma sát. Các con lớn lên thì sẽ biết thôi mà!
Dựa vào các tranh dưới đây, kể lại câu chuyện đã được nghe cô giáo (thầy giáo )kể:
1. Ma-ri-a là một cô bé rất thích quan sát. Một hôm trong phòng khách, cô bé nhận thấy mỗi lần gia nhân bưng trà lên, bát đựng trà thoạt đầu rất dễ trượt trong đĩa. Nhưng khi nước trà rớt ra đĩa thì dù tay của gia nhân đó run rẩy tới mức nào đi nữa, chiếc đĩa có bị nghiêng đi nhiều hơn nữa thì bát nước trà vẫn như dính trên đĩa, không hề di chuyển. Cái đĩa và cái bát đựng trà đã hấp dẫn cô bé.
2. "Thế là vì sao nhỉ? Mình nhất định phải tìm hiểu cho rõ".-Ma-ri-a nghĩ vậy, rồi lẻn ra khỏi phòng khách, bắt đầu làm thí nghiệm.
3. Không thấy Ma-ri-a đâu, anh trai của cô bé bèn chạy đi tìm. Khi đi ngang qua nhà bếp, cậu bỗng nhìn thấy Ma-ri-a đang làm gì đó với đống bát đĩa trên bàn ăn, bèn trêu em:
Em không muốn làm nhà khoa học nữa, định làm bà chủ gia đình hả ?
4. Đâu có, em phát hiện ra một điều bí mật. Chỉ cần giữa chiếc bát đựng nước trà và chiếc đĩa có một chút nước thì bát đựng nước trà không bị trượt nữa.-Ma-ri-a nói với vẻ đầy tự hào về " thành quả nghiên cứu của mình".
-Làm gì có chuyện đó ? Anh không tin! Sau khi rớt ra thì bát lại càng dễ trượt. Lần trước, mẹ lau nhà xong, anh suýt trượt ngã mà.
- Không tin anh hãy thử mà xem.
Cậu anh bèn cầm chiếc bát, chiếc đĩa lên để thử. Kết quả đúng như Ma-ri-a nói.
5. Hai anh em đang tranh luận, bàn tán thfi cha đến. Cả hai cùng hỏi cha về hiện tượng kì lạ này. Người cha ôn tồn bảo:
Đó là vì có lực ma sát. Các con lớn lên thì sẽ biết thôi mà!
Em hãy kể cho thầy giáo hoặc cô giáo nghe một câu chuyện cảm động của gia đình em( có giàn ý)
Các bạn giúp mình với nhé, mình đang cần gấp!!!
I. Mở bài:
‐ Thời gian kể chuyện cho bố mẹ nghe (sau bữa cơm tối, trước khi đi ngủ hoặc lúc đang ngồi xem ti vi).
‐ Giới thiệu truyện mình sẽ kể (truyện biểu cảm, truyện cười hay cảm động).
II. Thân bài:
‐ Đưa ra thời gian, địa điểm chính xác câu chuyện em sắp kể (bao giờ, ở đâu).
‐ Những nhân vật trong câu chuyện là gi? Em có mặt trong đấy không hay chỉ chứng kiến và kể lại?
‐ Diễn biến của câu chuyện. Trong truyện có các tình tiết cảm động, vui, buồn hoặc gây cười hay không?
‐ Kết thúc câu chuyện em rút ra bài học gì? Em có suy nghĩ gì về câu chuyện đó không. Ghi lại thái độ của bố mẹ
‐ Bố mẹ có lời khuyên gì hay không?
III. Kết bài:
‐ Không khí gia đình sau khi nghe câu chuyện em kể.
‐ Nêu cảm xúc và suy nghĩ của bạn thân.
Thực hiện một trong hai đề bài sau:
a. Viết thư cho thầy giáo hoặc cô giáo cũ để thăm hỏi và kể về việc học tập của em.
b. Viết bài văn kể lại một câu chuyện đã đọc, đã nghe về tình bạn hoặc tình cảm gia đình.
Hà Nội, ngày … tháng … năm …
Cô Hà Lê thân mén!
Em là Ngọc Hân - học sinh cũ lớp 3G được cô chủ nhiệm năm ngoái đây ạ. Năm nay, em đã chuyển sang ngôi trường mới, nhưng em vẫn rất nhớ và biết ơn cô. Vì vậy, em viết lá thư này để được hỏi thăm và chúc mừng cô nhân ngày Nhà giáo.
Dạo này cô vẫn khỏe chứ ạ? Cô vẫn đến trường và dạy dỗ các bạn nhỏ như trước nhỉ? Các em học sinh mới năm nay có ngoan và vâng lời cô không ạ? Vườn hoa hồng do cô trồng và chăm sóc cạnh thư viện năm nay có lẽ đã cao hơn và nở nhiều hoa rồi cô nhỉ?
Ở trường mới, em đã làm quen được với các bạn và thầy cô. Việc học tập của em cũng đã ổn định rồi. Nhờ cô quan tâm dạy dỗ, mà em không gặp nhiều khó khăn về bài vở. Em biết ơn cô lắm. Nhân ngày 20-11 sắp tới, em chúc cô luôn mạnh khỏe, yêu đời và ngày càng thành công hơn trong sự nghiệp trồng người.
Học sinh cũ
Ngọc Hân
Trong đời sống hàng ngày người ta thường nghe những yêu cầu và những câu hỏi như sau:
- Bà ơi, bà kể chuyện cổ tích cho cháu nghe đi!
- Cậu kể cho mình nghe Lan là người như thế nào.
- Bạn An gặp chuyện gì mà lại thôi học nhỉ?
- Thơm ơi, lại đây tớ kể cho nghe câu chuyện này hay lắm.
a) Gặp trường hợp như thế, theo em, người nghe muôn biết điều gì và người kể phải làm gì?
b) Trong những trường hợp trên, câu chuyện phải có một ý nghĩa nào đó. Ví dụ, nếu muốn cho bạn biết Lan là một người bạn tốt, người được hỏi phải kể những việc như thế nào về Lan? Vì sao? Nếu người trả lời kể một câu chuyện về An mà không liên quan đến việc thôi học của An thì có thể coi là câu chuyện có ý nghĩa không? Vì sao?
a, Gặp những trường hợp trên người nghe muốn được người kể:
- Kể nội dung truyện cổ tích
- Lý do An thôi học,
- Thông tin về hình dáng, sở thích, thành tích học tập…
- Một câu chuyện hay
b, Nếu muốn cho bạn biết Lan là người bạn tốt, bạn phải kể về Lan:
+ Học tập chăm chỉ, đạt thành tích tốt
+ Thường xuyên giúp đỡ bạn bè trong học tập, lao động, sinh hoạt hằng ngày
- Vì: những điều này chứng tỏ Lan là người bạn tốt
- Nếu kể câu chuyện về An mà không liên quan tới việc thôi học thì câu chuyện đó không có ý nghĩa, vì không đáp ứng được mục đích của người hỏi.
Dựa vào tranh vẽ và các câu hỏi (SGK TV4 tập 1 trang 8). Kể lại từng đoạn câu chuyện em đã được nghe cô giáo (thầy giáo kể)
1. Đoạn 1 (bức tranh 1)
Ngày xưa ở Nam Mẫu thuộc tỉnh Bắc Kan, người ta mở hội cúng Phật. Ai cũng lo làm việc tốt đề cầu phúc. Bỗng nhiên hôm ấy xuất hiện một bà lão ăn xin, người gày còm lở loét, trông thật gớm ghiếc. Bà đi đến đâu cũng phều phào mấy tiếng : "Đói lắm các ông các bà ơi"
2. Đoạn 2 (bức tranh 2)
Bà đi đến đâu cũng bị mọi người xua đuổi. Khi đến ngã ba, bà gặp được hai mẹ con bà góa đi chợ về. Người mẹ thấy bà lão tội nghiệp quá bèn đưa bà cụ về, cho bà cụ ăn rồi mời bà nghỉ lại. Tối hôm ấy hai mẹ con bỗng thấy chỗ bà cụ nằm sáng rực lên và xuất hiện con giao long to lớn đang cuộn mình ở đấy. Me con bà vô cung kinh sợ đành nhắm mắt phó mặc cho số phận.
3. Đoạn 3 (bức tranh 3)
Sáng hôm sau tỉnh dậy, hai mẹ con chẳng thấy con giao long đâu cả. Chỗ ấy vẫn là bà cụ gầy yếu. Bà sửa soạn ra đi. Trước lúc từ biệt, bà lão nói với hai mẹ con : "Vùng này sắp có lụt lớn. Ta cho mẹ con chị gói tro này, nhớ rắc xung quanh nhà mới tránh được nạn chết chìm. Bà lão liền nhặt một hạt thóc cắn vỡ ra, đưa cho mẹ con bà góa hai mảnh vỏ trấu, nói :' Hai mảnh vỏ trấu này giúp mẹ con nhà chị làm việc thiện". Nói rồi, bà lão biến mất. Hai mẹ con vội vàng làm theo những điều bà lão dặn
4. Đoạn 4 (bức tranh 4)
Tối hôm đó, khi mọi người đang lễ bái thì bỗng có một cột nước từ dưới đấy phun lên kèm theo tiếng nổ dữ dội, nhà cửa, người vật đều chìm nghỉm trong biển nước. Duy chỉ có ngôi nhà của hai mẹ con bà góa vẫn còn. Nước dâng lên bao nhiêu thì nền nhà ấy cao lên bấy nhiêu. Thấy dân làng bị chìm trong lũ lụt, nhớ lời bà lão dặn, hai mẹ con liền lấy hai mảnh vỏ trấu thả xuống nước. Lạ thay, hai mảnh vỏ trấu biến thành hai chiếc thuyền lớn. Thế rồi hai mẹ con vội chèo thuyền đi khắp nơi cứu dân làng.
Vùng đất bị sụt lở ấy hiện nay biến thành một cái hồ rộng lớn gọi là hồ Ba Bể. Còn cái nền nhà của hai mẹ con nổi lên như một cái gò giữa hồ, dân làng gọi là gò Bà Góa.
Dựa vào tranh vẽ và các câu hỏi (SGK TV4 tập 1 trang 8). Kể lại từng đoạn câu chuyện em đã được nghe cô giáo (thầy giáo kể)
1. Đoạn 1 (bức tranh 1)
Ngày xưa ở Nam Mẫu thuộc tỉnh Bắc Kan, người ta mở hội cúng Phật. Ai cũng lo làm việc tốt đề cầu phúc. Bỗng nhiên hôm ấy xuất hiện một bà lão ăn xin, người gày còm lở loét, trông thật gớm ghiếc. Bà đi đến đâu cũng phều phào mấy tiếng : "Đói lắm các ông các bà ơi"
2. Đoạn 2 (bức tranh 2)
Bà đi đến đâu cũng bị mọi người xua đuổi. Khi đến ngã ba, bà gặp được hai mẹ con bà góa đi chợ về. Người mẹ thấy bà lão tội nghiệp quá bèn đưa bà cụ về, cho bà cụ ăn rồi mời bà nghỉ lại. Tối hôm ấy hai mẹ con bỗng thấy chỗ bà cụ nằm sáng rực lên và xuất hiện con giao long to lớn đang cuộn mình ở đấy. Me con bà vô cung kinh sợ đành nhắm mắt phó mặc cho số phận.
3. Đoạn 3 (bức tranh 3)
Sáng hôm sau tỉnh dậy, hai mẹ con chẳng thấy con giao long đâu cả. Chỗ ấy vẫn là bà cụ gầy yếu. Bà sửa soạn ra đi. Trước lúc từ biệt, bà lão nói với hai mẹ con : "Vùng này sắp có lụt lớn. Ta cho mẹ con chị gói tro này, nhớ rắc xung quanh nhà mới tránh được nạn chết chìm. Bà lão liền nhặt một hạt thóc cắn vỡ ra, đưa cho mẹ con bà góa hai mảnh vỏ trấu, nói :' Hai mảnh vỏ trấu này giúp mẹ con nhà chị làm việc thiện". Nói rồi, bà lão biến mất. Hai mẹ con vội vàng làm theo những điều bà lão dặn
4. Đoạn 4 (bức tranh 4)
Tối hôm đó, khi mọi người đang lễ bái thì bỗng có một cột nước từ dưới đấy phun lên kèm theo tiếng nổ dữ dội, nhà cửa, người vật đều chìm nghỉm trong biển nước. Duy chỉ có ngôi nhà của hai mẹ con bà góa vẫn còn. Nước dâng lên bao nhiêu thì nền nhà ấy cao lên bấy nhiêu. Thấy dân làng bị chìm trong lũ lụt, nhớ lời bà lão dặn, hai mẹ con liền lấy hai mảnh vỏ trấu thả xuống nước. Lạ thay, hai mảnh vỏ trấu biến thành hai chiếc thuyền lớn. Thế rồi hai mẹ con vội chèo thuyền đi khắp nơi cứu dân làng.
Vùng đất bị sụt lở ấy hiện nay biến thành một cái hồ rộng lớn gọi là hồ Ba Bể. Còn cái nền nhà của hai mẹ con nổi lên như một cái gò giữa hồ, dân làng gọi là gò Bà Góa.
1.Trong đời sống hằng ngày ta thường nghe thấy những yêu cầu và câu hỏi như sau:
-Bà ơi, bà kể chuyện cổ tích cho cháu nghe đi !
-Cậu kể cho mình nghe, Lan là người như thế nào .
-Bạn An gặp chuyện gì mà lại thôi học nhỉ ?
-Thơm ơi, lại đây tớ kể cho nghe câu chuyện này hay lắm.
a) Gặp trường hợp như thế, theo em, người nghe muốn biết điều gì và người kể phải làm gì ?
b)Trong những trường hợp trên , câu chuyện phải có một ý nghĩa nào đó. Ví dụ nếu muốn cho bạn biết Lan là một người bạn tốt, người được hỏi phải kể những việc nhưng thế nào về Lan ? Vì sao? Nếu người trả lời kể một câu chuyện vè An mà ko liên quan tới việc thôi học của An thì có thể coi là câu chuyện có ý nghĩa dc ko?Vì sao
a) Đó là những điều trong cuộc sống mà người nghe muốn hiểu muốn biết - và người kể phải giải thích sự việc, để đáp ứng yêu cầu của người nghe.
b) Trong những trường hợp trên nếu người trả lời mà kể một câu chuyện không liên quan đến yêu cầu của người hỏi, thì câu chuyện đó sẽ không có ý nghĩa. Vì chưa đáp ứng được yêu cầu muốn biết của người hỏi.
Dựa vào lời kể của cô giáo (thầy giáo) và lời thuyết minh cho mỗi hình ảnh dưới đây, hãy kể lại câu chuyện "Tiếng Vĩ cầm ở Mỹ Lai".
1. Bên dòng sông Trà Khúc thuộc tỉnh Quảng Ngãi, Mai –cơ – một cựu lính Mĩ – mang theo chiếc đàn vĩ cầm với mong muốn đánh một bản đàn cầu nguyện cho linh hồn của những người đã khuất ở Mỹ Lai- mảnh đất mà cách đây 30 năm đã chịu nỗi đau thảm sát, hủy diệt...
2. Mỹ Lai là một vùng quê thuộc huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi. Chỉ trong vòng bốn tiếng đồng hồ ngày 16 tháng 3 năm 1968, quân Mĩ đã hủy diệt hoàn toàn mảnh đất này: thiêu cháy nhà cửa, ruộng vườn; giết hại gia súc; bắn chết 504 người, phần lớn là cụ gài, trẻ em và phụ nữ mang thai. Có gia đình mười một người bị lính Mĩ ập tới, xả súng đồng loạt. Có những em bé bị bắn chết khi miệng vẫn còn ngậm vú trên xác mẹ…
3. Trong cuộc thảm sát tàn khốc ấy, chỉ có một người may mắn sống sót nhờ ba viên phi công có lương tâm. Ba người đó là Tôm-xơ, Côn-tơn và An-đrê-ốt-ta. Sáng hôm đó, đang bay trên cánh đồng Mỹ Lai, ngồi trên máy bay nhìn xuống họ kinh hoàng thấy quân đội của họ đang dồn phụ nữ và trẻ em vào một con mương cạn rồi xả súng bắn. Tôm-xơ bèn ra lệnh hạ trực thăng xuống ngay trước mặt bạn lính, ra lệnh cho xạ thủ máy chĩa súng về phía chúng. Anh nói với chúng rằng, anh sẵn sàng cho nhả đạn nếu chúng tiếp tục tiến lên. Sau đó, anh đưa người dân về nơi an toàn.
Trên đường đi, anh còn cứu được một đứa bé vẫn còn sống trong đống xác chết nơi một con mương cạn.
4. Trong cuộc thảm sát đó, ngoài ba người lính Mĩ có lương tâm còn có anh lính da đên Hơ-bớt tự bắn vào chân mình để khỏi nhúng tay vào tội ác. Ngoài ra còn có Rô-man bền bỉ sưu tầm tài liệu, kiên quyết đưa vụ thảm sát dã man này ra ánh sáng. Những bức ảnh anh chụp và công bố là bằng chứng quan trọng buộc tội tòa án Mĩ phải đem vụ Mỹ Lai ra xét xử.
5. Mai-cơ đã thực hiện ý nguyện của mình. Tiếng đàn của anh vang lên ở Mỹ Lai nói lên lời giã từ quá khứ, ước vọng hào bình và cầu nguyện cho linh hồn những người đã khuất.
bn mở VIETJACK. COM lên nhé, ở đó có tất cả các môn ((((( còn mấy môn không có thui, còn đâu có hết, mk toàn mở ở đó để chuẩn bị bài, quý lắm mới giới thiệu cho nha ))))
tai mk ko sao chép đc nên giới thiệu cho bn luôn.
ủng hộ mk nha
Cuộc thảm sát ở Mĩ Lai diễn ra vào sáng ngày 16 tháng 3 năm 1968, đúng hay sai? Xem bài đọc Tiếng vĩ cầm ở Mỹ Lai 1. Bên sông Trà Khúc, tỉnh Quảng Ngãi, xuất hiện một người Mĩ mang theo một cây đàn vĩ cầm. Đó là mai – cơ, một cựu chiến binh Mĩ tại Việt Nam. Sau 30 năm, ông muốn quay trở lại mặt đất đã từng chịu nhiều đau thương này với mong ước chơi một bản nhạc cầu nguyện cho linh hồn của những người đã khuất ở Mỹ Lai. 2. Mỹ Lai là một vùng quê thuộc xã Sơn Mỹ huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi. Vào sáng ngày 16 tháng 3 năm 1968, chỉ trong vòng bốn tiếng đồng hồ, quân đội Mĩ đã hủy diệt hoàn toàn mảnh đất này: thiêu cháy nhà cửa, ruộng vườn, giết hại gia súc, bắn chết 504 người, phần lớn là cụ già, trẻ em và phụ nữ mang thai. Có gia đình 11 người bị lính Mĩ ập tới, xả súng đồng loạt giết hại trong ít phút. Có những em bé bị bắn khi đang bú trên xác của mẹ. 3. Trong cuộc thảm sát tàn khốc ấy, chỉ có mười người may mắn sốt sóng nhờ được ba phi công Mĩ có lương tâm tiếp cứu. Ba phi công ấy là Tôm-xơn, Côn-bơn, và An-drê-ốt-ta. Sáng hôm đó, đang bay trên cánh đồng Mỹ Lai ba người lính kinh hoàng khi thấy quân đội của họ đang dồn phụ nữ và trẻ em vào một con mương cạn rồi xả súng bắn. Tôm-xơn phát hiện thấy một bé gái bị thương nằm giữa cánh đồng, anh bắn pháp hiệu cấp cứu. Một đại úy Mĩ chạy ngay tới, nhưng thay vì cứu cô bé, hắn bắn chết cô. Thấy một tốp lính Mĩ khác đang rượt đuổi dân thường. Tôm-xơn bèn hạ trực thăng ngay trước mặt tốp lính, ra lệnh cho xạ thủ súng máy chĩa súng vào chúng, sẵn sàng nhả đạn nếu chúng tiến lại gần. Tiếp đó, anh lệnh cho hai trực thăng đỗ xuống, chở những người dân về nơi an toàn. Khi bay dọc con mương, đội bay còn cứu thêm được một cậu bé vẫn còn sống từ trong đống xác chết. 4. Trong cuộc thảm sát tàn bạo của quân đội Hoa Kì, cùng với tôm-xơn, Côn-bơn và An-drê-ốt-ta, còn có anh lính da đen Hơ-bớt tự bắn vào chân mình để khỏi tham gia tội ác, có Rô-nan bền bỉ sưu tầm tài liệu, kiên quyết đưa vụ giết chóc man rợ ra ánh sáng. 40 bức ảnh trắng, 18 bức ảnh màu về vụ thảm sát do Rô-nan chụp và công bố là bằng chứng quan trọng, buộc tòa án của nước Mĩ phải đem vụ Mỹ Lai ra xét xử. 5. Mai-cơ đã thực hiện được ý nguyện của mình. Tiếng đàn của anh đã vang lên ở Mỹ Lai. Tiếng đàn nói lên lời giã từ quá khứ, ước vọng quá khứ, ước vọng hòa bình và cầu nguyện cho linh hồn những người đã khuất.
Kể về thầy, cô giáo và bạn học của em. Nhiệm vụ của mỗi người là gì?
Cô giáo chủ nhiệm lớp em là một người rất tận tâm với nghề. Cô luôn quan tâm, giúp đỡ học sinh. Khi em gặp khó khăn trong học tập, cô đã kiên nhẫn giảng dạy cho em hiểu. Em rất biết ơn cô đã giúp em vượt qua khó khăn.
Nhiệm vụ của thầy, cô giáo là:
- Dạy học: truyền đạt kiến thức, giúp học sinh hiểu biết thêm về thế giới xung quanh.
- Giáo dục: giúp học sinh hình thành nhân cách, đạo đức tốt đẹp.
- Hướng nghiệp: định hướng, giúp học sinh phát huy năng lực của bản thân.
Bạn thân nhất của em là một người rất vui vẻ, hòa đồng. Bạn luôn giúp đỡ em trong học tập và cuộc sống. Khi em buồn, bạn luôn ở bên cạnh an ủi, động viên em. Em rất trân trọng tình bạn của chúng em.
Nhiệm vụ của bạn học là:
- Học tập: cùng nhau học tập, trao đổi kiến thức, giúp đỡ nhau tiến bộ.
- Vui chơi: cùng nhau vui chơi, giải trí, tạo nên những kỉ niệm đẹp.
- Giúp đỡ nhau: giúp đỡ nhau trong học tập, cuộc sống, cùng nhau vượt qua khó khăn.