Những câu hỏi liên quan
Lephuc8908
Xem chi tiết
Minh Lệ
Xem chi tiết
Anh Lê Quốc Trần
5 tháng 8 2023 lúc 12:05

Tham khảo:

loading...

Bình luận (0)
Minh Lệ
Xem chi tiết
Người Già
14 tháng 8 2023 lúc 16:03

Tham khảo

Nét chính về quá trình thực dân phương Tây xâm lược Đông Nam Á

- Do Đông Nam Á có vị trí địa lí quan trọng, lại giàu tài nguyên khoáng sản nên sớm trở thành mục tiêu xâm lược của các nước tư bản phương Tây.

- Năm 1511, Bồ Đào Nha đánh chiếm vương quốc Ma-lắc-ca. Sự kiện này đã mở đầu quá trình xâm chiếm, áp đặt sự thống trị, biến các nước Đông Nam Á thành thuộc địa của thực dân phương Tây.

- Trong các thế kỉ XVI - XIX, bằng nhiều cách thức và thủ đoạn khác nhau, thực dân phương Tây đã từng bước xâm chiếm gần hết các quốc gia trong khu vực:

+ Hà Lan cai trị In-đô-nê-xi-a (Indonesia);

+ Anh chiếm toàn bộ bán đảo Ma-lay-a (Malaya), phía Bắc đảo Booc-nê-ô (Borneo) và Mi-an-ma (Myanmar)

+ Pháp đặt ách đô hộ lên ba nước Đông Dương.

+ Tây Ban Nha, sau đó là Mỹ chiếm Phi-líp-pin (Philippines).

- Xiêm là nước duy nhất ở Đông Nam Á giữ được độc lập, do tiến hành canh tân đất nước và chính sách ngoại giao khôn khéo.

Bình luận (0)
Tieen Ddat dax quay trow...
14 tháng 8 2023 lúc 16:06

Tham khảo

 Trong các thế kỉ XVI - XIX, bằng nhiều cách thức và thủ đoạn khác nhau như: ngoại giao, buôn bán, truyền giáo, khống chế chính trị ép kí hiệp ước và dùng vũ lực thôn tính, thực dân phương Tây đã từng bước xâm chiếm gần hết các quốc gia Đông Nam Á.

- Sự thống trị của thực dân phương Tây đã dẫn đến những chuyển biến lớn ở các nước Đông Nam Á; đồng thời cũng đẩy mâu thuẫn dân tộc giữa nhân dân Đông Nam Á với chính quyền thực dân ngày càng sâu sắc, làm bùng nổ nhiều cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc.

- Mặc dù diễn ra sôi nổi, quyết liệt, nhưng do nhiều nguyên nhân, các cuộc đấu tranh của nhân dân Đông Nam Á trong giai đoạn này vẫn chưa giành được thắng lợi

Bình luận (0)
Trần Thị Minh Duyên
Xem chi tiết
Quang Nhân
12 tháng 6 2021 lúc 22:08

Tham Khảo !

Quá trình xâm lược các nước Đông Nam Á của thực dân phương Tây:

- Vào cuối thế kỉ XIX, nhân khi chế độ phong kiến ở Đông Nam Á đang suy yếu, các nước thực dân phương Tây đã đẩy mạnh các cuộc chiến tranh xâm chiếm thuộc địa vào khu vực này.

- Thực dân Anh xâm chiếm Miến Điện, Mã Lai, Xin-ga-po, Bru-nây.

- Pháp chiếm Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia

- Tây Ban Nha, sau đó là Mĩ chiếm Phi-líp-pin

- Hà Lan và Bồ Đào Nha thôn tính In-đô-nê-xi-a

⟹ Như vậy, vào nửa cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, tất cả các nước Đông Nam Á, trừ Xiêm (Thái Lan) dều lần lượt trở thành thuộc địa của các nước thực dân phương Tây.

Bình luận (0)
Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Phạm Thị Diệu Hằng
13 tháng 11 2018 lúc 7:38

- Qua ba cuộc chiến tranh, Anh đã thôn tính được Miến Điện (Mi-an-ma). Từ năm 1885, Miến Điện trở thành thuộc địa của Anh và bị sáp nhập vào Ấn Độ.

- Anh chiếm Mã Lai (Ma-lai-xi-a) vào cuối thế kỉ XIX.

- Pháp chiếm Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia.

- Tây Ban Nha rồi Mĩ chiếm Phi-lip-pin.

- Hà Lan và Bồ Đào Nha thôn tính In-đô-nê-xi-a.

- Anh, Pháp chia nhau ảnh hưởng ở Xiêm.

Bình luận (0)
Nguyễn Trần Thành Đạt
Xem chi tiết
mori
20 tháng 7 2023 lúc 11:47

Tham Khảo : 

 

Những nét chính về quá trình xâm nhập của thực dân phương Tây vào các nước Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ XVI đến giữa thế kỉ XIX.

Tên nước

Quá trình thực dân phương Tây xâm nhập

In-đô-nê-xi-aThế kỉ XVI, Bồ Đào Nha chiếm một số đảo ở phía đông.Sau đó, thực dân Hà Lan, Tây Ban Nha, Anh cũng xâm nhập vào In-đô-nê-xi-a.Giữa thế kỉ XIX, Hà Lan hoàn thành việc xâm chiếm nước này.

Mã Lai (Ma-lai-xi-a) và Miến Điện (Mi-an-ma)

Từ nửa sau thế kỉ XVI, thực dân Anh, Hà Lan, Pháp tranh chấp ảnh hưởng tại Mã Lai và Miến Điện.

Phi-líp-pin

Giữa thế kỉ XVI, thực dân Tây Ban Nha đã xâm chiếm hầu hết

quần đảo này và áp đặt ách thống trị suốt 350 năm.

Ba nước Đông Dương (Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia)

Từ thế kỉ XVI, các nước thực dân Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Anh, Pháp tìm mọi cách tranh giành phạm ví ảnh hưởng.

Xiêm (Thái Lan)

Thế kỉ XVI, thương nhân châu Âu đã xâm nhập vào nước này.Giữa thế kỉ XIX, sau khi đã hoàn thành xâm chiếm Ấn Độ, một phần Mã Lai và Miến Điện, thực dân Anh bắt đầu xâm nhập vào Xiêm.
Bình luận (0)
Uyển Lộc
Xem chi tiết
Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Phạm Thị Diệu Hằng
13 tháng 12 2018 lúc 2:58

- Quá trình xâm lược của các nước đế quốc ở Đông Nam Á.

     + Từ TK XV,XVI - XIX Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Hà Lan xâm lược Inđônêxia.

     + Từ giữa TK XVI Tây Ban Nha xâm lược Philippin. Từ (1889 – 1902) Philippin là thuộc địa của Mĩ

     + TD Anh chiếm Miến Điện (1885), Mã Lai (Malayxia      + Xingapo) đầu TK XX.

     + TD Pháp chiếm ba nước Việt Nam, Lào, Campuchia cuối TK XIX

     + Xiêm (Thái Lan ) Anh- Pháp tranh chấp → vẫn giữ được độc lập

Bình luận (0)
Nguyễn Trần Thành Đạt
Xem chi tiết
Minh Lệ
5 tháng 8 2023 lúc 1:07

Tham khảo

♦ Tại Mianma:

- Thực dân Anh tiến hành ba cuộc xâm lược vào các năm 1824 - 1826, 1852, 1885 và biến Mianma thành thuộc địa.

- Sau khi hoàn thành quá trình xâm lược, thực dân Anh đã tổ chức hệ thống cai trị trực tiếp, đồng thời tước đoạt các vùng lúa gạo, rừng gỗ tếch và các mỏ đá quý của Mianma.

♦ Tại 3 nước Đông Dương:

- Ở Việt Nam:

+ Ngày 1/9/1858, liên quân Pháp - Tây Ban Nha lấy cớ triều Nguyễn cấm đạo, hạn chế giao thương, đã nổ súng tấn công Đà Nẵng, mở đầu quá trình xâm lược Việt Nam.

+ Năm 1862, thực dân Pháp chiếm ba tỉnh miền Đông Nam Bộ và đến năm 1867 hoàn thành xong việc đánh chiếm cả vùng Nam Bộ Việt Nam.

+ Năm 1884, với Hiệp ước Patơnốt, thực dân Pháp đã cơ bản hoàn thành quá trình xâm lược Việt Nam.

- Ở Campuchia:

+ Năm 1863, thực dân Pháp ép chính quyền Campuchia kí hiệp ước công nhận sự bảo hộ của Pháp đối với Campuchia, biến vương quốc này thành thuộc địa của Pháp.

+ Năm 1884, một hiệp ước mới được kí kết giữa thực dân Pháp và chính quyền Campuchia với những điều khoản có lợi cho thực dân Pháp.

- Ở Lào: Pháp buộc Xiêm kí hiệp ước với Pháp thừa nhận nền bảo hộ của Pháp ở Lào (1893), biến vương quốc này thành thuộc địa của Pháp và nằm trong Liên bang Đông Dương thuộc Pháp.

- Nền thống trị của thực dân Pháp ở Đông Dương:

+ Thực dân Pháp lập ra Liên bang Đông Dương, đặt phủ toàn quyền ở Hà Nội; xây dựng bộ máy cai trị chặt chẽ, bao gồm cả hoạt động cai trị trực tiếp và cai trị gián tiếp thông qua quan chức bản xứ.

+ Tiến hành công cuộc khai thác thuộc địa quy mô lớn trên toàn Đông Dương.

Bình luận (0)