“Son phấn”, “văn chương” là để nói về điều gì ở Tiểu Thanh?
"Son phấn", "văn chương" là để nói về điều gì ở Tiểu Thanh?
- “Son phấn”: vẻ đẹp, sắc đẹp của người phụ nữ.
- “Văn chương: tượng trưng cho tài năng.
Qua hai câu thơ: “Son phấn có thần chôn vẫn hận,/ Văn chương không mệnh đốt còn vương.” em nhận ra điều gì về số phận nàng Tiểu Thanh và tình cảm, thái độ của tác giả?
- Số phận nàng Tiểu Thanh: Có sắc đẹp, tài năng, có học vấn, thông thạo thi ca nhạc họa nhưng số phận hẩm hiu.
- Tình cảm, thái độ của tác giả: Niềm cảm thông sâu sắc với nhân vật. Đau đớn vì văn chương không có số mệnh mà bị đốt bỏ và thái độ trân trọng những giá trị tinh thần của người nghệ sĩ.
Hai từ son phấn và văn chương gợi đến vẻ đẹp gì của Tiểu Thanh?
A. Trí tuệ và tâm hồn
B. Trí tuệ và tài năng
C. Nhan sắc và đức hạnh
D. Sắc đẹp và tài năng
2. Qua hai câu thơ: “Son phấn có thần chôn vẫn hận, / Văn chương không mệnh đốt còn vương.” em hiểu được gì về số phận Tiểu Thanh và tình cảm, thái độ của tác giả?
Qua hai câu thơ: “Son phấn có thần chôn vẫn hận,/ Văn chương không mệnh đốt còn vương.”, em thấy được giá trị nhân đạo sâu sắc của Nguyễn Du, thể hiện nỗi niềm xót xa cho người tài hoa bạc mệnh, thể hiện triết lí về số phận của con người trong xã hội phong kiến: tài mệnh tương đổ, hồng nhan đa truân,…cái tài, cái đẹp không được chấp nhận, bị vùi dập không thương tiếc thông qua số phận Tiểu Thanh.
nói về nhiệm vụ của văn chương,tác giả hoài thanh cho rằng:"văn chương sẽ là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng". hãy tạo lập một đoạn văn khoảng 6-8 câu để làm sáng tỏ nhận định này.
Nói “văn chương sẽ là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng”, ta hiểu từ “hình dung” ở đay là một danh từ, nghĩa là hình ảnh, kết quả của sự phản ánh, sự miêu tả trong văn chương. Nhà văn lấy tư liệu từ cuộc sống, phản ánh vào trong tác phẩm một cách chân thật những gì diễn ra trong cuộc sống. Như vậy, văn chương có nhiệm vụ phản ánh đời sống phong phú và đa dạng của con người và xã hội. Nội dung văn chương cũng đa dạng, phong phú, sinh động như cuộc sống. Đọc truyện chia tay của những con búp bê, của Khánh Hoài chúng ta thấy xót xa cho cảnh ngộ của hai em Thành và Thuỷ. Ta cũng ước mơ cho hạnh phúc của mỗi gia đình mãi mãi bền vững để tuổi thơ không phải chịu đựng nỗi đau của sự chia lìa. Trong văn chương tác giả gửi đến những thông điệp để nhắc nhở chúng ta yêu ghét, đúng đắn cộng hưởng niềm vui nỗi buồn mơ ước với nhà văn để quyết tâm làm những việc thiện điều có ích để cuộc sống tốt đẹp hơn, mới mẻ hơn. Sau những áng văn chương sự sống bao giờ cũng được nối dài, được phát triển trong tâm hồn ý trí khát vọng và hành động của bạn đọc. Đó chính là nhiệm vụ sáng tạo ra sự sống như Hoài Thanh quan niệm.Bằng câu nói ngắn gọn, súc tích “Văn chương sẽ là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng... văn chương còn sáng tạo ra sự sống” Hoài Thanh đã giúp chúng ta hiểu rõ một trong những nhiệm vụ, ý nghĩa của văn chương. Nhờ đó chúng ta đọc văn, suy ngẫm về văn chương được sáng tạo và sâu sắc hơn.
Văn chương truyền cho ta niềm vui, nỗi buồn, truyền cho ta những cảm xúc và rung động. Không chỉ thế, văn chương còn tô thêm những tình cảm đã có trong tâm hồn của mỗi chúng ta. Thử hỏi trong chúng ta có ai lại không còn nhớ chút gì về ngày đầu tiên đi học. Với nhiều người có khi những ấn tượng ấy thậm chí vẫn còn sâu sắc lắm. Ấy thế mà tại sao khi đọc bài văn "Cổng trường mở ra" của tác giả Lý Lan chúng ta vẫn thấy xúc động, vẫn hay, vẫn thích đọc đi đọc lại nhiều lần? Câu trả lời có thể có nhiều cách để mà giải thích. Thế nhưng, sự lý giải dễ dàng và hợp tình lý nhất là bởi vì bài văn đã khơi đúng những cảm xúc của chúng ta. Có đọc bài văn, chúng ta mới thấy cái cảm xúc kia là sâu xa lý thú. Và cũng nhờ có đọc bài văn mà chúng ta lại càng khắc sâu hơn một ấn tượng đẹp đẽ về những năm tháng tuổi thơ.Văn chương là tâm hồn và cũng là cuộc sống. Hai thứ ấy quện hòa quấn quýt vào nhau. Cuộc sống là chất liệu của văn chương còn văn chương thì làm đẹp lòng người. Nhưng để lòng người càng thêm yêu thêm đẹp thì văn chương trước hết cũng phải đẹp, phải hay. Nghĩa là nó phải yêu thương đích thực và phải là sản phẩm của những tâm hồn biết yêu thương.
Viết 1 đoạn văn 5 - 7 câu văn: Hoài Thanh nói nguồn gốc cốt yếu của văn chương là rộng ra là thương muôn vật muôn loài.
Em hãy lấy ví dụ về 1 tác phẩm để làm sáng tỏ.
Viết 1 đoạn văn nói về điều em cảm thấy thú vị nhất ở chương trình Ngữ Văn 11 (học kì I)
Nguyễn Du thương xót và đồng cảm với người phụ nữ có tài năng văn chương mà bất hạnh. Điều đó nói gì về tấm lòng nhà thơ.
Nguyễn Du thương cảm số phận nàng Tiểu Thanh, người giỏi thơ văn, xinh đẹp nhưng bất hạnh
- Nguyễn Du đồng cảm, thương xót cho thân phận người nghệ sĩ
+ Nàng Tiểu Thanh là người phụ nữ có tài văn chương mà bất hạnh
+ Ông đau đớn hỏi “ Văn chương không có số mệnh mà bị đốt bỏ”
- Nguyễn Du trân trọng giá trị tinh thần của người nghệ sĩ, từ đó ông cũng bộc lộ niềm thương cảm khi văn chương bị đốt bỏ, bị vùi dập
→ Nguyễn Du là nhà nhân đạo chủ nghĩa thương cảm trước những kiếp người tài hoa bạc mệnh- đây là giá trị nhân bản tiến bộ của Nguyễn Du
Viết 1 đoạn văn nói về điều em cảm thấy thú vị nhất ở chương trình Ngữ Văn 11 (học kì I) [ CHÉP MẠNG CX ĐC Ạ ]