Tưởng tượng cảnh trương sinh khi vũ nương mất và được giải oan
Tưởng tượng cảnh trương sinh khi vũ nương mất và được giải oan
Cho đoạn văn tóm tắt sau:
Xưa có chàng Trương Sinh phải đầu quân đi lính, để lại mẹ già và người vợ trẻ mới cưới là Vũ Thị Thiết, còn được gọi là Vũ Nương đang bụng mang dạ chửa. Mẹ Trương Sinh ốm chết, Vũ Nương lo ma chay chu tất. Giặc tan, Trương Sinh trở về nhà, nghe lời con trai thơ dại, nghi vợ không chung thuỷ. Vũ Nương oan ức, bèn gieo mình xuống sông Hoàng Giang tự tử. Sau khi vợ chết, Trương Sinh vỡ lẽ ra rằng vợ mình bị oan. Phan Lang là người cùng làng với Vũ Nương, do cứu mạng thần rùa Linh Phi, vợ vua Nam Hải, nên khi chạy nạn, chết đuối ở biển đã được Linh Phi cứu sống để trả ơn. Phan Lang gặp Vũ Nương trong động của Linh Phi. Hai người nhận ra nhau. Phan Lang được trở về trần gian, Vũ Nương gửi chiếc hoa vàng cùng lời nhắn Trương Sinh. Trương Sinh nghe Phan Lang kể, bèn lập đàn giải oan trên bờ Hoàng Giang, Vũ Nương hiện lên giữa dòng sông nhưng không trở lại trần gian nữa.
Đoạn văn tóm tắt trên đã đủ các ý chính trong bài Chuyện người con gái Nam Xương. Đúng hay sai?
A. Đúng
B. Sai
Mọi người có thể nêu các ý tưởng của mình về Cảnh nhà Vũ Nương sau khi cô mất được ko? Ngôi nhà nhỏ, mảnh vườn ra sao? Trương Sinh, Bé Đản thế nào. Rồi nêu cảm nghĩ, vân vân. Mình muốn xem ý kiến của mọi người. Cảm ơn!
Trong tác phẩm "Chuyện người con gái Nam Xương" (Nguyễn Dữ), nhân vật Trương Sinh vội tin câu nói ngây thơ của con trẻ đã nghi oan cho Vũ Nương, ruồng rẫy và đánh đuổi nàng đi. Vũ Nương bị oan ức nên nhảy xuống sông tự vẫn.
Theo em khi kể chuyện tác giả có hé mở chi tiết nào trong truyện để có thể tránh được thảm kịch đau thương cho Vũ Nương. Suy nghĩ của em về cái chết của Vũ Nương?
1, Giới thiệu tác giả, tác phẩm và vấn đề nghị luận
2, Tóm tắt ngắn gọn câu chuyện
3, Nêu được những chi tiết hé mở trong truyện để có thể tránh được thảm kịch cho Vũ Nương:
Truyện không phải không hé mở khả năng có thể tránh được thảm kịch đau thương của Vũ Nương:Lời con trẻ chứa đựng không ít điều vô lí không thể tin ngay được: "mẹ Đản đi cũng đi, mẹ Đản ngồi cũng ngồi", "chỉ nín thin thít", "chẳng bao giờ bế Đản cả",... Câu nói đó của đứa trẻ như là một câu đố, nếu Trương Sinh biết suy nghĩ thì cái chết của Vũ Nương sẽ không xảy ra. Nhưng Trương Sinh cả ghen, ít học, đã vô tình bỏ dở khả năng giải quyết tấm thảm kịch, dẫn tới cái chết oan uổng của người vợ.Bi kịch có thể tránh được khi vợ hỏi chuyện kia ai nói, chỉ cần Trương Sinh kể lại lời con nói mọi chuyện sẽ rõ ràng.=>Thể hiện tài năng kể chuyện của Nguyễn Dữ (thắt nút truyện làm cho mâu thuẫn đẩy lên đỉnh điểm tăng sự li kỳ, hấp dẫn cho câu chuyện)
4, Suy nghĩ về cái chết của Vũ Nương:
Tìm đến cái chết là tìm đến giải pháp tiêu cực nhất nhưng dường như đó là cách duy nhất của Vũ Nương. Hành động trẫm mình tự vẫn của nàng là hành động quyết liệt cuối cùng để bảo toàn danh dự, đối với nàng phẩm giá còn cao hơn cả sự sống.Một phụ nữ đức hạnh, tâm hồn như ngọc sáng mà bị nghi oan bởi một chuyện không đâu ở một lời con trẻ, một câu nói đùa của mẹ với con mà phải tìm đến cái chết bi thảm, ai oán trong lòng sông thăm thẳm.Câu chuyện bắt đầu từ một bi kịch gia đình, một chuyện trong nhà, một vụ ghen tuông. Vũ Nương lấy phải người chồng cả ghen, nguyên nhân trực tiếp dẫn nàng đến cái chết bi thảm là "máu ghen" của người chồng nông nổi. Không phải chỉ vì cái bóng trên tường mà chính là cái bóng đen trong tâm hồn Trương Sinh đã giết chết Vũ Nương.Câu chuyện đau lòng vượt ra ngoài khuôn khổ cuả một gia đình, nó buộc chúng ta phải suy nghĩ tới số phận mong manh của con người trong một xã hội mà những oan khuất, bất công, tai họa có thể xảy ra bất cứ lúc nào đối với họ mà những nguyên nhân dẫn đến nhiều khi không thể lường trước được. Đó là xã hội phong kiến ở nước ta, xã hội đã sinh ra những chàng Trương Sinh, những người đàn ông mang nặng tư tưởng nam quyền, độc đoán, đã chà đạp lên quyền sống của người phụ nữ. Hậu quả là cái chết thảm thương của Vũ Nương.Chiến tranh phong kiến cũng là một nguyên nhân dẫn đến bi kịch của Vũ Nương. Nó gây nên cảnh sinh li rồi góp phần dẫn đến cảnh tử biệt.Cái chết của Vũ Nương là lời tố cáo xã hội phong kiến đã dung túng cho cái ác, cái xấu xa đồng thời bày tỏ niềm cảm thông đối với số phận người phụ nữ.Bi kịch của Vũ Nương đem đến bài học thấm thía về việc giữ gìn hạnh phúc gia đình.5, Đánh giá, liên hệ, mở rộng:
Nghệ thuật xây dựng chi tiết có ý nghĩa trong tác phẩm, tạo tình huống có vấn đề .Nỗi đau, số phận của Vũ Nương cũng chính là hình ảnh cuộc sống của người phụ nữ xưa.Trân trọng, cảm thông, thấu hiểu của tác giả với người phụ nữ trong xã hội phong kiến.Suy nghĩ của bản thân về cuộc sống gia đình hiện nay.1. Khi chồng về Vũ Nương bị rơi vào tình huống như thế nào ? TẠi sao câu nói của bé Đản lại gây nghi ngờ sâu sắc đến vậy ?
2. Hoàn cảnh xuất thân của Vũ Nương và Trương Sinh có giống nhau không ? Nếu Trương Sinh không đi lính thì Vũ Nương có bị nghi oan hay không ? Tại sao Trương Sinh có quyền đối xử tệ bạc với Vũ Nương ?
3. Cho biết điểm thắt và mở nút của câu chuyện ?
Câu 1: hãy viết một bài văn đầy đủ các ý trên - tự giới thiệu mình là trương sinh chồng của vũ nương lý do kể chuyện - lý do kết hôn với vũ nương - vũ nương ở nhà chăm sóc mẹ... Ntn - khi trở về đầu lang ghi oan cho vợ - vũ nương tự vẫn -vô tình ghe câu nói của con trong đêm... Ân hận như thế nào - đó là câu chuyện đâu lòng nhất mà xuất đời không bao giờ chuộc lại tôi muốn gửi tới các bạn một lời khuyên -
Nguyễn Dữ - Cây bút văn xuôi xuất sắc sống ở thời kì chế độ phong kiến bắt đầu bước vào giai đoạn suy vong,vốn không đồng tình với chế độ phong kiến bất công, thối nát, ông đã thể hiện kín đáo tình cảm ấy của mình qua tác phẩm Truyền kì mạn lục gồm hai mươi truyện ngắn, trong đó tiêu biểu là Chuyện người con gái Nam Xương và nhân vật Vũ Nương.
Vũ Nương trong "Chuyện người con gái Nam Xương" là một người phụ nữ hội tụ tất cả phẩm chất quý báu của phụ nữ truyền thống Việt Nam. Trước hết, Vũ Nương là một người vợ yêu thương chồng hết mực. Khi Trương Sinh đi lính, nàng chỉ mong chồng trở về bình an lành lặn chứ không hè mong tước phong hầu trở về. Khi chồng đi lính, mẹ chồng ở nhà ốm nặng, nàng cũng chăm sóc vô cùng chu đáo. Đến khi mẹ chồng mất nàng lo ma chay tế lễ cẩn thận như đối với chính cha mẹ đẻ mình. Không chỉ là một người vợ yêu chồng, một người con dâu hiếu thảo mà Vũ Nương còn là một người mẹ yêu thương con hết mực. Vì sợ bé Đản không cảm nhận được tình thương của cha mà Vũ Nương đã trỏ bóng mình trên vách và nói đó là cha Đản. Đồng thời, Vũ Nương còn là một người phụ nữ có lòng tự trọng. Khi bị Trương Sinh nghi oan, nàng giải thích hết lời mà chàng không tin, Vũ Nương đã nhảy xuống sông tự vẫn để chúng minh sự trong sạch của mình. Nàng thà chết để được chứng minh trong sạch còn hơn là sống một cuộc đời bị mọi người sỉ vả. Không những thế, Vũ Nương còn là một người phụ nữ giàu lòng vị tha. Khi ở dưới thủy cung nàng vẫn một lòng nhớ về chồng và con mặc dù chính chồng nàng là nguyên nhân gây ra cái chết cho nàng. Khi được Trương Sinh lập đàn giải oan, nàng còn cảm ơn chồng vì đã nghĩ đến nghĩa vợ chồng mà giải oan cho nàng. Qua đây ta thấy được Vũ Nương là một người phụ nữ đẹp người đẹp nết nhưng lại chịu số phận đầy bất hạnh.
TÌM MỘT CÂU GHÉP
2 chi tiết yếu tố kì ảo phan lang chết đuối nhưng được linh phi cứu và Vũ Nương ngồi trên kiệu hoa ở giữa dòng sông, theo sau có đến năm mươi chiếc xe, cờ tán, võng lọng rực rỡ, lúc ẩn, lúc hiện khi Trương Sinh lập đàn giải oan cho nàng. và ý nghĩa của các chi tiết đấy
tớ đang cần gấp ạ cảm ơn trước ạ
Ý nghĩa là làm cho câu chuyện có kết thúc có hậu
Hoàn thiện vẻ đẹp của vũ nương
Tăng tính bi kịch cho câu chuyện
Khẳng định lòng thương cảm của tác giả với số phận bi thảm của người phụ nữ
Giúp mk với!!!
Lập dàn ý nhập vai Trương Sinh kể về nỗi oan của Vũ Nương
Tham khảo:
+ Mở bài:
– Giới thiệu quá trình gặp gỡ nên vợ thành chồng giữa Vũ Thị Thiết và chàng Trương. Tôi sinh ở một gia đình quê ở Nam Xương. Cha tôi chẳng may mất sớm, nhà chỉ còn lại một mình mẹ và tôi. Hai mẹ con nương tựa vào nhau mà sống. Mẹ luôn muốn tôi lấy vợ sớm để bà có cháu bồng bế, thêm người cho vui cửa vui nhà.
– Giới thiệu qua về người con gái Vũ Thị Thiết, nàng là người như thế nào?
+ Thân bài:
– Quá trình sống chung sau khi kết hôn như thế nào? Năm tôi vừa tròn 19 mẹ đã tìm người mai mối rồi cưới cho tôi một cô gái vô cùng xinh đẹp, nổi tiếng đảm đang ở trong vùng tên là Vũ Thị Thiết.
– Vì sao chàng Trương Sinh phải đi xa? Niềm vui ngắn chẳng đầy gang, tôi cưới vợ chưa được bao lâu, khi vợ tôi đang bụng mang dạ chửa, thì giặc xâm lăng kéo tới, theo lời kêu gọi của quan chức địa phương tôi phải lên đường tham gia đánh giặc
– Vũ Nương ở nhà đã làm gì? Năm tháng trôi đi, mẹ tôi ở nhà ngóng chờ con trai trở về, vì thương nhớ con nhiều quá nên bà ốm nặng, tuổi già sức yếu nên dù đã cố gắng thuốc thang nhưng mẹ tôi vẫn không qua khỏi. Một mình vợ tôi lo chăm con nhỏ, rồi lo lắng việc tang gia cho mẹ tôi vô cùng tươm tất.
- Sau khi chàng Trương về mọi chuyện như thế nào? Ngày tôi đánh tan giặc Chiêm trở về. Vừa tới cổng nhà nghe người hàng xóm thông báo tin dữ mẹ tôi đã qua đời hơn nửa năm trước tôi đau khổ tột độ.
– Vì sao chàng Trương nổi ghen? Trong lúc tôi cõng con trai đi thăm mộ mẹ, trên đường đi nó cứ khóc suốt không chịu nhận tôi là ba nó. Nó còn đấm thùm thụp vào lưng tôi bảo “Thả tôi ra ông không phải là ba tôi. Ba tôi đêm nào cũng tới”
– Chàng Trương đã hành xử như thế nào với vợ? Tôi không thể chịu nhục chịu vợ cắm sừng, rồi mai đây mọi người trong làng biết thì tôi còn mặt mũi nào mà nhìn ai nữa. Nghĩ vậy tôi nhất quyết đuổi vợ ra khỏi nhà.
– Vũ Nương đã làm gì để minh oan cho mình? Vợ tôi bị đuổi ra khỏi nhà, vợ tôi tắm rửa sạch sẽ, rồi thay xiêm y ra thành Hoàng Gia ngửa mặt than trời xin ông trời nếu như ông có mắt thì hãy chứng giám cho sự trinh tiết đức hạnh của nàng. Rồi vợ tôi trầm mình xuống sông tự tử.
– Tình huống Vũ Nương được giải oan với chồng? Tôi cũng không ngủ được nên dậy thắp ngọn đèn lên cho sáng sủa. Khi nhìn thấy bóng của tôi trên vách tường thằng bé Đản con trai tôi mừng rỡ khoe tôi “cha con đó”.
– Cuộc gặp gỡ của Vũ Nương với Phan Lang người cùng quê như thế nào? Một hôm người này đi biển bị lật thuyền được một cô gái cứu giúp, hỏi ra mới biết cô gái này chính là vợ tôi. Vợ tôi vì oan khuất mà tìm tới cái chết làm lay động vua thủy cung, nên nàng được cứu vớt. Nàng có nhờ Phan Lang nhắn với tôi rằng: “Chàng hãy lập đàn giải oan cho thiếp, thiếp sẽ hiện về và đầu thai kiếp khác.
+ Kết bài
– Tâm trạng của chàng Trương khi biết vợ bị oan mà chết như thế nào? đau đớn nhìn cảnh vật trên sông, chỉ vì ghen tuông mù quáng mà tôi đã làm hại vợ mình giờ con tôi không còn mẹ, tôi thì mất vợ.
– Bài học rút ra cho bản thân và mọi người sau câu chuyện này là gì?
I. Mở bài
Trương Sinh giới thiệu về bản thân mình (tên, gia cảnh, tính cách)Trương Sinh dẫn dắt vào câu chuyện (Có một câu chuyện làm tôi ân hận suốt đời, dù có chết tôi cũng không tha thứ cho bản thân).II. Thân bài
1. Quá trình kết hôn và chung sống với Vũ Nương
Vợ tôi là Vũ Nương, xinh đẹp, đảm đang, khéo léoChúng tôi chung sống với nhau rất hòa thuận, hạnh phúc, háo hức chờ đón đứa con đầu lòng.Đang trong thời gian mặn nồng, hạnh phúc, chiến tranh phi nghĩa xảy đến, tôi phải từ biệt mẹ già, vợ trẻ để đi chiến đấu.Chia tay vợ trong niềm lưu luyến, nhớ thương. Tôi xúc động nhất khoảnh khắc vợ rót chén rượu đưa tiễn tôi và nói nàng không cần vinh hoa phú quý, chỉ cần tôi được bình yên.2. Thời gian xa nhà (Được nghe những người hàng xóm kể lại)
Tôi đi được một tuần thì vợ sinh con trai đặt tên là ĐảnMẹ tôi ở nhà vì quá thương nhớ tôi nên sinh bệnhVợ tôi ở nhà chăm nom mẹ tôi ân cần, chu đáo, ai ai cũng phải công nhận sự hiền thảo đóKhi mẹ mất, vợ tôi khóc thương và lo liệu cho mẹ tôi được mồ yên mả đẹp.Tôi thầm tự hào và biết ơn vợ, tự nhủ với lòng sẽ yêu thương và trân trọng nàng suốt đời3. Trương Sinh trở về và nghi oan cho vợ.
Ba năm sau tôi trở về, trước sự ra đi của mẹ tôi đau đớn, xót xa vô cùng.Tôi định bế con trai ra mộ để cùng thắp nén hương cho mẹ, nhưng nó khóc lóc, không chịu nhận tôi, nói cha nó chỉ nín thin thít, đêm nào cũng đếnTính tôi đa nghi lại vội vàng nên vô cùng giận giữ, không để cho vợ thanh minh mà ngay lập tức đuổi đi.4. Vũ Nương thanh minh, được giải oan và sự hối hận của chàng Trương.
Trước cơn thịnh nộ của tôi, Vũ Nương hết lời giải thích, thanh minh, nàng hỏi tôi chuyện kia nhưng tôi cố tình không nói, tôi vẫn mắng nhiếc thậm tệ và đuổi đi mặc cho hàng xóm can ngănSau đó, vợ tôi tắm gội chay sạch, ra bến Hoàng Giang tự tử để chứng minh lòng thành. Dù vẫn còn rất giận nhưng biết tin nàng tự tử tôi cũng động lòng thương, vớt xác lên nhưng không thấy.Một đêm, nằm cùng bé Đản, bé chỉ tay lên chiếc bóng trên vách tường và nói đó là cha mình. Tôi bàng hoàng nhận ra nỗi oan tày đình của vợ. Tôi đau đớn, dằn vặt tự trách mình.Cạnh bến sông có người tên Phan Lang, vì được Linh phi dưới thủy cung đền ơn cứu mạng nên đã được cứu vớt trong một lần chạy giặc Minh.Ở dưới thủy cung, ông ta gặp lại vợ tôi. Nàng đã nhờ Phan Lang chuyển lời và chuyển kỉ vật đến tôi. Ban đầu không tin nhưng khi nhìn thấy vật cũ của vợ mới hốt hoảng tin theo.Hôm sau, tôi nghe theo lời dặn, lập đàn giải oan cho vợ, Vũ Nương hiện về đẹp lung linh. Tôi xúc động, nghẹn ngào gọi vợ, nàng chỉ thấp thoáng giữa nói vọng vào lời từ biệt tôi.Tôi đau đớn, ân hận, giày vò, vì những cơn ghen mù quáng của mình.III. Kết bài
Trương Sinh tự rút ra cho mình bài học: Vợ chồng phải biết yêu thương tôn trọng và đặt niềm tin ở nhau mới có hạnh phúc bền lâuTrương Sinh tự hứa với lòng sẽ ở vậy, chăm con thật tốt, bù đắp sai lầm.