Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Nhâm
Xem chi tiết
TPA
Xem chi tiết
Hậu trần
Xem chi tiết
Hquynh
29 tháng 1 2021 lúc 19:27

   Viết đoạn văn nêu cảm nhận của em về bài thơ nhớ rừng của thế lữ  

                                                     Bài làm                                           

Thế Lữ đã kí thác vào hình tượng con hổ bị cầm tù trong cũi sắt giữa vườn bách thú vẫn ôm trong lòng “niềm uất hận ngàn thu” vẫn “dương theo giấc mộng ngàn to lớn” – cái nỗi niềm của cả thế hệ mình, thời đại mình: mối bất hòa với thực tại. Họ sống trên quê hương mà luôn cảm thấy thiếu quê hương, sống trong hiện tại mà chỉ muốn thoát li khỏi hiện tại. “Gậm một mối căm hờn trong cũi sắt” mà đau đáu một nỗi nhớ rừng, tâm trạng của con hổ cũng chính là tâm trạng của họ, thực tại là cũi sắt, quá khứ là rừng già, mơ ước là rừng già. Mà con hổ ấy đã gọi thật trang trọng “nước non hùng vĩ!” Đối với Chúa Sơn Lâm rừng là tất cả, nhớ rừng là tiếc tự do. Nhớ rừng là nhớ tiếc thời oanh liệt… Tất cả xuất phát từ phản ứng dữ dội với thực tại cầm tù, trói buộc: thực tại tầm thường giả dối, thực tại vô vị, vô tích sự… Toàn bộ cuộc đời của mình là ở nơi rừng.

Ai chẳng có một thời oanh liệt của riêng mình! Nó là đoạn đời huy hoàng chói lọi, là quãng đời ý nghĩa nhất của cuộc đời mình! Vì thế bất cứ người nào trong cuộc đời này, nếu là người luôn khao khát sống thì rồi cũng sẽ có lúc ngấm nỗi sầu hận, sầu thất thế để rồi cất lên cái tiếng sầu than u uất kia của Chúa Sơn Lâm.

… Thi sĩ đã tạo ra sự tương phản nhất quán nhuần nhuyễn giữa cái phi thường và cái tầm thường. Chúa Sơn Lâm được đặt ở trung tâm bức tranh và tất cả đều được nhìn qua mắt của loài mãnh thú này, vì thế mà tất cả đều trở nên tầm thường. Đối diện với hổ, con người cũng chi là lũ người ngạo mạn, ngẩn ngơ với mắt lé, dám giễu oai linh rừng thẳm, bọn gấu thì dở hơi, cặp báo chỉ loại ươn hèn nô lệ, hời hợt vô tư lự.

Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối.........Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật?

Đây là đoạn tuyệt bút nhất của “Nhớ rừng”. Bốn bức tranh là nỗi hoài niệm tiếc nuối, uất hận, bốn câu hỏi mà giọng điệu ngày một tăng tiến dữ dội. Mà đáng kể nhất là bức tranh thứ nhất và bức thứ tư. Chữ “nào đâu…” là một lời than tiếc nuối ngậm ngùi, hợp với không khí thi vị của những đêm vàng bên bờ suối và hợp với dáng điệu say mồi và vẫn rất hào hoa nghệ sĩ: “ta say mồi đứng ngắm ánh trăng tan”. Đến chữ “đâu” giọng điệu khác hẳn. Không còn là than thở mà đã là lời chất vấn quá khứ, lời chất vấn dữ dội oai linh.

Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng.Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắtĐể ta chiếm lấy riêng phần bí mật?

Đây là hình ảnh oai hùng, lẫm liệt tạo nên dáng điệu hào hùng của bạo chúa. Mấy chữ “lênh láng máu” thật dễ sợ. Nó gợi ra cảnh chiến trường sau cuộc vật lộn tàn bạo đó là máu của mặt trời, ánh tà dương lúc hấp hối, qua cảm nhận của con mãnh thú. Trong vũ trụ này, chỉ có một kẻ duy nhất được Chúa Sơn lâm xóm là kỳ phùng địch thủ: vầng thái dương.

Sự phù hợp tuyệt vời giữa đối tượng mô tả và nghệ thuật mô tả đã chắp cánh cho thơ Thế Lữ bay lên dõng dạc, đường hoàng như một khúc tráng ca dữ dội.

(Giảng văn Văn học Việt Nam – Chu Văn Sơn): "Về mặt hình thức cái mới trong bài thơ trước hết thể hiện qua thế thơ tự do, mỗi câu tám chữ, gieo vần liền, vần bằng, còn sử dụng cách ngắt nhịp linh hoạt khi ngắn, khi dài, khi nhanh, khi chậm, khi dàn trải, có hiện tượng ngắt dòng giữa các dòng thơ. Ngôn ngữ thơ nhiều sáng tạo, phong phú, sinh động, giàu chất biểu cảm và trữ tình. Trong bài sử dụng rất nhiều biện pháp nghệ thuật đặc sắc như so sánh, ẩn dụ, nhân hóa, hoán dụ, điệp ngữ, câu hỏi tu từ. Tất cả góp phần làm cho bài thơ vừa giàu tính nhạc vừa giàu tính họa. Bài thơ tràn đầy cảm hứng lãng mạn, mạch thơ cuồn cuộn, cảm xúc ào ạt tuôn trào dưới ngòi bút của nhà thơ.

✿✿❑ĐạT̐®ŋɢย❐✿✿
29 tháng 1 2021 lúc 19:52

Em tham khảo :

Khát vọng tự do là khát vọng muôn đời mà không chỉ con người mà ngay cả đến loài vật cũng đều ao ước. Và với một vị chúa tể rừng già thì khát vọng ấy chẳng phải càng khao khát và mãnh liệt hơn sao ? Con hổ trong bài thơ " Nhớ rừng" của Thế Lữ là một con vật hoàn toàn bị rơi vào tư thế bị động, hoàn toàn mất tự do, mất đi cái uy linh của một vị chúa tể rừng xanh khi bị giam cầm trong cũi sắt. Dù vậy nhưng con hổ chưa bao giờ chịu khuất phục hoàn toàn thực tại chán chường ấy, nó vẫn nhớ về rừng xanh, nhớ về một thời oanh liệt của trước kia như một cách để thể hiện khát vọng tự do mãnh liệt của loài hổ.  Con hổ nhớ về quá khứ, trong suy nghĩ của nó vẫn là dòng hồi tưởng về quá khứ huy hoàng, oai phong ấy.Đó chính là hình ảnh uy nghi của chính mình, của những bước chân đầy tự do, phóng khoáng “ta bước chân lên dõng dạc đường hoàng”, đó chính là dáng vẻ oai vệ, uyển chuyển của chính mình “Lượn tấm thân như sóng cuộn nhịp nhàng”.Trong những bước chân tự do ngày ấy, con hổ có thể tự chủ mọi thứ xung quanh mình, sống chan hòa với thiên nhiên,với cỏ cây, hoa lá “Vờn bóng âm thầm, lá gai, cỏ sắc”. Đó là cuộc sống tự do, tự tại của chúa tể sơn lâm. Dòng hồi tưởng cũng khiến con hổ tự hào về quá khứ đã xa của mình . Tiếp nối dòng cảm xúc ấy, trong đoạn thơ thứ ba  là những hồi ức uy nghi, lẫm liệt của “chúa sơn lâm” trong rừng xanh, đó là những kí ức không thể nào quên. Khung cảnh thiên nhiên hiện ra đẹp với cảnh trăng, rừng, mặt trời.Câu hỏi tu từ:" Nào đâu ..." gợi nhắc lại quá khứ oai hùng, sự tiếc nuối những ngày tự do.Sức mạnh của con hổ được diễn tả bằng hình ảnh: mắt thần đã quắc, lượn tấm thân như sóng cuốn nhịp nhàng, uống ánh trăng tan, ngắm giang sơn, giấc ngủ tưng bừng. Tất cả những từ ngữ đó đã góp phần thể hiện tâm trạng chán chường, căm phẫn, khinh ghét của con hổ khi ở vườn bách thú, một tâm trạng đối lập hoàn toàn với  tâm trạng vui vẻ, sự oai hùng, lẫm liệt của con hổ khi ở đại ngàn. Tâm sự của con hổ cũng chính  là ẩn dụ cho tâm trạng của người dân mất nước luôn cảm thấy căm hờn, tủi nhục, chán ngán với hiện tại, họ nhớ tiếc thời oanh liệt, vàng son của cha ông.

Trịnh Đức Hòa
Xem chi tiết
anh nguyễn hoàng
29 tháng 11 2021 lúc 17:12

Trong bài thơ Cảnh khuya, Hồ Chí Minh đã vẽ ra một bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp, nó dường như trở lên sinh động hơn trong đêm trăng .Nhưng nổi bật nhất vẫn là những suy tư về vận nước, về tương lai của một dân tộc, hình ảnh ấy làm cho người chiến sĩ cách mạng hiện lên thật đẹp, thật đáng trân trọng. Như vậy, ở trong bài thơ, Bác đã thể hiện được tình yêu đối với thiên nhiên, vạn vật và phương tiện để truyền tải tình yêu ấy chính là ánh trăng, và trong bài thơ thì hình ảnh của người chiến sĩ cách mạng cũng hiện lên thật đẹp.Dù có trăn trở suy tư hay thư thái thì đều rất đáng trân trọng, vì con người ấy dành trọn vẹn tình cảm, tâm hồn mình cho đất nước, cho quê hương.

nguyễn Gia Phúc
Xem chi tiết
nguyễn anh tuấn
11 tháng 5 2022 lúc 16:50

tham khảo

Tây Ninh được biết đến là một vùng đất thuộc miền Nam nước ta với những nét bản sắc văn hóa vô cùng khác biệt. Một trong số những danh lam thắng cảnh nổi tiếng ở miền đất văn hóa này chính là núi Bà Đen.

Núi Bà Đen còn có tên gọi khác là núi Vân Sơn do ngọn núi quanh năm có mây bao phủ. Núi Bà Đen gắn với truyền thuyết về một người con gái nhan sắc mặn mà, có nước da bánh mật tên là Lý Thị Thiên Hương. Với cảnh quan hùng vĩ của núi đã tạo nên khu di tích lịch sử - văn hóa nổi tiếng ở Nam bộ và cả nước. Hệ thống am, điện, chùa, hang động ở núi Bà Đen thu hút đông đảo khách thập phương đến viếng lễ hàng năm. Ngày 21/01/1989, núi Bà Đen đã được Bộ Văn hóa – Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) công nhận là Di tích lịch sử và danh thắng cấp quốc gia

Quần thể danh thắng núi Bà Đen trải rộng trên diện tích khoảng 24km², gồm 3 ngọn núi tạo thành: núi Heo - núi Phụng - núi Bà Đen. Với độ cao 986m, nhìn từ xa, núi Bà Ðen như một chiếc nón úp trên đồng bằng. Nằm rải rác từ chân núi lên đến đỉnh núi Bà Đen là một quần thể kiến trúc gồm điện, chùa, miếu, tháp... phản ánh những đặc trưng của văn hóa Phật giáo và tín ngưỡng dân gian. Núi Bà Đen có nhiều loại gỗ quý hiếm cùng các loại động thực vật phong phú như ốc, dơi, thằn lằn, cheo, mễnh, nai và các loại cây rau, quả có giá trị.

Núi Bà Đen có ý nghĩa và vai trò vô cùng quan trọng đối với người dân nơi đây cũng như đất nước. Núi Bà Đen là một danh thắng nổi tiếng thu hút khách du lịch trong và ngoài nước, mang lại nguồn lợi về kinh tế. Đây cũng là nơi trở về với cội nguồn đời sống tâm linh và du lịch sinh thái của dân tộc. Với đỉnh núi cao nhất Nam bộ, núi Bà Đen trở thành một vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng, nên trong suốt 2 cuộc kháng chiến giải phóng dân tộc (1946 - 1975).

Từ những vai trò, ý nghĩa to lớn của núi Bà Đen, chúng ta cần có ý thức bảo vệ, giữ gìn và quảng bá những danh lam thắng cảnh của quê hương mình đến bạn bè khắp mọi nơi để góp phần làm cho đất nước thêm giàu đẹp hơn.

Minh Nguyễn
Xem chi tiết
#Blue Sky
10 tháng 1 2023 lúc 20:14

Tham Khảo Nha Bạn!
Mười sáu câu đầu bài thơ Nhớ rừng là một bức tranh tứ bình đặc sắc. Thế Lữ đã vẽ lên bốn cảnh rừng núi với những vẻ đẹp khác nhau, trong những khoảnh khắc khác nhau. Cảnh có màu vàng óng ả của trăng, màu xanh trong vắt của nước suối đại ngàn, màu trắng đen mờ ảo của cỏ cây hoa lá. Hổ ta đang đứng trên bờ, say sưa ngắm nhìn cảnh vật đẹp đến say lòng ấy. Mưa rừng không phải là “mưa bay như khói qua chiều”, không phải là “mưa giăng mắc cửi”, càng không phải là “mưa đổ bụi êm êm trên bến vắng” mà mịt mù, dữ dội rung chuyển cả núi rừng. Một buổi bình minh tinh khôi rạng rỡ, chim chóc reo ca, cây cối gọi mời, mọi vật đã thức giấc đón bình minh lên. Riêng hổ ta lại ngủ, một giấc ngủ lạ đời : giấc ngủ “tưng bừng”. Hổ có giấc ngủ riêng của hổ, cảnh vật xung quanh có ồn ào, sôi động bao nhiêu càng làm cho giấc ngủ hổ thêm say, giấc mơ hổ thêm đẹp. Bức tranh cuối cùng tuyệt đẹp, đẹp một cách lộng lẫy bi tráng. Màu vàng óng ả của trăng, màu đen mờ ảo của những trận mưa rừng, cả màu hồng tươi của nắng mới đều không còn nữa thay vào đó là màu đỏ rực của máu và của ánh mặt trời sắp tắt. Hổ ta lúc này cũng không còn say sưa, mơ mộng như đêm nào, ngày nào mà đã hiện nguyên hình là một mãnh thú. Bên hổ, dưới chân hổ là cảnh “lênh láng máu” của những con thú yếu hèn. Ngoài xa, trên bầu trời cao rộng mênh mông ấy mặt trời cũng chỉ là một mảnh. Ta có cảm giác mặt trời cũng bé đi qua cái nhìn của hổ. Trong bức tranh, mọi vật hình như nhỏ hơn, chìm hẳn chỉ có hổ ta đứng đấy uy nghi, chễm chệ với tư thế là chúa tể của muôn loài. Chúa sơn lâm đẹp thật, đó là vẻ đẹp dũng mãnh hay chỉ là vẻ đẹp oai hùng, cao sang của một vị chúa tể trong rừng sâu mà nhà thơ muốn diễn tả? 

abcdzyx
Xem chi tiết
Nguyễn Cúc
Xem chi tiết
minh nguyet
11 tháng 3 2021 lúc 21:25

Tham khảo:

Sông nước Cà Mau là một vùng đất rộng lớn, hùng vĩ. Vì Cà Mau là nơi cuối bản đồ đất nước cho nên sẽ có nhiều điều lí thú mà ta chưa biết đến. Qua bài ''Sông nước Cà Mau'' đã giúp chúng ta thấy rõ hơn về vùng đất này. Tuy còn hoang sơ nhưng thật bình yên và hạnh phúc . Dòng sông Năm Căn“nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác”. Vì thế mà cá tôm cũng nhiều hơn, đời sống người dân được ấm no. Dòng sông Năm Căn là một khung cảnh đông vui, tấp nập người qua lại, thiên nhiên hấp dẫn cùng với cái chợ cùng tên là Năm Căn. Ôi, khung cảnh thật tuyệt vời ! Và chợ đó cũng làm cho vùng sông nước Cà Mau thêm sinh động và nhộn nhịp lên hẳn. Cuộc sống của người dân Năm Căn tuy giản dị nhưng rất ấm no và hạnh phúc. Sống trên sự lao động của chính mình. Các hoạt động sinh hoạt vui tươi, sôi nổi cũng như khu chợ Năm Căn. Họ kinh doanh bằng cách buôn bán hàng với nhau không như người thành thị. Đêm đến, những ngôi nhà bè san sát nhau tạo một cảm giác được yêu thương, bảo vệ của đồng loại.

︵✰Ah
11 tháng 3 2021 lúc 21:26

 Dàn ý

Mở đoạn : Vẻ đẹp của sông Năm Căn là hình ảnh trọng tâm phản ánh nét đẹp của vùng sông nước Cà Mau

Thân đoạn :

+ Kích thước : mênh mông , rộng hơn ngàn thước , dài

+ Cảnh vật 2 bên bờ : rừng đước ... vô tận

+ Trên sông : Cá đước ... trắng

+ Âm thanh : ầm ầm ngày đêm như thác

+ Màu sắc : sinh động , phong phú (màu lá , màu trời , màu nước ) : xanh lá mạ , xanh rêu , xanh chai lọ

Kết đoạn : Bằng những hình ảnh so sánh ấn tượng , độc đáo , hấp dẫn , tác giả liên tưởng , miêu tả sống động về con sông Năm Căn => mênh mang , rộng lớn , hùng vĩ, hoang dã

=> thể hiện niềm tự hào , yêu mến

anh ngoc
11 tháng 3 2021 lúc 21:29

Sông nước Cà Mau là một vùng đất rộng lớn, hùng vĩ. Vì Cà Mau là nơi cuối bản đồ đất nước cho nên sẽ có nhiều điều lí thú mà ta chưa biết đến. Qua bài ''Sông nước Cà Mau'' đã giúp chúng ta thấy rõ hơn về vùng đất này. Tuy còn hoang sơ nhưng thật bình yên và hạnh phúc . Dòng sông Năm Căn“nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác”. Vì thế mà cá tôm cũng nhiều hơn, đời sống người dân được ấm no. Dòng sông Năm Căn là một khung cảnh đông vui, tấp nập người qua lại, thiên nhiên hấp dẫn cùng với cái chợ cùng tên là Năm Căn. Ôi, khung cảnh thật tuyệt vời ! Và chợ đó cũng làm cho vùng sông nước Cà Mau thêm sinh động và nhộn nhịp lên hẳn. Cuộc sống của người

Bùi Ngọc Trân
Xem chi tiết