Tìm danh từ chung và danh từ riêng trong các câu ca dao dưới đây và xếp vào nhóm thích hợp.
Tìm danh từ trong các câu ca dao, tục ngữ, đoạn văn dưới đây và xếp vào nhóm phù hợp:
a.
Tháng Chạp là tháng trồng khoai,
Tháng Giêng trồng đậu, tháng Hai trồng cà
Tháng Ba cày vỡ ruộng ra,
Tháng Tư làm mạ mưa sa đầy đồng.
Ca dao
b.
Chuồn chuồn bay thấp thì mưa,
Bay cao thì nắng, bay vừa thì râm.
Tục ngữ
c. Bố đi câu về, không một lần nào là chúng tôi không có quà.
Mở thúng câu ra là cả một thế giới dưới nước: cà cuống, niềng niễng đực, niềng niễng cái bò nhộn nhạo. Hoa sen đỏ, nhị sen vàng toả hương thơm lừng. Những con cá sộp, cá chuối quẫy toé nước, mắt thao láo...
Theo Duy Khán
- Chỉ con vật: cà cuống, niềng niễng đực, niềng niễng cái, cá sộp, cá chuối, chuồn chuồn.
- Chỉ cây cối: khoai, đậu, cà, mạ, hoa sen.
- Chỉ thời gian: tháng
- Chỉ hiện tượng: mưa, nắng, râm
bài 1; xếp danh từ riêng trong các câu dưới đây vào nhóm thích hợp. Ở xã Vĩnh Quang, huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang, ai cũng biết câu chuyện cảm động về em Đoàn Trường Sinh 10 năm cõng bạn đến trường. quãng đường từ nhà Sinh tới trường dài 4 km, qua đèo, vượt suối, khúc khuỷu, gập ghềnh. thế mà sinh không quản khó khăn, ngày ngày cõng bạn Hanh bị liệt cả hai chân đi về. nhờ bạn giúp đỡ, lại có chí học hành, nhiều năm liền, Hanh là học sinh giỏi tiên tiến, có năm còn tham gia đội tuyển học sinh giỏi cấp huyện. tên người | tên địa lí ____________________________________________________________________________________________________________
Tìm các danh từ có trong đoạn văn sau và xếp chúng vào hai nhóm danh từ chung và danh từ riêng:
Chiếc/ ô tô buýt/ chạy/ chậm/ dần/ rồi/ đỗ lại/ bên/ Hồ Gươm/. Hằng /xuống/ xe/, rẽ /vào/ phố/ Bà Triệu/. Chiều/ nào/ về /đến/ đầu phố/, Hằng /cũng đều/ được/ hít thở /ngay/ mùi thơm/ quen thuộc/ ấy. Thật /hiếm thấy/ một/ loại hoa/ nào/ có /sức /tỏa hương/ cho /cả /một /dãy phố/ dài/ hàng/ cây số/ như /hoa sữa/.
Danh từ : Chiếc,ô tô buýt,xe,phố,Bà Triệu,Hằng,Hằng,hoa sữa
Danh từ riêng : Hồ Gươm,Hằng,Bà Triệu,Hằng.
Danh từ chung : Từ còn lại.
Danh từ : Chiếc,ô tô buýt,xe,phố,Bà Triệu,Hằng,Hằng,hoa sữa
Danh từ riêng : Hồ Gươm,Hằng,Bà Triệu,Hằng.
Danh từ chung : Từ còn lại.
-Danh từ riêng đó là : Hồ Gươm ,Hằng,Bà Triệu -Danh từ chung đó là chiếc ,ô tô, xe, phố , hoa sữa, ,chiều ,nhà ,mùi thơm
1Thế nào là danh từ , động từ?
2. có mấy lỗi khi dùng từ hãy kể tên các lỗi đó
3. Hãy điền câu sao vào nhóm thích hợp:
"Hôm nay, trời rét đậm nhà trường cho phép chúng em được nghỉ học."
Nhóm 1:Từ đơn:................................................
Nhóm 2:Từ phức:..................................................
4. Hãy đặt hai câu có sử dụng danh từ làm vị ngữ và danh từ làm chủ ngữ trong câu
5. Hãy viết một đoạn văn từ 5 đến 7 câu kể về mẹ em. Trong đoạn văn có sử dụng ít nhất một danh từ chung và 1 danh từ riêng. Hãy gạch chân các danh từ đó.
Danh từ là những từ chỉ người, sinh vật, sự vật, sự việc, khái niệm, hiện tượng,...
Phân loại- DT chỉ khái niệm: Đạo đức, người, kinh nghiệm, cách mạng,…- DT chỉ đơn vị: Ông, vị (vị giám đốc), cô (cô Tấm), cái, bức, tấm,…; mét, lít, ki-lô-gam,…; nắm, mớ, đàn,…'''
Khi phân loại DT tiếng Việt, trước hết, người ta phân chia thành hai loại: DT riêng và DT chung.
- Danh từ riêng: là tên riêng của một sự vật (tên người, tên địa phương, tên địa danh,..) (như: Phú Quốc, Hà Nội, Lê Thánh Tông, Vĩnh Yên,...)
- Danh từ chung: là tên của một loại sự vật (dùng để gọi chung cho một loại sự vật). DT chung có thể chia thành hai loại:
+ DT cụ thể: là DT chỉ sự vật mà ta có thể cảm nhận được bằng các giác quan (sách, vở, gió, mưa,…).
+ DT trừu tượng: là các DT chỉ sự vật mà ta không cảm nhận được bằng các giác quan (cách mạng, tinh thần, ý nghĩa,.… )
+ DT chỉ hiện tượng, chỉ khái niệm, chỉ đơn vị được giảng dạy trong chương trình SGK lớp 4 chính là các loại nhỏ của DT chung.
+ DT chỉ hiện tượng:
Hiện tượng là cái xảy ra trong không gian và thời gian mà con người có thể nhận thấy, nhận biết được. Có hiện tượng tự nhiên như: mưa, nắng, sấm, chớp, động đất,… và hiện tượng xã hội như: chiến tranh, đói nghèo, áp bức,… danh từ chỉ hiện tượng là DT biểu thị các hiện tượng tự nhiên (cơn mưa, ánh nắng, tia chớp,…) và hiện tượng xã hội (cuộc chiến tranh, sự đói nghèo,…)
+ DT chỉ khái niệm:
Chính là loại DT có ý nghĩa trừu tượng (DT trừu tượng, đã nêu ở trên). Đây là loại DT không chỉ vật thể, các chất liệu hay các đơn vị sự vật cụ thể, mà biểu thị các khái niệm trừu tượng như: tư tưởng, đạo đức, khả năng, tính nết, thói quen, quan hệ, thái độ, cuộc sống, ý thức, tinh thần, mục đích, phương châm, chủ trương, biện pháp, ý kiến, cảm tưởng, niềm vui, nỗi buồn, tình yêu, tình bạn,… Các khái niệm này chỉ tồn tại trong nhận thức, trong ý thức của con người, không “vật chất hóa”, cụ thể hóa được. Nói cách khác, các khái niệm này không có hình thù, không cảm nhận trực tiếp được bằng các giác quan như mắt nhìn, tai nghe,…
+ DT chỉ đơn vị :
Hiểu theo nghĩa rộng, DT chỉ đơn vị là những từ chỉ đơn vị các sự vật. Căn cứ vào đặc trưng ngữ nghĩa, vào phạm vi sử dụng, có thể chia DT chỉ đơn vị thành các loại nhỏ như sau:
- DT chỉ đơn vị tự nhiên : Các DT này chỉ rõ loại sự vật, nên còn được gọi là DT chỉ loại. Đó là các từ: con, cái, chiếc; cục, mẩu, miếng; ngôi, tấm, bức; tờ, quyển, cây, hạt, giọt, hòn, sợi,…
- DT chỉ đơn vị chính xác : Các DT này dùng để tính đếm, đo đếm các sự vật, vật liệu, chất liệu,…VD: lạng, cân, yến, tạ, mét thước, lít sải, gang,…
- DT chỉ đơn vị ước chừng : Dùng để tính đếm các sự vật tồn tại dưới dạng tập thể, tổ hợp. Đó là các từ: bộ, đôi, cặp, bọn, tụi, đàn,dãy, bó, những , nhóm,...
- DT chỉ đơn vị thời gian:Các từ như: giây, phút, giờ, tuần, tháng,mùa vụ, buổi,…
- DT chỉ đơn vị hành chính, tổ chức: xóm, thôn, xã, huyện, nước, nhóm, tổ, lớp, trường, tiểu đội, ban, ngành,…
Động từ là từ (thành phần câu) dùng để biểu thị hoạt động (chạy, đi, đọc), trạng thái (tồn tại, ngồi). Trong ngôn ngữ, động từ gồm hai loại là nội động từ và ngoại động từ. Nội động từ là động từ chỉ có chủ ngữ (Vd: Anh ấy chạy) còn ngoại động từ là động từ có chủ ngữ và tân ngữ (VD: cô ấy ăn cá). Trong ngôn ngữ đơn lập như tiếng Việt, động từ cũng như các loại từ khác không biến đổi hình thái, trong một số ngôn ngữ hòa kết, động từ thường bị biến đổi hình thái theo ngôi, thì... Động từ trong ngôn ngữ hòa kết khi không biến đổi gọi là động từ nguyên mẫu.
4
1. Danh từ làm chủ ngữ.
Kim Sơn là một tỉnh thuộc vùng ven biển tỉnh Ninh Bình.
2. Danh từ làm Vị ngữ.
Cây ổi là loại cây ăn quả (phổ biến ở Việt Nam)
5
Trong gia đình em, mẹ là người mà em yêu quý nhất. Mẹ em là một luật sư ở Hà Nội.Năm nay mẹ đã ngoài ba mươi tuổi rồi nhưng mẹ còn trẻ lắm. Dáng người nhỏ nhắn. Khuôn mặt trái xoan, rạng rỡ. Mái tóc đen mượt mà lúc nào cũng được chải gọn gàng. Đôi mắt đen nhánh nhìn em thật hiền từ và đấy trìu mến.Thường ngày mẹ dậy thật sớm để dọn dẹp và chuẩn bị bữa sáng cho cả nhà. Mẹ nấu ăn rất ngon, em thích nhất món canh bí tôm của mẹ nấu. Tối đến, mẹ thường dạy em học bài, bài nào em chưa hiểu,mẹ giảng cho em ngay. Rồi mẹ đưa em vào giấc ngủ với những câu chuyện thần tiên mà mẹ kể, chắp cánh những ước mơ cho em. Em rất yêu mẹ và cố gắng hái được nhiều bông hoa điểm mười để tặng mẹ.
Gạch chân các danh từ và sắp xếp chúng vào hai nhóm. danh từ chung và danh từ riêng
Nước việt nam xanh muôn ngàn cây lá khác nhau, Cây nào cũng đẹp
danh từ chung:nước,cây lá,cây
danh từ riêng:Việt Nam
k mn nha
hok tốt!
danh từ chung : nước,cây,lá
danh từ riêng : Việt Nam
Xếp các từ được gạch chân trong câu dưới đây vào nhóm phù hợp: “Những đêm trăng thanh gió mát lên đê trải chiếu nằm đếm sao trời mới tuyệt và thú làm sao.”
Danh từ |
Động từ |
Tính từ |
Quan hệ từ |
…………………... |
……………………. |
………………….. |
…………………. |
Tìm danh từ trong các câu sau và xếp chúng thành hai nhóm: danh từ chung, danh từ riêng.
Bố mẹ và chị xuống Phiêng Quảng làm ruộng. Hôm nay, A Lềnh chở ngô xuống cho bố mẹ.
Tô Hoài
Danh từ chung: bố mẹ, chị, ruộng, ngô.
Danh từ riêng: Phiêng Quảng, A Lềnh.
1 tìm 3 danh từ chung và 3 danh từ riêng .Đặt cau với từ tìm đc (6 câu)
2 viết 1 đoạn văn kể về nhân vật trong câu truyện "STTT".gạch chân dưới danh từ riêng và danh từ chung (1 gạch DT chung, 2 gach DT riêng)
Bạn nên chép đoạn văn ra nhé , mình hk lâu rk nên ko nhớ
Bạn nên chép đoạn văn ra nhé , mình hk lâu rk nên ko nhớ
Trong các câu ca dao dưới đây, các danh từ riêng đều chưa được viết hoa, em hãy phát hiện và viết hoa các danh từ riêng ấy.
Đồng đăng có phố kì lừa
Có nàng tô thị có chùa tam thanh
Sâu nhất là sông bạch đằng
Ba lần giặc đến ba lần giặc tan
Cao nhất là núi lam sơn
Có ông lê lợi trong ngàn bước ra
Các danh từ riêng: Đồng Đăng, Kì Lừa, Tô Thị, Tam Thanh, Bạch Đằng, Lam Sơn, Lê Lợi
ĐỒNG ĐĂNG, TÔ THỊ, BẠCH ĐẰNG, TAM THANH