Lập dàn ý chung cho bài viết báo cáo nghiên cứu về 1 vấn đề xã hội😥
Viết bài báo cáo nghiên cứu về 1 vấn đề xã hội. Mong mn giúp em vs ạ😥
4. Nêu tóm tắt một số điểm khác biệt mà bạn cho là đáng lưu ý trong quy trình viết văn bản Nghị luận về một vấn đề xã hội và Viết báo cáo kết quả nghiên cứu về một vấn đề
Các bước | Kiểu bài Báo cáo kết quả nghiên cứu một vấn đề | Kiểu bài Nghị luận về một vấn đề xã hội |
Bước 1: Chuẩn bị viết |
| |
Bước 2: Tìm ý, lập dàn ý |
| |
Bước 3: Viết bài |
|
|
Bước 4: Xem lại chỉnh sửa |
|
Các bước | Kiểu bài Báo cáo kết quả nghiên cứu một vấn đề | Kiểu bài Nghị luận về một vấn đề xã hội |
Bước 1: Chuẩn bị viết | Xác định đề tài nghiên cứu. Đề tài phải có tín thiết thực, phù hợp. | Chọn đề tài mà bản thân thấy quen thuộc, hứng thú, có những ý kiến khác biệt |
Bước 2: Tìm ý, lập dàn ý | Chia thành các đề mục, bố cục rõ ràng | Cần có luận điểm, dẫn chứng lý lẽ. Bố cục cần được sắp xếp cho phù hợp |
Bước 3: Viết bài | - Nhan đề ngắn gọn, xúc tích, có nội dung và từ khóa. - Có phần tóm tắt. - Sử dụng ngôn ngữ khách quan, không dùng ngôn ngữ địa phương. | - Triển khai ý thành đoạn, thành bài (mỗi đoạn tương ứng với một luận điểm). - Có từ ngữ liên kết. |
Bước 4: Xem lại chỉnh sửa | Chỉnh sử phải theo đúng logic, thứ tự. | Luận điểm,dẫn chúng rõ ràng. Sắp xếp phải hơp lý |
Trình bày một số điểm cần lưu ý khi viết báo cáo nghiên cứu về một vấn đề tự nhiên hoặc xã hội.
1. Lưu ý về đề tài: | - Đề tài cụ thể, gần gũi với HS, nằm trong mối quan tâm của các em - Gắn với thực tế địa phương, có tính thời sự - Có tính khả thi (phù hợp với năng lực và điều kiện thực hiện của HS) - Là vấn đề đang được nhiều người quan tâm. |
2. Lưu ý về cách làm bài | - Nghiên cứu gắn với số liệu và cơ sở thực tiễn - Lưu ý về quy cách viết bài và trình bày bài nghiên cứu (đủ các phần và có đề mục đầy đủ, cần bổ sung các bảng biểu, số liệu thông kê nếu cần,…) |
3. Lưu ý về trích dẫn | - Cần trích dẫn nguồn đầy đủ, đúng quy cách và tiêu chuẩn |
Viết Nghiên cứu báo cáo về 1 vấn đề xã hội ( 2 mặt giấy hoặc hơn )
Nêu tóm tắt một số điểm khác biệt mà bạn cho là đáng lưu ý trong quy trình viết văn bản Nghị luận về một vấn đề xã hội và Viết báo cáo kết quả nghiên cứu một vấn đề (có thể sử dụng mẫu bảng dưới đây và làm vào vở):
Các bước | Kiểu bài Viết báo cáo kết quả nghiên cứu một vấn đề | Kiểu bài Nghị luận về một vấn đề xã hội |
Bước 1: Chuẩn bị viết |
|
|
Bước 2: Tìm ý, lập dàn ý |
|
|
Bước 3: Viết bài |
|
|
Bước 4: Xem lại và chỉnh sửa |
|
|
Các bước | Kiểu bài Báo cáo kết quả nghiên cứu một vấn đề | Kiểu bài Nghị luận về một vấn đề xã hội |
Bước 1: Chuẩn bị viết | Xác định đề tài nghiên cứu. Đề tài phải có tín thiết thực, phù hợp. | Chọn đề tài mà bản thân thấy quen thuộc, hứng thú, có những ý kiến khác biệt |
Bước 2: Tìm ý, lập dàn ý | Chia thành các đề mục, bố cục rõ ràng | Cần có luận điểm, dẫn chứng lý lẽ. Bố cục cần được sắp xếp cho phù hợp |
Bước 3: Viết bài | - Nhan đề ngắn gọn, xúc tích, có nội dung và từ khóa. - Có phần tóm tắt. - Sử dụng ngôn ngữ khách quan, không dùng ngôn ngữ địa phương. | - Triển khai ý thành đoạn, thành bài (mỗi đoạn tương ứng với một luận điểm). - Có từ ngữ liên kết. |
Bước 4: Xem lại chỉnh sửa | Chỉnh sử phải theo đúng logic, thứ tự. | Luận điểm,dẫn chúng rõ ràng. Sắp xếp phải hơp lý |
Tìm hiểu và viết báo cáo nghiên cứu về một vấn đề tự nhiên hoặc xã hội mà bạn và nhiều người quan tâm.
* Bài viết tham khảo:
NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HANH VI BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG CỦA HỌC SINH HIỆN NAY
Tóm tắt
Tình trạng bạo lực học đường hiện nay có chiều hướng gia tăng và diễn biến hết sức phức tạp. Vấn nạn bạo lực học đường đã trở thành tình trạng tức gây nhức nhối của ngành giáo dục và toàn xã hội. Những nhân tố ảnh hưởng đến hành vi bạo lực học đường cũng vô cùng phức tạp từ cá nhân, gia đình, bạn bè, trường học cho đến môi trường bên ngoài xã hội. Nghiên cứu này được thực hiện nhằm tìm ra những ảnh hưởng dẫn đến hành vi bạo lực học đường của học sinh hiện nay. Và với một số khảo sát đối với các học sinh khối THCS và THPT về vấn đề này, sau khi phân tích thu được kết quả như sau: hành vi bạo lực từ những học sinh nam chiếm ưu thế nhiều hơn học sinh nữ và xuất hiện đa phần ở khối THPT và THCS thì chiếm ít hơn.
Từ khóa: ảnh hưởng, bạo lực học đường
1. Giới thiệu
Bạo hành học đường được hiểu như là một hành động đối xử thô bạo của giới học sinh. Dưới góc độ pháp luật quy định tại Khoản 5 Điều 2 Nghị định 80/2017/NĐ-CP quy định Quy định về môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường thì “bạo lực học đường là hành vi hành hạ, ngược đãi, đánh đập; xâm hại thân thể, sức khỏe; lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm; cô lập, xua đuổi và các hành vi cố ý khác gây tổn hại về thể chất, tinh thần của người học xảy ra trong cơ sở giáo dục hoặc lớp độc lập ”. Như vậy có thể hiểu một cách chung nhất về bạo hành học đường đó là một hành vi gây thương tích một cách có chủ đích đối với người khác, gây tổn hại về mặt sức khỏe cũng như tinh thần của người bị hại, từ đó, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tâm lý, tính cách và tương lai của người đó. Đây là thực trạng phổ biến trên toàn cầu với mức độ, số lượng ngày càng tăng, theo thống kê về số liệu được Bộ Giáo dục và đào tạo đưa ra gần đây nhất, trong một năm học, toàn quốc xảy ra gần 1 vụ việc học sinh đánh nhau ở trong và ngoài trường học (khoảng 5 vụ/ngày). Cũng theo thống kê của Bộ Giáo dục và đào tạo, cứ khoảng trên 5 học sinh thì có một vụ đánh nhau; cứ hơn 11 HS thì có một em bị buộc thôi học vì đánh nhau; cứ 9 trường thì có một trường có học sinh đánh nhau..ông chỉ vậy, bạo lực có thể từ chính thầy cô, nhà trường với học sinh, từ học sinh cùng trường với nhau hoặc học sinh khác trường, có thể từ các mâu thuẫn rất nhỏ. Bạo lực học đường đã trở thành mối lo ngại của rất nhiều gia đình, các nhà trường và là nỗi trăn trở của toàn xã hội bởi hậu quả nghiêm trọng mà nó gây ra.
2. Sơ lược một số nghiên cứu liên quan
BLHĐ (bạo lực học đường) có thể xảy ra giữa GV và HS hoặc giữa các em HS với nhau, có từ 22,4 % đến 66,3 % HS cho biết, đã bị bạn học dùng điện thoại internet đưa tỉn nói xấu xúc phạm hoặc chửi mắng, đe dọa; 2,2 % bị bạn dùng hung khí tấn công. Từ 22,2 % đến 62,5 % HS cho biết, có thực hiện bạo lực với bạn học, trong khi đó , nhiều nhất ( 6,0 % ) HS nói xấu xúc phạm thầy cô. HS cho biết có tình trạng GV xúc phạm HS ( 27,1 % ). 7,1 % HS bị thầy cô nói xấu xúc phạm và 18,3 % bị thầy cô đánh. Như vậy, chủ thể và đối tượng của BLHĐ chủ yếu là HS.
BLHĐ có hình thức rất đa dạng, có thể là chửi mắng sỉ nhục hoặc dùng điện thoại internet đưa tin nói xấu nhau. Mức độ nghiêm trọng là HS đánh nhau và dùng hung khí tấn công bạn học / thầy cô , phổ biến nhất là nói xấu , xúc phạm bạn ( 62,5 % ). đánh nhau cũng khá cao ( 29,8 % ). Cá biệt , có 2,2 % dùng hung khí tấn công bạn , từ 0,6 % đến 6,0 % HS đã thực hiện một số hình thức bạo lực với GV , 18,3 % bị thầy cô đánh , 8,5 % bị thầy cô chửi mắng sỉ nhục và 7,1 % bị thầy cô xúc phạm.
BLHD gồm hai cấp độ chính: (1) Bạo lực bằng ngôn ngữ gây tổn hại về mặt tinh thần , bao gồm các hình thức cụ thể như : Nói xấu xúc phạm ; chửi mắng sỉ nhục; Sử dụng điện thoại internet đưa tỉn nói xấu , xúc phạm đe dọa bạn / thầy cô và (2) bạo lực bằng hành động gây tổn hại thể xác , bao gồm : Có hành động đe dọa ; Đánh; Sử dụng hung khí tấn công bạn / thầy cô. Kết quả điều tra cho thấy , HS bị bạo lực cả bằng ngôn ngữ.
Trong một nghiên cứu mới đây về Đề tài bạo lực học đường - một đề tài nghiên cứu khoa học cấp Quốc gia, PGS. Nguyễn Thị Mỹ Trinh, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam cho biết, tình trạng bạo lực học đường (BLHĐ) ở Việt nam xảy ra ngày càng thường xuyên hơn, mở rộng đối tượng bị bạo lực và gây bạo lực.
Số liệu thống kê năm 2012 cho thấy tình trạng BLHĐ ở Việt Nam đã tăng gấp 10 lần so với 10 năm trước đó. Một báo cáo về BLHD do UNESCO thực hiện ở Việt Nam năm 2014- 2015 cũng cho thấy, hơn một nửa (51%) số học sinh (HS) tham gia khảo sát (2636 em) cho biết là đã trải qua ít nhất một hình thức bạo lực trong vòng 6 tháng trước cuộc khảo sát.
Và theo điều tra của chuyên gia xã hội học, 80% số vụ xô xát giữa các em học sinh bắt nguồn từ xích mích nhưng thay vì tìm cách giảng hòa, các em đã chọn “nắm đấm” và nguy hiểm hơn là dùng hung khí. Thực ra lớp học, giảng đường là một phần và là tấm gương phản ánh trung thực xã hội bên ngoài, nơi bạo lực dường như đã trở thành một phương thức phổ biến, hữu hiệu để giải quyết mâu thuẫn.
Hậu quả để lại luôn rất nghiêm trọng. Với những nạn nhân là nỗi đau về thể xác và vết thương khó bề liền sẹo về tinh thần. Với gia đình là không khí căng thẳng, là sự đau đớn khi con cái bị thương tích, thậm chí mất mạng. Với trường học là cảm giác nặng nề, bất an luôn bao trùm. Với xã hội là sự lệch lạc của những quy chuẩn đạo đức, an ninh trật tự, an toàn xã hội bị đe dọa.
Theo điều tra của chuyên gia xã hội học, 80% số vụ xô xát giữa các em học sinh bắt nguồn từ xích mích nhưng thay vì tìm cách giảng hòa, các em đã chọn “nắm đấm” và nguy hiểm hơn là dùng hung khí. Thực ra lớp học, giảng đường là một phần và là tấm gương phản ánh trung thực xã hội bên ngoài, nơi bạo lực dường như đã trở thành một phương thức phổ biến, hữu hiệu để giải quyết mâu thuẫn.
Hậu quả để lại luôn rất nghiêm trọng. Với những nạn nhân là nỗi đau về thể xác và vết thương khó bề liền sẹo về tinh thần. Với gia đình là không khí căng thẳng, là sự đau đớn khi con cái bị thương tích, thậm chí mất mạng. Với trường học là cảm giác nặng nề, bất an luôn bao trùm.
Với xã hội là sự lệch lạc của những quy chuẩn đạo đức, an ninh trật tự, an toàn xã hội bị đe dọa.
3. Một số nhân tố ảnh hưởng đến bạo lực học đường
3.1. Những yếu tố thuộc về chính bản thân học sinh
3.1.1. Yếu tố sinh lý
Thanh thiếu niên ở độ tuổi từ 12 đến 18 đang ở trong giai đoạn dậy thì với những dấu hiệu rất rõ nét và diễn ra hết sức nhanh chóng ở hệ thống thần kinh, hệ thống các cơ quan trong cơ thể, sự phát triển nhanh chóng của các cơ quan tế bào màng não, bộ phận sinh dục bắt đầu hoàn thiện, và bắt đầu có những cảm giác tò mò muốn tìm hiểu về giới tính. Những điều này có ảnh hưởng trực tiếp đến diễn biến tâm lí, cảm xúc, tinh thần, hành vi của thanh thiếu niên.
3.1.2. Yếu tố tâm lý
Thanh thiếu niên trong giai đoạn tuổi dậy thì, hệ thống thần kinh ở vào trạng thái chưa ổn định, về nhận thức, tình cảm, ý chí có sự thay đổi, điều này dễ khiến cho các em dễ hưng phấn, dễ hành động và làm việc theo cảm tính, dễ bị ảnh hưởng bởi những yếu tố tác động từ bên ngoài.
3.1.3. Sự không cân bằng trong phát triển tâm sinh lí
Do thời kì thanh thiếu niên có sự phát triển không đồng bộ và không cân bằng về tâm sinh lí, cùng với những hạn chế về kiến thức xã hội, do đó ở giai đoạn này thanh niên dễ nảy sinh những hành vi bạo lực.
3.1.4. Một số yếu tố khác từ bản thân học sinh
Học sinh có tiền án, tiền sự vi phạm pháp luật; học sinh có sử dụng các chất kích thích; học sinh có những vấn đề về tâm lý như hiếu động, giảm tập trung chú ý, lo âu, trầm cảm,…; học sinh tham gia vào các hiệp hội, băng nhóm bạo lực hoặc có liên quan đến các đường dây bạo lực;…
3.2. Những yếu tố ảnh hưởng thuộc về gia đình, nhà trường và xã hội
3.2.1. Ảnh hưởng từ gia đình
a. Sự buông lỏng trong quản lý và giáo dục con cái của gia đình
b. Môi trường gia đình phức tạp
c. Nhân cách, đạo đức của cha mẹ chưa tốt
d. Những ảnh hưởng của điều kiện kinh tế gia đình
3.2. Ảnh hưởng từ trường học
a. Sự phân bổ trình độ học sinh chưa hợp lý
b. Quan niệm giáo dục thiên lệch
c. Mối quan hệ giữa thầy và trò chưa tốt
d. Vai trò quản lý của nhà trường chưa chặt chẽ
e. Giáo dục luật pháp chưa triệt để và thiếu sót hỗ trợ tâm lý, giáo dục kỹ năng mềm
3.2.3 Ảnh hưởng từ xã hội
a. Những nhân tố tiêu cực và các yếu tố văn hóa không lành mạnh trong xã hội
b. Những ảnh hưởng của môi trường xung quanh trường học.
4. Phương pháp và số liệu dùng cho nghiên cứu
4.1. Phương pháp nghiên cứu
- Tổng số HS trung học được chọn vào mẫu khảo sát định lượng là 496 trường hợp tại 8 trường.
- Sử dụng các phương pháp chọn mẫu đảm bảo tính đại diện.
- Sử dụng các phương pháp thu thập thông tin.
- Phương pháp phân tích dữ liệu.
5. Kết luận và một số kiến nghị nhằm hạn chế hành vi bạo lực học đường
5.1. Kết luận
Bao lực học đường là một hiện tượng phổ biến ở học sinh. Hai phần ba học sinh được khảo sát đã trải nghiệm qua hành vi bạo lực này ở vị trí là người đi bắt nạt hoặc bị bắt nạt. Hành vi bạo lực học đường xảy ra dưới nhiều hình thức khác nhau. Hành vi bạo lực học đường và bắt nạt học đường có mối tương quan với nhau. Hành vi bạo lực học đường không chỉ xảy ra trong khuôn viên trường học, theo phản ánh của học sinh hành vi này xảy ra cả trong và ngoài trường học, nhất là những nơi kín đáo không có giáo viên vàngười lớn qua lại. Hành vi bao lực học đường liên quan đến nhiều hiện tượng tâm lý cá nhân và xã hội của học sinh. Mức độ căng thẳng tâm lý ở trường học,khó khăn trong giao tiếp, mức độ thay đổi cảm xúc, mức độ mâu thuẫn với bạn, có xu hướng gia tăng ở nhóm học sinh có hành vi bạo lực. Đây là những yếu tố khơi nguồn hoặc duy trì hành vi bạo lực của họcsinh.
5.2. Một số kiến nghị nhằm hạn chế hành vi bạo lực học đường
- Thứ nhất là đối với HS: HS cần nhận thức đúng đắn về BLHD để có thể tự kiểm soát và định hướng hành vi.
- Thứ hai là đối với GĐ: Các bậc phụ huynh cần quan tâm sâu sát đến quá trình học tập và rèn luyện của con em mình.
- Thứ ba là đối với nhà trường: GV chủ nhiệm cần làm tốt hơn nữa công tác quản lý HS, cần quan tâm nhiều hơn đến những HS cá biệt. Ngoài ra, GV cần thông qua các tiết sinh hoạt ngoài giờ lên lớp thông tin cho HS về vấn đề BLHD để các em có nhận thức đầy đủ và đúng đắn về vấn đề này, từ đó, có những hành vi tích cực hơn.
- Thứ tư là đối với xã hội: Các cấp, các ngành liên quan cần xem xét nghiêm túc vấn để BLHĐ để có những biện pháp hiệu quả nhất.
Tài liêu tham khảo
ums.vnu.edu/bao-luc-hoc-duong-nguyen-nhan-va-bien-phap-phong-tranh/
luathoangphi/bao-luc-hoc-duong-la-gi/
nhandan/khoa-hoc-giao-duc-hangthang/bao-luc-hoc-duong-s-o-s-184556/
tienphong/bao-luc-hoc-duong-gia-tang-gap-10-lan-post1102433.tpo
suckhoetamthan/tam-ly-thuc-hanh/Nhung-yeu-to-anh-huong-den-hanh-vi-bao-luc-hoc- duong-1319
slideshare/ebookfree247/mot-so-nhan-to-anh-huong-den-bao-luc-hoc-duong-trong-hoc- sinh-hien-nay
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hanh vi bạo lực học đường của học sinh hiện nay
Bài tập: Em hãy thay mặt nhóm để viết báo cáo nghiên cứu về vấn đề tác động của việc sử dụng mạng xã hội đến tình hình học tập của học sinh trường em.
Tóm tắt:
Hiện nay, mạng xã hội trở thành một phương tiện phổ biến với những tính năng đa dạng cho phép người dùng kết nối, chia sẻ, tiếp nhận thông tin một cách nhanh chóng, hiệu quả. Sư phát triển của mạng xã hội ảnh hưởng không nhỏ tới đời sống của toàn xã hội, trong đó bao gồm cả học sinh. Qua mạng xã hội, các em tiếp nhận thông tin một cách nhanh chóng, xong chưa có tính chọn lọc. Điều này dẫn đến một bộ phận học sinh hiểu sai, không đúng về một vấn đề nào đó. Việc nghiên cứu đề tài này, giúp chúng em có cái nhìn khách quan, toàn diện về nhiều khía cạnh để từ đó tìm kiếm những giải pháp phù hợp giúp học sinh tránh xa được các tác động xấu của mạng xã hội....
1. Đặt vấn đề
11. Mục đích
- Làm rõ ảnh hưởng của việc sử dụng mạng xã hội Facebook đến học tập, đời sống của sinh viên hiện nay để từ đó đưa ra một số khuyến nghị giúp nâng cao hiệu quả sử dụng Facebook của sinh viên
1.2. Nhiệm vụ
- Mô tả thực trạng sử dụng Facebook của học sinh (mục đích sử dụng, thời gian sử dụng, thời điểm sử dụng, tần suất sử dụng, phương tiện truy cập,…)
- Phân tích ảnh hưởng của việc sử dụng mạng xã hội Facebook đến học tập của sinh viên.
- Phân tích ảnh hưởng của việc sử dụng mạng xã hội Facebook đến đời sống của học sinh (các quan hệ xã hội).1.3. Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu
2. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu
2.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
a. Các nghiên cứu liên quan đến mạng xã hội và mạng xã hội
b. Các nghiên cứu về ảnh hưởng của mạng xã hội và mạng xã hội Facebook
c. Một số nhận xét
2.2. Phương pháp nghiên cứu
a. Câu hỏi nghiên cứu
b. Công cụ nghiên cứu
c. Mẫu nghiên cứu
d. Phân tích và xử lí kết quả nghiên cứu
2.3. Kết quả nghiên cứu
2.3.1. Thực trạng việc sử dụng mạng xã hội của học sinh
2.3.2. Tác động xấu của việc sử dụng mạng xã hội đến tình hình học tập của học sinh
2.3.3. Tác động tốt của việc sử dụng mạng xã hội đến tình hình học tập của học sinh
...
3. Kết luận
Viết báo cáo nghiên cứu về một vấn đề tự nhiên hoặc xã hội là ghi lại những kết quả đã nghiên cứu được về một đề tài thuộc lĩnh vực tự nhiên (vật lí, hóa học, sinh học,...) hoặc xã hội (văn học, lịch sử, chính trị, văn hóa,...) mà em quan tâm.
- Văn bản trên gồm 4 phần:
Tóm tắt: Nêu tên đề tài/ nhan đề báo cáo Bảo tồn đa dạng sinh học chim ở một số khu bảo tồn vùng Đông Bắc Việt Nam và tóm tắt mục tiêu, phương pháp, phạm vi nghiên cứu.
Mở đầu: Nêu vấn đề nghiên cứu; Nêu lí do thực hiện nghiên cứu; Nêu nhiệm vụ, câu hỏi, phương pháp và phạm vi nghiên cứu, trích dẫn nguồn tài liệu tham khảo
Nội dung nghiên cứu: Nêu cơ sở lý luận, trình bày kết quả khảo sát và lí giải, phân tích ý nghĩa của các dữ liệu, đề xuất giải pháp dựa trên kết quả khảo sát thực trạng.
Kết luận: Tóm tắt kết quả nghiên cứu và trình bày danh mục tài liệu tham khảo.
- Nội dung nghiên cứu gồm:
+ Về điều kiện học tập trực tuyến.
+ Về các hoạt động học tập của học sinh trong thời gian học trực tuyến.
+ Về hiệu quả của hoạt động trực tuyến.
- Kết quả nghiên cứu được thể hiện qua các đề mục:
+ Điều kiện học tập trực tuyến: thiết bị học tập và đường truyền internet, kĩ năng sử dụng công nghệ thông tin và kĩ năng học tập trực tuyến của học sinh.
+ Thực trạng học tập trực tuyến: thời lượng học, các môn học trực tuyến, hoạt động học trực tuyến của học sinh.
+ Khó khăn gặp phải trong quá trình học trực tuyến.
+ Hiệu quả học tập trực tuyến.
- Việc đưa các biểu đồ vào báo cáo nhằm mục đích: tăng tính khoa học, dễ nhìn, rõ ràng.
Lập bảng so sánh và chỉ ra những điểm tương đồng, khác biệt về yêu cầu trong cách viết giữa hai kiểu văn bản:
- Văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội trong tác phẩm văn học và văn bản nghị luận về một tác phẩm văn học.
- Báo cáo nghiên cứu về một vấn đề tự nhiên hoặc xã hội và thuyết minh có lồng ghép một hay nhiều yếu tố như miêu tả, tự sự, biểu cảm, nghị luận.
- Văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội trong tác phẩm văn học và văn bản nghị luận về một tác phẩm văn học.
Nội dung | Văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội trong tác phẩm văn học | Văn bản nghị luận về một tác phẩm văn học |
Giống nhau | - Đều có mục đích thuyết phục và đưa ra lập luận để chứng minh quan điểm của tác giả. - Đều sử dụng các phương tiện văn học, lí lẽ và bằng chứng để chứng minh quan điểm. - Cần sử dụng cách suy nghĩ logic và cấu trúc rõ ràng để thuyết phục người đọc. | |
Khác nhau | - Thuyết phục người đọc đồng ý với quan điểm của tác giả về vấn đề xã hội. - Đưa ra lập luận về vấn đề có liên quan đến tác phẩm văn học và vấn đề xã hội. - Sử dụng lí lẽ và bằng chứng để bày tỏ thái độ. | - Thuyết phục người đọc đồng ý với giá trị của tác phẩm. - Đưa ra lập luận về giá trị văn học và cách tác giả sử dụng các phương tiện văn học. - Sử dụng các phân tích cụ thể để chỉ ra giá trị tác phẩm. |
- Báo cáo nghiên cứu về một vấn đề tự nhiên hoặc xã hội và thuyết minh có lồng ghép một hay nhiều yếu tố như miêu tả, tự sự, biểu cảm, nghị luận.
Nội dung | Báo cáo nghiên cứu về một vấn đề tự nhiên hoặc xã hội | Thuyết minh có lồng ghép một hay nhiều yếu tố như miêu tả, tự sự, biểu cảm, nghị luận |
Giống nhau | - Đều đề cập đến vấn đề cụ thể. - Có tính khách quan, ngôn ngữ trang trọng. - Yêu cầu sử dụng các thông tin xác thực, đáng tin cậy. | |
Khác nhau | - Yêu cầu sử dụng phương pháp nghiên cứu khoa học, dữ liệu thống kê,... - Sử dụng lời văn khoa học, trang trọng. - Tập trung để đưa ra kết quả nghiên cứu. | - Không cần sử dụng phương pháp nghiên cứu khoa học, các dữ liệu thống kê,... - Không bắt buộc sử dụng lời văn trang trọng, cấu trúc khoa học,... |