lin phạm
bài 1: viết số thích hợp vào chỗ chấm:                      a] Dân tộc Ê-đê có 398 671 người Ta nói: dân tộc Ê-đê có khoảng_____ trăm nghìn người             bài 2; bác minh có một khu đất trồng hoa hình chữ nhật rộng 18m chiều dài gấp 3 lần chiều rộng bác dự định dùng lưới để quây xung quanh khu đất hỏi bác minh cần bao nhiêu mét lưới để đủ quây kính xung quanh khu đất trồng hoa đó?                                                           bài giải                                               ...
Đọc tiếp

Những câu hỏi liên quan
Trịnh Thị Kim Chi
Xem chi tiết
Lê Thị Quyên
12 tháng 8 2019 lúc 17:02

Đáp án: A

Bình luận (0)
nhibaota
Xem chi tiết
Diệu Anh
9 tháng 7 2018 lúc 10:08

chép mạng á

Bình luận (0)
Trịnh Thị Kim Chi
Xem chi tiết
Lê Thị Quyên
13 tháng 9 2017 lúc 6:53

Đáp án là B

Bình luận (0)
Duki Ta
Xem chi tiết
Khách vãng lai
Xem chi tiết
Nguyễn Thái Sơn
21 tháng 4 2020 lúc 15:15

câu 1 :

Người xưa đặt ra luật tục nhằm để bảo vệ cuộc sống bình yên cho buôn làng.

câu 2:

Những việc mà người Ê-đê xem là có tội là: tội không hỏi cha mẹ, tội ăn cắp, tội giúp kẻ có tội, tội dẫn đường cho địch đến đánh làng mình.

câu 3 :

Những chi tiết trong bài cho thấy đồng bào Ê-đê quy định xử phạt rất công bằng là:

-  Tội nhỏ thì xử nhẹ (phạt tiền một song), chuyện lớn thì xử nặng (phạt tiền một co). Người phạm tội là người bà con, anh em cũng xử vậy.

-  Tang chứng phải chắc chắn (phải nhìn tận mặt, bắt tận tay, lấy và giữ được gùi, khăn, áo, dao... của kẻ phạm tội; đánh dấu nơi xảy ra sự việc) mới được kết tội.

- Nhân chứng: phải có vài ba người làm chứng, tai nghe mắt thấy thì đối chứng mới có giá trị.

câu 4 :

Luật giáo dục, luật phổ cập tiểu học, luật bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em, luật bảo vệ môi trường, luật giao thông đường bộ...

 

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Lê Phương Anh
21 tháng 4 2020 lúc 15:17

1. Người xưa đặt xa luật tục để mọi người tuân theo mà sống cho đúng; nhằm giữ gìn và bảo vệ cuộc sống thanh bình cho cộng đồng.

2.  Tội không hỏi cha mẹ, tội ăn cắp, tội giúp kẻ có tội, tội dẫn đường cho giặc. 

3. - Chuyện nhỏ thì xử nhỏ, phạt tiền một song.

- Chuyện lớn thì xử nặng, phạt tiền một co.

- Chuyện quá sức con người, gánh không nổi, vác không kham thì xử tội chết.

- Chuyện nội bộ trong gia đình, dòng tộc cũng xử như vậy.

- Tang chứng phải đầy đủ, chắc chắn, có nhiều người chứng kiến sự việc

4. Bộ luật Dân sự, Bộ luật Hình sự, Luật Lao động, luật Báo chí, luật Bảo vệ môi trường...

 
Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
datcoder
Xem chi tiết
Người Già
13 tháng 10 2023 lúc 12:01

a/ Quá trình hình thành khối đại đoàn kết dân tộc trong lịch sử:

- Khối đại đoàn kết dân tộc được hình thành trước hết trên cơ sở tình cảm gia đình và tình yêu quê hương đất nước. Quá trình đoàn kết trong các cuộc đấu tranh xã hội, chống ngoại xâm và chinh phục thiên nhiên đã tạo nên truyền thống yêu nước, đoàn kết trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam.

- Thời kì cổ – trung đại, các vương triều luôn coi trọng việc đoàn kết chặt chẽ giữa các tầng lớp nhân dân và sự hoà thuận trong nội bộ triều đình đồng thời đề cao mối quan hệ giữa các tộc người với cộng đồng quốc gia để tạo dựng sức mạnh đoàn kết chống ngoại xâm.

- Thời kì cận - hiện đại, từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời (1930), khối đại đoàn kết dân tộc được phát huy thông qua các hình thức mặt trận phù hợp với từng thời kì cách mạng. Trải qua các cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ và trong thời kì đổi mới đất nước, khối đại đoàn kết dân tộc đã đưa cách mạng Việt Nam giành được nhiều thắng lợi to lớn.

b/ Vai trò của khối đại đoàn kết dân tộc

- Trong thời kì dựng nước:

+ Sự cố kết cộng đồng của người Việt cổ trong các hoạt động trị thuỷ, xây dựng các công trình công cộng, hình thành xóm làng,... một trong những cơ sở quan trọng cho sự ra đời của các nhà nước đầu tiên trên lãnh thổ Việt Nam.

+ Quá trình dựng nước trên cơ sở đoàn kết để chinh phục thiên nhiên và nhu cầu chồng ngoại xâm đã nhanh chóng phát triển thành sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, trở thành truyền thống trong suốt chiều dài lịch sử dụng nước và giữ nước,

- Trong quá trình xây dựng và bảo vệ đất nước:

+ Đại đoàn kết dân tộc tạo nên sức mạnh quyết định, giữ nhân dân Việt Nam đánh bại mọi cuộc chiến tranh xâm lược, bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc.

+ Ở thời kì hoà bình, đoàn kết dân tộc là nhân tố ổn định xã hội, tạo nền tảng xây dựng, phát triển đất nước.

- Trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam hiện nay:

+ Đại đoàn kết dân tộc là vấn đề có ý nghĩa chiến lược, quyết định thành công của công cuộc xây dựng đất nước.

+ Đại đoàn kết dân tộc là sức mạnh nền tảng, tập hợp, phát huy sức mạnh của các tầng lớp nhân dân và cả cộng đồng người Việt ở nước ngoài tham gia vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

+ Đại đoàn kết dân tộc là yếu tố khẳng định vị thế quốc gia trước những thách thức của thời đại mới, như biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường, cạn kiệt tài nguyên, đại dịch…

+ Đại đoàn kết dân tộc là yếu tố không tách rời với việc khẳng định chủ quyền biên giới, biển đảo của Việt Nam.

c/ Quan điểm và chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước

- Quan điểm: coi chính sách dân tộc là vấn đề chiến lược cơ bản, lâu dài, đồng thời cũng là vấn đề cấp bách hiện nay; thực hiện chính sách dân tộc theo nguyên tắc: “các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tương trợ nhau cùng phát triển”.

- Chính sách:

+ Chính sách về phát triển kinh tế vùng dân tộc thiểu số: hướng đến phát huy tiềm năng, thế mạnh của vùng đồng bào các dân tộc; gắn với kế hoạch phát triển chung của cả nước, đưa vùng đồng bào các dân tộc thiểu số cùng cả nước tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

+ Chính sách xã hội tập trung vào các vấn đề: giáo dục - đào tạo, văn hoá, y tế, nhằm nâng cao năng lực, thực hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tạo tiền đề và cơ hội để các dân tộc có đầy đủ điều kiện tham gia quá trình phát triển, trên cơ sở đó không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào…

+ Chính sách liên quan đến quốc phòng - an ninh: hướng đến củng cố các địa bàn chiến lược, giải quyết tốt vấn đề đoàn kết dân tộc và quan hệ dân tộc trong mối liên hệ tộc người, giữa các tộc người và liên quốc gia trong xu thế toàn cầu hoá.

Bình luận (0)
Nguyen Thi Kim Minh
Xem chi tiết
GV Ngữ Văn
12 tháng 9 2018 lúc 9:08

1. Chi tiết tưởng tượng kì ảo trong truyện sự tích các dân tộc:

- Sinh nở thần kì:

+ người vợ có mang và có bầu trong 7 năm 7 ngày 7 tháng mới sinh.

+ sinh ra một quả bầu. Vợ chồng nghe thấy tiếng cười đùa nhưng khi lại gần thì im bặt, người chồng định lấy dao chặt nhưng người vợ ngăn lại. 

- Các tộc người lần lượt ra đời:

+ Người vợ que củi trong bếp dùi lỗ ở đầu quả bầu, người Xá, Thái, Lự, Kinh lần lượt chui ra.

+ Người Xá chui ra trước, dính nhọ nồi nên đen.

+ Cuối cùng là người Kinh nên trắng.

2. Chi tiết các dân tộc đều sinh ra từ một quả bầu và đều được gọi là anh em Khốt Kho có ý nghĩa: giải thích nguồn gốc các tộc người Việt Nam. Nghĩa là tuy họ có tiếng nói, màu da, vốn văn hóa khác nhau nhưng đều có nguồn gốc chung, đều là anh em, vì vậy mà cần yêu thương, gắn bó, giúp đỡ lẫn nhau.

3. Cách lí giải về nguồn gốc của sự tích các dân tộc và truyện Con rồng cháu tiên:

- Giống: đều nhằm giải thích nguồn gốc và suy tôn giống nòi của dân tộc.

- Khác:

+ Trong Sự tích quả bầu, nguồn gốc giản dị và gần gũi - quả bầu. Còn trong Con Rồng cháu Tiên, nguồn gốc cao quý - Rồng, Tiên.

+ Trong Sự tích quả bầu, giải thích sự ra đời của các tộc người, của các dân tộc còn trong Con Rồng cháu Tiên chỉ lí giải sự ra đời của dân tộc Kinh.

+ Trong Sự tích quả bầu, sự ra đời của mỗi người ứng với từng dân tộc => nguồn gốc dân gian hóa.

   Trong Con Rồng cháu Tiên, sự ra đời của tộc người còn gắn với sự hình thành của nhà nước phong kiến đầu tiên - thời đại Hùng Vương.

=> Cách lí giải về nguồn gốc các dân tộc của Sự tích quả bầu đậm chất dân gian, giản dị và gần gũi.

=> Cách lí giải về nguồn gốc các dân tộc của Con Rồng cháu Tiên mang màu sắc kì ảo hơn, suy tôn nguồn gốc cao quý từ nòi Rồng giống Tiên và gắn với sự hình thành của nhà nước và các vị vua.

Bình luận (0)
TRƯƠNG MINH 	TRÍ
5 tháng 10 2020 lúc 20:24

bạn giúp tôi trả lời câu :

hãy tóm tắt nội dung chính của câu chuyện ,với

cảm ơn

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Tạ Quỳnh Anh
16 tháng 4 2023 lúc 16:45

1. Chi tiết tưởng tượng kì ảo trong truyện sự tích các dân tộc:

- Sinh nở thần kì:

+ người vợ có mang và có bầu trong 7 năm 7 ngày 7 tháng mới sinh.

+ sinh ra một quả bầu. Vợ chồng nghe thấy tiếng cười đùa nhưng khi lại gần thì im bặt, người chồng định lấy dao chặt nhưng người vợ ngăn lại. 

- Các tộc người lần lượt ra đời:

+ Người vợ que củi trong bếp dùi lỗ ở đầu quả bầu, người Xá, Thái, Lự, Kinh lần lượt chui ra.

+ Người Xá chui ra trước, dính nhọ nồi nên đen.

+ Cuối cùng là người Kinh nên trắng.

2. Chi tiết các dân tộc đều sinh ra từ một quả bầu và đều được gọi là anh em Khốt Kho có ý nghĩa: giải thích nguồn gốc các tộc người Việt Nam. Nghĩa là tuy họ có tiếng nói, màu da, vốn văn hóa khác nhau nhưng đều có nguồn gốc chung, đều là anh em, vì vậy mà cần yêu thương, gắn bó, giúp đỡ lẫn nhau.

3. Cách lí giải về nguồn gốc của sự tích các dân tộc và truyện Con rồng cháu tiên:

- Giống: đều nhằm giải thích nguồn gốc và suy tôn giống nòi của dân tộc.

- Khác:

+ Trong Sự tích quả bầu, nguồn gốc giản dị và gần gũi - quả bầu. Còn trong Con Rồng cháu Tiên, nguồn gốc cao quý - Rồng, Tiên.

+ Trong Sự tích quả bầu, giải thích sự ra đời của các tộc người, của các dân tộc còn trong Con Rồng cháu Tiên chỉ lí giải sự ra đời của dân tộc Kinh.

+ Trong Sự tích quả bầu, sự ra đời của mỗi người ứng với từng dân tộc => nguồn gốc dân gian hóa.

   Trong Con Rồng cháu Tiên, sự ra đời của tộc người còn gắn với sự hình thành của nhà nước phong kiến đầu tiên - thời đại Hùng Vương.

=> Cách lí giải về nguồn gốc các dân tộc của Sự tích quả bầu đậm chất dân gian, giản dị và gần gũi.

=> Cách lí giải về nguồn gốc các dân tộc của Con Rồng cháu Tiên mang màu sắc kì ảo hơn, suy tôn nguồn gốc cao quý từ nòi Rồng giống Tiên và gắn với sự hình thành của nhà nước và các vị vua.

Bình luận (0)
•↭长ɦáทɦ•☪ôทջՇúa
Xem chi tiết
Nguyễn Võ Ngọc Ngân
3 tháng 3 2019 lúc 19:32

1. Lễ cưới Êđê là một nghi lễ của dân tộc Êđê, Tây Nguyên, Việt Nam. Lễ hỏi - cưới theo chế độ mẫu hệ. Theo truyền thống đó, người con gái đi hỏi và cưới chồng, chủ động hoàn toàn về mọi phí tổn trong hôn nhân, con trai đi làm rể bên nhà vợ.

2.  Lễ hỏi - cưới theo chế độ mẫu hệ. Theo truyền thống đó, người con gái đi hỏi và cưới chồng, chủ động hoàn toàn về mọi phí tổn trong hôn nhân, con trai đi làm rể bên nhà vợ. còn chúng ta thì: Lễ hỏi - cưới theo chế độ phụ hệ Theo truyền thống đó, người con trai đi hỏi và cưới vợ, chủ động hoàn toàn về mọi phí tổn trong hôn nhân, con trai đi làm rể bên nhà vợ hoặc con gái làm dâu bên chồng.

Bình luận (0)
Nguyễn Công Cần Hỏi Bài
Xem chi tiết
Đoàn Trần Quỳnh Hương
10 tháng 8 2023 lúc 22:14

Điểm giống nhau là: cả hai truyện đều ca ngợi sự mưu trí, dũng cảm của những người anh hùng sẵn sàng chiến đấu với cái ác ( quái vật tồn tại trong nhân gian) bảo vệ cuộc sống yên bình cho mọi người.

Bình luận (0)