Những câu hỏi liên quan
Đỗ Quyên
Xem chi tiết
💢Sosuke💢
25 tháng 5 2021 lúc 12:17

undefinedundefinedundefinedundefined

Bình luận (1)
Phạm Vĩnh Linh
25 tháng 5 2021 lúc 12:32

        Môi trường rất quan trọng đối với con người chúng ta, nó giúp chúng ta sống, giúp chúng ta tồn tại một cách tuyệt vời nhất. Tuy nhiên ngày nay, môi trường, đang bị phá hủy, đang bị hủy diệt một cách kinh khủng bởi chính loài người, vì thế nên chúng ta cần phải bảo vệ môi trường.

       Trước hết, ta phải hiểu, tầm quan trọng của môi trường đối với chúng ta. Môi trường là tất cả những gì hiện hữu xung quanh ta, từ những gì tự nhiên đến nhân tạo. Con người phải khai thác những nguồn tài nguyên từ môi trường để sống. Bảo vệ môi trường cũng chính là bảo vệ bản thân mình và những người thân yêu của mình.

       Tuy nhiên, ngày nay, môi trường đang bị ô nhiễm bởi khí thải, nước thải từ các nhà máy. Hơn thế nữa, việc thiếu ý thức, vô văn hoá của chúng ta ở những nơi công cộng, xả rác bừa bãi, cũng đã góp phần làm ô nhiễm môi trường.

        Từ miền cao cho đến miền xuôi, ai cũng phải có ý thức để bảo vệ môi trường. Chúng ta phải nhặt rác, không xả rác bừa bãi, vứt rác đúng nơi quy định. Ngoài ra, tiết kiệm điện, cũng là bảo vệ môi trường. Chúng ta cũng có thể trồng cây, trồng rừng. Cây là lá phổi xanh của thế giới, trồng cây đã góp phần bảo vệ môi trường. Để giúp cho môi trường không bị ô nhiễm, thay vì sử dụng các nguồn năng lượng tốn kém và có hại như năng lượng hạt nhân, xăng dầu, hay khí ga, thì ta hãy dùng năng lượng mặt trời, năng lượng gió, năng lượng thủy triều, chúng có thể hơi đắt, nhưng chúng sẽ bảo vệ cơ thể chúng ta. 

       Đã có rất nhiều tấm gương đã đứng lên để bảo vệ môi trường. Các nhóm tình nguyện viên, các tổ chức phi lợi nhuận, ngày càng nhiều, họ bảo vệ môi trường, họ giúp đỡ môi trường mà không cần lợi nhuận. Hành động đó thật đáng tuyên dương

       Thời nay, ngoài những con người dám đứng lên để bảo vệ môi trường, thì vẫn còn những con người vô tâm, họ không quan tâm đến môi trường, họ cứ vứt rác. Thậm chí, vẫn còn những kẻ đốt rừng vô hợp pháp. Tất nhiên, có thể họ đốt rừng để làm nhà, để làm nương rẫy, để sống nhưng thật sự, họ đã làm quá mức, đến nỗi không thể nào có thể chấp nhận được.

      Có rất nhiều hành động thiết thực để bảo vệ môi trường, chúng ta có thể nhặt rác, sử dụng các nguồn năng lượng có thể tái tạo hay ta có thể trồng cây, trồng rừng.

        Môi trường rất quan trọng với chúng ta, chúng ta phải có ý thức bảo vệ môi trường, như là bảo vệ chính chúng ta. Bất cứ ai cũng cần có ý thức bảo vệ môi trường thân yêu của chúng ta.

Bình luận (0)
Pika Pika
26 tháng 5 2021 lúc 15:45

Bảo vệ môi trường là một trong những việc làm cho chính phủ đau đầu. Ở nước ta đã có một số biện pháp bvmt, nhưng theo em, nên có những điều sau:

Nhiều người vẫn còn chưa hiểu rõ về ô nhiễm môi trường. Có người vẫn chỉ hiểu đơn thuần nó như một hiện tượng xấu nào đó ma không biết những tác nhân, hậu quả hay cụ thể hơn là những biểu hiện của nó.

Nhưng thông thường về ô nhiễm môi trường, người ta chỉ chia ra thành ba loại chính đó là đất, nước và không khí. Ba thành phần này là những bộ phận cơ bản nhất ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của con người cũng như các loài động thực vật khác.

Thật vậy, chẳng ai hay bất kì sinh vậ nào có thể sống thiếu những thành tố trên. Đất là nơi sinh sống, là nơi trú ngụ của mọi sinh vật. Nước là sự sống.

Con người có thể không ăn nhưng không thể thiếu nước. Bạn cứ tưởng tượng một ngày bị “mất” nước cuộc sống của bạn sẽ rơi vào hoàn cảnh như thế nào?.

Hay không khí. Mất không khí bạn sẽ không thể thở. Chỉ cần ngừng thở hơn một phút, tim bạn sẽ ngừng hoạt động và bạn biết điều gì sẽ xảy ra tiếp theo rồi đó. Khi ba thành tố này bị ô nhiễm, bạn cũng có thể hiểu như chúng đang dần mất đi.

Sự tàn phá của ô nhiễm môi trường cũng không khác gì so với hậu quả của chiến tranh thế giới. Ô nhiễm môi trường cứ từng bước gây hại, một cách từ từ và lâu dài. Đầu tiên, ô nhiễm môi trường ảnh hưởng trực tiếp đến sự sống của các sinh vật trên Trái Đất.

Thì trước hết là về vấn đề sức khỏe con người. Ô nhiễm môi trường gây ra hiện tượng thủng tầng ozon mà ai cũng biết tầng ozon là lá chắn bảo vệ Trái Đất của chúng ta khỏi những tác nhân gây hại như tia cực tím, tia uv, các xung cường độ sóng có hại. Lá chắn này bị hủy hoại đã gây ra rất nhiều những vấn đề về môi trường.

Tia cực tím, tia uv.. là các tác nhân chính gây ra các bệnh khó chữa ở người mà điển hình là ung thư. Mặc dù nhiều căn bệnh hiện nay đã có phương pháp chữa trị tuy nhiên hiệu quả vẫn chưa được cao.

Sức khỏe con người bị đe dọa là vậy, các loài động thực vật khác cũng không tránh khỏi. Ô nhiễm môi trường với những đợt mưa axit ảnh hưởng trực tiếp đến thực vật, cháy rừng thiêu rụi biết bao đa dạng sinh học, làm mất đi nơi cư trú của biết bao loài động vật hoang dã.

Biến đổi khí hậu đột ngột dẫn đến sự tuyệt chủng của biết bao loài động vật quý hiếm. Nước biển dâng còn mang nguy cơ nhấn chìm nhiều nên văn minh nhân loại.

Bình luận (0)
Lê Thu Huyền
Xem chi tiết
Chanhh
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Ngọc Lan
Xem chi tiết
ngyn trâm
Xem chi tiết
Lê Phương Mai
26 tháng 12 2021 lúc 17:22

 tham khảo :

Sau khi học xong văn bản thông tin về ngày trái đất năm 2000, em cảm thấy mình học được rất nhiều điều bổ ích cũng như hiểu thâm được về tác hại của bao bì ni lông. Chỉ là một bao bì ni lông bình thường em sử dụng hàng ngày mà thôi mà đã phải tốn hàng trăm nghìn năm thì mới phân hủy được. Chúng gây ô nhiễm không khí khi đốt và khi vứt xuống ao hồ, biển thì chúng sẽ khiến cho biết bao nhiêu động vật dưới nước phải chết. Ngoài ra các thành phần trong nó khi chôn dưới đất sẽ tạo thành màng cản khiến cho các rể cây không thể phát triển được,...rồi hàng loạt, hàng loạt các tác hại của chúng đã được liệt kê ra khiến chi em không khỏi bàng hoàng. Em tự hứa với bản thân, từ nay sẽ hạn chế tối đa việc sử dụng bao bì ni lông, cũng như là các sản phẩm gây hại cho môi trường, ngoài ra, khi đi chợ cùng mẹ, em sẽ nhắc mẹ đổi từ bao bì ni lông bằng túi vải, vừa bền lại vừa giữ được bền lâu, cũng như tuyên truyền mọi người cùng chung tay bảo vệ cuộc sống của chính mình và các thế hệ sau nữa.

 

Bình luận (0)
Nhật Anh Nguyễn
Xem chi tiết
Hà Thu Thuỷ
Xem chi tiết
Oo™ღ♡Lεĭ
19 tháng 5 2020 lúc 20:36

Trong thư gửi học sinh nhân ngày khai giảng năm học mới, Bác Hồ từng viết: “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay ko,dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần vào công học tập của các em”. Học tập và rèn luyện là một trong những nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu của người học sinh. Chỉ có học tập, chúng ta mới trở thành những con người có ích cho xã hội, góp phần xây dựng và bảo vệ quê hương, đất nước.

Khi xưa, anh hùng Lý Tự Trọng từng nói: “Con đường của học sinh chỉ có thể là con đường cách mạng và không thể là con đường nào khác!”. Nếu như trong thời chiến, lẽ sống của người học sinh là vì lý tưởng, vì đất nước thì nay, khi cuộc sống đã hòa bình, nhiệm vụ thiết yếu nhất của chúng ta là học tập và rèn luyện. Lê- nin có một câu châm ngôn nổi tiếng rằng: “Học, học nữa, học mãi”. Học tập trong bất kì thời đại nào cũng vô cùng quan trọng. Nhờ có học tập, chúng ta mới có thể tích lũy thêm kiến thức, làm đầy những khiếm khuyết của bản thân, tự hoàn thiện chính mình. Học tập đồng nghĩa với việc chúng ta đang từng bước chinh phục biển tri thức rộng lớn, mênh mông của nhân loại. Với vốn tri thức tích lũy được, nó sẽ là hành trang quý giá để ta vững bước vào tương lai, sẵn sàng đối mặt với mọi khó khăn thử thách của cuộc đời. Đặc biệt, trong thời đại khoa học công nghệ phát triển như hiện nay, nếu không học tập, chúng ta sẽ không thể theo kịp bước tiến của thời đại, mãi mãi chỉ là những con người nghèo nàn, lạc hậu. Học tập cũng là cách giúp ta nâng cao vị thế, tự khẳng định giá trị của bản thân. Bằng chứng là có rất nhiều các bạn học sinh tuy trẻ tuổi nhưng đã đạt được những thành tích cao trên các đấu trường quốc tế, đưa cái tên Việt Nam vang lên đầy tự hào, sánh vai với các cường quốc khác trên thế giới. Không chỉ học ở trường, trong sách vở, chúng ta còn cần phải học ngoài thực tế, bởi lẽ: “Lí thuyết chỉ là màu xám còn cây đời thì mãi mãi xanh tươi”.

Bác Hồ cũng từng nói: “Có tài mà không có đức là người vô dụng, có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”. Song song với việc tích lũy kiến thức, chúng ta còn cần rèn luyện, tu dưỡng đạo đức để trở thành người vừa có đức vừa có tài. Là con người trong thời đại mới, người học sinh cần phải có thái độ tích cực, chăm chỉ, khiêm tốn trong mọi việc, tuân thủ kỉ cương, luật lệ, đoàn kết trong tập thể... Đó là những hành trang cần thiết và vững bền để chúng ta bước vào thế kỉ mới- nơi có môi trường cạnh tranh, đào thải vô cùng khắc nghiệt. Hướng về tương lai nhưng chúng ta cũng cần biết ơn và trân trọng quá khứ, thực hiện đạo lí uống nước nhớ nguồn, thương người như thể thương thân của dân tộc, sống chan hòa, nhân ái với mọi người xung quanh.

Tuy nhiên, thực tế đáng buồn hiện nay, chúng ta vẫn có những bạn học sinh lười biếng, không tích cực học tập và rèn luyện. Các bạn không có một mục đích sống cụ thể, sống hoài, sống phí những năm tháng tươi đẹp của cuộc đời. Nếu không thay đổi, trong tương lai, họ sẽ sớm bị đào thải, trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội.

Với xu thế hội nhập như ngày hôm nay, mỗi người học sinh cần xác định rõ ràng về nhiệm vụ học tập và trách nhiệm rèn luyện của chính bản thân mình. Nó sẽ là vốn liếng quý báu để chúng ta trở thành công dân toàn cầu, góp phần đưa quê hương, đất nước phát triển hơn nữa

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Tạ Yên Nhi ( ✎﹏IDΣΛ亗 )
20 tháng 5 2020 lúc 14:31

Con đường đi tới thành công không phải là con đường được trải thảm đỏ với đầy hoa hồng mà luôn tiềm ẩn những chông gai, thử thách. Con người muốn thành công cần có cách thức và phương pháp phù hợp để tích lũy cho mình cơ hội, vượt qua những khó khăn. Một trong những phương pháp hiệu quả nhất mà rất nhiều người lựa chọn là tự học.

Vị lãnh tụ vĩ đại Lênin có câu: "Học, học nữa, học mãi". Không một ai có thể thành công mà không học tập. Học là tiếp thu tri thức, nâng cao vốn hiểu biết. Có nhiều phương pháp, hình thức để tiếp thu tri thức: Học ở trường, học từ những người xung quanh...và tự học. Tự học là chủ động, tích cực, độc lập tìm hiểu, lĩnh hội tri thức và hình thành kỹ năng cho bản thân. Tự học là tự mình tìm hiểu nghiên cứu, thu nhặt các kiến thức tự luyện tập để có kỹ năng mà không cần sự hướng dẫn, nhắc nhở hay ép buộc của người khác.

Vì sao cần tự học? Tự học sẽ mang lại cho chúng ta điều gì?

Kho tàng tri thức của nhân loại là vô cùng vô tận, không phải ngày một ngày hai là có thể tiếp thu hết. Việc học tập ở trường chỉ cung cấp cho ta một lượng tri thức rất nhỏ trong kho tàng khổng lồ ấy. Chính vì vậy, muốn tiếp thu được nhiều hơn, chúng ta cần tự mình chiếm lĩnh. Tự học là phương pháp hữu ích nhất trong quá trình chiếm lĩnh tri thức.

Tự học sẽ đem đến cho mỗi cá nhân rất nhiều lợi ích và hứng thú. Tự học giúp ta lĩnh hội tri thức một cách chủ động, chủ động học tập nghiên cứu, chủ động lí thời gian cá nhân, đi sâu vào khai thác những vấn đề mà bản thân có khả năng hoặc cảm thấy tâm đắc. Tự học giúp ta khám phá thêm những tri thức mới đồng thời làm phong phú thêm những kiến thức đã có, làm tăng vốn sống và khả năng hiểu biết. Từ đó phát triển khả năng độc lập trong tư duy, hành động. Người có phương pháp và chủ động trong việc chiếm lĩnh tri thức sẽ thích nghi cao, linh hoạt trong mọi tình huống, hoàn cành. Họ làm chủ được suy nghĩ và cuộc sống của chính mình.

Chủ động tìm hiểu tri thức, bản thân sẽ ghi nhớ lâu hơn và vận dụng được tri thức đó vào thực tiễn một cách hữu ích hơn. Không những thế, tự học còn giúp con người trở nên năng động, sáng tạo, không ỷ lại, không phụ thuộc vào người khác. Người có ý thức tự học biết tự nhận thức ưu nhược điểm của mình, tự khắc phục và tự hoàn thiện bản thân.

Ta có thể tự học ở mọi lúc mọi nơi. Tự học kiến thức từ sách vở, mạng Internet như rất nhiều người đã tự học ngoại ngữ thành công. Như Hồ chủ tịch vĩ đại, ngay cả khi đang đi tìm đường cứu nước, trên một con tàu Người cũng tự mình học được hơn hai mươi thứ tiếng. Các nhà khoa học như Edison, Faraday, Mendel cũng là tấm gương sáng cho tinh thần tự học. Nhờ tự học, họ đã cống hiến cho nhân loại rất nhiều phát minh vĩ đại. Đặc biệt, khi tự học chúng ta có thời gian đào sâu nghiên cứu, tìm hiểu những vấn đề mình tâm đắc, phát triển khả năng phát hiện và tư duy lô-gic sáng tạo. Trong quá trình tự chiếm lĩnh tri thức, ta sẽ tìm thấy đam mê của mình đối với lĩnh vực nào đó. Hứng thú sẽ được tạo ra khi con người ta làm thứ mà mình yêu thích. Việc học tập nhờ vậy cũng trở nên hấp dẫn và thú vị hơn rất nhiều.

Tự học là phương pháp tối ưu nhất để hoàn thiện bản thân, biến ước mơ thành hiện thực. Người có tinh thần tự học luôn chủ động cuộc sống. Chủ động lĩnh hội, chủ động sáng tạo, họ sẽ tạo lập cho mình tư duy nhạy bén linh hoạt ứng phó trước bất ngờ và tự tin thể hiện bản thân.

Tuy nhiên, tự học không phải điều mà ai cũng dễ dàng làm được. Làm thế nào để tự học hiệu quả nhất? Tự học là cả một quá trình, muốn tự học tốt, trước tiên, bạn phải xác định cho mình một mục tiêu rõ ràng, kiên trì và quyết tâm thực hiện nó. Rèn tính chủ động, tự giác trong mọi hoàn cảnh. Chủ động tìm kiếm tri thức, nghiên cứu và chiếm lĩnh nó mà không chờ đợi, phụ thuốc vào người khác. Nhưng điều đó không đồng nghĩa với việc tự tách biệt mình và từ chối mọi sự giúp đỡ của người khác. Cần lắng nghe và tiếp thu những điều mình chưa biết, chưa rõ để việc tự học đạt hiệu quả cao hơn.

"Tri thức là sức mạnh" nhưng không phải cây quyền trượng toàn năng, lý thuyết phải đi đôi với thực hành. Khi đã chiếm lĩnh được tri thức, chúng ta phải dám thể hiện nó, ứng dụng nó vào thực tiễn. Suy cho cùng, đích đến cuối cùng là cải tạo thực tiễn. Nếu chỉ tự học mà không vận dụng, việc tự học sẽ trở nên vô nghĩa.

Kết hợp linh hoạt giữa tự học và những phương pháp học khác để đạt được thành công. Đồng thời, tự học một cách có chọn lọc.

Hãy chủ động và xây dựng cho mình nền tảng tri thức, kỹ năng vững chắc. Học để thành tài, và học để làm người. Học những bài học tri thức và học cả những bài học đạo lý nhân sinh. Thay vì học tủ, học vẹt, học bị động như một số cá nhân hiện nay, hoàn toàn phụ thuộc mà không biết ứng biến, xử lý linh hoạt, hãy lựa chọn cho mình phương pháp học hiệu quả.

"Trên bước đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng". Kiên trì và quyết tâm tự học, một ngày không xa, thành công nhất định sẽ mỉm cười với bạn.

Nguồn : https://download.vn/nghi-luan-xa-hoi-ve-van-de-tu-hoc-37426

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Yến Chử
Xem chi tiết
Phan Văn Toàn
21 tháng 11 2023 lúc 18:21

Một môi trường giáo dục tốt sẽ là nơi học sinh phát triển nhân cách tốt. Các em thấy được mỗi ngày đến trường là một ngày vui, thêm yêu trường, yêu lớp, gắn bó với “ngôi nhà thứ hai” của mình. Từ đó, các hoạt động trong trường học đẩy mạnh nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, học sinh tích cực sẽ góp phần tạo nên môi trường học thân thiện – học sinh tích cực.

Vậy làm thế nào để xây dựng trường học thân thiện hiệu quả? Học sinh cần có trách nhiệm như thế nào trong việc xây dựng đó? Việc tạo nên một môi trường giáo dục cả về vật chất lẫn tinh thần an toàn, bình đẳng, tạo hứng thú cho học sinh học tập, đảm bảo quyền được đi học, nâng cao chất lượng giáo dục trên cơ sở tập trung mọi nỗ lực của nhà trường. Xây dựng trường học thân thiện là cơ hội huy động các nguồn lực xã hội vào quá trình thực hiện giáo dục toàn diện học sinh, hạn chế tối đa ảnh hưởng tiêu cực đến học sinh, tập trung các nguồn lực để giải quyết những yếu kém về cơ sở vật chất, thiết bị trường học, tạo điều kiện cho học sinh đến trường thân thiện, vui vẻ.

Trong môi trường trường học thân thiện, học sinh sẽ cảm nhận được sự thoải mái khi việc học của mình vừa gắn với kiến thức trong sách vở, vừa thông qua sự thâm nhập, trải nghiệm của chính bản thân trong các hoạt động ngoại khóa, trong các trò chơi dân gian, các hoạt động tập thể vui mà học. Như thế, mỗi ngày đến trường là một ngày vui. Trường học thân thiện gắn bó chặt chẽ với việc phát huy tính tích cực của học sinh. Trong môi trường phát triển toàn diện đó, học sinh học tập hứng thú, chủ động tìm hiểu kiến thức dưới sự dìu dắt của người thầy, gắn chặt giữa học và hành, biết thư giãn khoa học, rèn luyện kỹ năng và phương pháp học tập, trong đó những yếu tố hết sức quan trọng là khả năng tự tìm hiểu, khám phá, sáng tạo.

Qua đó, các em học sinh được giáo dục, nâng cao nhận thức, khắc phục được những khó khăn của bản thân và rèn luyện kỹ năng ứng xử, giải quyết các vấn đề liên quan như: phòng chống xâm hại, kỳ thị; chăm sóc, bảo vệ, rèn luyện sức khỏe bản thân; xây dựng mối quan hệ đoàn kết, nhân ái, thân thiện, bình đẳng.

Bên cạnh đó, để góp phần vào việc xây dựng trường học, học sinh cũng cần tích cực, chủ động và sáng tạo trong học tập. Cần xây dựng, nâng cao và khuyến khích dần thói quen tự học, tìm tòi, đề xuất và giải quyết vấn đè nhằm đạt kết quả học tập cao nhất. Ngoài ra, học sinh cần có tinh thần trách nhiệm,tham gia vào việc bảo vệ và làm sạch đẹp thêm cảnh quan nhà trường, giữ gìn vệ sinh cá nhân và trường lớp, nhiệt tình tham gia các hoạt động văn nghệ, thể thao và tích cực cho các hoạt động tập thể.

Như vậy, song song với việc xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực tham gia và ủng hộ sẽ tạo nên sự thành công trong việc hình thành và phát triển môi trường giáo dục, đây cũng là nhân tố quyết định sự phát triển bền vững của đất nước.

Bình luận (1)
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
21 tháng 2 2019 lúc 8:13

- Những ý cơ bản cần cho bài viết :

   + Khẩu hiệu: Hãy vì một mái trường xanh, sạch, đẹp có ý nghĩa gì?

   + Ý nghĩa của đợt thi đua : hiện nay, không chỉ trong nhà trường mà trên phạm vi toàn thế giới, con người đã và đang đối diện với hàng loạt những vấn đề bức xúc của môi trường.

   + Thực trạng : Môi trường (nơi mà chúng ta đang học tập) hiện nay ra sao? Đã đạt chuẩn xanh, sạch, đẹp hay chưa? Còn tồn tại những vấn đề gì? Nguyên nhân là do đâu? ...

   + Biện pháp : Làm thế nào để ngôi trường của chúng ta ngày càng xanh, sạch, đẹp? (nêu những giải pháp trước mắt và lâu dài).

Bình luận (0)