Những câu hỏi liên quan
Đinh Thị Hồng Vân
Xem chi tiết
Lê Ngọc Toàn
Xem chi tiết
Nguyễn Hà Giang
23 tháng 11 2021 lúc 13:42

Tham khảo!

Đọc lại lần nữa tác phẩm Chiếc lá cuối cùng em đã hiểu rõ hơn về nhân vật Xiu, càng thêm xúc động trước tình bạn cao quý của cô với Giôn-xi, về tình người ấm áp hiếm hoi trong xã hội ấy. Chính vì chung sở thích, cùng với sự yêu nghề đã gắn hai cô thành một đôi bạn thân thiết. Họ thuê chung phòng và làm bạn với nhau. Nhưng trở ngại lớn nhất đã xảy ra, Giôn-xi bị ốm, cô mắc căn bệnh viêm phổi mãn tính, căn bệnh mà lúc đó chưa có thuốc chữa trị. Giôn-xi đã không còn hy vọng về sự sống, cô còn gắn cuộc đời còn lại của mình cùng chiếc lá thường xuân cuối cùng ngoài cửa sổ rụng xuống. Trước tình trạng bệnh nặng, bế tắc cả về thể chất cũng như tinh thần của Giôn xi, Xiu vẫn tận tình chăm sóc, khuyên bảo bạn, và sau đó còn trách cứ Giôn-xi về cái ý nghĩ bi quan đó. Xiu ân cần nói: "Em thân yêu, nếu em không còn muốn nghĩ đến mình nữa thì hãy nghĩ đến chị, chị sẽ làm gì đây?” Cuối cùng chính lòng tốt và sự kiên nhẫn của Xiu đã góp phần chiến thắng những ý nghĩ bi quan của Giôn-xi. Cô đã thắng nhưng cô chưa bằng lòng với việc chợt tỉnh của Giôn-xi. Cô phải cho Giôn-xi ý thức rõ hơn nữa cái giá của sự chiến thắng này. Thật vậy, Giôn-xi cần hiểu rõ người chiến sĩ cao cả đã hi sinh, đương đầu với tử thần là cụ Bơ-men. Chị kể toàn bộ sự việc xảy ra về chiếc lá cuối cùng, đó chính là tác phẩm kiệt xuất của cụ Bơ-men: “Cụ vẽ nó vào cái đêm mà chiếc lá cuối cùng đã rụng”. Cùng với kiệt tác của cụ Bơ - men, không thể phủ nhận được tình thương và sự chăm sóc của Xiu đã giúp Giôn – xi thắng được bệnh tật, thắng được những yếu mềm.

kldjd;jspd
Xem chi tiết
Nguyễn Phạm Ngọc Bích
Xem chi tiết
Tâm Vũ
5 tháng 10 2021 lúc 17:54

Tham khảo:

Trong truyền thuyết Thánh Gióng, Thánh Gióng là hình tượng tiêu biểu của người anh hùng chống giặc ngoại xâm. Chàng được sinh ra từ một người mẹ nông dân nghèo, điều này chứng tỏ Gióng sinh ra từ nhân dân, do nhân dân nuôi dưỡng. Gióng đã chiến đấu bàng tất cả tinh thần yêu nước, lòng căm thù giặc của nhân dân. Sức mạnh của Gióng không chỉ tượng trưng cho sức mạnh của tinh thần đoàn kết toàn dân, đó còn là sức mạnh của sự kết hợp giữa con người và thiên nhiên, bằng cả vũ khí thô sơ (tre) và hiện đại (roi sắt). Từ truyền thống đánh giặc cứu nước, nhân dân ta đã thần thánh hoá những vị anh hung trở thành những nhân vật huyền thoại, tượng trưng cho lòng yêu nước, sức mạnh quật khởi. Bên cạnh giá trị biểu tượng, tác phẩm cũng có một số sự thật lịch sử. Thời kì lịch sử được phản ánh trong tác phẩm là thời đại Hùng Vương. Trên cơ sở một nền kinh tế nông nghiệp trồng lứa nước đã khá phát triển, người dân Văn Lang đã tạo nên cả một nền văn minh rực rỡ, đồng thời cũng luôn luôn phải chống giặc ngoại xâm phương Bắc để bảo vệ đất nước. Bên cạnh việc cấy trồng lúa nước, nhân dân thời bấy giờ đã có ý thức chế tạo vũ khí chống giặc từ chất liệu kim loại (bằng sắt). Truyền thuyết cũng phản ánh: trong công cuộc chống ngoại xâm, từ xa xưa, chúng ta đã có truyền thống huy động sức mạnh của cả cộng đồng, dùng tất cả các phương tiện để đánh giặc.

Tham khảo:

Thánh Gióng chính là biểu tượng cho vẻ đẹp của người anh hùng dân tộc với trách nhiệm cứu nước cứu dân. Nhân vật này được xây dựng với sự ra đời kì lạ. Bà mẹ Gióng r a đồng trông thấy một vết chân rất to liền đặt bàn chân mình lên ướm thử, không ngờ về nhà liền mang thai. Mười hai tháng sau, bà sinh ra được một cậu con trai. Cậu bé lên ba tuổi nhưng vẫn không biết nói biết cười. Chỉ đến khi giặc Ân sang xâm lược, nhà vua muốn tìm người tài cứu nước liền sai sứ giả đi khắp nơi. Sứ giả đi đến làng Gióng thì kì lạ thay, cậu bé bỗng cất tiếng nói: “Mẹ mời sứ giả vào đây”. Cậu bảo sứ giả về tâu với vua sắm cho một con ngựa sắt, một cái roi sắt và một tấm áo giáp sắt để đánh giặc. Gióng là người anh hùng đại diện cho sức mạnh của nhân dân nên cũng có sức mạnh phi thường. Sau khi sứ giả ra về, Thánh Gióng lớn nhanh như thổi, cơm ăn mấy cũng không no, áo mặc mấy cũng không vừa. Giặc đến, vừa lúc sứ giả mang ngựa sắt, roi sắt và áo giáp sắt đến, cậu bé vươn vai biến thành tráng sĩ đánh tan quân giặc. Tráng sĩ đánh giặc xong cởi bỏ áo giáp sắt, cưỡi ngựa bay lên trời. Vua nhớ công ơn tôn là Phù Đổng Thiên Vương và cho lập đền thờ tại quê nhà. Sự ra đi của Gióng thể hiện mong muốn được bất tử hóa người anh hùng. Đó chính là lòng tôn kính mà nhân dân ta dành cho một con người có công với đất nước. Thánh Gióng hiện lên với vẻ đẹp của một người anh hùng đáng ngưỡng mộ, tự hào.

Nguyen The Toan
Xem chi tiết
Nguyễn Như Ngọc
25 tháng 10 2023 lúc 18:53

Nhân vật thầy Đuy-sen trong đoạn trích “Người thầy đầu tiên” khiến tôi cảm thấy trân trọng và cảm phục. Tác giả đã khắc họa thầy Đuy-sen là một người có tấm lòng nhân hậu, bao dung và giàu tình yêu thương. Thầy là người đã giúp các em học sinh có một ngôi trường để đến học. Chính thầy cũng đã khơi dậy khao khát được đi học của các em: “Các em ghé vào đây xem là hay lắm, các em chả sẽ học tập ở đây là gì? Còn trường của các em thì có thể nói là đã xong đến nơi rồi...?”; Thầy còn an ủi khi biết được hoàn cảnh của An-tư-nai: “An-tư-nai, cái tên hay quá, mà em thì chắc là ngoan lắm phải không?”. Khi thấy học sinh phải lội qua suối giữa mùa đông lạnh giá, thầy đã bế hoặc cõng các em qua suối. Học sinh trong làng đều rất yêu mến thầy Đuy-sen. Riêng An-tư-nai lại thầm ước có một người anh trai như thầy. Những hành động của thầy thật đáng để chúng ta cảm thấy yêu mến.

Nguyễn Đức Anh
Xem chi tiết
Nguyễn Đức Kiên
19 tháng 3 2022 lúc 13:36

ko bt :(

Khách vãng lai đã xóa
Phạm Ly Ly
Xem chi tiết
-Duongg Lee (Dii)
26 tháng 8 2018 lúc 18:49

Những người đã đọc tập truyện "Những tấm lòng cao cả"(1886) của nhà văn nổi tiếng - Ét-môn-đô đơ-A-mi-xi (1846-1908) người I-ta-li-a thì ai mà không chung một ý nghĩ khâm phục nhà văn đa tài với lối viết giản dị, nhưng vô cùng sâu sắc. Trong đó, ấn tượng nhất trong em là văn bản "Mẹ Tôi". 
En-ri-cô vì một phút ngông cuồng, khi có mặt của cô giáo đã thốt một lời thiếu lễ độ với mẹ. Hành động đó đã làm cho bố của cậu bé cảm thấy buồn, ông đã viết cho En-ri-cô một bức thư. Những lời bố nói với En-ri-cô về mẹ đã làm En-ri-cô "vô cùng xúc động". 
Trong văn bản, mẹ của En-ri-cô là người mà " cách đây mấy năm, mẹ đã phải thức suốt đêm, cúi mình trên chiếc nôi trông chừng hơi thở hổn hển của con, quằn quại vì nỗi lo sợ khi nghĩ rằng mình có thể mất con!" qua lời của bố. Bố En-ri-cô đã khéo léo nhắc lại những kỉ niệm của hai mẹ con. Mẹ En-ri-cô có thể "hi sinh một năm hạnh phúc để tránh cho con một giờ đau đớn, người mẹ có thể đi ăn xin để nuôi con, có thể hi sinh tính mạng để cứu sống con". Người mẹ có tấm lòng yêu thương con hết mực, luôn hướng về con, giành mọi điều tốt lành cho con. Người mẹ sẵn sàng tha thứ mọi lỗi lầm của con, mỉm cười với con khi con nhận lỗi. Trong thư, người bố đã nói hết về người mẹ của En-ri-cô. Mẹ không bao giờ than khổ khi nuôi con khôn lớn. Mẹ sẽ luôn dõi theo con dù con ở nơi nào. Ôi! Lòng mẹ bao la biết bao! Những ai đã làm mẹ buồn, họ "sẽ cay đắng khi nghĩ lại nhưng lúc làm cho mẹ đau lòng...". "Lương tâm con sẽ không một phút nào yên tĩnh"... Những lời của bố vừa nghiêm khắc vừa có sức lay động đối với tấm lòng En-ri-cô. 
Mẹ En-ri-cô tuy không xuất hiện trực tiếp trong văn bản nhưng qua lời bố, người mẹ đã được thể hiện rất rõ. Tấm lòng bao dung, cao cả của Mẹ! 

Quynh Tram
26 tháng 8 2018 lúc 19:14

mình chưa học lớp 7 nên không biết bài mẹ tôi

Nguyễn Thị Mai
25 tháng 9 2022 lúc 17:57

.......

Nguyễn Khánh Vy
Xem chi tiết
Nguyễn Ngọc Gia Huy
17 tháng 3 2023 lúc 18:42

Em thấy nàng tiên ốc là một người con gái tuổi mới mười tám đôi mươi, đẹp như tiên sa giáng trần chui ra từ trong chum nước. nàng có khuôn mặt tròn trịa phúc hậu như Vầng trăng tròn, đôi mắt đen và sáng lấp lánh, cái miệng nhỏ nhỏ hồng hồng rất xinh. Vẻ đẹp của nàng cảng thêm rực rỡ khi nàng khoát trên mình chiếc áo màu xanh đẹp đẽ và mền mại.

Duyên Mỹ
Xem chi tiết