Những câu hỏi liên quan
Minh Lệ
Xem chi tiết
Anh Lê Quốc Trần
5 tháng 8 2023 lúc 12:04

Tham khảo:

Đầu những năm của thế kỷ XIX vùng Đông Nam Á rộng lớn trở thành mục tiêu của các nước đế quốc. Đông Nam Á sớm bị dòm ngó, trở thành mục tiêu xâm lược của thực dân phương Tây bởi Đông Nam Á có vị trí chiến lược quan trọng, giàu tài nguyên thiên nhiên và có nền văn hóa lâu đời. Hơn nữa từ giữa thế kỉ XIX, chế độ phong kiến lâm vào khủng hoảng trầm trọng, kéo dài về chính trị, kinh tế, xã hội. Giữa XIX, thực dân Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Hà Lan tiến hành xâm lược In-đô-ne-xi-a. Từ năm 1899-1902 Mĩ chiến tranh xâm lược Philippin, biến quần đảo, này thành thuộc địa của mình. Thực dân Anh sau hơn 60 năm (1824 - 1885), tiến hành ba cuộc chiến tranh mới chiếm được Miến Điện. Thực dân Pháp trải qua cuộc chiến tranh xâm lược kéo dài gần nửa thế kỉ (1858 - 1893) để hoàn thành việc xâm chiếm 3 nước Đông Dương. Đến đầu thế kỉ XX, thực dân phương Tây hoàn thành quá trình xâm chiếm và thôn tính Đông Nam Á trừ Xiêm (Thái Lan). Sau khi hoàn thành việc xâm chiếm, thực dân phương Tây tiến hành thiết lập nền thống trị ở Đông Nam Á dưới nhiều hình thức khác nhau. Nhằm chia rẽ, làm suy yếu sức mạnh dân tộc của các nước Đông Nam Á thực dân phương Tây sử dụng chính sách “chia để trị”. Chính quyền thực dân thực hiện chính sách bóc lột, khai thác các thuộc địa, thực hiện biến các nước trong khu vực thành nơi cung cấp nguồn nguyên liệu, thị trường tiêu thụ hàng hoá, phục vụ lợi ích cho chính quốc. Đối với nền văn hoá – xã hội, chúng tìm mọi cách  kìm hãm người dân ở các nước thuộc địa trong tình trạng lạc hậu, nghèo đói. Thực hiện hành động làm xói mòn giá trị truyền thống của các quốc gia Đông Nam Á.

Bình luận (0)
Minh Lệ
Xem chi tiết
Anh Lê Quốc Trần
5 tháng 8 2023 lúc 11:50

Tham khảo:

Quá trình tái thiết và phát triển đất nước ở Việt Nam:

- Sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước và hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước, Việt Nam chuyển sang giai đoạn đất nước độc lập, thống nhất, đi lên chủ nghĩa xã hội.

- Trong 10 năm đầu (1976 - 1986), nhân dân Việt Nam đã thực hiện hai kế hoạch Nhà nước 5 năm (1976 - 1980 và 1981 - 1985) do Đại hội IV (tháng 12/1976) và Đại hội V (tháng 3/1982) của Đảng đề ra, đồng thời đấu tranh bảo vệ vùng biên giới phía Tây Nam và phía Bắc của Tổ quốc. Trong thời gian thực hiện hai kế hoạch Nhà nước 5 năm (1976 - 1985), Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng kể trên các lĩnh vực của đời sống xã hội, song cũng gặp phải không ít khó khăn, khiến đất nước lâm vào tình trạng khủng hoảng về kinh tế - xã hội.


- Để khắc phục sai lầm, khuyết điểm, đưa đất nước vượt qua khủng hoảng và thúc đẩy cách mạng xã hội chủ nghĩa tiến lên, Đảng và nhà nước Việt Nam đã tiến hành đổi mới đất nước. Đường lối đổi mới của Đảng được đề ra lần đầu tiên tại Đại hội VI (tháng 12/1986) và được điều chỉnh, bổ sung và phát triển qua nhiều kì Đại hội Đảng sau đó.

- Đến nay, trải qua hơn 30 năm tiến hành đổi mới, Việt Nam đã thu được nhiều thành tựu đáng tự hào trên nhiều lĩnh vực. Thắng lợi đó đã từng bước đưa đất nước quá độ lên chủ nghĩa xã hội, khẳng định đường lối đổi mới của Đảng là đúng, bước đi của công cuộc đổi mới là phù hợp.

Bình luận (0)
Nguyễn Trần Thành Đạt
Xem chi tiết
Minh Lệ
5 tháng 8 2023 lúc 1:07

Tham khảo

♦ Tại Mianma:

- Thực dân Anh tiến hành ba cuộc xâm lược vào các năm 1824 - 1826, 1852, 1885 và biến Mianma thành thuộc địa.

- Sau khi hoàn thành quá trình xâm lược, thực dân Anh đã tổ chức hệ thống cai trị trực tiếp, đồng thời tước đoạt các vùng lúa gạo, rừng gỗ tếch và các mỏ đá quý của Mianma.

♦ Tại 3 nước Đông Dương:

- Ở Việt Nam:

+ Ngày 1/9/1858, liên quân Pháp - Tây Ban Nha lấy cớ triều Nguyễn cấm đạo, hạn chế giao thương, đã nổ súng tấn công Đà Nẵng, mở đầu quá trình xâm lược Việt Nam.

+ Năm 1862, thực dân Pháp chiếm ba tỉnh miền Đông Nam Bộ và đến năm 1867 hoàn thành xong việc đánh chiếm cả vùng Nam Bộ Việt Nam.

+ Năm 1884, với Hiệp ước Patơnốt, thực dân Pháp đã cơ bản hoàn thành quá trình xâm lược Việt Nam.

- Ở Campuchia:

+ Năm 1863, thực dân Pháp ép chính quyền Campuchia kí hiệp ước công nhận sự bảo hộ của Pháp đối với Campuchia, biến vương quốc này thành thuộc địa của Pháp.

+ Năm 1884, một hiệp ước mới được kí kết giữa thực dân Pháp và chính quyền Campuchia với những điều khoản có lợi cho thực dân Pháp.

- Ở Lào: Pháp buộc Xiêm kí hiệp ước với Pháp thừa nhận nền bảo hộ của Pháp ở Lào (1893), biến vương quốc này thành thuộc địa của Pháp và nằm trong Liên bang Đông Dương thuộc Pháp.

- Nền thống trị của thực dân Pháp ở Đông Dương:

+ Thực dân Pháp lập ra Liên bang Đông Dương, đặt phủ toàn quyền ở Hà Nội; xây dựng bộ máy cai trị chặt chẽ, bao gồm cả hoạt động cai trị trực tiếp và cai trị gián tiếp thông qua quan chức bản xứ.

+ Tiến hành công cuộc khai thác thuộc địa quy mô lớn trên toàn Đông Dương.

Bình luận (0)
Nguyễn Trần Thành Đạt
Xem chi tiết
Quoc Tran Anh Le
22 tháng 8 2023 lúc 9:33

Sau gần 4 thế kỉ (từ đầu thế kỉ XVI đến đầu thế kỉ XX), thực dân phương Tây đã hoàn thành quá trình xâm lược các nước Đông Nam Á hải đảo. Năm 1511, Bồ Đào Nha đánh chiếm Ma-lắc-ca (Ma-lai-xi-a), mở đầu quá trình xâm lược của chủ nghĩa thực dân phương Tây ở khu vực Đông Nam Á.

- Phi-lip-pin: từ thế kỉ XVI, Tây Ban Nha bắt đầu quá trình xâm lược và tổ chức bộ máy cai trị, đặt ra hệ thống hành chính mới với trung tâm là Ma-ni-la, cùng với đó là sự mở rộng của Thiên Chúa giáo và nền văn hoá, giáo dục chịu ảnh hưởng của Tây Ban Nha. Năm 1898, Mỹ thay thế Tây Ban Nha cai trị Phi-lip-pin. Quân Mỹ đã đàn áp đẫm máu các cuộc khởi nghĩa khiến hàng trăm nghìn người Phi-lip-pin thiệt mạng.

- In-đô-nê-xi-a: từ thế kỉ XVII, Hà Lan bắt đầu xâm lược, đến đầu thế kỉ XIX, phần lớn quần đảo In-đô-nê-xi-a nằm dưới ách đô hộ của thực dân Hà Lan. Chính phủ Hà Lan trực tiếp cai trị In-đô-nê-xi-a và tiến hành công cuộc khai thác thuộc địa quy mô lớn với trung tâm chính trị đặt tại Ba-ta-vi-a (nay là Gia-các-ta). Chính quyền thực dân đã thi hành chế độ thuế khóa và áp bức nặng nề đối với người dân thuộc địa.

- Ma-lai-xi-a: quá trình thực dân Anh xâm lược các tiểu quốc Hồi giáo như Pê-rắc, Kê-đa, Kê-lan-tan, Pê-nang,... đã diễn ra trong giai đoạn từ cuối thế kỉ XVIII đến đầu thế kỉ XIX, đưa tới sự thành lập Mã Lai thuộc Anh. Tại đây, chính quyền thực dân cai trị gián tiếp qua các công sứ. Hoạt động khai thác kinh tế thuộc địa được đẩy mạnh, đặc biệt là khai thác thiếc và đồn điền cao su. Để phục vụ cho quá trình khai thác thuộc địa, thực dân Anh đã đưa nhiều lao động từ Trung Quốc và Ấn Độ đến làm việc tại đây.

- Xin-ga-po: năm 1819, thực dân Anh kí hiệp ước với các thủ lĩnh Hồi giáo địa phương để thiết lập cảng Xin-ga-po. Đến năm 1824, toàn bộ Xin-ga-po trở thành thuộc địa của Anh. Nước Anh xác lập chế độ cai trị trực tiếp tại Xin-ga-po, biến nơi đây thành hải cảng giao thương giữa châu  u và châu Á. Trong vòng bốn thập kỉ, Xin-ga-po phát triển từ một làng chài có dân số hơn 1000 người trở thành trung tâm thương mại khu vực.

Bình luận (0)
Nguyễn Trần Thành Đạt
Xem chi tiết
Minh Lệ
5 tháng 8 2023 lúc 1:07

Tham khảo

- Quá trình xâm lược, cai trị của thực dân phương Tây ở Đông Nam Á:

+ Trong các thế kỉ XVI - XIX, bằng nhiều cách thức và thủ đoạn khác nhau như: ngoại giao, buôn bán, truyền giáo, khống chế chính trị ép kí hiệp ước và dùng vũ lực thôn tính, thực dân phương Tây đã từng bước xâm chiếm gần hết các quốc gia Đông Nam Á.

+ Sự thống trị của thực dân phương Tây đã dẫn đến những chuyển biến lớn ở các nước Đông Nam Á; đồng thời cũng đẩy mâu thuẫn dân tộc giữa nhân dân Đông Nam Á với chính quyền thực dân ngày càng sâu sắc, làm bùng nổ nhiều cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc.

- Xiêm là nước duy nhất ở khu vực Đông Nam Á giữ được độc lập, vì:

+ Trong bối cảnh bị thực dân phương Tây đe dọa xâm lược, chính phủ Xiêm đã nhanh chóng tiến hành cải cách đất nước một cách toàn diện trên các lĩnh vực: kinh tế, xã hội, hành chính, giáo dục, ngoại giao,… Trên cơ sở những thành tựu của công cuộc cải cách, chính phủ Xiêm đã tăng cường được sức mạnh của quốc gia, có thực lực để thực hiện đường lối ngoại giao mềm dẻo, nhằm giữ vững độc lập, chủ quyền đất nước.

+ Nhận thức được ưu thế về vị trí địa chiến lược của mình, chính phủ Xiêm đã khôn khéo kí kết các hiệp ước với nội dung đồng ý cắt một số vùng lãnh thổ thuộc ảnh hưởng của Xiêm ở Lào, Campuchia, Mã Lai cho Pháp và Anh để bảo vệ nền độc lập của nước mình.

Bình luận (0)
Minh Lệ
Xem chi tiết
Quoc Tran Anh Le
2 tháng 8 2023 lúc 12:44

Tham khảo:

- Trong các thế kỉ XVI - XIX, bằng nhiều cách thức và thủ đoạn khác nhau như: ngoại giao, buôn bán, truyền giáo, khống chế chính trị ép kí hiệp ước và dùng vũ lực thôn tính, thực dân phương Tây đã từng bước xâm chiếm gần hết các quốc gia Đông Nam Á.

- Sự thống trị của thực dân phương Tây đã dẫn đến những chuyển biến lớn ở các nước Đông Nam Á; đồng thời cũng đẩy mâu thuẫn dân tộc giữa nhân dân Đông Nam Á với chính quyền thực dân ngày càng sâu sắc, làm bùng nổ nhiều cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc.

- Xiêm là nước duy nhất ở khu vực Đông Nam Á không trở thành thuộc địa của thực dân phương Tây, vì:

+ Trong bối cảnh bị thực dân phương Tây đe dọa xâm lược, chính phủ Xiêm đã nhanh chóng tiến hành cải cách đất nước một cách toàn diện trên các lĩnh vực: kinh tế, xã hội, hành chính, giáo dục, ngoại giao,… Trên cơ sở những thành tựu của công cuộc cải cách, chính phủ Xiêm đã tăng cường được sức mạnh của quốc gia, có thực lực để thực hiện đường lối ngoại giao mềm dẻo, nhằm giữ vững độc lập, chủ quyền đất nước.

Bình luận (0)
Minh Lệ
Xem chi tiết
Người Già
13 tháng 8 2023 lúc 0:49

Tham khảo

Một số tư liệu về quá trình xâm nhập và xâm lược của các nước phương Tây vào Đông Nam Á

- Từ thế kỉ XVI, sau các cuộc phát kiến địa lí, các nước phương Tây lần lượt xâm nhập vào khu vực Đông Nam Á bằng nhiều con đường khác nhau như thương mại, tôn giáo, ngoại giao, quân sự,...

- Các nước Đông Nam Á hải đảo là đối tượng đầu tiên thu hút sự chú ý của thực dân phương Tây, bởi đây là khu vực giàu tài nguyên, có nguồn hương liệu và hàng hoá phong phú, có nhiều thương cảng sầm uất nằm trên tuyến đường biển huyết mạch nối liền phương Đông và phương Tây.

+ Giữa thế kỉ XVI, Phi-líp-pin chính thức bị thực dân Tây Ban Nha xâm lược và thống trị. Sau cuộc chiến tranh Mỹ - Tây Ban Nha (năm 1898), Phi-líp-pin đã trở thành thuộc địa của Mỹ.

+ Cuối thế kỉ XVI, thực dân Hà Lan bắt đầu quá trình xâm nhập In-đô-nê-xi-a. Nhưng phải đến giữa thế kỉ XIX, trải qua cuộc cạnh tranh quyết liệt với Bồ Đào Nha, Hà Lan mới hoàn thành việc kiểm soát được nước này.

+ Đầu thế kỉ XX, toàn bộ vùng lãnh thổ ngày nay của Ma-lai-xi-a, Xin-ga-po, Bru-nây rơi vào tay người Anh dưới những hình thức cai trị khác nhau.

=> Trải qua gần 4 thế kỉ, bằng những thủ đoạn khác nhau, thực dân phương Tây đã hoàn thành quá trình xâm lược các nước Đông Nam Á hải đảo.

- Quá trình xâm lược của thực dân phương Tây đối với các quốc gia Đông Nam Á lục địa bắt đầu vào thế kỉ XIX, muộn hơn so với các nước Đông Nam Á hải đảo:

+ Thực dân Anh sau hơn 60 năm (1824 - 1885), tiến hành ba cuộc chiến tranh mới chiếm được Miến Điện (Mi-an-ma).

+ Thực dân Pháp phải trải qua cuộc chiến tranh xâm lược kéo dài gần nửa thế kỉ (1858 - 1893) mới hoàn thành việc xâm chiếm ba nước Đông Dương.

- Đến đầu thế kỉ XX, các nước thực dân phương Tây đã hoàn thành quá trình thôn tính Đông Nam Á. Hầu hết các nước trong khu vực đều trở thành thuộc địa của thực dân phương Tây.

- Vương quốc Xiêm tuy vẫn giữ được nền độc lập nhưng bị lệ thuộc vào nước ngoài về nhiều mặt và trở thành “vùng đệm” giữa khu vực thuộc địa của Anh và Pháp.

Bình luận (0)
Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Phạm Thị Diệu Hằng
9 tháng 4 2017 lúc 5:04

Đáp án là D

Bình luận (0)
Nguyễn Trần Thành Đạt
Xem chi tiết
mori
20 tháng 7 2023 lúc 11:43

Tham Khảo : 

Em không đồng ý với ý kiến trên. Theo em, ý kiến này không hoàn toàn sai, nhưng nó chưa nói lên được bản chất của việc các nước thực dân phương Tây xâm lược các nước Đông Nam Á vì quá trình xâm lược của các nước thực dân mang lại cho các quốc gia thuộc địa cả những yếu tố tích cực và tiêu cực.

Bình luận (0)