Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Nguyễn Lê Tâm Như Yến
hãy kể lại một trải nghiệm đáng nhớ về 1 lần bị mắc lỗi (hãy kể cho mình một trải nghiệm không nghe lời mẹ,,,,,về việc mang ô .....xong đó trời đổ mưa.....vì sợ mẹ mắng nên đã chạy về nhà.......về nhà thấy ko có ai ở nhà nên rón rén tắm rửa thay quần áo........  kết quả là bị sốt......còn phần tiếp theo tớ không có bt nhé các cậu tự làm ,,,,đây là tớ gợi ý nhé các cậu phải viết  từ tôi hoặc em đúng nơi quy định ) đây là bài văn nên các cậu phải có MỞ BÀI ,THÂN BÀI VÀ CUỐI CÙNG LÀ KẾT BÀI nhéLƯU...
Đọc tiếp

Những câu hỏi liên quan
Kazuha Toyama ( Team fan...
Xem chi tiết
Vũ Thị Lan Phương
22 tháng 12 2021 lúc 21:12

Bạn có kỉ niệm đáng nhớ gì ko vậy

minh nguyet
22 tháng 12 2021 lúc 21:16

Em tham khảo:

Bị điểm kém đối với nhiều người có lẽ chẳng phải là điều gì quá ghê gớm, thế nhưng đối với với một học sinh được xếp nhất lớp, thì đó là một sự xấu hổ vô cùng với bạn bè, với thầy cô và cả sự sợ hãi nếu như bố mẹ biết. Thế nên một đứa như tôi đã làm một việc rất hài hước và ngờ nghệch.

Lúc đó là thời lớp 5, khi mọi đứa trẻ đã bắt đầu lớn đã có suy nghĩ riêng và cũng nhận thức được tầm quan trọng của sĩ diện, lớp chúng tôi có sự phân bì rất lớn giữa những cá nhân có lực học tốt nhất lớp. Và bản thân tôi luôn là đứa đứng đầu, lại là lớp trưởng thế nên mẹ tôi tự hào về tôi lắm, cô chủ nhiệm cũng rất thích nói về tôi khi họp phụ huynh. Rồi có một ngày trong buổi kiểm tra thường xuyên, chẳng biết đầu óc tôi lú lẫn thế nào lại làm sai hai trên tổng số ba bài, kết quả là tôi được ba điểm, khi phát bài tôi sốc vô cùng. Tôi cảm thấy mặt mình nóng lên, tôi vội cất bài kiểm tra của mình đi. Cả buổi học hôm ấy tôi không thể vui vẻ nổi, tôi lại nghĩ đến mẹ và tôi tìm cách giấu bài kiểm tra, bởi sợ mẹ sẽ thất vọng và sẽ buồn vì tôi lắm.

Tôi đã giấu nó ở ngăn trong cùng của cặp sách, rồi khóa lại chỉ đơn giản vì tôi nghĩ mẹ sẽ không bao giờ lục cặp sách của tôi đâu. Ai ngờ tôi đã lầm, mẹ đã tìm ra bài kiểm tra của tôi, nhưng mẹ không mắng tôi mà mẹ chỉ lắc đầu cười nói với tôi: “Mẹ chưa thấy đứa nào dốt như mày, ai đời lại đi giấu bài kiểm tra trong cặp sách, tưởng mẹ không xem chắc, ít nhất ngày xưa mẹ còn biết thủ tiêu nó đi cơ. Sao mẹ sinh ra mày mà mày lại chẳng thông minh được như mẹ gì cả”. Tôi đứng hình với câu nói hóm hỉnh của mẹ, bỗng tôi thấy mình ngốc thật, đúng là trẻ con thì khó mà nghĩ xa xôi được. Sau đó mẹ nhẹ nhàng nói với tôi: “Mẹ nói nhé, con người cũng có lúc sai lầm, có lúc thất bại, nhìn xem bố mẹ trồng cà phê đâu phải chưa từng có cây bị chết, nhưng chính từ những cây chết đó bố mẹ mới rút được kinh nghiệm để trồng thành công cả vườn cà xanh tốt như bây giờ. Học tập cũng vậy, điểm kém là để con phấn đấu và không lơ là trong học tập, đó là tiếng chuông cảnh tỉnh dành cho con, chứ không việc gì phải xấu hổ, người có bản lĩnh chính là người đứng lên từ thất bại để thành công con ạ”.

 

Những lời mẹ nói từ lâu ấy, tôi vẫn nhớ mãi đến hôm nay, tôi không biết nó là bài học thứ bao nhiêu mẹ dạy, mẹ ít chữ nhưng những gì mẹ dạy đều quý giá vô cùng. Nghĩ vậy tôi lại càng yêu mẹ hơn. Tuổi thơ của tôi lại có thêm một ký ức về lần phạm lỗi ngô nghê nhưng đắt giá.

Trần Anh Thái
6 tháng 12 2022 lúc 22:13

Bị điểm kém đối với nhiều người có lẽ chẳng phải là điều gì quá ghê gớm, thế nhưng đối với với một học sinh được xếp nhất lớp, thì đó là một sự xấu hổ vô cùng với bạn bè, với thầy cô và cả sự sợ hãi nếu như bố mẹ biết. Thế nên một đứa như tôi đã làm một việc rất hài hước và ngờ nghệch.

Lúc đó là thời lớp 5, khi mọi đứa trẻ đã bắt đầu lớn đã có suy nghĩ riêng và cũng nhận thức được tầm quan trọng của sĩ diện, lớp chúng tôi có sự phân bì rất lớn giữa những cá nhân có lực học tốt nhất lớp. Và bản thân tôi luôn là đứa đứng đầu, lại là lớp trưởng thế nên mẹ tôi tự hào về tôi lắm, cô chủ nhiệm cũng rất thích nói về tôi khi họp phụ huynh. Rồi có một ngày trong buổi kiểm tra thường xuyên, chẳng biết đầu óc tôi lú lẫn thế nào lại làm sai hai trên tổng số ba bài, kết quả là tôi được ba điểm, khi phát bài tôi sốc vô cùng. Tôi cảm thấy mặt mình nóng lên, tôi vội cất bài kiểm tra của mình đi. Cả buổi học hôm ấy tôi không thể vui vẻ nổi, tôi lại nghĩ đến mẹ và tôi tìm cách giấu bài kiểm tra, bởi sợ mẹ sẽ thất vọng và sẽ buồn vì tôi lắm.

Tôi đã giấu nó ở ngăn trong cùng của cặp sách, rồi khóa lại chỉ đơn giản vì tôi nghĩ mẹ sẽ không bao giờ lục cặp sách của tôi đâu. Ai ngờ tôi đã lầm, mẹ đã tìm ra bài kiểm tra của tôi, nhưng mẹ không mắng tôi mà mẹ chỉ lắc đầu cười nói với tôi: “Mẹ chưa thấy đứa nào dốt như mày, ai đời lại đi giấu bài kiểm tra trong cặp sách, tưởng mẹ không xem chắc, ít nhất ngày xưa mẹ còn biết thủ tiêu nó đi cơ. Sao mẹ sinh ra mày mà mày lại chẳng thông minh được như mẹ gì cả”. Tôi đứng hình với câu nói hóm hỉnh của mẹ, bỗng tôi thấy mình ngốc thật, đúng là trẻ con thì khó mà nghĩ xa xôi được. Sau đó mẹ nhẹ nhàng nói với tôi: “Mẹ nói nhé, con người cũng có lúc sai lầm, có lúc thất bại, nhìn xem bố mẹ trồng cà phê đâu phải chưa từng có cây bị chết, nhưng chính từ những cây chết đó bố mẹ mới rút được kinh nghiệm để trồng thành công cả vườn cà xanh tốt như bây giờ. Học tập cũng vậy, điểm kém là để con phấn đấu và không lơ là trong học tập, đó là tiếng chuông cảnh tỉnh dành cho con, chứ không việc gì phải xấu hổ, người có bản lĩnh chính là người đứng lên từ thất bại để thành công con ạ”.

 

Những lời mẹ nói từ lâu ấy, tôi vẫn nhớ mãi đến hôm nay, tôi không biết nó là bài học thứ bao nhiêu mẹ dạy, mẹ ít chữ nhưng những gì mẹ dạy đều quý giá vô cùng. Nghĩ vậy tôi lại càng yêu mẹ hơn. Tuổi thơ của tôi lại có thêm một ký ức về lần phạm lỗi ngô nghê nhưng đắt giá.

 

Lê Trần Thanh Ngọc
Xem chi tiết
Nguyễn Yến Nhi
30 tháng 11 2021 lúc 21:11

- Vào một ngày trời ko mưa ko nắng, thằng em tui bị đánh xong tui bị đánh theo ko có lý do

Khách vãng lai đã xóa
Nguyễn Hữu Giáp
Xem chi tiết
Nguyễn Minh Sơn
Xem chi tiết
chuche
14 tháng 11 2021 lúc 9:15

4.

Tham Khảo:

Dàn ý:

1. Mở bài

Giới thiệu về trải nghiệm sẽ được kể.

2. Thân bài

a. Giới thiệu khái quát về câu chuyện

Giới thiệu thời gian, không gian xảy ra câu chuyện.Giới thiệu những nhân vật có liên quan đến câu chuyện.

b. Kể lại các sự việc trong câu chuyện

Điều gì đã xảy ra?Vì sao câu chuyện lại xảy ra như vậy?Cảm xúc của người viết khi xảy ra câu chuyện, khi kể lại câu chuyện?

3. Kết bài

Nêu cảm xúc của người viết với câu chuyện đã xảy ra.

Nguyễn Hà Giang
14 tháng 11 2021 lúc 9:24

Tham khảo!

1,

https://download.vn/ke-lai-mot-trai-nghiem-dang-nho-51009

2.

https://vndoc.com/bai-viet-so-3-lop-6-de-6-ke-ve-thay-co-giao-cua-em-nguoi-quan-tam-lo-lang-va-dong-vien-em-hoc-tap-132697

 

3.

Đầu tiên, Covid-19 đã giúp con nhận thức được giá trị của thời gian. Trong cuộc sống, chắc hẳn có nhiều người luôn lấy lý do rằng còn nhiều thời gian để thực hiện việc này, việc kia nên họ thường trì hoãn công việc mà mình muốn làm. Chỉ khi đại dịch bùng phát và cướp đi tính mạng của rất nhiều người trong phút chốc, thời gian mà chúng ta nghĩ vẫn nhiều rồi đến lúc nào đó sẽ chẳng còn, con người mới nhận ra sự sống và thời gian thật sự quá ngắn ngủi. Từ đó, con biết trân trọng thời gian hơn, biết cố gắng để sống hết cuộc đời đáng sống của mình. Bố biết không, ở nhà, ngoài thời gian học và ôn tập để không quên kiến thức, anh và con còn giúp mẹ dọn nhà, trang trí nhà cửa đón Tết bằng những dây đèn lấp lánh bố mua. Mẹ cũng ân cần dạy con cách làm một số món ngon. Đến tối, ba mẹ con cùng ngồi xem phim với nhau, con còn nhổ tóc bạc cho mẹ nữa. Mẹ con con cũng có nhiều phút giây bên nhau hơn. Con nhận thấy rằng, con có một cuộc sống gia đình hạnh phúc và vô cùng ý nghĩa.


Bài học thứ hai mà con học được là bài học về tình người. Giữa tình hình dịch bệnh như thế này, các chiến sĩ áo trắng đã phải ngày đêm thức trực ở bệnh viện, chữa bệnh từ người này đến người khác rất vất vả. Các chú bộ đội, công an như bố cũng phải đi xa nhà để chống dịch. Các anh chị thanh niên cũng cống hiến không  ít cho đất nước, anh chị đã vẽ tranh hay viết thư tuyên truyền để cổ động mọi người trong việc chống dịch này. Và con cũng vậy, con sẽ góp chút tiền lẻ của mình vào đó. Đó là bài học về tình người mà con học được.

4:

https://hoatieu.vn/viet-bai-van-ke-lai-mot-trai-nghiem-cua-em-hay-chon-loc-210878

 

Nguyễn Hà Giang
14 tháng 11 2021 lúc 9:31

Tham khảo!

1.

 

Mẫu 4

Mỗi người đều có những trải nghiệm đem đến cho bản thân nhiều bài học ý nghĩa. Tôi cũng đã có một trải nghiệm đáng nhớ về tiết kiểm tra đầu tiên dưới mái trường Trung học cơ sở.

Đó là tiết học kiểm tra của môn Ngữ Văn - một môn học mới mẻ khác hoàn toàn so với Tiểu học. Cô giáo đã cho chúng tôi đề bài để chuẩn bị trước: Cảm nghĩ về ngày đầu tiên bước chân vào trường Trung học cơ sở. Các bạn trong lớp đều tranh thủ ngồi xem lại tài liệu để có thể đưa ra một kết quả tốt nhất. Tuy vậy, các bạn trong lớp cũng không tránh khỏi sự căng thẳng hiện - điều đó hiện rõ lên trên từng khuôn mặt của các bạn học sinh. Tiếng trống báo hiệu vào lớp vang lên, khoảng tầm 3 phút sau thì cô Hồng - cô giáo dạy môn Ngữ văn của tôi đã bước vào, cô viết lên bảng đề văn. Đúng là một trong bốn đề mà cô đã yêu cầu chúng tôi ôn tập. Cô nói:

- Các em đã chuẩn bị xong chưa? Chúng ta bắt đầu tính giờ nhé.

Sau đó, cô giáo yêu cầu chúng tôi cất toàn bộ tài liệu, chỉ để lại giấy kiểm tra và bút viết trên mặt bài. Thời gian làm bài kiểm tra của chúng tôi là chín mươi phút. Cô giáo yêu cầu cả lớp trật tự, bắt đầu tính giờ làm bài. Không gian trong lớp học trở nên yên tĩnh lạ thường. Đa phần các bạn đều nghiêm túc làm bài. Tuy là đề mà cô giáo đã cho ôn tập nhưng vẫn có một số bạn cứ ngồi loay hoay mãi. Còn riêng tôi, do đã chuẩn bị cẩn thận nên tôi có thể nhanh chóng bắt đầu viết bài của mình. Trước hết là gạch ra giấy nháp những ý chính. Sau đó dựa vào dàn ý đó để viết thành bài văn hoàn chỉnh. Hai phần ba thời gian trôi qua, các bạn trong lớp đều đang cặm cụi viết bài. Cô giáo ngồi phía trên bàn giáo viên vẫn chăm chú quan sát cả lớp. Không một tiếng động lạ.

Hai viết trôi qua thật nhanh, chỉ còn lại khoảng hai mươi phút cuối. Tôi đã sắp hoàn thiện bài viết của mình. Nhiều bạn dường như đã sắp hoàn thành xong bài viết của mình. Khoảng mười lăm phút cuối giờ, tôi nhanh chóng viết nốt những ý chính quan trọng trong bài viết của mình. Tiếng xôn xao bắt đầu nổi lên. Nhiều bạn đã đứng lên nộp bài. Cô Hồng yêu cầu các bạn đã nộp bài nhanh chóng ổn định lại trật tự để không làm ảnh hưởng đến những bạn vẫn còn đang làm bài. Tiếng trống báo hiệu đã hết tiết vang lên. Bạn lớp trưởng được cô yêu cầu đi thu lại bài của toàn bộ các bạn trong lớp. Sau khi kiểm tra số lượng bài viết đã đầy đủ, cô cũng cho cả lớp nghỉ.

Đó là tiết kiểm tra đầu tiên của tôi dưới mái trường Trung học cơ sở. Sau khi kiểm tra, tôi cảm thấy rất vui vẻ, hài lòng. Và bản thân cũng rút ra được những kinh nghiệm học tập cho bản thân.

Mẫu 5

Cuộc sống hiện đại cuốn chúng ta vào guồng quay cùng sự phát triển nhộn nhịp khiến ta đôi khi buông lơi những mối quan hệ tưởng chừng như rất quan trọng trong một khoảng thời gian nào đó. Chỉ đến khi gặp lại họ, một cách tình cờ, ta mới thấy bản thân đã mất đi những gì.

Kể lại một trải nghiệm lần ấy thật đặc biệt vì đó là phần thưởng mà bố mẹ dành cho tôi sau một năm dài nỗ lực học tập, tôi đã đỗ vào một trường cấp 2 trọng điểm của tỉnh với điểm số cao.

Chuyến đi được diễn ra vào giữa tháng 7, gia đình tôi quyết định trốn ánh nắng chói chang của mùa hè đất Bắc để đến với không khí trong trẻo, mát mẻ của Đà Lạt. Trước khi ghé Đà Lạt, cả gia đình tôi bay đến Nha Trang để thăm một vài người bạn của bố. Đây cũng là lần đầu tiên tôi được trải nghiệm cảm giác đi máy bay. Nhìn từ cửa sổ, những đám mây trắng trẻo, bồng bềnh chưa bao giờ gần tôi đến thế. Cứ ngỡ như có thể vươn tay ra mà chạm vào chúng, mà cảm nhận chúng một cách trọn vẹn nhất. Bay đến Nha Trang, chúng tôi được thiết đãi rất nhiều thứ đặc sản miền Trung như bánh canh, hải sản, bánh xèo,… Nha Trang cũng là một vùng đất mới lạ nhưng nó vẫn đem đến cho tôi cảm giác thân thuộc bởi tôi cũng được sinh ra ở vùng biển. Những thứ như hải sản, cát trắng, biển xanh,… đều khá quen thuộc đồi với tôi. Vậy nên điều tôi háo hức nhất vẫn là chuyến đi đến Đà Lạt sau 2 ngày lưu lại nơi này.

Nhà tôi thuê một chiếc taxi để trải nghiệm đường rừng từ Nha Trang đến Đà Lạt. Đường rừng chưa được cải thiện nhiều, đường rất gồ ghề khó đi. Nhưng bỏ qua những trở ngại ấy, tôi đắm chìm vào những cánh rừng bạt ngạt, xanh mướt. Gần đến Đà Lạt rừng càng dày đặc, không khí cũng dễ chịu hơn. Tôi còn nghe thấy cả tiếng chim lảnh lót hót vang khu rừng đem lại cảm giác bình yên chưa từng có. Ở thành phố bây giờ rất khó kiếm tiếng chim hót vì chúng bị chiếm hết những ngôi nhà xanh để xây dựng đô thị, nhà cao tầng, chung cư… Tôi thích Đà Lạt cũng vì cái lẽ đó. Tôi thích khung cảnh bình yên và nhẹ nhàng.

Cả nhà tôi dành 3 ngày để ở lại Đà Lạt và trải nghiệm thành phố của tình yêu này. Chúng tôi đi thăm vườn hoa, trải nghiệm chợ đêm Đà Lạt và thử đi ngựa rồi đi xe đạp quanh thành phố. Đà Lạt yên bình và nhẹ nhàng lắm. Ở Đà Lạt, chúng tôi được trải nghiệm cái mà người ta gọi là “một ngày bốn mùa”. Sáng như mùa xuân, trưa như mùa hè, chiều mang hơi thở mùa thu và tối lạnh như chớm đông. Tối nào tôi cũng đòi bố mẹ đến chợ đêm vì tôi yêu thích trải nghiệm ẩm thực nơi đây với sữa chua dâu, sữa đậu, bánh canh, bánh tráng nướng,… Nhưng có một trải nghiệm mà tôi không thể quên, đó là gặp được bạn cũ của mình ở đó. Ánh là người bạn thân thời câp 2 của tôi. Chúng tôi đã trải qua 4 năm cấp 2 với biết bao trải nghiệm cùng nhau từ vui đến buồn. Chúng tôi đã từng hứa sẽ trở thành bạn thân cho đến mãi về sau. Vậy mà cuối cùng, Ánh lại không đỗ vào ngôi trường mơ ước của chúng tôi. Còn tôi, khi vào môi trường mới và có chút áp lực về việc phải giữ vững phong độ học tập, vô tình đã quên mất người bạn ấu thơ này. Cho đến khi bất ngờ gặp Ánh tại hội chợ, cô bạn cũng đi du lịch ở đây vào dịp này, tôi chợt sững người lại. Chúng tôi nhìn nhau rất lâu trước khi có thể mở lời chào nhau. Mọi thứ trở nên gượng gạo, ngượng ngùng cứ như thể những con người mới quen nhau lần đầu. Cuối cùng, bọn tôi xin phép bố mẹ để cùng đi với nhau một lúc. Chúng tôi ngồi lại, kể cho nhau nghe về cuộc sống trong thời gian vừa rồi. Ánh có nói một câu khiến tôi rất đau lòng “Tớ thấy cậu vui vẻ với những người bạn mới quá nên tớ ngại làm phiền cậu”. Ôi chữ “phiền”! Tôi đâu có ngờ được sự vô tâm của mình đã khiến bạn mình đau lòng như thế. Tôi ân hận vô cùng vì sự việc ấy. Chúng tôi đã ngồi bên nhau rất lâu, nói với nhau những điều giấu trong lòng và quyết định làm hòa. Kết thúc chuyến đi, chúng tôi về cùng nhau và từ đó vẫn giữ mối quan hệ thân thiết đến bây giờ.

Chuyến đi vừa rồi đã mang lại cho tôi nhiều điều. Nó mang lại những giây phút giải trí thoải mái sau quãng thời gian học tập căng thẳng. Nó mang lại những kiến thức về văn hóa, địa lí,… về vùng đất mới. Nhưng đặc biệt, nó tìm lại cho tôi một tình bạn đẹp. Tôi nhận ra rằng: Không có điều gì có thể phá vỡ tình bạn ngoài sự vô tâm của bản thân. Tôi mong muốn có được nhiều thời gian hơn với Ánh, có thể là trong một chuyến đi mới, để có thể lưu giữ tình bạn này. Mong rằng tất cả mọi người hãy quan tâm hơn đến những người xung quanh mình để không phải hối hận như tôi đã từng.

2.

Trường Trung học cơ sở Nam Trung Yên là mái nhà của tình thương, của kỷ luật. Trong trường, học sinh luôn luôn quý mến các thầy, các cô và đáp lại đó các thầy, cô luôn luôn chăm sóc, quan tâm đến các học sinh của mình. Tôi, riêng tôi đây, tôi luôn luôn kính trọng giáo viên toán của mình: Cô Trang, người giáo viên đã giúp tôi như một sự thần kỳ.

Cô Trang có vóc dáng dong dỏng cao, mái tóc cô màu đen cắt đầu vuông trông thật đẹp, vào tầm khoảng này, cô đang mang một bé trai trong bụng, giờ đã được khoảng năm, sáu tháng (cũng không rõ lắm). Cô rất hiền lành, nhân hậu, trên đôi môi cô vẫn luôn nở một nụ cười tươi, giúp cô vốn đã xinh nay còn xinh hơn! Theo các giờ toán trên lớp của chúng tôi cho biết: Hẳn cô vẫn luôn muốn trên bảng của lớp có tám từ: “Tổ một: Đủ; tổ hai: Đủ; tổ ba: Đủ; tổ bốn: Đủ”.

Hẳn sẽ có rất nhiều người đang tự hỏi: “Tại sao cô giáo chủ nhiệm là cô văn: Vừa hiền, vừa xinh”. Thật ra cũng chỉ vì lí do sau: Hồi tôi còn học cấp I, cái từ “toán” với tôi chỉ là một môn vô dụng: “Một phụ nữ ra chợ mua sáu mươi quả dưa hấu, mỗi quả ...vân và vân…”; vậy, tôi thường phân tích nó: “Bà ấy mua để làm gì và mang chúng về như thế nào?”, “Cấp I ta được học một cộng một bằng hai; cấp II ta được biết âm một cộng ba bằng hai; cấp III rồi Đại học…” Chung quy, lớn lên, trên máy tính của ta có mấy chữ “Một cộng một bằng hai???“… Nói chung, trong mắt tôi, “Toán” chỉ là một khối gạch vô tri, vô giác, không có ích cho đời.

Cho đến khi tôi học cấp II, những ngày học hè đầu tiên đã đến. Sau khi nghe thời khóa biểu, tôi phàn nàn: “Mình sẽ ngủ vào hai tiết cuối (Toán)”. Thời gian dần trôi, hai tiết toán đã đến, tôi chui tọt xuống bàn cuối cùng để ngồi, thở dài: “Chín mươi phút à? Buồn thật…”. Cô Trang bước vào lớp, cô đi chầm chậm, cái dáng đi khoan thai ấy giờ tôi vẫn nhớ. Tôi khá ấn tượng với nó, mèo hoàn mèo tôi gục đầu xuống bàn. Lớp trưởng hô cho các bạn chào: “Học sinh Nam Trung Yên kính thầy, yêu bạn, chăm ngoan, học giỏi”. Giọng cô vang lên nhẹ nhàng: “Cô chào các con, mời các con ngồi xuống”. Giờ câu nói ấy cứ luôn vang mãi trong mỗi giờ toán của chúng tôi, nhớ mãi nó. Quay lại tiết toán, tôi ngồi xuống, mặt bàn như có lực hút, “hút” mặt tôi xuống bàn. Cô Trang quan sát lớp, cô thấy tôi, những bước chân của cô khẽ vang lên, cô lại gần tôi hỏi: “Con có mệt không? Cần xuống y tế không con?” Tôi đáp lại bằng cái giọng chán nản, thường nghe muốn “đập”: “Con không sao ạ”. Cô mỉm cười, xoa đầu tôi: “Mệt thì nói với cô nhé!” Tôi chỉ coi đó là xã giao, không quan tâm. Thật tình lúc đó cũng thấy áy náy, mất mười phút của lớp rồi! Xong, tôi nghĩ: “Ai cũng như ai thôi, giáo viên toán thường rất cứng và rắn, nghe giảng hẳn ngang phè phè ý mà…” Cô cất lên tiếng giảng bài. Ôi! Sao nó trong và mềm, hay đến như thế! Hẳn đó là lúc tôi thay đổi mọi khái niệm về môn toán, cắt đứt sợi dây có ghi hình “Toán bằng vô dụng” và nối tiếp sợi dây “toán”. Tôi liền nhận ra: “Thù không phải không là bạn”. Tôi quyết tâm học toán. Ngày tháng trôi qua, những con số “sáu, bảy” và thay vào đó là những điểm “chín, mười”. Và đây: Một con tám rưỡi xuất hiện trong bài kiểm tra giữa học kỳ I của tôi, tất cả đều nhờ công lao cô Trang dạy dỗ, rèn luyện cho tôi từng ngày, từng tháng một. Tôi vẫn chưa thể tự mình nói lời “cảm ơn” với cô, cho đến khi vào ngày hai mươi tháng mười một, trên tay tôi, tôi cầm chiếc thiếp tặng cô Trang. Theo tôi, đó là lời cảm ơn gián tiếp, tôi không đủ dũng cảm để bật ra hai chữ “cảm ơn”.

Tôi rất biết ơn cô Trang! Cô là người dẫn lối cho tôi trước khi quá muộn, trước khi nó (khái niệm về “toán”) bị đóng khuôn, không thể thay đổi được nữa… “Con cảm ơn cô!” – Đây là lần thứ hai con phải gián tiếp nói hai chữ “cảm ơn”. “Con sẽ cố gắng cô ạ, vào ngày nào đó, chính con sẽ tự nói chúng trước cô, cô ạ!”.

4.

Mỗi người trong chúng ta, ai cũng có cho riêng mình một quá khứ, và quá khứ sẽ đầy ắp những kỉ niệm khó quên. Đó có thể là kỉ niệm cùng bạn bè, đó có thể là kỉ niệm bên thầy cô và còn có những kỉ niệm bên gia đình, những người thân yêu ruột thịt của mình. Tôi cũng có rất nhiều kỉ niệm, đặc biệt, một kỉ niệm đầy sâu sắc với tôi là ngày cùng anh Hai đi thi đại học.

 Anh Hai tôi là một người trầm tính, ít nói, anh học không quá giỏi nhưng bù lại là sự chăm chỉ, cần cù. Năm đó, anh lên 12 và dự thi tốt nghiệp, sau đó anh đăng ký thi vào hai trường là Đại học Ngoại ngữ Huế và Đại học Bách Khoa Đà Nẵng. Những ngày tháng miệt mài bên sách vở cùng với áp lực của việc thi cử khiến anh tôi gầy hẳn. Vì bố mẹ phải đi làm kiếm tiền hàng ngày, tôi thì còn nhỏ cũng chẳng giúp được việc gì to lớn, anh phải một mình dọn dẹp rồi chuẩn bị bữa ăn cho cả nhà, lúc rảnh rỗi mới có thời gian học. Mỗi tối, anh Hai thức khuya học bài đến 2 giờ sáng mới đi ngủ. Tôi rất khâm phục sự kiên trì và cố gắng đó của anh và xem anh như một thần tượng của mình vậy.

Ngày sắp lên thành phố để thi Đại học, anh lo lắng mất ăn mất ngủ. Sau khi bàn bạc, gia đình đi đến thống nhất là để tôi đi với anh trai. Chọn tôi đi cùng anh vì một phần do bố mẹ vướng công việc nên không thể xin nghỉ được, một phần là tôi rất thích, vòi vĩnh cả nhà mãi mới được vì tôi muốn đi cùng anh, cổ vũ cho anh, hơn nữa tôi cũng chưa lên thành phố bao giờ nên rất mong được đi lần này . Rồi hai anh em tôi đóng gói quần áo cùng với một ít tiền bố mẹ cho lên đường. Dù anh đã lớn, cũng có vài lần anh lên thành phố chơi, song bố mẹ vẫn lo lắng, dặn cái này, cái kia để hai đứa tự biết chăm sóc nhau. 

Anh tôi thi ở Đà Nẵng trước rồi mới ra thi ở Huế. Chúng tôi đến Đà Nẵng trước ngày thi một hôm. Mọi chuyện đều thuận lợi cho đến sáng ngày chuẩn bị đi thi thì tôi lại đau bụng dữ dội, dù rất cố gắng nhưng tôi không thể chịu đựng được, xỉu đi lúc nào không hay. Khi tỉnh dậy thì thấy mình đang ở bệnh viện. Lúc đó, anh tôi mới kể lại lúc ấy tôi đau khiến anh hoảng hốt, vừa lo, vừa sợ. Khi tôi ngất xỉu anh đã gọi cô chủ nhà trọ hai anh em tôi thuê nhờ đưa đi bệnh viện, sau khi bác sĩ khám thì bảo tôi bị ruột thừa phải mổ liền. Cuối cùng sau ca mổ đó tôi được cứu sống, còn anh thì lỡ dở buổi thi Đại học của mình, xem như cơ hội vào trường Bách Khoa cũng vì tôi mà anh phải chấp nhận bỏ thi. Lúc đó tôi buồn lắm, vừa buồn vừa giận chính mình, tôi nắm tay anh nói:

- Em xin lỗi anh Hai, lẽ ra em phải là người giúp đỡ anh, động viên tinh thần cho anh để anh Hai thi, vậy mà giờ em lại càng khiến anh lo lắng, bố mẹ lo lắng.
Anh Hai xoa đầu tôi, an ủi:
- Không sao đâu em, bỏ lỡ cơ hội này thì anh còn cơ hội khác, quan trọng là sức khoẻ của em, em phải nhanh hồi phục để cùng anh ra Huế thì nữa nhé.
Tôi biết anh nói vậy thôi nhưng lòng anh buồn lắm, vì trường Bách Khoa chính là mơ ước bấy lâu của anh mà. Đó là lần mà tôi thấy mình có lỗi và thương anh nhất, giá mà tôi không vòi vĩnh bố mẹ để được đi cùng anh thì có lẽ đã không xảy ra chuyện như thế.

Bây giờ thì anh Hai tôi đã là cậu sinh viên năm cuối của trường Đại học Ngoại ngữ Huế. Ba năm đại học anh luôn đạt học bổng của trường, ngoài việc học, anh còn đi dạy gia sư để có tiền đóng học phí giúp đỡ phần nào những khó khăn cho bà mẹ. Đến bây giờ, tôi vẫn luôn tự hào về người anh trai yêu quý của mình.

Nguyễn Thị Quỳnh Nga
Xem chi tiết
Doãn Khánh Ngọc
9 tháng 12 2021 lúc 19:27

câu 1:Mỗi chúng ta, ai cũng có những câu chuyện về riêng mình. Và cũng như thế, ai cũng có những người bạn của riêng mình để viết nên những tình bạn cao đẹp và chân chính cho đến suốt cuộc đời. Bạn là người đồng trang phải lứa với ta, gắn bó thân thiết với ta. Bạn là người cùng ta học tập, cùng ta tiến bộ, cùng ta vượt qua những chặng đường nhất định trong cuộc sống. Bạn có thể là người đi cùng ta đến hết cuộc đời nhưng cũng có thể chỉ là người đồng hành cùng ta trên một quãng đường. Dù chặng đường chung ấy dài hay ngắn thì bạn vẫn phải là người hiểu ta và ngược lại, là người ta hiểu và có thể cùng nhau sẻ chia những niềm vui cũng như nỗi buồn trong cuộc sống. Có bạn cũng đồng nghĩa với việc ta đang xây đắp một tình bạn. Một tình bạn đẹp là một tình bạn trong sáng, chân chính và cao hơn là thấu hiểu và tri kỉ. Bạn hay tình bạn là một phần không thể thiếu trong cuộc sống của mỗi con người nhưng không phải tình bạn nào cũng là tình bạn tốt đẹp và đáng quý. Một tình bạn đáng trân trọng phải là một tình bạn xuất phát từ tình cảm chân thành, từ sự đồng cảm và thấu hiểu lẫn nhau. Một tình bạn đẹp sẽ là chỗ dựa tinh thần vững chãi và là điểm tựa của mỗi con người trong những lúc gặp khó khăn hoạn nạn. Một tình bạn cao đẹp và chân chính còn cần sự lắng nghe và thấu hiểu lẫn nhau. Mỗi chúng ta là một vũ trụ không lặp lại, mỗi con người là một bản thể không giống ai. Việc gặp được một người hiểu ta và coi đó là bạn là một điều may mắn. Nhưng dù hiểu nhau đến thế nào đi chăng nữa, trong một số trường hợp nhất định vẫn có thể dẫn đến những hiểu lầm. Trong trường hợp ấy, điều cần thiết là mỗi người phải biết lắng nghe, phải biết đặt mình vào vị trí của bạn để thấu hiểu và cảm thông. Một tình bạn đẹp là khi thấy bạn lầm đường lạc lối, không bỏ mặc bạn và quay lưng đàm tiếu nói lời thị phi về bạn mà giúp bạn thức tỉnh, nhận ra lỗi lầm của của mình. Một người bạn đáng quý vừa là chỗ dựa tinh thần, vừa là sự giúp đỡ về vật chất mỗi khi ta gặp khó khăn và ngược lại. Trong bất cứ mối quan hệ nào cũng thế, sự trao đổi qua lại là một điều cần thiết. Vì bản chất của sự sống là cho và nhận. Ta không chỉ yêu cầu và đòi hỏi ở bạn mà còn cần phải là người bên cạnh bạn lúc khó khăn, lắng nghe và cảm thông cho bạn. Để xây dựng một tình bạn cao đẹp và chân chính dài lâu, cần sự cố gắng và nỗ lực từ cả hai người chứ không phải là trách nhiệm của một mình ai cả. Tôi đã từng đọc ở đâu đó một câu nói: “Trong tình bạn, nếu tớ và cậu giống như hai chiếc cốc thuỷ tinh, cậu cứng cỏi, tớ cứng cỏi, va vào nhau chắc chắn sẽ đứa này nứt đứa kia mẻ, ai cũng thương tích đầy mình, ai cũng sẽ chịu tổn thương.” Hãy biết trân trọng những người bạn tốt mà mình đang có. Đừng để vì một sự hiểu lầm nhỏ nhoi hay phút trẻ con bốc đồng mà đánh mất đi những tình cảm quý báu mà có thể suốt cuộc đời còn về sau ta không thể nào tìm lại được nữa.

câu 2 tự lm

Khách vãng lai đã xóa
Creepboymcvn29
Xem chi tiết
Tử-Thần /
14 tháng 12 2021 lúc 20:21

Chẳng bao giờ em làm được một việc tốt đáng kể hay chỉ ít là làm người khác thấy vui, chỉ trừ có một lần khi em còn học lớp 2. Lần đó em đã nhặt được của rơi và trả lại cho người mất.

Chiều hôm ấy, em trực nhật nên phải ở lại lớp một lúc để đổ rác. Lúc em đang đi trên sân trường thì bỗng em giẫm phải một vật gì cưng cứng. Em cúi xuống nhặt lên thì thấy: Ồ! Hoá ra là một cuốn tiểu thuyết khổ 18x7cm của nhà sách Trí Tuệ cuốn đầu giáo sư Powel của tác giả A.R Belger. Cuốn sách này được bọc ngoài bằng nilon trong nên có lẽ người mất mới mua về chưa đọc. Em cũng chưa đọc nó nhưng đã biết ít nhiều về nó qua lời nói của bố mẹ. Hình như nó là một cuốn tiểu thuyết rất hay. Em lật xem bìa sau của cuốn sách thì thấy một đoạn văn ngắn kể lại tóm tắt nội dung cuốn sách. Nó càng làm em chắc chắn về suy nghĩ của mình. Trong đầu em hiện lên ý nghĩ lấy luôn cuốn sách này. Thế là, em ngó xung quanh xem có ai không. Thôi chết! Còn bác bảo vệ. Em chờ bác bảo vệ để ý đi chỗ khác rồi nhanh tay đút luôn cuốn sách vào cặp tung tăng chạy ra khỏi cổng trường. Trên đường, em không thôi nghĩ về những tình tiết hấp dẫn, li kì của cuốn sách. Ôi! Thú vị biết bao! Nhưng cái đầu em không chỉ nghĩ đến một chuyện nó lái sang một chuyện khác. Chuyện về người bị mất. Vì có cái đầu ham nghĩ nên em không biết phải phân xử ra sao, mang về đọc và giữ của riêng hay trả lại cho người bị mất đây! Hai phương án cứ đánh nhau, xáo trộn trong đầu em. Vừa lúc đó, em về đến nhà. Em chào bố mẹ rồi đặt mình lên chiếc giường ở phòng riêng. Em lại tiếp tục suy nghĩ. Mà phải rồi! Mẹ là người có kinh nghiệm trong cuộc sống, mình nên hỏi mẹ xem sao! Em nghĩ, thế là em chạy xuống tầng một, đưa cuốn sách cho mẹ và kể đầu đuôi câu chuyện cho mẹ nghe. Nghe xong, mẹ cười và bảo:

 

- Bây giờ, con hãy đặt mình vào tình huống như người mất mà xem. Chắc chắn con sẽ rất buồn và lo lắng vì bố mẹ sẽ mắng khi làm mất cuốn sách khá đắt: hai mươi lăm nghìn đồng cơ mà! Đấy, con hãy tự nghĩ và quyết định đi.

Quả thật nếu em là người mất thì cũng sẽ có những cảm giác như mẹ nói. Mà nếu các bạn biết thì lòng tin của các bạn đối với em sẽ chẳng ra gì nữa! Em quyết định sẽ trả lại. Sáng hôm sau, em mang cuốn sách đưa cho cô Tổng phụ trách. Vừa lúc đó, có một chị lớp Năm hớt hơ hớt hải chạy đến. Khi cô Tổng phụ trách đưa chị cuốn sách và giới thiệu em với chị thì chị ấy cảm ơn em rối rít.

Lúc em về lớp, các bạn xô đến quanh em và khen em. Khi đó em thực sự là rất vui. Bây giờ em mới biết giá trị của những việc làm tốt. Nó vô hình nhưng nó lại có thể mang niềm vui cho tất cả mọi người.

Nhã Trúc
Xem chi tiết
Triệu Ngọc Huyền
7 tháng 11 2021 lúc 16:16

Đề 1:(mik k chép lại đề)

Tham khảo:

“Lòng mẹ bao la như biển Thái Bình, dạt dào vô tận. Tình mẹ trong suốt như dòng suối ngọt…” Mẹ luôn là người yêu thương, quan tâm lo lắng cho ta trong mọi hoàn cảnh, luôn bên cạnh ta dù trong những phút yếu lòng. Nhất là khi chứng kiến cảnh mẹ chăm sóc tôi ốm, tôi càng thấm thía hơn điều ấy.

Công việc của mẹ tôi bận bịu lại càng bận hơn khi tôi bị ốm. Cơn sốt kéo dài do tôi bị cảm nắng, người mệt lả, toàn thân nóng ran, miệng khô đắng lại…Tôi nằm rên ừ ừ…còn mẹ thì hai chân như đánh ríu vào nhau. Mẹ vo gạo bắc lên bếp chút cháo, rồi chườm túi đá cho tôi. Sau đó mẹ giúp tôi đo nhiệt độ.

Chốc chốc, mẹ lại đến sờ vào trán tôi. Đôi tay nhẹ nhàng và ấm áp. Cái khô ráp chai sạn biến đâu cả rồi,tôi chỉ thấy dường như đôi bàn tay ấy có sức mạnh diệu kỳ khi chạm vào da thịt tôi. Mẹ đỡ tôi ngồi dậy, kê đầu tôi vào cánh tay, mẹ chăm cho tôi từng viên thuốc. Thấy tôi uống có vẻ khó khăn mẹ tôi lại động viên: “Ráng uống cho mau lành bệnh rồi còn đến trường với thầy cô, bạn bè, còn nghe mẹ kể chuyện, dạy con học nữa chứ?”

Dù mệt nhưng tôi vẫn nhìn thấy nếp quầng thâm trên mắt mẹ,tóc lòa xòa dính bết vào trán với những giọt mồ hôi nhễ nhại. Trong đôi mắt dịu hiền ấy như ngân ngấn nước mắt.Mẹ cho tôi nằm xuống gối, vừa thổi cháo, vừa đút cho tôi. Cái hương vị quen thuộc của bàn tay nội trợ thường ngày lại ùa về trong tôi. Tay mẹ luồn chiếc khăn lau mồ hôi dọc sống lưng cho tôi. Gió từ tay mẹ lại làm hạ nhiệt cho tôi.

Lúc này, tôi mong mình chóng khỏe để ánh mắt mẹ lại cười thật vui mỗi khi tôi đi học về, mỗi khi tôi “khoe” với mẹ được thầy cô khen. Nhà tôi nghèo, mẹ lại phải thức khuya dậy sớm tảo tần nên tôi ốm mẹ vất vả nhiều hơn. Mẹ xanh xao và hao gầy nhiều hơn.

Tôi lớn khôn từ đôi tay của mẹ, tấm lòng yêu thương và chở che của mẹ. Sự ấp ủ yêu thương của mẹ để lại cho tôi bao nghĩ suy về cái mênh mông, bao la của tình mẹ! Tôi lại cầu mong mẹ tôi mãi bình an. Và, tôi cũng mong mình khỏe mạnh để mẹ bớt vất vả vì tôi.

Không hẳn ai trong số chúng ta cũng đều được mẹ chăm sóc, đó là một thiệt thòi rất lớn. Vì vậy hãy trân trọng từng khoảnh khắc bên cạnh mẹ khi ta còn có thể bạn nhé.

Triệu Ngọc Huyền
7 tháng 11 2021 lúc 16:16

chọn 1 trong  3 đề

Triệu Ngọc Huyền
7 tháng 11 2021 lúc 16:17

chọn 

1 trong

3 đề

bn nhỉ

??????

Ngọc Linh
Xem chi tiết
Ngọc Linh
Xem chi tiết