Nếu được tham gia đêm giao lưu văn hoá với các bạn thiếu nhi Lào và Cam-pu-chia, em sẽ làm những gì để bày tỏ tình thân ái? Vì sao?
Viết 3 - 4 câu bày tỏ suy nghĩ của em về Liên hoan Thiếu nhi ba nước Việt Nam - Lào - Cam-pu-chia.
Liên hoan Thiếu nhi 3 nước Việt Nam - Lào - Campuchia khép lại, đánh dấu bước phát triển tiếp theo của tình hữu nghị đặc biệt giữa nhân dân 3 nước. Liên hoan được diễn ra với nhiều hoạt động sôi nổi, tạo cơ hội để thiếu nhi 3 nước tăng cường giao lưu, hiểu biết lẫn nhau, góp phần giáo dục thiếu nhi 3 nước về quan hệ hữu nghị truyền thống đặc biệt Việt Nam - Lào - Campuchia. Từ đó thấy được vai trò xung kích của thế hệ trẻ ba nước trong việc giữ gìn, tăng cường hơn mối quan hệ hữu nghị vĩ đại, tình đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện giữa Đảng, Nhà nước và nhân dân 3 nước Việt Nam - Lào – Campuchia.
Liên hoan Thiếu nhi ba nước Việt Nam - Lào - Cam-pu-chia đem lại điều gì cho các em thiếu nhi?
Liên hoan Thiếu nhi ba nước Việt Nam – Lào – Campuchia đem lại cho các em thiếu nhi nhiều kỷ niệm đẹp, nhiều người bạn mới và hiểu sâu sắc về mối quan hệ hữu nghị truyền thống Việt Nam - Lào - Cam-pu-chia.
Em sẽ làm gì trong các tình huống dưới đây ? Vì sao ?
a) Bạn em có thái độ thiếu lịch sự với người nước ngoài ;
b) Trường em tổ chức giao lưu với học sinh nước ngoài.
a) Khi bạn em có thái độ thiếu lịch sự với người nước ngoài, em sẽ góp ý với bạn:
+ Chúng ta cần phải có thái độ vui vẻ, lịch sự đối với người nước ngoài khi họ đến thăm Việt Nam đó là biểu hiện của sự mến khách.
+ Giúp đỡ họ tận tình nếu họ có yêu cầu, có như vậy mới phát huy được tình hữu nghị với các nước.
b) khi trường em tổ chức giao lưu với học sinh nước ngoài em sẽ:
- Vui vẻ, ân cần chu đáo, lịch sự, tế nhị thể hiện sự hiếu khách của mình;
- Giới thiệu cho bạn về con người và đất nước Việt Nam;
- Giới thiệu những phong cảnh đẹp, di tích lịch sử của quê hương, những món ăn Việt Nam...
- Làm quen với bạn và tìm hiểu những phong tục tập quán, những nét văn hoá của nước bạn...
Nếu em được ra nước ngoài tham dự Trại hè thiếu nhi Quốc tế và được phép mang 3 vật đặc trưng để giới thiệu với bạn bè quốc tế về đất nước Việt Nam em sẽ chọn vật gì? Và vì sao?
Vật em sẽ chọn | Vì sao |
---|---|
……………………………. ……………………………. |
……………………………………………………………………………………………………………….. ……………………………………………………………………………………………………………….. ……………………………………………………………………………………………………………….. |
……………………………. ……………………………. |
……………………………………………………………………………………………………………….. ……………………………………………………………………………………………………………….. ……………………………………………………………………………………………………………….. |
……………………………. ……………………………. |
……………………………………………………………………………………………………………….. ……………………………………………………………………………………………………………….. ……………………………………………………………………………………………………………….. |
Đáp án tùy theo câu trả lời và giải thích của học sinh: VD cờ, áo dài, tháp rùa…
Hoàn cảnh gia đình bạn Tuấn rất khó khăn, Tuấn thường xuyên phải đi làm kiếm tiền giúp đỡ bố mẹ vào ngày chủ nhật, vì vậy, thỉnh thoảng Tuấn báo cáo vắng mặt trong những hoạt động do lớp tổ chức vào chủ nhật.
Có bạn ở lớp cho rằng Tuấn là học sinh thiếu ý thức tổ chức kỉ luật.
- Em có đồng tình với ý kiến trên không ? Vì sao ?
- Nếu em học cùng lớp với Tuấn, em sẽ làm gì để Tuấn được tham gia sinh hoạt với tập thể lớp trong những ngày chủ nhật ?
- Em không đồng ý với ý kiến trên. Hoàn cảnh gia đình Tuấn rất khó khăn, Tuấn thường xuyên phải đi làm vào ngày chủ nhật còn những ngày học và hoạt động trong tuần Tuấn đều tham gia và đảm bảo tốt, như vậy Tuấn đã giải quyết được tốt việc nhà và việc học. Tuấn là một người con hiếu thảo với cha, mẹ, là người có trách nhiệm với gia đình. Tuấn là người có ý thức tổ chức kỉ luật vì những ngày nghỉ không tham gia những hoạt động do lớp tổ chức vào ngày chủ nhật, thỉnh thoảng nghĩa là không phải tất cả các hoạt động của lớp vào ngày chủ nhật Tuấn đều vắng mặt. Những ngày vắng mặt Tuấn đến báo cáo xin nghỉ với lí do rất chính đáng là đi làm thêm kiếm tiền phụ giúp gia đình vì hoàn cảnh của gia đình Tuấn rất khó khăn, Tuấn không có điều kiện để tham gia cùng các bạn mặc dù đó là điều ngoài ý muốn của Tuấn. Như vậy là Tuấn có ý thức tôn trọng quy định, hoạt động của tập thế.
- Nếu em học cùng lớp với Tuấn, em sẽ động viên, chia sẻ với Tuấn để Tuấn học giỏi hơn, vượt qua khó khăn, nhận được học bổng “Vượt khó học tốt”. Em sẽ vận động các bạn trong lớp lập quỹ “Giúp đỡ bạn nghèo vượt khó” bằng những đồng quà sáng, tiền tiêu vặt...để giúp đỡ Tuấn và gia đình Tuấn.
- Em và các bạn sẽ cùng Tuấn làm những việc có thể làm được để giúp Tuấn.
Trường em có tổ chức viết thư giao lưu với các bạn học sinh nước ngoài nhưng Lan không tham gia vì Lan cho rằng đó là việc không cần thiết mất thời gian và làm ảnh hưởng đến học tập
A) em có tán thành suy nghĩ của Lan không, vì sao
B) bản thân em thực hiện việc là như thế nào
C)Nếu là bạn thân của Lan em sẽ khuyên bạn ấy điều gì
1, Em hãy nêu những biểu hiện thiếu tính kỉ luật của một số bạn học sinh hiện nay và tác hại của nó.
2, Hoàn cảnh gia đình bạn Tuấn rất khó khăn, Tuấn thường xuyên phải đi làm kiếm tiền giúp đỡ bố mẹ vào ngày chủ nhật, vì vậy, thỉnh thoảng Tuấn báo cáo vắng mặt trong những hoạt động do lớp tổ chức vào chủ nhật.
Có bạn ở lớp cho rằng Tuấn là học sinh thiếu ý thức tổ chức kỉ luật.
- Em có đồng tình với ý kiến trên không? Vì sao?
- Nếu em học cùng lớp với Tuấn, em sẽ làm gì để Tuấn được tham gia sinh hoạt với tập thể lớp trong những ngày chủ nhật?
2/
- Ko đồng tình với ý kiến trên vì hoàn cảnh Tuấn quá khó khăn nên chủ nhật Tuấn phải đi làm kiếm tiền giúp đỡ mẹ
- Vận động các bạn ủng hộ tiền cho Tuấn, đến nhà Tuấn làm đỡ các việc giúp Tuấn có thời gian, điều kiện kinh tế
1/
- Biểu hiện : thường xuyên vi phạm nội quy :vô lễ,đi trễ,trốn tiết,không học bài,đánh nhau....
- Hậu quả: chứng tỏ những người đó là vô phép tắc, ko có tính kỉ luật, ko nhận được sự tín nhiệm của mọi người .
1. Theo em, học sinh có văn hóa khi tham gia giao thông được biểu hiện thông qua những hành vi, việc làm nào?
2. Em đã và sẽ làm gì để gương mẫu thực hiện và góp phần nâng cao ý thức văn hóa khi tham gia giao thông của các bạn học sinh ở trường em? Hãy phân tích một biện pháp mà em thấy hiệu quả nhất?
Theo em, một học sinh có văn hóa khi tham gia giao thông sẽ được biểu hiện thông qua những hành vi, việc làm như sau:
Hiểu biết đầy đủ, đúng các quy định của pháp luật, tự giác và chấp hành nghiêm chỉnh các qui định của pháp luật về đảm bảo trật tự, an toàn giao thông đường bộ, đường thuỷ.
Khi tham gia giao thông phải có trách nhiệm với bản thân và với cộng đồng; tôn trọng nhường nhịn, giúp đỡ người khác.
Có thái độ ứng xử văn minh, lịch sự khi xảy ra va chạm giao thông; chấp hành qui định xử phạt khi vi phạm hành chính về giao thông.
Khi tham gia giao thông phải đi bên phải theo chiều đi của mình, đi đúng phần đường, làn đường; tuân thủ qui định về tốc độ, không phóng nhanh, vượt ẩu; dừng đỗ đúng qui định; đội mũ bảo hiểm khi đi mô tô, xe gắn máy, xe đạp điện; không uống rượu bia khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông.
Chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của hệ thống báo hiệu đường bộ, tuân thủ hiệu lệnh, chỉ dẫn của người điều khiển giao thông.
Tự giác chấp hành quy định của pháp luật về trật tự an toàn giao thông cả khi không có lực lượng chức năng tuần tra kiểm soát trên đường.
Thực hiện các qui định, nội qui tại bến xe, bến tàu, bến phà và trên các phương tiện giao thông công cộng.