Chọn 5 từ mang nghĩa Tiếng Việt lạ và tra cứu từ điển tiếng Việt để hiểu thêm.
Đọc kĩ văn bản tra cứu các yếu tố Hán Việt, ghi vào sổ tay những từ khó hiểu và tra nghĩa trong từ điển.
Các yếu tố Hán Việt:
+ Thám: thăm dò
+ Minh: sáng
+ Tuấn: tài giỏi hơn người
+ Trường: dài
Ghép tiếng bảo (có nghĩa "giữ, chịu trách nhiệm") với mỗi tiếng sau để tạo thành từ phức và tìm hiểu nghĩa của mỗi từ đó (có thể sử dụng Từ điển tiếng Việt)):
đảm, hiểm, quản, tàng, toàn, tồn, trợ, vệ
1) bảo đảm: Cam đoan chịu trách nhiệm về một việc gì đó.
2) bảo hiểm: Giữ, phòng để khỏi xảy ra tai nạn nguy hiểm.
3) bảo quản: Giữ gìn, trông nom để khỏi hư hỏng, hao hụt.
4) bảo tàng: Sưu tầm, lưu giữ, bảo quản những hiện vật có giá trị lịch sử, văn hóa, văn minh.
5) bảo toàn: Giữ nguyên vẹn như vốn có, không để mất mát, hư hỏng trong quá trình vận hành.
6) bảo tồn: Giữ nguyên hiện trạng, không để mất đi.
7) bảo trợ: Trợ giúp, đỡ đầu.
8) bảo vệ: Giữ gìn chống sự xâm phạm để khỏi bị hư hỏng, mất mát.
1. Đọc bài báo Tiếng Anh có 1 cụm từ thấy khó hiểu, Hoàn đã tra từ điển để tìm cụm từ đó nhưng trong từ điển không có. Hòa định tới nhờ cô giáo dạy Tiếng Anh giải thích. Hòa chia sẻ ý định đó với Mai. Mai khuyên Hòa hãy nỗ lực tìm hiểu thêm không nên hỏi cô giáo vì như thế không có tính tự lập.
a) Em có đồng ý với lời khuyên của Mai hay không? Tại sao?
b) Nếu em là Mai em sẽ nói gì với Hòa?
2. Đang giải bài tập Tiếng Anh bắt gặp 1 cụm từ khó. Bình không làm được vội chạy sang phòng chị làm hộ. Chị Bình cũng không biết cụm từ Tiếng Anh đó là gì nên không làm được. Chán nản Bình cất sách đi ngủ để mai lên lớp cô giáo chữa bài.
a) Nhận xét về việc làm của Bình?
b) Nếu là Bình em sẽ làm như thê nào?
Giúp mik với sắp thi học kì I rồi. Cảm ơn các bạn trước.
Trong Từ điển tiếng Việt, từ dềnh dàng có 2 nghĩa sau: (1) chậm chạp, không khẩn
trương, để mất nhiều thì giờ vào những việc phụ hoặc không cần thiết; (2) to lớn và gây cảm giác cồng kềnh. Theo em, từ dềnh dàng trong đoạn thơ sau nên được hiểu theo nghĩa nào? Dựa vào đâu em có thể xác định được như vậy?
Bỗng nhận ra hương ổi
Phả vào trong gió se
Sương chùng chình qua ngõ
Hình như thu đã về.
Sông được lúc dềnh dàng
Chim bắt đầu vội vã
Có đám mây mùa hạ
Vắt nửa mình sang thu
(Hữu Thỉnh, Sang thu)
- Theo em, từ dềnh dàng trong đoạn thơ sau nên được hiểu theo nghĩa thứ nhất: chậm chạp, không khẩn trương, để mất nhiều thì giờ vào những việc phụ hoặc không cần thiết
- Lý do xác định như vậy:
+ Từ "chùng chình" trong câu thơ trước vốn là từ diễn tả hành động cố ý làm chậm chạp để kéo dài thời gian nên từ "dềnh dàng" phía sau cũng cần được hiểu theo nghĩa phù hợp như vậy.
+ Câu thơ sau xuất hiện từ "vội vã", là từ miêu tả trạng thái rất vội, hết sức muốn tranh thủ thời gian cho kịp, phù hợp với diễn tiến tâm trạng, thiên nhiên sang thu của bài thơ.
Đọc kĩ các câu sau (trích từ Truyện Kiều của Nguyễn Du), chú ý những từ in đậm:
a) – Gần xa nô nức yến anh,
Chị em sắm sửa bộ hành chơi xuân.
Dập dìu tài tử giai nhân,
Ngựa xe như nước áo quần như nêm.
b) – Được lời như cởi tấm lòng,
Giở kim thoa với khăn hồng trao tay.
– Cũng nhà hành viện xưa nay,
Cũng phường bán thịt cũng tay buôn người.
Tra từ điển tiếng Việt (chẳng hạn Từ điển tiếng Việt, Viện Ngôn ngữ học, Hoàng Phê chủ biên, 2002) để biết nghĩa của từ xuân, từ tay trong các câu trên và cho biết nghĩa nào là nghĩa gốc, nghĩa nào là nghĩa chuyển. Trong trường hợp có nghĩa chuyển thì nghĩa chuyển đó được hình thành theo phương thức chuyển nghĩa nào?
Từ “xuân”
+ Nghĩa gốc: mùa chuyển tiếp từ đông sang hạ, thời tiết ấm dần, thường được xem là thời điểm mở đầu của năm mới
+ Nghĩa chuyển: chỉ tuổi trẻ, thời trẻ
Từ “tay”
+ Nghĩa gốc: bộ phận trên cơ thể, từ vai đến các ngón, dùng để cầm nắm
+ Nghĩa chuyển: giỏi về một chuyên ngành, một lĩnh vực nào đó
→ Sự chuyển nghĩa của từ theo hai phương thức: ẩn dụ, hoán dụ.
tra từ điển hán việt để tìm hiểu ý nghĩa của tên mình(Từ Tiệp).
giúp mình với.Mình đang cần gấp,ai nhanh mình tick cho.
Cám ơn.
Bn vào link này nè :
https://hvdic.thivien.net/hv/tiệp
-Học tốt-
+ Điệp có ý nghĩa con bướm. Màu sắc rực rỡ, dễ gây sự chú ý. Là sự tự do, cuộc sống thoải mái, bình an. Có ý chỉ sự xinh đẹp, đáng yêu, tạo cảm giác vui tươi, thanh thản.
+ Điệp có ý nghĩa hoa phượng. Báo hiệu kỳ nghỉ sau thời gian học tập, với màu đỏ thể hiện quyền lực, niềm tin và sự cố gắng để đạt được những điều tốt đẹp nhất. Hình dáng như đuôi loài chim phượng, thể hiện sự quý tộc, sang trọng.
+ Điệp có ý nghĩa vang dội. Những thành quả, chiến công đạt được sau quá trình cố gắng, nỗ lực. Vang lên mạnh mẽ, có sức ảnh hưởng lớn.
Quan sát một từ điển tiếng Việt và cho biết:
Quyển sách đó được dùng để làm gì?
Quyển sách đó được dùng để tra cứu và giải thích nghĩa của từ.
Đi khắp Đông Tây, thật hiếm có ngôn ngữ nào chứa từ tượng hình và tượng thanh nhiều như Tiếng Việt.
Tuy nhiên, dù Tiếng Việt đẹp bao nhiêu, dễ học, dễ nhớ bao nhiêu thì vẫn có không ít người Việt hay bị nhầm lẫn trong cách sử dụng từ.
Dám cá rằng, không ít bạn trong chúng ta sử dụng những cặp từ này hàng ngày nhưng vẫn khó tránh khỏi sai sót. Hãy cùng xem đó là cặp từ gì và chia sẻ xem bạn có hay dùng nhầm không nhé!
1. Chia sẻ hay chia xẻ
Hẳn nói đến cặp từ này, không ít bạn quả quyết "chia sẻ" mới là từ đúng bởi ít khi nhìn thấy ai dùng từ "chia xẻ" cả. Nhưng bạn có hay, hai từ này đều được sử dụng, mặc dù nghĩa của chúng có hơi khác nhau.
Từ "chia sẻ", "chia" có nghĩa là làm ra thành từng phần, từ một chỉnh thể; "sẻ" là chia bớt ra, lấy ra một phần. Do đó, "chia sẻ" có nghĩa là cùng chia với nhau để cùng hưởng, hoặc cùng chịu đựng. (ví dụ: Chia cơm sẻ áo, chia sẻ nỗi buồn).
10 cặp từ ai cũng hay bị lẫn lộn trong Tiếng Việt - Ảnh 1.
"Chia xẻ" – "chia" vẫn có nghĩa là làm nhỏ ra thành từng phần từ một chỉnh thể, trong khi đó "xẻ" nghĩa là chia, bổ, cắt cho rời ra theo chiều dọc, không để dính liền nhau nữa, hay có nghĩa là đào cái gì cho thông, thoát (VD: xẻ rãnh thoát nước).
Bởi vậy, có thể nói, hai từ "chia sẻ" và "chia xẻ" này cùng là động từ, có nghĩa gần giống nhau nhưng cách dùng từ khác nhau. Bạn nên chọn từ đúng trong mỗi trường hợp, chứ đừng cãi cố là không có từ "chia xẻ" nhé!
2. Giả thuyết hay giả thiết
Trời, từ này là cực hay nhầm lẫn luôn đó! Có người thì khăng khăng nói rằng, chỉ có "giả thuyết" mới đúng và dùng trong tất cả các trường hợp, người khác thì lại quả quyết - "giả thiết" mới thật chính xác. Và sự thật là... cả hai từ đều dùng được nhưng ở trong các trường hợp khác nhau.
Cụ thể, "giả thuyết" được sử dụng trong trường hợp muốn nêu luận điểm mới trong khoa học để giải thích một hiện tượng tự nhiên nào đó và tạm được chấp nhận, chưa được kiểm nghiệm, kiểm chứng.
10 cặp từ ai cũng hay bị lẫn lộn trong Tiếng Việt - Ảnh 2.
Trong khi đó, "giả thiết" được dùng để chỉ điều cho trước trong một định lý hay một bài toán để căn cứ vào đó mà suy ra kết luận của định lý hay để giải bài toán.
Một định nghĩa khác được đề cập trong Từ điển tiếng Việt của Hoàng Phê như sau: "giả thiết" - điều coi như là có thật, nêu ra làm căn cứ để phân tích, suy luận, giả định. Bởi vậy, hai từ "giả thiết" và "giả thuyết" đều đúng, chỉ là bạn nên chọn từ thật đúng trong mỗi trường hợp mà thôi.
3. Độc giả hay đọc giả
Cần chỉ rõ rằng, "độc giả" là từ Hán Việt gồm hai chữ gốc Hán: "độc" mang ý nghĩa "đọc" hay "học" và "giả" mang ý nghĩa "người". Khi hai chữ đó được kết hợp với nhau, từ "độc giả" có nghĩa là "người đọc".
Trong từ điển Tiếng Việt của Hoàng Phê xuất bản năm 2000, trang 336 cũng có định nghĩa từ "độc giả" – đó là người đọc sách báo, trong quan hệ với tác giả, nhà xuất bản, cơ quan báo chí, thư viện.
10 cặp từ ai cũng hay bị lẫn lộn trong Tiếng Việt - Ảnh 3.
Trong khi đó, từ "đọc giả" được một số người sử dụng với nghĩa "người đọc" hay "bạn đọc" – bao gồm "đọc" là một từ thuần Việt và "giả" là một chữ Hán Việt. Khi ghép hai từ này vào, ta sẽ nhận thấy một sự kết hợp không hợp lý.
Bởi vậy có thể khẳng định rằng, "độc giả" mới là từ đúng.
4. Chín mùi hay chín muồi
Theo định nghĩa của Hoàng Phê – trong Từ điển Tiếng Việt 2000 (trang 161) có đề cập "chín muồi" là (quả cây) rất chín, đạt đến độ ngon nhất. Đạt đến độ phát triển đầy đủ nhất, để có thể chuyển giai đoạn hoặc trạng thái. (VD: Điều kiện để chín muồi).
10 cặp từ ai cũng hay bị lẫn lộn trong Tiếng Việt - Ảnh 4.
Nhưng lại có rất ít từ điển đề cập đến từ "chín mùi". Ngay cả từ điển của Nguyễn Kim Thản (2005) cũng chỉ nêu "chín muồi" là…. chín mùi như một cách nói tắt.
Bởi vậy, có thể khẳng định, từ đúng ở đây phải là "chín muồi".
5. Tựu chung hay tựu trung
Trường hợp đúng ở đây phải là "tựu trung". Tuy nhiên, không ít người dùng "tựu chung" hàng ngày bởi họ cho rằng, nghĩa của "chung" trong "tựu chung" giống trong từ "chung quy".
10 cặp từ ai cũng hay bị lẫn lộn trong Tiếng Việt - Ảnh 5.
Thật ra, từ "tựu trung" - "tựu" có nghĩa là tới (tề tựu); trung: là ở giữa, trong, bên trong. "Tựu trung" có nghĩa là tóm lại, biểu thị điều sắp nêu ra là cái chung, cái chính trong những điều vừa nói đến. Ví dụ: Mỗi người nói một kiểu nhưng tựu trung đều tán thành cả.
6. Vô hình chung hay vô hình trung
Không ít người thường dùng từ "vô hình chung" thay cho từ "vô hình trung" bởi nghĩ từ "chung" có nghĩa là chung quy. Tuy nhiên, cách hiểu này không đúng.
10 cặp từ ai cũng hay bị lẫn lộn trong Tiếng Việt - Ảnh 6.
Theo nghĩa Hán Việt, "vô hình trung" có nghĩa là "trong cái vô hình". Còn trong Từ điển Tiếng Việt có định nghĩa: "vô hình trung": tuy không có chủ định, không cố ý nhưng tự nhiên lại là (tạo ra, gây ra việc nói đến). Ví dụ: "Anh không nói gì, vô hình trung đã làm hại nó".
Trong khi đó, không có từ điển nào đề cập đến định nghĩa của từ "vô hình chung" cả. Vì thế, "vô hình trung" là từ đúng; còn "vô hình chung" là sai.
7. Nhậm chức hay nhận chức
Theo nghĩa Hán Việt, "nhậm" trong từ "nhậm chức" là gánh vác công vụ, nhiệm vụ; "chức" là chức trách, việc quan, bổn phận. "Nhậm chức" là giữ chức vụ, gánh vác, đảm đương chức vụ do cấp trên giao cho, hiểu đơn giản, cấp trên bổ nhiệm, cấp dưới nhậm chức.
10 cặp từ ai cũng hay bị lẫn lộn trong Tiếng Việt - Ảnh 7.
Trong khi đó, từ "nhận chức" trong nghĩa Hán Nôm thì "nhận" là tiếp đón, chịu lấy, lĩnh lấy; nên "nhận chức" là nhận chức vụ, nhưng không diễn tả được trách nhiệm với chức vụ đó. Theo nghĩa Hán, "nhận" là nhìn, biết, chịu, bằng lòng nên "nhận chức" không có nghĩa.
Do đó, dù theo từ điển Hán Nôm, hay Hán Việt thì từ "nhận chức" đều không có nghĩa diễn tả được trách nhiệm đối với chức vụ. Do đó, từ đúng phải là "nhậm chức".
8. Chẩn đoán hay chuẩn đoán
Bạn cho rằng, chẩn đoán và chuẩn đoán là giống nhau ư? Nhưng sự thật là, trong này chỉ có một từ đúng mà thôi.
"Chẩn đoán" - "chẩn" có nghĩa là xác định, phân biệt dựa theo những triệu chứng, dấu hiệu có sẵn; "đoán" có nghĩa là dựa vào cái có sẵn, đã thấy, đã biết để tìm cách suy ra điều chủ yếu còn chưa rõ hoặc chưa xảy ra.
Như vậy, "chẩn đoán" có nghĩa là xác định bệnh, dựa theo triệu chứng và kết quả xét nghiệm (theo Từ điển Tiếng Việt). VD: Chẩn đoán bệnh có đúng thì điều trị mới có hiệu quả.
10 cặp từ ai cũng hay bị lẫn lộn trong Tiếng Việt - Ảnh 8.
Trong khi đó, "chuẩn" trong từ "chuẩn đoán" lại không hề mang nghĩa như vậy. Từ "chuẩn" chỉ có nghĩa là cái được chọn làm căn cứ để đối chiếu, hướng theo đó mà làm đúng; hay là cái được công nhận là đúng theo quy định hoặc theo thói quen trong xã hội mà thôi.
Vì vậy, "chẩn đoán" mới là từ đúng.
9. Tham quan hay thăm quan
Nhiều người cho rằng, "tham quan" hay "thăm quan" giống nhau về nghĩa nên có thể sử dụng xen lẫn được. Nhưng sự thật là chỉ có 1 từ đúng thôi – và đó là "tham quan". Thử phân tách nghĩa các từ ra nhé!
Từ "thăm quan" được gắn nghĩa từ "thăm" - đến nơi nào đó bày tỏ sự quan tâm, hỏi han (đi thăm người ốm) hay xem xét để biết tình hình (thăm trường, lớp)… với từ "quan" – quan sát.
10 cặp từ ai cũng hay bị lẫn lộn trong Tiếng Việt - Ảnh 9.
Trong khi từ "tham quan" (động từ) - theo gốc Hán thì "tham" có nghĩa là thêm vào; "quan" là quan sát, nhìn nhận. Do đó, "tham quan" nghĩa là đi tận nơi để quan sát, mở rộng hiểu biết và học hỏi kinh nghiệm.
Tuy nhiên, từ này đồng âm khác nghĩa với từ "tham quan" (danh từ) chỉ viên quan có tính tham lam. Bởi vậy, từ "tham quan" mới là từ chính xác.
10. Sát nhập hay sáp nhập
Nếu ai đó hỏi bạn từ "sát nhập" hay "sáp nhập" mới đúng. Bạn sẽ trả lời sao? Sự thật là gốc của 2 từ "sát nhập" và "sáp nhập" này bắt nguồn từ "sáp nhập" – một từ ngoại lai. Trong đó, "Sáp" có nghĩa là cắm vào, cài vào; còn "Nhập" nghĩa là vào, tham gia vào, đưa vào.
Do vậy, "sáp nhập" là nhập chung lại, gộp chung lại làm một. (Ví dụ: Sáp nhập ba xã làm một/ Công ty A sáp nhập vào công ty B). Với từ "sát nhập", từ "sát" là từ biến âm, biến thể dân gian của từ "sáp" mà ra. Từ "sát" trong tiếng Việt có nghĩa phái sinh từ từ "sáp".
10 cặp từ ai cũng hay bị lẫn lộn trong Tiếng Việt - Ảnh 10.
Ngoài nghĩa gốc là cắm vào, cài vào thì còn có nghĩa là liền ngay bên cạnh, xích gần lại đến mức không còn khoảng cách. Đứng trên quan điểm đồng đại, nhiều người sử dụng hai từ "sáp nhập" và "sát nhập" y như nhau. Một vài cuốn từ điển tiếng Việt đề cập đồng thời hai từ "sáp nhập" và "sát nhập" với nghĩa tương tự nhau.
Tuy nhiên, theo ý kiến của tiến sĩ Nguyễn Ngọc Quận – Trưởng Bộ môn Hán Nôm Khoa Văn học và khoa Ngôn ngữ - trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn thì không nên sử dụng hai từ này giống nhau bởi nó không thật hợp lý.
Từ "sát" – tức là cạnh đến mức không còn khoảng cách, còn "sáp" nghĩa là cắm vào, cài vào; nếu sử dụng chung, nghĩa gốc của từ "sáp" không còn, từ đó, nghĩa của từ đã bị thay đổi.
Hãy chia sẻ thêm về những cặp từ mà bạn hay nhầm lẫn qua bình luận ở dưới nhé!
10 điều cần làm khi học Tiếng Anh
Học tiếng Anh sẽ trở nên hiệu quả và khoa học hơn khi bạn biết vận dụng những điều sau:
1. Hãy tìm một quyển từ điển tốt: Từ điển bạn chọn phải là từ điển Anh-Anh và có thể có phần Anh-Việt trong cuốn từ điển này. Từ điển Anh-Anh sẽ giúp bạn hiểu ý nghĩa thật sự chi tiết của một từ, nó sẽ giúp bạn nhớ lâu hơn với các diễn giải dễ hiểu. Tất cả bằng tiếng anh nên bạn sẽ học được các từ khác nữa ngoài từ cần tra. Một số quyển từ điển hay: Từ điển Oxford, từ điển Cambridge
2. Lên lịch học cụ thể: Bạn nên học từ 30p đến 1h hàng ngày. Với lịch học này sẽ giúp bạn hòa hợp tốt giữa thời gian học và nghĩ ngơi. Hãy học theo lịch có sẵn nếu bạn muốn thông thạo tiếng anh.
3. Hãy tìm cảm hứng: Những người thành công với việc học tiếng anh điều thích tiếng anh. Thật sự là sự lãng phí thời gian và công sức khi bạn cố gắng học nhưng chẳng thấy tiếng anh có chút thú vị nào cả. Làm sao tìm được nguồn cảm hứng? Rất dễ. Nếu bạn là một fan bóng đá cuồng nhiệt, bạn hãy vào trang web của MU, Barc…Nếu bạn thích những bộ phim lãng mạng hay hành động của Mỹ, hãy download phim về và xem phim bản tiếng anh( có thể có phụ đề tiếng Việt) qua đó bạn có thể luyện nghe tiếng anh mỗi ngày thật thú vị….Còn rất nhiều, rất nhiều niềm cảm hứng nữa. Lên các trang học cùng VOA, BBC cũng là một thú vị khi vừa cập nhật tin tức vừa học được tiếng anh.
4. Hãy mắc lỗi và sửa: Chưa ai thành công với việc học tiếng anh mà chưa từng gặp lỗi. Lỗi càng nhiều sẽ giúp bạn có càng nhiều cơ hội sửa lỗi và tìm ra từ đúng hay câu đúng và tiến bộ từng ngày.
5. Tập thói quen “suy nghĩ” bằng tiếng anh: Thông thường chúng ta khi nói hay viết điều suy nghĩ bằng tiếng Việt và dịch sang tiếng Anh nhưng điều đó không mang lại sự phản xạ trong giao tiếp. Hãy tập suy nghĩ bằng tiếng anh ngay từ hôm nay.
6. Thực hành, thực hành và thực hành: Hãy tranh thủ mọi tình huống để thực tập các kỹ năng tiếng anh của bạn. Hãy nói chào bằng tiếng anh khi gặp người nước ngoài trên đường, hãy tham gia các câu lạc bộ tiếng anh, hãy tham gia thảo luận các chủ đề yêu thích trên các diễn đàn nước ngoài….Hãy tận dụng các tình huống để sử dụng tiếng anh.
7. Hãy tìm một người bạn để học tiếng anh: Bạn có thể rất giỏi trong việc tự học nhưng tiếng anh thì không thể học một mình. Bạn nên tìm một người bạn để cùng luyện tập tiếng anh. Nên tìm một người bạn cùng sở thích trên mạng, tránh học với bạn thân vì đã quá hiểu nhau nên chủ đề nói không nhiều và dễ bị lạc hướng, lang mang…Vừa được học, vừa tìm được bạn mới. Hãy bắt đầu ngay hôm nay.
8. Không quên trau dồi thêm ngữ pháp tiếng anh: Có lẽ việc chán nhất là phải học các cấu trúc ngữ pháp khô khan. Nhưng bạn có biết một người không dùng đúng ngữ pháp thì bị người bản xứ xem như là người “không bình thường”. Vì vậy việc học và sử dụng đúng ngữ pháp rất quan trọng trong quá trình học anh ngữ.
9. Tìm ra cách học phù hợp với bản thân nhất: Có vô số các phương pháp học hiệu quả nhưng chúng ta phải tìm hiểu kỹ và lựa chọn cho mình phương pháp phù hợp nhất. Hãy điều chỉnh cách học thích hợp nhưng đừng quá vội vàng thay đổi cách học vì có thể bạn chưa áp dụng đúng và chưa đủ thời gian để thấy hiệu quả.
10. Tìm một giáo viên giỏi, đặc biệt là giáo viên bản ngữ: Đây có lẽ là yếu tố quan trọng nhất vì khi được hướng dẫn đúng chúng ta sẽ tiết kiệm được rất nhiều thứ và đạt hiệu quả cao trong quá trình ôn luyện. Giáo viên bản ngữ luôn là lựa chọn hàng đầu cho việc học tiếng Anh hiệu quả nhất. Các bạn nên tìm tới trung tâm hoặc thầy cô giáo uy tín mà đúng là native teacher nhé. Tránh học các bác Tây balo hay là mấy bác người Philippine, Indonesia…