Đông du khởi xướng, bôn ba những ngày
Là ai?
Câu 41: Hóa giang giữ trọn lời thề?
Câu 42: Đại Từ nổi tiếng tú tài?
Câu 43: Thi nhân nổi loạn họ Cao?
Câu 45: Khúc ngâm chinh phụ ai là tác nhân ?
Câu 46: Vua nào chống Pháp bị đầy đảo xa ?
Câu 47: Đông du khởi xướng, bôn ba những ngày ?
Câu 48: Ấu nhi tập trận cỏ tranh làm cờ ?
Câu 49: Cần Vương chống Pháp bị đầy xứ ta ?
Câu 50: Vua nào sát hại công thần ?
41. Hoá Giang Hưng Đạo hẹn thề
42. Đại Từ nổi tiếng Hải Thần
43. Cao Bá Quát
45. Đặng Trần Côn
46. Vua Hàm Nghi
47. Phan Bội Châu
48. Đinh Bộ Lĩnh
49. Tống Duy Tân
50. Chu Nguyên Chương hoặc Vua Lê Chiêu Tông ( Mình không chắc lắm vì có thể Vua Lê Chiêu Tông sát hại oan công thần - lúc này vua mới 12 tuổi )
Trả lời:
Duy Tân và Phan Bội Châu
phan bội châu
Đáp án là : PHAN BỘI CHÂU
cụ Phan Bội Châu nhé :))
So sánh phong trào Đông du (1905-1908) do Phan Bội Châu khởi xướng với phong trào Duy Tân (1906) do Phan Châu Trinh khởi xướng. Nêu nguyên nhân của sự khác nhau đó?
- Phong trào Đông Du là một phong trào cách mạng ở Việt Nam đầu thế kỷ 20. Phong trào có mục đích kêu gọi thanh niên Việt Nam ra nước ngoài (Nhật Bản) học tập, chuẩn bị lực lượng chờ thời cơ cho việc giành lại độc lập cho nước nhà. Lực lượng nòng cốt cổ động và thực hiện phong trào là Duy Tân hội và Phan Bội Châu.
- Cuộc vận động Duy Tân là tên gọi một cuộc vận động cải cách ở miền Trung Việt Nam, do Phan Châu Trinh (1872 - 1926) phát động năm 1906 cho đến năm 1908 thì kết thúc sau khi bị thực dân Pháp đàn áp.
Phong trào Duy Tân chủ trương bất bạo động, khôi phục đất nước bằng con đường nâng cao dân trí, cải tổ xã hội về mọi mặt, trong đó có kinh tế, giáo dục và văn hoá, với các hoạt động thực tiễn như là mở mang kinh tế, lập các nhà buôn lớn để tự lực, mở trường dạy học hiện đại: dạy quốc ngữ, bỏ lối học khoa bảng từ chương, thêm khoa học và ngoại ngữ cũng như hướng đến nền chính trị dân chủ.
So sánh phong trào Đông du và phong trào Duy tân:
* Giống nhau:
- Nổ ra đầu thế kỉ XX, là sản phẩm tất yếu của hoàn cảnh lịch sử lúc bấy giờ.
- Do văn thân, sĩ phu yêu nước lãnh đạo, họ điều đoạn tuyệt vời với tư tưởng trung quân, tiến hành đấu tranh theo khuynh hướng dân chủ tư sản.
- Được sự ủng hộ nhiệt tình của đông đảo quần chúng nhân dân. Cả hai phong trào đều chưa xây dựng được cơ sở vững chắc trong xã hội.
- Thể hiện tinh thần yêu nước, kế thừa, phát huy truyền thống yêu nước bất khuất của dân tộc.
- Hạn chế tầm nhìn và tư tưởng nên kết quả đều thất bại.
* Khác nhau:
- Mục tiêu:
+ Phan Bội Châu và phong trào Đông du xác định kẻ thù là thực dân Pháp, mâu thuẫn chủ yếu là mâu thuẫn dân tộc nên đề ra mục tiêu đánh Pháp giành độc lập dân tộc.
+ Phan Châu Trinh và phong trào Duy tân coi chế độ phong kiến thooisnats là kẻ thù, mâu thuẫn giai cấp nên đánh đổ phong kiến để canh tân đất nước.
- Phương pháp và hình thức đấu tranh:
+ Phan Bội Châu và phong trào Đông du tiến hành theo đường lối vũ trang, bạo động, cầu viện nước ngoài, dựa vào Nhật để đánh Pháp.
+ Phan Châu Trinh và phong trào Duy tân lại phản đối bạo động và cầu viện nước ngoài, chủ trương dựa vào Pháp cải cách, canh tân đất nước sau mới đánh Pháp.
- Cơ sở xã hội:
+ Phan Bội Châu và phong trào Đông du dựa vào tâng lớp trên, quan lại cũ, những người giàu có.
+ Phan Châu Trinh và phong trào Duy tân dựa vào tầng lớp dưới những người nghèo khổ, đặc biệt là nông dân.
* Nguyên nhân của sự khác nhau đó:
- Hoàn cảnh xuất thân của hai người không giống nhau:
+ Phan Bội Châu sinh ra ở Nghệ An nơi có truyền thống yêu nước chống xâm lược nên đề cao vấn đề dân tộc.
+ Phan Châu Trinh sinh ra ở Quảng Nam nơi buôn bán thương nghiệp phát triển nên đề cao vấn đề dân chủ.
- Đón nhận những luồng tư tưởng bên ngoài khác nhau.
+ Phan Bội Châu chịu ảnh hưởng của tấm gương tự cường Nhật Bản, nảy sinh tư tưởng dựa vào Nhật đánh pháp.
+ Phan Châu Trinh ảnh hưởng tư tưởng cải cách của Khang Hữu Vi và Lương Khải Siêu ở Trung Quốc nên chủ trương dựa vào Pháp để canh tân đất nước.
- Khả năng nhận biết những vấn đề mà thực tiễn cách mạng Việt Nam đặt ra cho mỗi ông khác nhau: Phan Bội Châu nhìn thấy mâu thuẫn dân tộc, Phan Châu Trinh nhìn thấy mâu thuẫn giai cấp.
Phong trào Đông du do Phan Bội Châu khởi xướng diễn ra trong khoảng thời gian từ năm
A. 1905 đến 1906.
B. 1906 đến 1908.
C. 1905 đến 1908.
D. 1908 đến 1912.
Cho các dữ kiện lịch sử:
1. Khởi xướng phong trào Đông du đưa thanh niên sang Nhật Bản học tập.
2. Thành lập Hội Duy tân.
3. Thành lập Việt Nam Quang phục hội.
4. Tổ chức ám sát những tên thực dân đầu sỏ và tay sai.
5. Nhật Bản câu kết với thực dân Pháp trục xuất về nước, phong trào Đông du tan rã.
Hãy sắp xếp đúng trình tự thời gian về hoạt động cứu nước của Phan Bội Châu từ năm 1904 đến năm 1912.
A. 2, 1, 3, 5, 4.
B. 2, 1, 5, 3, 4.
C. 2, 1, 5, 4, 3.
D. 2, 1, 4, 5, 3.
Kết nối nhân vật ở cột A sao cho phù hợp nội dung ở cột B
1. Phan Bội Châu
2. Phan Châu Trinh
3. Phạm Hồng Thái
4.Nguyễn Ái Quốc
a) Viết Bản án chế độ thực dân Pháp.
b) Mưu sát Toàn quyền Đông Dương Méclanh.
c) Khởi xướng phong trào Đông du.
d) Chủ trương cải cách dân chủ
A. 1 – a; 2 – b; 3 – c; 4 – d
B. 1 – c; 2 – d; 3 – b; 4 – a
C. 1 – a; 2 – d; 3 – c; 4 – b
D. 1 – c; 2 – b; 3 – a; 4 – d
Kết nối nhân vật ở cột A sao cho phù hợp nội dung ở cột B.
A |
B |
1. Phan Bội Châu 2. Phan Châu Trinh 3. Phạm Hồng Thái 4.Nguyễn Ái Quốc |
a) Viết Bản án chế độ thực dân Pháp. b) Mưu sát Toàn quyền Đông Dương Méclanh. c) Khởi xướng phong trào Đông du. d) Chủ trương cải cách dân chủ. |
A. 1 – a; 2 – b; 3 – c; 4 – d.
B. 1 – c; 2 – d; 3 – b; 4 – a.
C. 1 – a; 2 – d; 3 – c; 4 – b.
D. 1 – c; 2 – b; 3 – a; 4 – d.
Đáp án B
1 – c; 2 – d; 3 – b; 4 – a.
Học thuyết Tam dân ở Trung Quốc do ai khởi xướng?
A. Khang Hữu Vi
B. Mao Trạch Đông
C. Tưởng Giới Thạch
D. Tôn Trung Sơn
Tôn Trung Sơn là người khởi xướng học thuyết Tam dân ở Trung Quốc. Cương lĩnh của Trung Quốc đồng minh hội đã nêu rõ: “Dân tộc độc lập, dân quyền tự do, dân sinh hạnh phúc”.
Đáp án cần chọn là: D