Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Thảo Phương
Xem chi tiết
Đoàn Trần Quỳnh Hương
28 tháng 8 2023 lúc 16:39

Một số chi tiết cho thấy sự kết hợp giữa yếu tố hư cấu trong văn bản Vào chùa gặp lại:

+ Một trong những lí do, khiến Đàm Thân quyết định xuất gia là do những giấc mơ ngày ở chiến trường luôn luôn ứng nhiệm. 

Một số chi tiết cho thấy sự kết hợp giữa yếu tố phi hư cấu:

+ Ngày 12 tháng 2 năm 1975, máy bay địch bắn phá lên đỉnh dốc Chu Linh.

+ Thân về quê với 62% thương tật, hưởng chế độ thương binh 2/4.

 Ý nghĩa của sự kết hợp này có tác dụng nhấn mạnh trong việc thể hiện nội dung, ý nghĩa của truyện. Qua những chi tiết đó, ta có thể thấy được hiện thực khốc liệt của chiến tranh, tội ác của lũ bán nước và cướp nước.

Nguyễn Trần Thành Đạt
Xem chi tiết
Hà Quang Minh
30 tháng 1 2024 lúc 22:48

Nguyễn Trần Thành Đạt
Xem chi tiết
Hà Quang Minh
30 tháng 1 2024 lúc 21:28

- Tác dụng của thành phần xác định: Bảo đảm tính xác thực theo nguyên tắc phi hư cấu để khi cần, người đọc có thể dễ dàng kiểm chứng...

- Tác dụng của thành phần không xác định khi được sử dụng kết hợp ở mức độ cho phép: Bù lấp những khoảng trống bảo đảm sự hoàn chỉnh của cấu trúc tác phẩm trong chỉnh thể của nó, làm cho văn bản tác phẩm có tính nghệ thuật, thẩm mĩ ...

=> Tác dụng của sự kết hợp của phi hư cấu và hư cấu trong văn bản: Tác giả “gọi thẳng tên và miêu tả càng chính xác càng tốt những con người và sự kiện có thực”, bảo đảm tính xác thực về sự việc, nhân vật, câu chuyện được kể; ghi chép, lưu giữ sự kiện, nhân vật lịch sử liên quan đến một quãng đời của nhà ái quốc Phan Bội Châu. Yếu tố hư cấu được sử dụng đan xen, giúp cho nhân vật, bởi cảnh thêm sống động, gia tăng cảm giác, ấn tượng vẽ tính xác thực.

Quoc Tran Anh Le
Xem chi tiết
Hà Quang Minh
31 tháng 1 2024 lúc 22:43

Đoạn văn tham khảo

Hai câu cuối trong văn bản “Và tôi vẫn muốn mẹ” là lời kể cuối cùng của nhân vật tôi - người đàn ông lớn tuổi đã đi qua cuộc chiến và vẫn luôn khao khát một lần được gặp lại mẹ. Đó là những tâm sự dồn nén, thầm kín đại diện cho những mất mát không thể bù đắp của những người mà “đứa trẻ” trong họ mãi mãi dừng lại nơi bi thương của chiến tranh. Chiến tranh đã qua đi, ông cũng may mắn sống sót và tiếp tục sống một cuộc đời bình lặng như bao người khác. Nhưng chẳng ai thấy được những vỡ nát trong tâm hồn ông. Hai câu cuối đã phản ảnh hậu quả của chiến tranh tàn khốc đến mức nào. Nó không chỉ là vết thương bên ngoài có thể nhìn thấy được mà có là nỗi đau vĩnh viễn kéo dài suốt đời. Trong thân xác của một người lớn trưởng thành, nhân vật “tôi” vẫn đau đáu, khắc khoải được gặp lại mẹ, được thấy khuôn mặt, dáng đi, hít hà mùi thơm của mẹ và nằm trong vòng tay ấm áp đó. Đó mãi mãi là sự khao khát vô vọng của đứa trẻ đã trải qua chiến tranh. Nó cũng nhắc nhở chúng ta rằng: có những câu chuyện mãi chẳng thể quên dù thời gian có trôi qua thế nào.

Thảo Phương
Xem chi tiết
Toru
31 tháng 8 2023 lúc 22:20

- Nội dung chính và ý nghĩa văn bản: 

+ Thương nhớ mùa xuân: Qua văn bản, tác giả thể hiện tình yêu thiên nhiên, đắm say trước mùa xuân Hà Nội. Từ đó khơi gợi trong lòng người đọc tình yêu thiên nhiên, yêu quê hương đất nước. 

+ Vào chùa gặp lại: Qua văn bản, tác giả đã thể hiện những hi sinh mất mát mà cuộc kháng chiến chống quân xâm lược mà nhân dân phải chịu, đồng thời làm nổi bật lên tình người, tình đồng chí, tình yêu thương sâu sắc giữa con người với con người. 

+ Ai đã đặt tên cho dòng sông: Qua văn bản, tác giả đã thể hiện nét đẹp của dòng sông Hương ở các nơi khác nhau. Qua đó thể hiện vẻ đẹp của quê hương đất nước đồng thời là tình yêu quê hương, yêu cảnh đẹp say đắm. 

- Kết hợp giữa yếu tố tự sự và trữ tình: Các văn bản đều đưa ra những câu chuyện về cảnh đẹp mùa xuân; dòng sông Hương hoặc cuộc đời của những người dân khi kháng chiến. Bên cạnh đó, tác giả kể lại những câu chuyện bằng yếu tố biểu cảm, bộc lộ cảm xúc, trữ tình của tác giả gửi gắm trong đó. 

Trịnh Hoàng Duy Khánh
31 tháng 8 2023 lúc 22:04

Nội dung chính và chỉ ra ý nghĩa của các văn bản đọc hiểu:

Thương nhớ mùa xuân: “Thương nhớ mùa xuân" là nỗi niềm nhớ thương da diết quê hương, gia đình. Văn bản đã biểu lộ một cách rất chân thực và cụ thể nỗi niềm nhớ thương da diết quê hương, gia đình của tác giả.Với cách viết tùy bút chân thực và cụ thể, ông đã biểu lộ tình cảm thiêng liêng đó. Nhớ về mùa xuân của đất Bắc, của Hà Nội, Vũ Bằng đã tả lại những cảnh sắc thiên nhiên và đời sống sinh hoạt của người thủ đô một cách rõ ràng trong tâm trí của người con xa quê. Giọng văn nhẹ nhàng, du dương, trầm bổng của ông đã đưa độc giả lạc vào thế giới hồi ức miên man, dạt dào cảm xúc. Ông đã nhắc đi nhắc lại như một lời tỏ tình thiết tha mà say đắm: “Mùa xuân của tôi... mùa xuân thần thái của tôi...” Vào chùa gặp lại: “Vào chùa gặp lại” là một trong những tác phẩm tiểu biểu của nhà văn Minh Chuyên - người dành cả cuộc đời để viết về hậu chiến. Văn bản nói về sự hy sinh mất mát của những người quân nhân là phụ nữ trong cuộc kháng chiến chống Mỹ gian khổ. Chiến tranh đã làm tổn hại nặng nề về người và của, nó kéo dài và khốc liệt đến nỗi hàng vạn nữ quân nhân cũng được huy động lại thành lập thành những tiểu đôi, hành quân tiến vào chiến trường. Truyện ca ngợi sự hi sinh cao cả của những người phụ nữ nhưng đồng thời cũng lên án, tố cáo tội ác của chiến tranh, của những kẻ xâm lược. Qua truyện, tác giả gửi đến thế hệ trẻ, thông điệp về lòng yêu nước, sự biết ơn với những thế hệ đã hi sinh thân mình vì độc lập dân tộc. Thông điệp này có giá trị đến mãi về sau. Nó dạy thế hệ trẻ phải biết ơn, cố gắng học tập và rèn luyện phát triển đất nước đi lên, không phụ sự hi sinh của thế hệ ông cha đi trước đã đổ xương máu để có được hòa bình.Ai đã đặt tên cho dòng sông: Văn bản đã tô đậm cho con sông Hương ấy bao nét thơ thật dịu dàng, thơ mộng mà hoang dã, đa tình, lịch lãm và cổ kính. Từ góc độ văn hóa truyền thống lịch sử tác giả cũng đã khắc họa sông Hương với nét tính cách đăc biệt qua đó cũng tái hiện lại cho bạn đọc những hình ảnh trong lịch sử và gắn liền với những phẩm chất rất riêng của người Huế. Mà đặc biệt hơn là vẻ đẹp của người con gái Huế luôn nhẹ nhàng, bay bổng mà rất đằm thắm.

Sự kết hợp giữa tự sự và trữ tình qua một văn bản tùy bút, tản văn:

Ngôn ngữ: Giàu hình ảnh, cảm xúc, giàu chất trữ tìnhNhân vật "tôi" kể, tả, biểu cảm... với giọng điệu nhịp nhàng, hài hòa, trôi chảy, tự nhiên.Cảnh vật qua dưới ngòi bút nhà văn hiện lên thật sinh động, như được thổi hồn bên trong. Qua đó, thể hiện được sự tài hoa, khả năng quan sát, cảm nhận tinh tế của tác giả.Trong văn bản, tác giả sử dụng nhiều câu cảm thán, các câu bộc lộ trực tiếp tâm tư, tình cảm, suy nghĩ của mình.

Sự kết hợp giữa hư cấu và phi hư cấu trong truyện kí:

Đối với các sáng tác truyện kí, hư cấu nghệ thuật là rất cần thiết nhưng hư cấu là để làm rõ sự thật, chứ không được bóp méo, xuyên tạc sự thật làm sai lệch lịch sử. Nhà văn không được làm sai lệch tính cách nhân vật và bản chất sự kiện. Khi tái hiện bức tranh hiện thực và con người lịch sử, nhà văn phải quan tâm đến chân lí lịch sử, tôn trọng những gì đã từng diễn ra trong quá khứ và được sử quan ghi lại trong chính sử, được số đông độc giả đồng thừa nhận. Những quy định vô hình này khiến cho công việc hư cấu, sáng tạo nghệ thuật của tác giả tiểu thuyết lịch sử bị giới hạn trong phạm vi nhất định. Nhà văn chủ yếu hư cấu, sáng tạo ở các phương diện chính như: đi sâu miêu tả phương diện nội tâm nhân vật; hư cấu thêm nhân vật, sự kiện không có thật trong lịch sử để làm nổi bật tầm vóc, vai trò nhân vật lịch sử; sử dụng yếu tố biến hóa, luân hồi, huyền thoại, huyền sử, dã sử, huyền tích để tô đậm thêm phần nguồn gốc xuất thân, phẩm hạnh, tài năng của nhân vật lịch sử cũng như tô đậm thêm phần đời sống tâm linh, văn hóa dân tộc cho bối cảnh câu chuyện, góp phần thể hiện tư tưởng, chủ đề tác phẩm.
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
17 tháng 2 2019 lúc 2:57

Văn bản “Mẹ tôi” là một câu chuyện xúc động, đã thức tỉnh những tình cảm yêu thương trong trái tim mỗi người về mẹ. Chi tiết để lại nhiều cảm xúc nhất trong em là lời nói của người bố: “Con hãy nhớ rằng, tình yêu thương, kính trọng cha mẹ là tình cảm thiêng liêng hơn cả. Thật đáng xấu hổ và nhục nhã cho kẻ nào chà đạp lên tình yêu thương đó”. Đó là lời nhắc nhở với mỗi chúng ta cần luôn giữ tấm lòng hiếu thảo với cha mẹ. Tình cảm ấy thiêng liêng và bất tử, bởi cha mẹ đã sinh ra ta, vất vả nuôi dưỡng ta nên người. Từng bước đi đầu tiên, từng miếng cơm mẹ bón, từng cái ôm ấm áp khi trời đông lạnh… đều luôn có mẹ cha dõi mắt theo. Vậy khi ta khôn lớn ắt phải có trách nhiệm báo đáp công ơn sinh thành dưỡng dục. Đó cũng chính là truyền thống đạo lí uống nước nhớ nguồn cao đẹp của dân tộc. Kẻ nào chà đạp lên tình yêu thương đó, đối xử thiếu lễ độ, coi thường mẹ cha thật đáng xấu hổ và nhục nhã. Thái độ ấy là sự vô ơn, bất hiếu và ngược đãi với đấng sinh thành, cần đáng lên án và phê phán. Vì vậy, cần luôn kính trọng và yêu thương cha mẹ bằng những hành động, lời nói đúng mực, lễ phép. Hãy luôn trân trọng từng phút giây khi được cùng cha mẹ sống trong cuộc đời này!

Nguyễn Trần Ngọc linh
Xem chi tiết
Hoài Nguyễn
10 tháng 4 2018 lúc 20:36

1

Một trong những truyền thuyết thu hút nhất đối với em là truyện Thánh Gióng. Em rất ấn tượng với những chi tiết nói về việc Thánh Gióng ra trận diệt giặc.

Thật tuyệt vời khi một cậu bé không biết đi, chẳng biết nói, biết cười lại trở thành một tráng sĩ khổng lồ, có thể giáng xuống bọn giặc những đòn như sấm sét. Óc tưởng tượng của dân gian kì diệu thật: cứ hắt hơi một lần lại vươn vai một cái, mỗi cái vươn vai lại cao thêm hàng thước. Trước nguy cơ nước mất nhà tan, dân tộc ta đã cùng nhau góp sức và trưởng thành mau chóng như thế để đánh giặc giữ nước.

Hình tượng ngựa sắt phun lửa cũng vậy. Ngọn lửa căm thù tội ác quân giặc của nhân dân đã nung nấu và đến khi bộc phát ra, sẽ mạnh mẽ, dữ dội vô cùng, đủ sức thiêu đốt bọn xâm lược ra tro. Chi tiết nhổ tre quật giặc cũng rất thú vị. Rõ ràng đây là vũ khí lâu đời của dân ta. Chi tiết này em thấy rất thực. Thời kì đầu đánh Pháp, “gậy tre, chông tre chống lại sắt thép của quân thù” (Thép Mới).

Thật tự hào biết bao cho dân tộc, khi những em nhỏ lên ba cũng gồng mình lên cứu nước, khi cây tre thô sơ khắp làng mạc bản mường cũng góp phần diệt thù. Thật kì là trí tưởng tượng của dân gian đã sáng tạo được những hình tượng hoành tráng đến như vậy.

Ý nghĩa đặc biệt sâu sắc của hình tượng ấy là ở chỗ nó rất thực, nó kết tinh được truyền thống đánh giặc từ thuở bình minh dựng nước của dân tộc ta. Một dân tộc mà từ thuở xa xưa đã có những trang anh hùng cứu nước lên ba như Thánh Gióng, ngày nay vẫn dào dạt mạch nguồn yêu nước từ tuổi nhỏ thể hiện ở những Kim Đồng, Lê Văn Tám. "

Đất nước ngày nay sạch bóng quân thù. Em nghĩ đến cái vươn vai của dân tộc ta sẽ có được trong những năm tới, đưa dân tộc đến ấm no, sung túc.

Cảnh cuối truyện nói về tâm trạng người anh khi cùng mẹ đến phòng trưng bày xem bức tranh được giải nhất của em gái, cảnh này có hai người anh. Người anh trong bức tranh rất đẹp: "Một chú bé đang ngồi nhìn ra cửa sổ, nơi bầu trời trong xanh. Mặt chú bé như tỏa ra một thứ ánh sáng rất lạ. Toát lên từ cặp mắt, tư thếngồi của chú không chỉ sự suy tư mà còn rất mơ mộng nữa".Đó là hình ảnh người anh lí tưởng rất thông minh, nhiều khát vọng, có tâm hồn mơ mộng. Bức tranh ấy được vẽ bằng bút pháp lãng mạn, hội tụ cái tài và cái tâm của họa sĩ Mèo tí hon.
 

Nam Hoàng Hải
Xem chi tiết
Hương Giang Vũ
23 tháng 3 2022 lúc 8:21

đoạn trích đó đâu bạn nhỉ?

Nam Hoàng Hải
23 tháng 3 2022 lúc 8:26

Sơn Tinh không hề nao núng.Thần dùng phép lạ bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi, dựng thành lũy đất, ngăn chặn dòng nước lũ. Nước sông dâng lên bao nhiêu, đồi núi cao lên bấy nhiêu. Hai bên đánh nhau ròng rã mấy tháng trời, cuối cùng Sơn Tinh vẫn vững vàng mà sức Thủy Tinh đã kiệt. Thần nước đành rút quân về.   Đây

 

Phuong Anh
4 tháng 9 2023 lúc 21:20

rrr5

Nguyễn Trần Thành Đạt
Xem chi tiết
Hà Quang Minh
30 tháng 1 2024 lúc 21:27

Sự việc, chi tiết

Thành phần xác định (không được hư cấu)

Thành phần không xác định (có thể hư cấu)

Họ tên nhân vật Phan Bội Châu.

x

 

Việc cụ Phan bị thực dân Pháp giam lỏng ở Huế.

x

 

Việc nhân dân ba kì góp tiền dựng nhà

x

 

Chuyện mật thám theo dõi cụ Phan và những ai đến thăm cụ.

x

 

Thời gian: năm 1927

x

 

“Vậy chớ tụi mẩy ở Huế thường ngày không đến thăm cụ sao?”

 

x

“Thôi không cần, hai đứa mình đi đến thăm cụ, chớ có làm gì mà sợ”.

 

x

“Tuấn được hoàn toàn thỏa mãn”.

 

x

Những câu nói cụ thể của nhân vật

 

x

Hà Minh Yến
Xem chi tiết
Phạm Thị Mai Anh
11 tháng 9 2020 lúc 13:14

Những hình ảnh, chi tiết nói về người mẹ:

“Mẹ đã thức suốt đêm, cúi mình trên chiếc nôi trông chừng hơi thở hổn hển của con, quằn quại vì nỗi lo sợ, khóc nức nở vì nghĩ rằng có thể mất con”.“Người mẹ sẵn sàng bỏ hết một năm hạnh phúc để tránh cho con một giờ đau đớn”.“Người mẹ có thể đi ăn xin để nuôi con, có thể hi sinh tính mạng để cứu sống con”.

==> Những chi tiết này cho thấy, mẹ En-ri-cô là một người dịu dàng hiền từ, giàu tình thương yêu và đầy trách nhiệm. Một người yêu thương con và có thể làm tất cả vì con. Mẹ En-ri-cô cũng như biết bao nhiêu người mẹ khác, luôn sẵn sàng hi sinh tất cả cho những đứa con yêu.

Khách vãng lai đã xóa