Phân tích nhân vật người mẹ trong bài gánh mẹ.
phân tích tâm lý nhân vật người mẹ trong bài ' Cổng trường mở ra'
Phân tích về nhân vật chú bé Hồng trong bài Trong Lòng Mẹ. Em hãy viết một đoạn văn để phân tích về nhân vật ấy.
Tự làm càng tốt nha. Cám ơn nhiều!!
Bên cạnh Phân tích nhân vật bé Hồng trong truyện "Những ngày thơ ấu" các em cần tìm hiểu thêm những nội dung khác như Phân tích đoạn thơ "Lần thứ ba thức dậy... Bác là Hồ Chí Minh" trong bài thơ Đêm nay Bác không ngủ của Minh Huệ hay phần Phân tích truyền thuyết "Thánh Gióng" nhằm củng cố kiến thức của mình.
Bài Mẫu Số 2: Phân Tích Nhân Vật Bé Hồng Trong Truyện "Những Ngày Thơ Ấu"
Trong suốt cuộc đời viết văn của mình, nhà văn Nguyên Hồng đã gặt hái được rất nhiều thành công. Nhưng chính bởi tác phẩm "Những ngày thơ ấu" viết khi ông tròn 18 tuổi, đã đưa ông bước vào làng văn một cách chững chạc và quả quyết. Tác phẩm chính là một tập hồi kí về cuộc đời đầy đau khổ, sóng gió của nhà văn.
Bằng cách dẫn truyện tài tình, tác giả đưa ta đến với gia đình bé Hồng, một gia đình rất giàu có. Bằng chứng là vào ngày sinh của chú bé, rất nhiều vị có máu mặt đến chúc mừng. Đồ lề, đồ mừng chật ních cả nhà. Tường rằng bé Hồng sẽ mãi sống trong cảnh giàu sang, sung sướng, nhưng ngờ đâu cuộc đời em chìm ngập trong đau thương, khổ ải. Có lẽ bất hạnh lớn nhất đối với Hồng là việc cha mẹ em lấy nhau chỉ vì ép buộc, không có hạnh phúc. "Sự trái ngược cay đắng đó tôi đã hiểu rõ rệt và thấm thía ngay từ năm tôi lên bảy, lên tám ". Chính em cũng phải nói thế là gì! Còn cay đắng, xót xa nào hơn khi đứa con biết "người mẹ thỉnh thoảng lại mỉm những nụ cười êm ấm, dịu dàng" nhưng trong lòng thì "luôn luôn giá buốt, đau đớn, phiền muộn". Trong cuộc sống từ bé của Hồng, tình cảm gia đình đã có cái gì đó gượng ép, cha mẹ sống với nhau mà hầu như không có tình cảm, tất cả chỉ vì đứa con chung, chính là Hồng. Và cũng ngay từ bé, Hồng đã nghe những lời đồn không mấy tốt đẹp về mẹ. Việc mẹ đẻ em Quế với ông cai H chứ không phải với thầy, v.v... Tất cả những chuyện như thế, không phải ai khác mà chính những người trong gia đình đã gây nên ngọn lửa tò mò trong em. Để đến nỗi trong suốt một thời gian dài Hồng phải sống trong sự dằn vặt, phân vân, không biết ai đúng, ai sai. Rồi khi gia đình sa sút vì cái bàn đèn của bố Hồng, gia đình đã quyết định bán nhà. Tuy rằng đó là một sự mất mát lớn, nhưng Hồng là một chú bé rất giàu tình cảm. Những lời nói ngây thơ của em: "Để con đi học rồi con xây lại nhà cho bà'' đã phần nào làm bớt không khí nặng nề, u ám đang bao trùm lên gia đình. Góp phần vào đấy là khánh kiệt đến cực độ của gia đình Hồng. Mẹ thì buôn bán thua lỗ, thầy thì nghiện thuốc phiện, ngày ngày phải sống ăn bám vào vợ. Vậy đấy! Cái cuộc sống tưởng như sung sướng, nhàn hạ của bé Hồng, giờ trở nên nghèo túng, thiếu thốn. Không những thiếu thốn về mặt sinh hoạt, vui chơi,... mà em còn thiếu một gia đình ấm cúng, thực sự trở thành chỗ dựa vững chắc cho tuổi ấu thơ của em. Người cha, chỗ dựa của cả gia đình, nay lại nghiện ngập, hút xách, sống ăn bám. Khốn nạn đến nỗi phải cướp tiền của Hồng để mua thuốc hút, thì không còn lời nào mà nói nữa. Thử hỏi rằng ai mà không xấu hố, đau đớn khi có một người chồng, một người cha như vậy! Cuối cùng, thì cha Hồng, cả đời sống tối tăm, u uất, nay đã chết trong nghèo nàn, nghiện ngập. Người mẹ khao khát yêu thương đành phải chôn vùi tuổi thanh xuân trong cuộc hôn nhân không lối thoát nay đã vùng lên, chạy thoát khỏi sự cổ hủ của lễ giáo phong kiến đè nặng lên cuộc đời mình, bà đi vào Thanh Hóa, bỏ lại bé Hồng bơ vơ, côi cút giữa sự ghẻ lạnh của những người họ hàng giàu có. Hồng phải chịu những lời lẽ cay nghiệt, xấu xa từ phía họ nội. Hoàn cảnh bắt buộc phải trở thành đứa trẻ lêu lổng, đói rách, luôn khao khát một cuộc sống, một yêu thương đích thực. Vậy mà cái mong muốn đơn thuần, giản đơn ấy mãi mãi không thực hiện được. Đối với Hồng, cái cảnh của nhà thờ đêm Nô-en không có cho em, cho những con chiên bé nhỏ tìm sự che chở, ban phước của Chúa, mà dành cho những ông Tây, bà đầm, những chức dịch, những kẻ quyền quý, khệnh khạng và bệ vệ. Khó khăn lắm em mới len được vào, để có thể nhìn thấy bàn thờ. Rõ ràng cái xã hội thối tha bẩn thiu ấy không phải là chỗ đứng của em. Nhưng biết sao được! Chúa đã ấn định cho cuộc đời Hồng một vực thẳm tối tăm, vô đáy.
Cái vực thẳm ấy sẵn sàng nhấn chìm em, nếu em có một phút lỡ làng, quên đi bản chất hồn nhiên ngây thơ, chân thật của mình.
Mặc dù sống trong hoàn cảnh như vậy, nhưng tâm hồn Hồng vẫn cứ là vì sao lấp lánh giữa bầu trời thăm thẳm. Trong tâm tư của em vẫn tồn tại hình ảnh một người cha dịu dàng, ngọt ngào; một người mẹ"chỉ vì sợ hãi những thành kiến cổ hủ mà xa lìa các con ". Chính cuộc nói chuyện giữa Hồng và bà cô đã nói lên điều ấy. Bà cô thì một mực nói xấu, xúc xiểm mẹ Hồng, nhưng tình thương và hình ảnh của mẹ luôn người sáng trong tâm trí Hồng. Và ngay cả chúng ta cũng phải công nhận rằng Hồng rất thông minh, tinh ý. Bởi đối với một đứa trẻ, một năm không được gặp mẹ, không nhận được một lá thư, một lời thăm hỏi âu yếm, không xin mẹ được một đồng quà thì khi bắt gặp câu hỏi "có muốn vào chơi với mẹ hay không? ", với tâm lí ngây thơ, trong sáng sẽ trả lời ngay là "Có" không chút đắn đo. Nhưng Hồng thì lại khác. Em cũng toan trả lời là "có", nhưng "chợt" nhận ra những điều không tốt đẹp trong câu nói ấy nên mới phản bác lại ý muốn dồn nén trong lòng từ bấy lâu nay của mình. Để có được cái "chợt" ấy quả là một quá trình lâu dài, được hình thành từ những việc xảy ra trong cuộc sống mà em quan sát và tiếp thu dược. Những động cơ xấu, như bà cô, đã làm mất đi phần nào tính ngây thơ trong Hồng, để đến nỗi mỗi lời nói, mỗi hành động của em đều được cân nhắc, suy nghĩ kĩ càng. Trong em, sự tính toán của người lớn đã trở thành không thể thiếu. Bởi ở cái xã hội của em, mọi người hầu như đều giả dối, ác độc. Đáng thương biết bao! Và tiếng cười của em khi trả lời bà cô: "Cháu không muốn vào" như gây cho người đọc cảm giác: dường như Hồng không chú ý, không buồn bã khi phải xa mẹ. Mặc dù trả lời như vậy nhưng chắc rằng lúc bấy giờ, trong lòng Hồng, hình ảnh và những tình cảm thương yêu mặn nồng đối với mẹ đang trào dâng nghẹn ngào. Đúng vậy! Tất cả diễn biến tâm trạng của Hồng đều trái ngược với lời nói, hành động của em. Điều đó chẳng lẽ không phải là một nỗi đau thầm kín nhưng sâu sắc, giằng xé tâm hồn em hay sao? Đặc biệt tâm trí cúa bé Hồng cũng được nhà văn miêu tả theo mức độ tăng dần. Lúc đầu Hồng còn cười, sau đó "lòng em thắt lụi, khóe mắt đã cay cay". Chúng ta càng hiểu rõ và càng căm ghét bà cô độc ác bao nhiêu, thì tình thương yêu, cảm thông với bé Hồng lại càng mãnh liệt, đậm đà bấy nhiêu. Vết thương trong lòng em đã không được hàn gắn, nay lại bị người khác đào bới thêm ra nên Hồng như thấy lòng mình thắt lại, quặn đau. Nếu trước kia em cố làm ra vẻ tỉnh bơ thì nay không thể kìm nén được nữa. Em trở về đúng tâm trạng của mình: đau đớn, tủi phận khi thấy cô nói xấu, xúc xiểm người mẹ em hằng tôn quý. Sự đau đớn đó lại càng lên tới tột đỉnh khi Hồng nghe cô nói mẹ mình sinh em bé. Nhưng Hồng đâu trách mẹ, chỉ vì mẹ chưa đoạn tang cha mà đã chửa đẻ với người khác. Chính bởi em cũng hiểu cuộc hôn nhân của cha mẹ hoàn toàn bị ép buộc, không có hạnh phúc. Cho nên việc mẹ gây dựng hạnh phúc với người khác, chẳng qua vì mẹ cố tìm lại thời thanh xuân mà mình đã đánh mất, đã chôn vùi dưới nấm mồ thời gian mà thôi. Duy nhất Hồng chỉ trách mẹ đã không dám đối mặt với cái lề thói, hủ tục phong kiến đã bấy lâu nay chèn ép, vùi dập cuộc sống của mẹ, đã cướp đi hạnh phúc, tổ ấm mà đáng lẽ ra một người như mẹ được hưởng. Nhà văn miêu tả rất thành công điệu cười của Hồng: "Cười dài trong tiếng khóc". Cái tiếng cười ấy chứa đựng biết bao hàm ý. Trước hết đó là một tiếng cười chua xót, tủi phận khi không có một mái ấm gia đình như ai. Sau nữa là tiếng cười căm giận, mỉa mai. Trong cuộc nói chuyện ấy, cuối cùng là hình ảnh bé Hồng "Cổ họng nghẹn ứ, khốc không còn ra tiếng" có lẽ lúc ấy do quá đau đớn nên Hồng mới trở nên yếu đuối, quỵ gục về thể xác. Nhưng trong tâm hồn em, tình thương đối với mẹ vẫn là vô biên. Nhà văn viết: "Giá những cổ tục đã đấy đọa mẹ tôi ấy là một vật có thể như hòn đá, cục thủy tinh hay đầu mấu gổ, tôi quyết vồ ngay lấy, nhét vào miệng, nghiến cho kì nát như cám mới thôi". Phải! Em vẫn còn đủ sức để nghiền nát, để xóa bỏ những gì đã đầy đọa mẹ em khổ cực. Chi tiết này chứng tỏ tình cảm của Hồng đối với mẹ thật là bao la, vô bờ bến.
Nếu trong cuộc nói chuyện với bà cô, Hồng đã phải đau đớn, giằng xé bao nhiêu thì nay em lại được đền bù bấy nhiêu. Đấy là sự trở về của mẹ Hồng. Bằng những trực giác hết sức tinh tế nhạy bén của mình, thêm vào đó là những tình cảm nồng nàn Hồng dành cho mẹ, em đã phát hiện rất chính xác người ngồi trên xe kéo là mẹ mình. Nhưng do quá sung sướng, bất ngờ nên Hồng nghĩ "mình đã lầm". Vậy nhưng em vẫn cất tiếng gọi một cách bối rối: "Mợ ơi! Mợ ơi! Mợ ơi!".
Đến đây, ngay cả người đọc cũng hồi hộp và mừng thầm thay cho em. Nếu người đó là mẹ Hồng thì em đã được đền bù thích đáng sau bao ngày sống khốn khổ, bơ vơ. Nhưng nếu không phải thì còn thất vọng nào cho bằng. Chính em cũng nói lên điều đó. Thực sự em nhầm lẫn thì khác nào người bộ hành đi giữa sa mạc mênh mông bắt gặp ảo ảnh của bóng râm và dòng suối. May mắn thay đó chính là mẹ Hồng. Hình ảnh em hồng hộc chạy theo xe tay, đến nơi thì khóc lên nức nở chứng tỏ em rất nhạy cảm. Em tủi thân lắm nên tiếng khóc nghẹn ngào mới bật ra khi gặp mẹ. Đồng thời đó còn là tiếng khóc sung sướng, vỡ òa ra. Và khi nhà văn nói lên tâm trạng của em: "Nhận ra mẹ không còm cõi xơ xác quá như lời cô tôi nói" chúng ta mới vỡ lẽ rằng dù sao Hồng vẫn còn là một đứa trẻ. Em bảo vệ, bênh vực mẹ là thế, nhưng em vẫn chịu ảnh hưởng của lời nói độc địa từ bà cô. Em vẫn nhận rằng mẹ không đến nỗi như cô nói chứng tỏ phần nào em cũng tin những thông tin kia. Nhưng do lúc ấy, niềm sung sướng choáng ngợp tâm trí em nên em có thể quên ngay những lời đồn đại xấu xa về mẹ. Hồng lúc ấy chỉ là một chú bé con, trở về trong lòng người mẹ yêu dấu, rất thơ ngây và trong trắng. Em thực sự phải được hưởng niềm hạnh phúc lớn lao ấy bởi con người, tâm hồn em đích thực là một vì sao lạc lõng, nhỏ bé nhưng sáng chói giữa bầu trời bao la.
Qua toàn bộ tác phẩm, nhất là ở Chương IV, chúng ta có thể học tập được rất nhiều đức tính ở bé Hồng. Mặc dầu lớn lên trong một hoàn cảnh rất khắc nghiệt nhưng Hồng vẫn đấu tranh cho cuộc sống của mình, đấu tranh cho những gì mà mình thấy là lẽ phải, là hợp đạo lí. Chắc chắn sau này hình ảnh cậu bé đáng yêu và đáng thương này mãi ngời sáng trong tâm hồn chúng ta.
Bài Mẫu Số 3: Phân Tích Nhân Vật Bé Hồng Trong Truyện "Những Ngày Thơ Ấu"
Chú bé Hồng trong Trong lòng mẹ chính là nhà văn Nguyên Hồng thuở thiếu thời, phải chịu nhiều cay đắng trong cảnh nghèo khổ và mồ côi. Tập hồi kí Những ngày thơ ấu của ông rất xuất sắc. Đoạn văn trích trên đây, dù chỉ phác qua một cảnh nhỏ, cũng cho ta thấy nỗi lòng đau khổ của bé Hồng trong những ngày xa mẹ, sống và niềm sung sướng tột độ trong giây phút gặp lại mẹ - người mẹ yêu quý, đáng thương nhất của mình, bấy lâu chờ mong, khao khát.
Bé Hồng thương yêu mẹ sâu sắc. Mặc dù gần một năm trời sống bơ và đói rách giữa thái độ ghẻ lạnh và nhất là những lời lẽ cay nghiệt của người cô nói xấu mẹ mình, lòng yêu thương mẹ của Hồng không vì thế mà suy giảm. Ngược lại, bé càng thông cảm với mẹ hơn. Hồng đã rất sớm nhận ra cái bất công của cổ tục làm khổ nhục mẹ mình và xót xa mẹ đến "cổ họng nghẹn ứ" muốn "vồ ngay lấy mà cắn, mà nhai, mà nghiền cho kỳ nát vụn mới thôi" cái cổ tục ấy nếu như nó cụ thể như hòn đá, cục thủy tinh. Lòng thương yêu, kính trọng mẹ đã giúp Hồng trước sau nhận rõ ác ý của người cô cay nghiệt vẫn thấy mẹ mình phải được che chở, phải được sống đàng hoàng giữa cuộc đời. Trong lòng chú bé, nguyên vẹn người mẹ rất đáng yêu, rất đẹp với "gương mặt vẫn tươi sáng, đôi mắt trong và nước da mịn... tươi đẹp như thuở còn sung túc". Trong sâu thẳm cảm giác vẫn nguyên sự ấm áp "mơn man khắp da thịt", "hơi quần áo... hơi thở ở khuôn miệng xinh xắn nhai trầu phả ra thơm tho lạ thường", sau bấy lâu xa vắng, giờ lại được ngồi gọn trong lòng mẹ. Giây phút thiêng liêng đến xúc động!
Chính vì rất yêu thương mẹ và trong lòng bao giờ cũng chỉ thấy có mẹ là gần gũi, thương xót mình nhất, nên bé Hồng luôn cảm thấy buồn tủi trong cảnh sống nhờ. Trước thái độ miệt thị của người cô, Hồng "im lặng, cúi đầu xuống đất, lòng thắt lại, khóe mắt cay cay", có lúc "nước mắt tôi đã ròng ròng..." khi người mẹ xiết mãi nỗi đau ấy. Ngay cả lúc bất ngờ gặp mẹ, nỗi mừng của Hồng cũng . .... chứa cái tủi, khiến chú "òa lên khóc, rồi cứ thế nức nở" trong lòng mẹ.
Một chuỗi ngày nén yêu thương, tủi hờn cũng là chuỗi ngày Hồng khao khát muốn gặp mẹ. Nỗi khao khát ấy thể hiện rõ trong bước chạy "ríu cả chân lại" của chú bé. Nỗi khao khát ấy khiến chú bé hình dung đến sự tuyệt vọng ghê gớm của người đi giữa sa mạc gặp ảo ảnh dòng nước, nếu bị nhận lầm dáng mẹ. Cảm giác ấm áp sung sướng tuyệt vời "đã bao lâu mất đi bỗng lại mơn man khắp da thịt" khi được trong lòng mẹ, cho ta thấy nỗi khao khát ấy cụ thể, xúc động biết chừng nào.
Phải như bé Hồng trong phút lăn vào lòng mẹ, "được bàn tay mẹ vuốt ve và gãi rôm ở sống lưng cho", mới cảm thấy hết một nỗi "êm dịu vô cùng" mà chỉ mẹ mới có thể cho ta.
Chúng ta, ít người rơi vào cảnh đời cay đắng ấy, vì có mẹ chăm sóc, che chở. âu yếm. Em cũng may mắn như thế. Chính vì thế mà em cảm thương nỗi đau của thuở nhỏ Nguyên Hồng, nỗi đau của thân phận sống bơ vơ đầy tủi nhục, thèm khát tình thương. Qua tâm trạng của chú bé Hồng, em hiểu hơn những bạn nhỏ vì chiến tranh, vì thiên tai phải mất cha mẹ, họ khổ đau biết chừng nào. Dù xã hội, bà con có cưu mang, nuôi ăn học nhưng làm sao lấp nổi nỗi cô đơn, buồn tủi trong lòng những đứa con xa mẹ, mất mẹ. Nỗi đau ấy đeo đẳng con người suốt một đời. Và cũng suốt một đời, tìm đâu thấy Kìn tay quen thuộc vuốt ve âu yếm, lời ngọt ngào, trách mắng mến yêu, ruột thịt chỉ có ở mẹ. Hình ảnh và tâm tư của bé Hồng đã xúc động lòng em, khiến em thấy đầy đủ mọi niềm vui của mình được sống có mẹ là rất quý báu.
_Nguồn:Mạng
Coppy# :P
Viết bài văn nêu cảm nghĩ của em sau khi đọc bài thơ "Gánh mẹ":
Cho con gánh Mẹ một lần,
Cả đời Mẹ đã tảo tần gánh con.
Cho con gánh Mẹ đầu non,
Cả lòng Mẹ đã gánh con biển trời...
Ngày xưa Mẹ gánh à ơi!
Con xin gánh lại những lời Mẹ ru.
Đường đời sương gió mịt mù,
Vì con hạnh phúc chẳng từ gian nan...
Để con gánh Mẹ đừng can,
Sợ khi Mẹ mất muộn màng gánh ai?
Cho con gánh cả tháng dài,
Gánh qua năm ròng những ngày đắng cay.
Cho con... gánh cả đôi vai,
Thân cò lặn lội sớm mai vai gầy.
Mẹ già lá sắp xa cây
Lỡ đâu lá rụng tội này gánh sao?
Mẹ ơi sóng biển dạt dào,
Con sao gánh hết công lao một đời.
Bông hồng cài áo đúng nơi,
Đâu bằng bông hiếu giữa trời bao la.
Cho con gánh lại Mẹ già,
Để sau người gánh chính là con con...
Còn trời, còn nước...còn non
Con xin gánh Mẹ...cho tròn phần con...
(Gánh mẹ - Trương Minh Nhật)
Tham khảo nhé
Gánh nặng cuộc đời không ai khổ bằng cha
Tần tảo sớm hôm mẹ nuôi con khôn lớn
Mang cả tấm thân gầy cha che chở đời còn"
Hạnh phúc vẹn tròn khi có cha, có mẹ ở bên. Mẹ luôn là một người đặc biệt và sống mãi trong lòng tôi. Là người tôi luôn yêu thương và kính trọng.
Năm nay em lên lớp 10 cũng là lúc mẹ tròn tuổi 40. Năm tháng qua đi nhanh quá, mới ngày nào em còn chập chững, mới ngày nào mẹ còn là một cô gái trẻ xinh đẹp vậy mà giờ đây cái tuổi tứ tuần cùng những lo toan vẫn vả cuộc cuộc sống đã khiến mẹ già đi. Những vết chân chim in hằn trên khoé mắt, làn da mẹ không còn mịn màng như trước. Dáng mẹ gầy mảnh khảnh, nặng trĩu trên vai những bộn bề cuộc sống, vì chồng, vì con, vì gia đình nhỏ thương yêu. Tóc mẹ dài có bao giờ buông thả, mẹ vẫn bối gọn gàng trên mái đầu cho tiện bề làm việc, nụ cười mẹ vẫn luôn dịu dàng và bao dung như thế, mỗi lúc mẹ cười em thấy mình yên bình đến lạ. Có lẽ, lúc mẹ cười là lúc mẹ đẹp nhất, tôi ao ước rằng mẹ có thể mãi vui cười như vậy, dẫu cho cuộc sống có nhiều những trắc trở khó khăn. Mẹ không cầu kỳ, phô trương trong mọi việc, là người luôn giản dị và khiêm tốn. Những chiếc áo mẹ mang không hề đắt tiền, mẹ cũng ít khi mua quần áo mới bởi dành tiền lo cho gia đình. Nhìn mẹ tiết kiệm cái ăn, cái mặc nhưng chưa bao giờ để tôi phải thiếu thốn một thứ gì, tôi càng thương mẹ vô cùng.
Mẹ ơi, con rất thương mẹ, những nhọc nhằn mà mẹ đã trải qua, những hy sinh mà mẹ phải đánh đổi vì con thật quá lớn lao. Còn nhớ những ngày thơ, mẹ là người kiên trì dạy con từng con chữ, uốn cho con từng nét bút, dạy cho con biết đọc biết viết như cô giáo của con vậy. Lớn lên rồi, con lại không may mắn có được sự khoẻ mạnh như bao bạn bè cùng trang lứa, mẹ lại phải chăm sóc, lo toan cho con nhiều hơn. Vậy mà, chưa bao giờ con thấy mẹ than vãn một lời, mẹ vẫn cứ thế, lặng lẽ hy sinh, thầm lặng yêu thương con như thế. Con còn nhớ ngày em trai bị tai nạn, mẹ đã đau đớn đến thế nào khi nghe tin rằng em không qua khỏi. Nhìn mẹ gục ngã trước phòng mổ của bệnh viện với nước mắt cả sự đau thương ấy con càng nhói lòng. Mất mát ấy làm sao có điều gì có thể bù đắp được mẹ nhỉ. Con biết mẹ làm sao có thể không thương, không đau lòng cho được, dù thời gian dài có khiến nỗi đau nguôi ngoài thì lòng mẹ và cả gia đình mình vẫn còn đó những vết thương lòng . Nhưng mẹ à, con mong rằng mẹ và con và cả ba nữa hãy thật mạnh mẽ, sống tiếp cuộc đời còn lại của em con. Chúng ta phải thật hạnh phúc thì em nơi ấy mới yên lòng mẹ nhỉ. Con và ba sẽ mãi bên mẹ, mẹ à.
Mẹ ơi, có đôi lúc trong cuộc sống này còn khiến mẹ buồn, mẹ lo lắng, lúc đó, có lẽ vì cái tôi của mình quá lớn mà còn không nghe lời mẹ. Thậm chí cãi lại cả lời mẹ. Những lần như thế, con luôn tự dằn vặt và thấy có lỗi với mẹ thật nhiều, vậy mà ngày cả ba từ" con xin lỗi" con vẫn không thể thốt ra. Còn biết mẹ buồn lòng vì con nhiều lắm, con hứa từ nay sẽ thay đổi, không làm mẹ buồn phiền hay lo lắng nhiều vì con nữa, mẹ hãy yên tâm ở con, mẹ nha.
Con cũng cảm ơn về những ân tình, những lời dạy bảo đầy ân cần về điều hay lẽ phải của mẹ. Những lời mẹ dạy dỗ luôn là hành trang cho con vào đời, cho con trưởng thành hơn nữa trong cuộc sống của mình.
Mẹ chính là nguồn sống đời em, là ý nghĩa và động lực để em cố gắng học hỏi và phát triển mỗi ngày. Mẹ luôn là bờ vai tin cậy và vững vàng nhất của con. Với em, mẹ là tất cả, em muốn nói với mẹ rằng: "mẹ ơi, con yêu mẹ thật nhiều"
Nói về Mẹ, không có từ ngữ nào có thể tả được hết vẻ đẹp và sự hy sinh, tình cảm yêu thương của mẹ giành cho các con của mình. Đã có biết bao bài thơ, bài văn viết về mẹ, nói lên những sự hy sinh cao cả của tình mẫu tử nhưng có rất ít bài nói về sự báo đáp của con với mẹ. “Gánh mẹ” của Trương Minh Nhật là một bài thơ thay vì quá đề cao công lao của mẹ thì đã hướng người đọc vào việc báo đáp công ơn của mẹ.
Điệp từ “Cho con gánh” đã lặp lại năm lần trong toàn bộ bài thơ. Lý do có câu nói đó là vì Mẹ đã cả đời gánh con. Không chỉ tần tảo nuôi con khôn lớn, không chỉ là ngọn núi vững chắc cho con dựa vào, không chỉ là những câu hát ru đưa con vào yên bình, Mẹ đã hy sinh vì con rất nhiều. Mẹ không phải là một danh từ riêng nhưng luôn được viết hoa một cách trang trọng dù đứng đầu câu, giữa câu hay cuối câu.
Cả đời mẹ đã tảo tần gánh con
……………
Đường đời sương gió mịt mù
Vì con hạnh phúc chẳng từ gian nan
………….
Thân cò lặn lội sớm mai thân gầy
Những câu thơ tuy với từ ngữ đơn giản nhưng đã miêu tả được những công lao to lớn của mẹ. Cả cuộc đời mẹ chỉ có con là trọng tâm. Mẹ gánh con cả cuộc đời, bất chấp gian nan, sương gió cuộc đời, lặn lội sớm mai. Người xưa thường nói “Một mẹ có thể nuôi được mười con nhưng mười con chưa chắc đã nuôi được một mẹ” quả đúng như vậy. Dù có sống hơn mẹ nửa đời người nhưng con cái chưa chắc đã báo hiếu hết được công lao cho mẹ.
Viết 1 bài văn phân tích đặc điểm nhân vật người mẹ trong đoạn trích sau :
Mẹ tôi ngồi xếp bằng giữa đống hàng hóa bề bộn, tỉ mỉ đếm tiền bán hàng hôm nay. Học bài xong, tôi cất tập vở lên kệ rồi lom khom dọn mớ hàng lại một góc căn phòng trọ cuối dãy. Ngoài trời mưa rơi lắc rắc. Cơn giông ban nãy làm đứt dây điện ở đầu hẻm. Tôi với tay lấy nến trên kệ, đốt một ngọn, cắm ở giữa phòng. Mẹ nói tôi khỏi xếp, mai mẹ đi bán sớm, nhà cửa lại gọn ghẽ. Tôi cười khì, vẫn xếp. Tôi thích sự gọn gàng, ngăn nắp, dù chỗ ở của tôi với mẹ chỉ là một căn phòng thuê trong khu trọ của những người lao động, chiều chiều lại rộn rã tiếng nói cười.
“Năm nay cuối cấp, cố mà học để vào đại học”, mẹ nói với tôi bằng giọng ấm trầm. Mắt mẹ vẫn không rời mớ tiền trên tay. Nhìn xấp tiền dày vậy chứ toàn tiền lẻ, hai ngàn, năm ngàn, mười ngàn, gom lại thành xấp. Mẹ tôi tính toán kỹ càng, trừ tiền vốn, lời được bao nhiêu mẹ cất vào chiếc hộp gỗ, tờ nào theo tờ nấy. Tôi nhìn mẹ qua ánh nến. Mẹ tôi hiền lắm. Mái tóc mẹ xõa một bên vai, dù không còn suôn mượt và óng dài nhưng vẫn đủ để khắc đậm hình ảnh của mẹ tôi.
Mỗi sáng, tôi thức dậy đi học, mẹ gánh hàng rong đi bán trước cổng trường tôi, trước công ty may đối diện trường học. Mẹ thường kêu tôi đi trước, mẹ đi sau, hoặc ngược lại. “Đi chung với mẹ, bạn bè cười, tội nghiệp con”, mẹ tôi nói vậy. Giả bộ dụi dụi, trách gió thổi mạnh làm mắt tôi cay rát, tôi nói: “Bán hàng rong thì đã sao. Mình sống lương thiện, không hổ thẹn với lòng là được rồi, mẹ ha”. Mẹ tôi mỉm cười. Tôi thích những khi mẹ cười. Hai mẹ con bước đi. Đòn gánh trên vai mẹ lắc lư. Nắng vàng ngập lối.
Chúng tôi đã sống với nhau những tháng ngày bình yên như thế. Ngày mà chúng tôi về con phố này, thuê căn phòng trọ cuối dãy, sâu trong hẻm, là ngày sinh nhật lần thứ tám của tôi. Tám tuổi, tôi chưa biết nhiều về cuộc đời, chưa hiểu vì sao hồi ấy người sinh ra tôi bỏ tôi bơ vơ ở cái chợ còm dưới chân cầu bê tông. Hình bóng người đó cũng đã xa dần trong tôi tự lúc nào. Tôi không muốn nhắc tới, nhưng thi thoảng đầu óc trống rỗng tôi lại nhớ tới và nghĩ vu vơ. Chắc là người đó không thương tôi như mẹ. Chứ nếu thương tôi thì đâu nỡ bỏ tôi giữa chợ đời, đã nắm lấy tay tôi dù cuộc sống có khổ nghèo, dù người đời khinh khi, coi thường. Mẹ dặn tôi không được trách người sinh ra mình, dù là trong suy nghĩ. Có lẽ người đàn bà ấy có một niềm riêng gì đó, một nỗi khổ nào đó nên không thể nào bước tiếp cùng tôi.
Mẹ tôi luôn nhân hậu, ngay cả trong suy nghĩ lẫn hành động.
Tôi gọi mẹ là mẹ, thương mẹ vô cùng, dù chẳng phải máu mủ ruột rà. Nhiều lần nằm bên mẹ, trong những đêm mưa thốc trên mái tôn. Cả dãy trọ vắng tanh, chỉ có ánh đèn đường chăm chỉ hắt xuống con đường lát đá mấp mô. Mẹ hỏi tôi “Con có nhớ mẹ không?”. Tôi cười đáp: “Mẹ đang nằm kế bên con mà nhớ gì?”. Mẹ nói tiếp: “Không phải, mẹ ruột của con kìa”. Tôi lặng đi rồi thì thào: “Con không biết nữa. Nói nhớ cũng không đúng, mà nói quên cũng sai. Chắc tại lâu quá rồi, con không còn nhớ rõ đường nét trên khuôn mặt. Cả giọng nói và mùi hương trên cơ thể con cũng quên mất”.
Tôi gặp mẹ trong nắng chiều nhàn nhạt. Một người phụ nữ lỡ thời bán hàng rong dưới chân cầu đã rửa tay, rửa mặt cho tôi – khuôn mặt lấm lem vì bùn đất và vì tôi khóc nhiều sau khi lạc mất đôi tay ấm mềm.
“Về với mẹ, mẹ thương, mẹ nghèo thật nhưng mẹ sẽ nuôi con nên người” – Tôi không bao giờ quên câu nói ấy khi mẹ ôm tôi vào lòng. Vẫn cái cảm giác ấm áp và hạnh phúc như lần đầu mẹ ôm đứa trẻ cơ nhỡ vào lòng. Có tôi, đôi vai mẹ càng nặng quằn. Tuy vậy, chưa bao giờ mẹ để tôi thiệt thòi với chúng bạn.
AI GIẢI NHANH GIÚP MIK MÌNH VOTE 5 SAO NHA
Nói về Mẹ, không có từ ngữ nào có thể tả được hết vẻ đẹp và sự hy sinh, tình cảm yêu thương của mẹ giành cho các con của mình. Đã có biết bao bài thơ, bài văn viết về mẹ, nói lên những sự hy sinh cao cả của tình mẫu tử nhưng có rất ít bài nói về sự báo đáp của con với mẹ. “Gánh mẹ” của Trương Minh Nhật là một bài thơ thay vì quá đề cao công lao của mẹ thì đã hướng người đọc vào việc báo đáp công ơn của mẹ.
Điệp từ “Cho con gánh” đã lặp lại năm lần trong toàn bộ bài thơ. Lý do có câu nói đó là vì Mẹ đã cả đời gánh con. Không chỉ tần tảo nuôi con khôn lớn, không chỉ là ngọn núi vững chắc cho con dựa vào, không chỉ là những câu hát ru đưa con vào yên bình, Mẹ đã hy sinh vì con rất nhiều. Mẹ không phải là một danh từ riêng nhưng luôn được viết hoa một cách trang trọng dù đứng đầu câu, giữa câu hay cuối câu.
Cả đời mẹ đã tảo tần gánh con
……………
Đường đời sương gió mịt mù
Vì con hạnh phúc chẳng từ gian nan
………….
Thân cò lặn lội sớm mai thân gầy
Những câu thơ tuy với từ ngữ đơn giản nhưng đã miêu tả được những công lao to lớn của mẹ. Cả cuộc đời mẹ chỉ có con là trọng tâm. Mẹ gánh con cả cuộc đời, bất chấp gian nan, sương gió cuộc đời, lặn lội sớm mai. Người xưa thường nói “Một mẹ có thể nuôi được mười con nhưng mười con chưa chắc đã nuôi được một mẹ” quả đúng như vậy. Dù có sống hơn mẹ nửa đời người nhưng con cái chưa chắc đã báo hiếu hết được công lao cho mẹ.
vote t nhaa!
Viết một bài văn biểu cảm về nhân vật người mẹ trong bài Mẹ tôi
Trong cuộc đời này, có ai lại không được lớn lên trong vòng tay của mẹ, được nghe tiếng ru hời ầu ơ ngọt ngào, có ai lại không dược chìm vào giấc mơ trong gió mát tay mẹ quạt mỗi trưa hè oi ả. Và trong cuộc đời này, có ai yêu con bằng mẹ, có ai suốt đời vì con giống mẹ, có ai săn sàng sẻ chia ngọt bùi cùng con như mẹ. Với tôi cũng vậy, mẹ là người quan tâm đến tôi nhất và cũng là người mà tôi yêu thương và mang ơn nhất trên đời này.
Tôi vẫn thường nghĩ rằng mẹ tôi không đẹp. Không đẹp vì không có cái nước da trắng, khuôn mặt tròn phúc hậu hay đôi mắt long lanh… mà mẹ chỉ có khuôn mặt gầy gò, rám nắng, vấng trán cao, những nếp nhăn của cái tuổi 40,của bao âu lo trong đời in hằn trên khóe mắt. Nhưng bố tôi bảo mẹ đẹp hơn những phụ nư khác ở cái vẻ đẹp trí tuệ. Đúng vậy, mẹ tôi thông minh, nhanh nhẹn, tháo vát lắm. Trên cương vị của 1 người lãnh đạo, ai cũng nghĩ mẹ là người lạnh lùng, nghiêm khắc. có những lúc tôi cũng nghĩ vậy. nhưng khi ngồi bên mẹ, bàn tay mẹ âu yếm vuốt tóc tôi, mọi ý nghĩ đó tan biến hết. Tôi có cả giác lâng lâng, xao xuyến khó tả, cảm giác như chưa bao giờ tôi được nhận nhiều yêu thương đến thế. Dường như 1 dòng yêu thương mãnh liệt qua bàn tay mẹ truyền vào sâu trái tim tôi, qua ánh mắt, đôi môi trìu mến, qua nụ cười ngọt ngào, … qua tất cả những gì của mẹ. tình yêu ấy chỉ khi người ta gần bên mẹ lâu rồi mói cảm thấy đuợc thôi. Từ nhỏ đến lớn, tôi đón nhận tình yêu vô hạn của mẹ như 1 ân huệ, 1 điều đương nhiên. Trong con mắt 1 đứa trẻ, mẹ sinh ra là để chăm sóc con. Chưa bao giờ tôi tư đặt câu hỏi: Tại sao mẹ chấp nhận hy sinh vô điều kiện vì con? . Mẹ tốt, rất tốt với tôi nhưng có lúc tôi nghĩ mẹ thật quá đáng, thật… ác. Đã bao lần, mẹ mắng tôi, tôi đã khóc. Khóc vì uất ức, cay đắng chứ đâu khóc vì hối hận. Rồi cho đến 1 lần… Tôi đi học về, thấy mẹ đang đọc trộm nhật ký của mình. Tôi tức lắm, giằng ngay cuốn nhật ký từ tay mẹ và hét to:“ Sao mẹ quá đáng thế! Đây là bí mật của con, mẹ không có quyền động vào. Mẹ ác lắm, con không cần mẹ nữa! ” Cứ tưởng, tôi sẽ ăn 1 cái tát đau điếng. Nhưng không mẹ chỉ lặng người, 2 gò má tái nhợt, Khóe mắt rưng rưng. Có gì đó khiến tôi không dám nhìn thẳng vào mắt mẹ. Tôi chạy vội vào phòng, khóa cửa mặc cho bớ cứ gọi mãi ở ngoài. Tôi đã khóc, khóc nhiều lắm, ướt đẫm chiếc gối nhỏ. Đêm càng về khuya, tôi thao thức, trằn trọc. Có cái cảm giác thiếu vắng, hụt hẫng mà tôi không sao tránh được. Tôi đã tự an ủi mình bằng cách tôi đang sóng trong 1 thế giới không có mẹ, Không phải học hành, sẽ rất hạnh phúc. Nhưng đó đâu lấp đầy dược cái khoảng trống trong đầu tôi. Phải chăng tôi thấy hối hận? Phải chăng tôi đang thèm khát yêu thương? … Suy nghĩ miên man làm tôi thiếp đi dần dần. Trong cơn mơ màng, tôi cảm thấy như có 1 bàn tay ấm áp, khẽ chạm vào tóc tôi, kéo chăn cho tôi. Đúng rồi tôi đang mong chờ cái cảm giác ấy, cảm giác ngọt ngào đầy yêu thương. Tôi chìm đắm trong giây phút dịu dàng ấy, cố nhắm nghiền mắt vì sợ nếu mở mắt, cảm giác đó sẽ bay mất, xa mãi vào hư vô và trước mắt ta chỉ là 1 khoảng không thực tại. Sáng hôm sau tỉnh dậy, tôi cảm thấy căn nhà sao mà u buồn thế. Có cái gì đó thiếu đi. Sáng đó, tôi phải ăn bánh mỳ, không có cơm trắng như mọi ngày. Tôi đánh bạo, hỏi bố xem mẹ đã đi đâu. Bố tôi bảo mẹ bị bệnh, phải nằm viện 1 tuần liền. Cảm giác buồn tủi đã bao trùm lên cái khối óc bé nhỏ của tôi. Mẹ nằm viện rồi ai sẽ nấu cơm, ai giặt giữ, ai tâm sự với tôi? Tôi hối hận quá, chỉ vì nóng giận quá mà đã làm tan vỡ hạnh phúc của ngôi nhà nhỏ này.
Viết đoạn văn( 10-12 câu) ghi lại cảm xúc của em về đoạn thơ sau trong bài ''Gánh mẹ'' của Trương Minh Nhật:
‘’Cho con gánh mẹ một lần
Cả đời mẹ đã tảo tần gánh con
Cho con gánh mẹ đầu non
Cả lòng mẹ đã gánh con một đời''
Help mee
Đoạn thơ " Cho con gánh mẹ một lần " trong bài " Gánh mẹ " của nhà văn Trương Minh Nhật khiến cho bao độc giả dù con tim sắt đá như thế nào cũng phải rơi nước mắt. Chỉ với một hình ảnh người mẹ thôi, tôi cũng đủ nhận thấy rằng hình ảnh một đấng sinh thành với tình cảm dành cho con và trách nhiệm của Người được ngòi bút tài tình của ông miêu tả rất sâu sắc. Đoạn thơ mở đầu đã truyền tải cho tôi một thông điệp rất ý nghĩa, rằng con cái cần phải biết cảm ơn người mẹ, người đã luôn đồng hành với họ trong suốt cả cuộc đời. Hình ảnh người mẹ tần tảo gánh người con khiến tôi nhận thức thêm về tình cảm, sự hy sinh và nghĩa vụ của mẹ. Tôi cảm nhận được rõ sự đau khổ mà mẹ đã chịu đựng để nuôi dưỡng con khôn lớn. Đoạn thơ kết thúc với câu " Cả lòng mẹ đã gánh con một đời " đã khiến tôi rơi vào sự xúc động, sự cảm thông đối với người mẹ. Đó là một lời nhắn nhủ cực kì ý nghĩa, ghi nhận sự đau khổ và nghĩa vụ to lớn của người mang nặng đẻ đau. Đây đồng thời là một trong những bài thơ tuyệt vời nhất mà tôi từng đọc, truyền tải một thông điệp cảm động về tình mẹ con và trách nhiệm của con cái đối với người mẹ ấy.
Viết một đoạn văn 5-7 câu phân tích nhân vật người đàn ông trong văn bản bông hồng tặng mẹ
Người đàn ông trong văn bản "bông hồng tặng mẹ" là một người tốt bụng. Khi thấy cô gái tội nghiệp không có đủ tiền để mua một bông hoa tặng mẹ, anh đã sẵn sàng giúp đỡ. Và nhờ cô bé ấy đã giúp anh nhận ra thời gian ở bên người mẹ thật sự vô cùng ngắn ngủi. Vì vậy, anh đã quyết định mua một bó hoa thật đẹp vượt trăm kilomet để về tặng mẹ. Anh không chỉ là người tốt bụng mà còn là một người con hiếu thảo.
CÁC BẠN ƠI CHO MÌNH HỎI VỚI Ạ !
Câu 1:Phân tích diễn biến tâm trạng của nhân vật ''Tôi'' trong văn bản ''Tôi Đi Học''
Câu 2:Phân tích nhân vật Chị Dậu
Câu 3:Phân tích nhân vật bé Hồng trong văn bản ""TRong Lòng Mẹ''.Theo 2 ý chính sau
+) Bé Hồng đối thoại với bà cô
+) Bé Hồng khi bất ngờ gặp lại mẹ và nằm trong lòng mẹ
CẢM ƠN CÁC BẠN NHÌU NHA <3
1. Phân tích nhân vật bé Hồng trong đoạn trích Trong lòng mẹ 2. Phân tích nhân vật chị Dậu trong Tức nước vỡ bờ. 3. Diễn biến tâm lí chị Dậu trong đoạn trích “Tức nước vỡ bờ”.