Quoc Tran Anh Le

Những câu hỏi liên quan
Quoc Tran Anh Le
Xem chi tiết
Quoc Tran Anh Le
22 tháng 12 2023 lúc 12:58

I. TRƯỚC KHI NÓI

1. Chuẩn bị nội dung nói

- Dựa vào chính thực tế cuộc sống của mình và những điều em biết được từ sách báo, phương tiện nghe nhìn để trao đổi về một vấn đề mà em cho là quan trọng, có ý nghĩa.

- Thu thập tư liệu cho nội dung trình bày:

- Nhớ lại những trải nghiệm của em

- Tìm thêm thông tin liên quan từ sách báo hoặc các phương tiện nghe nhìn để có được cái nhìn toàn diện hơn về đề tài muốn nói

- Ghi ngắn gọn một số ý quan trọng khi trình bày như: vấn đề trao đổi và các biểu hiện của nó, ý kiến của em, tác động của vấn đề và bài học rút ra sau khi bàn luận

- Dự kiến các nội dung người nghe có thể trao đổi để chuẩn bị phản hồi

2. Tập luyện

- Em cần tập luyện trước khi trình bày trước lớp. 

- Em có thể tập trình bày trước nhóm bạn hoặc người thân và lắng nghe các ý kiến nhận xét, góp ý để hoàn thiện bài nói

II. TRÌNH BÀY BÀI NÓI

1. Người nói:

- Trình bày bài nói theo các nội dung đã được chuẩn bị

- Điều chỉnh giọng nói, tốc độ nói; sử dụng cử chỉ, điệu bộ phù hợp với nội dung trình bày và thể hiện sự tương tác với người nghe

- Có thể sử dụng các phương tiện hỗ trợ (tranh ảnh, đoạn phim ngắn, bài thơ, bài hát…) để bài nói thuyết phục hơn

2. Người nghe:

- Tập trung lắng nghe nội dung trình bày

- Ghi chép lại các ý quan trọng để nắm được nội dung chính của bài trình bày.

- Chú ý thái độ và cách trình bày vấn đề của người nói

- Ghi lại một số nội dung sẽ trao đổi với người nói

Bình luận (0)
Quoc Tran Anh Le
22 tháng 12 2023 lúc 12:58

Bài tham khảo:  

     Hiện nay có rất nhiều vấn đề đáng để chúng ta quan tâm như: ô nhiễm môi trường, nói tục chửi thề và một trong số đó không thể không kể đến bạo lực học đường. Vậy hiện trạng bạo lực học đường hiện nay của học sinh diễn ra như thế nào? Chúng ta dễ dàng bắt gặp những trường hợp đánh nhau, gây gổ,  tụ tập để “trả thù”, “dằn mặt” nhau bằng các loại vũ khí nguy hiểm như dao, mã tấu, gậy,… khiến ai nấy đều lo lắng. Học sinh bây giờ chỉ cần có một chút hiềm khích thôi cũng có thể sẵn sàng lao vào ẩu đả và đánh nhau. Có lẽ nguyên nhân gây ra bạo lực học đường là do cha mẹ thiếu quan tâm đến con cái, nhà trường chưa sát sao trong việc giáo dục nhân cách học sinh. Hay cũng có thể do lứa tuổi này học sinh đang muốn tự khẳng định mình nên muốn đánh nhau để thể hiện bản thân. Tất cả những điều đó đều gây ra bạo lực học đường và gây ra hậu quả rất nghiêm trọng. Hậu quả khôn lường về cả thể chất, tiền bạc, lẫn tinh thần. Đã có rất nhiều học sinh bị đánh đến mức phải nhập viện hay phải nghỉ học, chuyển trường. Rõ ràng hậu quả của bạo lực học đường là vô cùng kinh khủng. Vậy để khắc phục được tình trạng đó thì có lẽ sự giáo dục của gia đình và nhà trường là vô cùng quan trọng và cần thiết. Là một học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường em sẽ cố gắng học tập thật tốt để không xa vào những tệ nạn xã hội như vậy.

Bình luận (0)
Nguyen Thuy Tram
Xem chi tiết
Quoc Tran Anh Le
Xem chi tiết
Quoc Tran Anh Le
21 tháng 12 2023 lúc 12:39

Bầy chim đã bay lên, tôi thấy mặt trời như lên nhanh hơn mọi ngày và mưa đã đột ngột tạnh hẳn. Bỗng một con chim đuối sức, rơi xuống như một chiếc lá. Tôi và anh Mên hết sức lo lắng, hồi hộp. Nhưng rồi khi đôi chân mảnh dẻ và run rẩy của con chim non chạm vào mặt sông thì đôi cánh của nó đập một nhịp quyết định, tấm thân bé bỏng của nó vụt bứt ra khỏi dòng nước và bay lên cao. Tôi im lặng như nín thở, chỉ có tiếng đập cánh quyết liệt của bầy chim non. Chúng đã thực hiện xong chuyến bay đầu tiên quan trọng nhất trong đời. Cuối cùng chúng đã hạ xuống bên một lùm dứa dại bờ sông, hai anh em tôi vẫn đứng không nhúc nhích.

Bình luận (0)
Phạm Thùy Linh
Xem chi tiết
Cao Tùng Lâm
2 tháng 10 2021 lúc 20:32

Khi nhìn thấy chị Cốc, tôi nghĩ ra trò hay liền sang rủ Dế Choắt chơi cùng. Nhưng Dế Choắt là một tên nhát gan nên liền van xin tôi đừng dại dột mà trêu vào chị ta. Tôi nghe vậy mà trong lòng cảm thấy bực tức. Bỏ ngoài tai lời nói của Dế Choắt, tôi cứ trêu chị Cốc. Nghe tiếng trêu, chị ta trợn tròn mắt, giương cánh lên, như sắp đánh nhau. Lúc đó tôi cảm thấy sợ hãi nên vội chui tọt vào hang, lên giường nằm khểnh. Tôi chẳng mảy may nghĩ rằng Dế Choắt tội nghiệp sẽ phải chịu tội thay mình.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Phạm Thùy Linh
2 tháng 10 2021 lúc 20:49

bạn có chép mạng ko vậy?

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Hatake Kakashi
Xem chi tiết
linh tran
1 tháng 6 2015 lúc 12:55

Bạn ấy viết ngược thừa số hay tích ?

Bình luận (0)
Phương Nguyễn Mai
Xem chi tiết
Tường Vy
Xem chi tiết
Jungkook Oppa
6 tháng 1 2016 lúc 20:06

KO cần , viết một đoạn thôi , mk làm bài này rùi , với lại mk thi Văn !!!

Bình luận (0)
nhok cô đơn
6 tháng 1 2016 lúc 20:00

lên google hỏi cho nhanh

Bình luận (0)
Tường Vy
6 tháng 1 2016 lúc 20:01

nhưng theo các bạn đã học có cần làm dài ko ?

Bình luận (0)
Nguyễn Trần Thành Đạt
Xem chi tiết
Thanh An
11 tháng 3 2023 lúc 22:05

 

Em bé thông minh - nhân vật kết tinh trí tuệ dân gian

Hình ảnh hoa sen trong bài  ca dao “Trong đầm gì đẹp    bằng sen”

Sức hấp dẫn của truyện ngắn “Chiếc lá cuối cùng”

Ý kiến

Đề cao trí tuệ của nhân dân

- Ý kiến 1: Vẻ đẹp của sen  đã được miêu tả một cách   khéo léo, tài tình

- Ý kiến 2: Qua hình ảnh     sen, tác giả dân gian đã gửi gắm những triết lí sống sâu sắc

Đây là một truyện ngắn đặc sắc và hấp dẫn, để lại nhiều ấn tượng cho bạn đọc

Lí lẽ và bằng   chứng

- Lí lẽ 1: Thử thách đầu tiên, tác giả dân gian đề cao sự thông minh trong ứng xử, mà chủ yếu là một phản xạ  ngôn ngữ lanh lẹ và sắc sảo.

+ Bằng chứng 1: Trước câu hỏi khó,  em bé đã đáp trả lại bằng việc ra lại  câu hỏi cho người đố, để chỉ ra rằng, đây là một câu hỏi không thể có câu  trả lời

- Lí lẽ 2: Ở thử thách thứ hai và thứ  ba, tác giả dân gian muốn khẳng định sự mẫn tiệp của trí tuệ dân gian, qua đó bày tỏ ước mơ về một xã hội mà mọi ràng buộc chặt chẽ của quan      niệm phong kiến về các tầng lớp       người trong xã hội đều được nới lỏng và cởi bỏ

+ Bằng chứng 2: hai câu hỏi đều do  nhà vua đưa ra, là những câu hỏi tình huống mà ở đó, người trả lời phải đưa ra những giải pháp hợp lí

- Lí lẽ 3: người kể chuyện nâng nhân vật em bé lên một tầng cao mới, vượt lên cả triều đình hai nước, nhấn mạng vị thế áp đảo của trí tuệ dân gian so với trí tuệ cung đình.

+ Bằng chứng 3: người kể chuyện đã xếp đặt tình huống để cho người ra   đố ở vị trí sứ giả nước ngoài, thậm   chí là một nước lớn hơn đang “lăm le muốn chiếm bờ cõi nước ta”, mà nếu không trả lời được thì nước ta sẽ phải thừa nhận sự thua kém và sự thần    phục của mình đối với nước láng       giềng”

+ Lí lẽ 1.1: Câu thứ nhất,    tác giả dân gian khẳng định và tuyệt đối vẻ đẹp không gì sánh nổi của cây sen ở trong đầm

   Bằng chứng 1.1: Trạng    ngữ “trong đầm” đã hạn chế sự tuyệt đối hóa trong câu   ca dao, làm cho trở thành   tương đối và có tính thuyết phục

+ Lí lẽ 1.2: Câu thứ hai, tác giả dân gian miêu tả vẻ đẹp của từng bộ phận cụ thể      trong cây sen để chứng      minh cho câu thứ nhất.

  Bằng chứng 1.2.1: Từ “lá  xanh” qua “bông trắng” đến “nhị vàng”, tức là quan sát   từ ngoài vào trong, rất tự   nhiên hợp lí

  Bằng chứng 1.2.2: Từ “lại” được dùng rất đắt, có tác    dụng nhấn mạnh sự đa dạng nhiều thành phần và màu    sắc đáng chú ý của cây sen

  Bằng chứng 1.2.3: Từ      “chen” nói lên sự kết chặt   giữa hoa và nhị, chứng tỏ   đây là một bông hoa vừa   mới nở

+ Lí lẽ 1.3: Câu thứ ba có vị trí đặc biệt trong toàn bài

+ Lí lẽ 2: Câu thứ tư: Gần   bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn

+ Bằng chứng 2.1: Phần     nhiều đều chuyển ngay      sang nghĩa bóng, sang hình ảnh con người à ý nghĩa triết lí nhân sinh trong đó

+ Bằng chứng 2.2: “sen”     hóa thành người, bùn trong thiên nhiên hóa thành “bùn” trong xã hội, rồi cả cái       “đầm” và mùi “hôi tanh”     cũng được coi là hình ảnh   tượng trưng, ẩn dụ theo     nghĩa bóng

 

- Chi tiết chiếc lá cuối cùng

+ Bằng chứng: Sự tồn tại của chiếc lá làm     cho tâm trạng nhân   vật bất hạnh và có    phần Giôn-xi được hồi sinh

- Kết thúc bất ngờ

+ Cho đến cuối văn    bản, cũng tức là cuối   truyện ngắn, Ô Hen-ri mới để cho Xu kể lại   cho Giôn-xi về cái      chết của cụ Bơ-mơn,   về kiệt tác chiếc lá     cuối cùng

+ Người kể chuyện     không nói hộ ý nghĩ   của nhân vật cụ        Bơ-mơn, lại cố ý bỏ    qua không kể việc cụ  đã hoàn thành bức vẽ đó trong đêm như thế nào

Mục đích viết

Bình luận về sự đề cao trí tuệ của nhân dân trong truyện Em bé thông minh

bình luận về vẻ đẹp của hoa sen trong bài ca dao Trong  đầm gì đẹp bằng sen

Bình luận về sức hấp  dẫn của truyện ngắn  Chiếc lá cuối cùng

Nội dung chính

Khẳng định trí thông minh của nhân dân

Khẳng định sự đạt đến độ    hoàn mĩ hiếm có trong loại  ca dao vịnh tả cảnh vật      mang tính triết lí trong bài   ca dao Trong đầm gì đẹp    bằng sen

Khẳng định sức hấp    dẫn của truyện đến từ chi tiết chiếc lá cuối    cùng và kết thúc bất   ngờ

Bình luận (0)
Nguyễn Thị Thúy Hằng
Xem chi tiết

Em không yêu thích môn văn như nhiều bạn trong lớp, và em thường say mê với các môn tự nhiên hơn. Các tiết học về môn văn không làm em thích thú, thậm chí còn làm em thấy chán nản. Khi chúng em được học văn bản "Lòng yêu nước" của I.Ê-ren – bia và tình yêu đối với môn văn trong em bắt đầu từ hôm đó.

Tiếng trống vào lớp đã vang lên, các bạn đã vào hết lớp học của mình và ổn định chỗ ngồi. Nhiều bạn đã nhanh chóng mở sách chuẩn bị cho bài học mới, cô giáo bước vào lớp với nụ nước tươi tắn trên môi. Sau khi ổn định tổ chức lớp, cô hỏi: "Các em đã chuẩn bị bài chưa?". Cả lớp đồng thanh đáp: "Thưa cô rồi ạ!". Cô kiểm tra bài cũ, bạn nào cũng trả lời trôi chảu và đạt điểm cao. Cô rất hài lòng, khen cả lớp có tinh thần học tập.Tiếp đến, cô nhắc chúng em mở sách học bài mới, lời giới thiệu vào bài mới của cô được bắt đầu thật ấn tượng: "Các em ạ, trong mỗi chúng ta ai cũng có một quê hương. Nơi ấy chính là nơi sinh ra và nuôi lớn tâm hồn mỗi cin người Để tìm được tình yêu thương đất nước được bắt nguồn từ đâu, từ những gì chúng ta sẽ được tìm hiểu trong bài: Lòng yêu nước". Em thấy vô cùng xúc động trước lời giới thiệu của cô. Cả lớp ai cũng chăm chú nghe và ghi lại lời cô giảng. Trên bảng đen, từng dòng phấn trắng dần dần hiện lên. Sau phần giới thiệu tác giả, tác phẩm, cô hướng dẫn chúng em cách đọc và đọc mẫu. Giọng cô đọc nhẹ nhàng, đầm ấm và truyền cảm. Cô hỏi có ai xung phong đọc mẫu cho cả lớp không? Rất nhiều cánh tay giơ lên, em rất muốn đọc bài nhưng em biết giọng mình không hay. Hơn nữa trước đến giờ em là người không hào hứng với môn văn, nhưng hôm nay em thấy háo hức vô cùng. Cánh tay của em run rẩy dơ lên. Cô nhìn thấy điều đó, nhưng vẫn gọi em lên đọc. Những từ đầu tiên vang lên trôi chảy và em đọc sôi nổi, liền mạch như quên hết mọi thứ xung quanh… Những dòng văn làm em xúc động vô cùng: "Người vùng Bắc nghĩ đến cánh rừng bên dòng sông Vi-na hay miền Xu-cô-nô, những đêm tháng sáu sáng hồng… người xứ U-crai-na nhớ bóng thùy dương tư lự bên đường, cái bằng lặng của trưa hè vàng ánh… Người xứ Gru-di-a ca tụng khí trời của núi cao, nỗi vui bất chợt, những lời thân ái giảm dị, những tiếng cuối cùng của câu tạm biệt… người ở thành Lê-nin-grát nhớ dòng sông Nê-va rộng và đường bệ như nước Nga đường bệ, những tượng bằng đồng tạc những con chiến mã lồng lên, phố phường mà mỗi căn nhà là một trang lịch sử". Bài đọc đã hết, con tim em như nhảy nhót trong lồng ngực vừa vì xúc động, vừa hồi hộp không biết mình đọc bài ra sao. Cô giáo cùng cả lớp vỗ tay! Cô bảo rằng chưa khi nào em đọc bài mà nay lại đọc diễn cảm đến vậy, cô rất khen ngợi em. Em xúc động lắm và coi đó là động lực để em yêu thích học môn văn hơn.

Sau phần đọc của em là phần phân tích tác phẩm. Không biết có phải nhờ lời khen ngợi của cô mà em có cách nhìn khác, hay lớp học hôm nay khác mà em thấy lớp học rất sôi nổi. Khi cô đặt câu hỏi, những cánh tay nhỏ xinh xắn giơ lên đều tăm tắp. Bạn nào cũng muốn được cô giáo gọi trả lời. Tất cả dường như ai cũng bị cuốn hút vào giờ học. Không ai còn lơ đãng và quên đi cái không gian, âm thanh ngoài cửa lớp, tưởng như chim ngừng hót, cây lá ngừng rung. Mọi vật đều đứng nghe cô giảng bài: "Lòng yêu nước được bắt nguồn từ những vật tầm thường nhất, quen thuộc nhất: yêu nhà, yêu quê hương tức là yêu đất nước của mình, yêu người thân". Em còn được cô gọi lên phát biểu một vài lần nữa, cô khen em có tiến bộ. Em sung sướng vô cùng và đã tự hứa với lòng mình sẽ cố gắng nhiều hơn. Qua lời cô giảng, trên khuôn mặt các bạn ai cũng chứa đựng một niềm vui tự hào và lòng yêu đất nước. Dường như tất cả đều muốn vươn lên trong học tập. Giờ học diễn ra say sưa và sôi nổi. Khi tiếng trống cất lên cũng là lúc bài giảng đã hết.

Giờ học đã kết thúc nhưng từng lời giảng của cô vẫn còn nguyên trong tâm trí em. Em nhận thấy môn văn thật thú vị, nó có sự thú vị khác với những môn học khác chứ không nhàm chán như trước đây tôi vẫn nghĩ. Sau buổi học đó tôi chăm chỉ học môn văn hơn và giờ đây tôi đã trở thành một học sinh giỏi văn của trường. Tôi sẽ nhớ tiết học ý nghĩa ấy trong suốt cuộc đời mình.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
ミ★ 🆂🆄🅽 ★彡
18 tháng 3 2020 lúc 16:46

Bạn tham khảo nhé : 

Hàng ngày em được học rất nhiều môn học vô cùng thú vị và hấp dẫn. Những tiết học của giờ Văn ngày thứ sáu vừa qua thật sự để lại cho em nhiều điều vô cùng thích thú. Nó mãi mãi là một kỷ niệm không thể nào quên trong lòng em. Nó trở thành một kỷ niệm thiêng liêng vô cùng quan trọng trái tim của em, là hành trang theo em tới suốt cuộc đời của mình.

Nó bồi dưỡng cho em rất nhiều kiến thức, cho em hướng tới ước mơ tương lai của mình, biết yêu quê hương đất nước nhiều hơn. Đó chính là những tiết học của giờ Văn do cô Nhung giảng dạy.

Ngày hôm ấy trời vô cùng trong xanh trên những cành cây cao có những chú chim hót líu lo, tạo nên một bản tình ca hấp dẫn cho một ngày mới. Khi tiếng trống vào lớp vang lên chúng em nhanh chóng ổn định chỗ ngồi của mình. Khi cô tới cửa lớp bạn lớp trưởng khẽ hô "Các bạn đứng" chúng em vội vàng đứng lên chào cô, thể hiện hành động tôn sư trọng đạo của mình với thầy cô giáo.

Cô Nhung bước vào, các bạn nhanh chóng mở sách chuẩn bị cho giờ học mới. Cô nhìn cả lớp nở một nụ cười thân thiện trên môi, sau khi ổn định chỗ ngồi cô hỏi cả lớp "Các em đã làm bài cũ chưa?" Cả lớp ngoan ngoãn đồng thanh đáp lại lời cô "Dạ thưa cô rồi ạ!" Rồi cô bước về bục giảng chuẩn bị kiểm tra bài cũ.

Cô gọi bạn Trang, bạn Tùng lên bảng trả lời miệng, bạn nào cũng thuộc bài trả lời lưu loát những gì cô hỏi nên đạt điểm cao. Hôm đó, cô Nhung mặc một chiếc áo dài màu thiên thanh vô cùng tinh tế, từng đường kim mũi chỉ rất vừa vặn làm cho thân hình cô trong thanh tao, trang nhã. Cô buông mái tóc đen dài mượt tới ngang lưng của mình khiến cho tụi học trò nữ chúng tôi nhìn cô vô cùng ngưỡng mộ, xuýt xoa khen cô đẹp quá!

Cô giáo rất vui, hài lòng khen cả lớp có tinh thần học tập bài cũ. Rồi cô nhắc cả lớp mở vở ghi bài mới, cô mời bài bằng những lời giới thiệu vô cùng hấp dẫn, ấn tượng.

Cô nói về đề tài quê hương "Trong mỗi chúng at ai cũng có một miền quê, nơi chôn rau cắt rốn. Nơi sinh ra nuôi dưỡng chúng thanh thành người. Cũng nhưng những câu thơ mà nhà thơ Đỗ Trung Quân đã viết:

Quê hương mỗi người chỉ một
Nhưng là chỉ một mẹ thôi
Quê hương nếu ai không nhớ
Sẽ không lớn nổi thành người"

Để tìm được tình yêu quê hương, đất nước bắt nguồn từ nơi nào thì chúng ta cần phải tìm hiểu trong bài học sau đây "Lòng yêu nước. Cả lớp lắng nghe từng lời cô giảng như uống từng giọt mật ngọt.

Sau đó cô giáo giới thiệu về tác giả, rồi tới nội dung tác phẩm. Cô hướng dẫn cách đọc mẫu như thế nào cho đúng cách, giọng của cô vô cùng nhẹ nhàng trầm ấm, truyền cảm khiến cho chúng em vô cùng thích thú.

Cô gọi ban Mai đọc lại bài của mình, giọng đọc của bạn vô cùng rõ ràng rành mạch, khiến cho các bạn trong lớp vô cùng ngưỡng mộ. Sang phần phân tích cô diễn tả vô cùng linh hoạt, tinh tế, khiến chúng tôi vô cùng dễ hiểu và cảm thấy yêu bài học hơn bao giờ hết.

Cô giáo đặt những câu hỏi, các bạn giơ cánh tay giơ lên đều thẳng tăm tắp. Bạn nào cũng muốn cô sẽ để ý tới mình, muốn được cô gọi để có thể trả lời. Không ai còn lơ là, mà rất tập trung, không còn ai mơ màng ở ngoài cửa lớp, dù bên ngoài những tiếng chim vô cùng líu lo, ríu rít.

Lòng yêu nước bắt nguồn từ những việc vô cùng nhỏ bé như yêu quê hương, yêu người thân, bạn bè, người thân của mình.Bài học đã kết thúc những lời in đậm trong tâm thức của chúng em. Em mong sao mình sẽ được học nhiều giờ học bổ ích, hiệu quả như thế.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Ngọc ツ
20 tháng 3 2020 lúc 10:40

Tham khảo:

Em không yêu thích môn văn như nhiều bạn trong lớp, và em thường say mê với các môn tự nhiên hơn. Các tiết học về môn văn không làm em thích thú, thậm chí còn làm em thấy chán nản. Khi chúng em được học văn bản "Lòng yêu nước" của I.Ê-ren – bia và tình yêu đối với môn văn trong em bắt đầu từ hôm đó.

Tiếng trống vào lớp đã vang lên, các bạn đã vào hết lớp học của mình và ổn định chỗ ngồi. Nhiều bạn đã nhanh chóng mở sách chuẩn bị cho bài học mới, cô giáo bước vào lớp với nụ nước tươi tắn trên môi. Sau khi ổn định tổ chức lớp, cô hỏi: "Các em đã chuẩn bị bài chưa?". Cả lớp đồng thanh đáp: "Thưa cô rồi ạ!". Cô kiểm tra bài cũ, bạn nào cũng trả lời trôi chảu và đạt điểm cao. Cô rất hài lòng, khen cả lớp có tinh thần học tập.Tiếp đến, cô nhắc chúng em mở sách học bài mới, lời giới thiệu vào bài mới của cô được bắt đầu thật ấn tượng: "Các em ạ, trong mỗi chúng ta ai cũng có một quê hương. Nơi ấy chính là nơi sinh ra và nuôi lớn tâm hồn mỗi cin người Để tìm được tình yêu thương đất nước được bắt nguồn từ đâu, từ những gì chúng ta sẽ được tìm hiểu trong bài: Lòng yêu nước". Em thấy vô cùng xúc động trước lời giới thiệu của cô. Cả lớp ai cũng chăm chú nghe và ghi lại lời cô giảng. Trên bảng đen, từng dòng phấn trắng dần dần hiện lên. Sau phần giới thiệu tác giả, tác phẩm, cô hướng dẫn chúng em cách đọc và đọc mẫu. Giọng cô đọc nhẹ nhàng, đầm ấm và truyền cảm. Cô hỏi có ai xung phong đọc mẫu cho cả lớp không? Rất nhiều cánh tay giơ lên, em rất muốn đọc bài nhưng em biết giọng mình không hay. Hơn nữa trước đến giờ em là người không hào hứng với môn văn, nhưng hôm nay em thấy háo hức vô cùng. Cánh tay của em run rẩy dơ lên. Cô nhìn thấy điều đó, nhưng vẫn gọi em lên đọc. Những từ đầu tiên vang lên trôi chảy và em đọc sôi nổi, liền mạch như quên hết mọi thứ xung quanh… Những dòng văn làm em xúc động vô cùng: "Người vùng Bắc nghĩ đến cánh rừng bên dòng sông Vi-na hay miền Xu-cô-nô, những đêm tháng sáu sáng hồng… người xứ U-crai-na nhớ bóng thùy dương tư lự bên đường, cái bằng lặng của trưa hè vàng ánh… Người xứ Gru-di-a ca tụng khí trời của núi cao, nỗi vui bất chợt, những lời thân ái giảm dị, những tiếng cuối cùng của câu tạm biệt… người ở thành Lê-nin-grát nhớ dòng sông Nê-va rộng và đường bệ như nước Nga đường bệ, những tượng bằng đồng tạc những con chiến mã lồng lên, phố phường mà mỗi căn nhà là một trang lịch sử". Bài đọc đã hết, con tim em như nhảy nhót trong lồng ngực vừa vì xúc động, vừa hồi hộp không biết mình đọc bài ra sao. Cô giáo cùng cả lớp vỗ tay! Cô bảo rằng chưa khi nào em đọc bài mà nay lại đọc diễn cảm đến vậy, cô rất khen ngợi em. Em xúc động lắm và coi đó là động lực để em yêu thích học môn văn hơn.

Sau phần đọc của em là phần phân tích tác phẩm. Không biết có phải nhờ lời khen ngợi của cô mà em có cách nhìn khác, hay lớp học hôm nay khác mà em thấy lớp học rất sôi nổi. Khi cô đặt câu hỏi, những cánh tay nhỏ xinh xắn giơ lên đều tăm tắp. Bạn nào cũng muốn được cô giáo gọi trả lời. Tất cả dường như ai cũng bị cuốn hút vào giờ học. Không ai còn lơ đãng và quên đi cái không gian, âm thanh ngoài cửa lớp, tưởng như chim ngừng hót, cây lá ngừng rung. Mọi vật đều đứng nghe cô giảng bài: "Lòng yêu nước được bắt nguồn từ những vật tầm thường nhất, quen thuộc nhất: yêu nhà, yêu quê hương tức là yêu đất nước của mình, yêu người thân". Em còn được cô gọi lên phát biểu một vài lần nữa, cô khen em có tiến bộ. Em sung sướng vô cùng và đã tự hứa với lòng mình sẽ cố gắng nhiều hơn. Qua lời cô giảng, trên khuôn mặt các bạn ai cũng chứa đựng một niềm vui tự hào và lòng yêu đất nước. Dường như tất cả đều muốn vươn lên trong học tập. Giờ học diễn ra say sưa và sôi nổi. Khi tiếng trống cất lên cũng là lúc bài giảng đã hết.

Giờ học đã kết thúc nhưng từng lời giảng của cô vẫn còn nguyên trong tâm trí em. Em nhận thấy môn văn thật thú vị, nó có sự thú vị khác với những môn học khác chứ không nhàm chán như trước đây tôi vẫn nghĩ. Sau buổi học đó tôi chăm chỉ học môn văn hơn và giờ đây tôi đã trở thành một học sinh giỏi văn của trường. Tôi sẽ nhớ tiết học ý nghĩa ấy trong suốt cuộc đời mình.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa