Nêu ngắn gọn nội dung của 1 – 2 bài đọc dưới đây:
Dòng nào dưới đây nêu đúng nhất nội dung bài đọc.
A. Tả chiếc áo của ba mà mẹ đã khéo chữa vừa với bạn nhỏ.
B. Tình cảm của những người trong gia đình đối với người ba đã hi sinh.
C. Tình cảm của em nhỏ đối với ba.
D. Tả chiếc áo của ba mà mẹ đã khéo chữa vừa với bạn nhỏ. Tình cảm của những người trong gia đình đối với người ba đã hi sinh.
em hãy nêu nội dung chính của bài lời khuyên của bố ngắn gọn.
Nêu ngắn gọn nội dung của đoạn trích bài (trường học) trang 9
Nội dung: Là những suy tư của người mẹ trước ngày con vào lớp Một. Qua đó, thể hiện tình cảm yêu thương sâu sắc của mẹ. Đồng thời văn bản nêu lên vai trò to lớn của nhà trường đối với cuộc sống mỗi con người.
Bạn tham khảo
Nêu nội dung ngắn gọn của bài Một thức quà của lúa non: Cốm
Nội dung ngắn gọn: Thể hiện sự trân trọng của nhà văn đối với cốm, một món ăn mà thiên nhiên ban tặng cho người dân Việt Nam. Đồng thời nhà thơ đã giới thiệu một món ăn vô cùng độc đáo.
Những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật
a. Nội dung
Tuỳ bút thể hiện nội dung rất phong phú, tự do, không bị khuôn thước vào một mảng đề tài nào. Nhưng những cảnh đẹp quê hương, đất nước, những địa danh du lịch, con người, văn hoá, lịch sử cũng trở thành đối tượng miêu tả của tuỳ bút, gợi cảm hứng với người viết.
Gắn liền với các địa danh là sản vật văn hoá và con người: cốm làng Vòng, người Hà Nội, người Sài Gòn,... Những giá trị văn hoá truyền thống được cô đọng, chắt lọc qua các sản vật và con người đó, đó là niềm tự hào của mỗi địa phương.
Trong bài Một thứ quà của lúa non: Cốm, hình ảnh “Cô hàng cốm xinh xinh, áo quần gọn ghẽ, với cái dấu hiệu đặc biệt là cái đòn gánh hai đầu cong vút lên như chiếc thuyền rồng” rất đẹp, tạo nên sự liên hệ mật thiết giữa sản vật và con người: côm gắn liền với vẻ đẹp của người làm cốm. Cái cách cốm đến với mọi người rất duyên dáng và lịch thiệp, vẻ đẹp của con người tôn lên vẻ đẹp của cốm. Cốm là quà tặng của đồng quê.
Cốm là món quà đặc biệt của lúa nếp non. Và chỉ có cốm làng Vòng mới là đặc sản Hà Nội, do bàn tay người làng Vòng làm ra:
Kê Đô làm kẹo mạch nha
Làng Vòng làm cốm để mà tiến vua
Cách ăn cốm cũng thật đặc biệt: phải cảm thụ bằng nhiều giác quan: khứu giác: mùi thơm phức của lúa; vị giác: chất ngọt của cốm; thị giác: màu xanh của cốm.
Tác giả đã khơi gợi cảm giác của bạn đọc về cốm; chứng tỏ sự tinh tế, sâu sắc của tác giả (dùng từ ngữ gợi cảm: “bao bọc”, “nằm ủ” để nói về mối quan hệ tự nhiên giữa lá sen và cốm, tựa như hai linh hồn nương tựa vào nhau, làm tôn lên cái hương sắc thanh quý “cái lộc của trời”).
Cốm vốn là một thứ quà bình dị, chẳng có gì là cầu kì. Ấy thế mà tác giả đã có cái nhìn một cách thấu đáo và thái độ văn hoá khi nói về sự thưởng thức cốm. Đây không phải là cách ăn cho thoả thích, ăn cho no bụng mà là ăn chậm để ngẫm nghĩ từng chút hương vị của cốm, của màu sắc, của tất cả cái xanh non, dịu dàng mềm dẻo ướp trong hương sen. Bài tuỳ bút đã cho thấy cốm là đặc sản của dân tộc vì nó kết tinh hương vị thanh khiết của đồng quê. Cốm là quà quê, thức quà thiêng liêng. Qua đó cho thấy tấm lòng của tác giả đau đáu, trân trọng, giữ gìn giá trị văn hoá cổ truyền của dân tộc. Mỗi sản vật là một truyền thống văn hoá, một thành tựu sáng tạo lao động và sự trân trọng những công sức lao động, thành quả của nghề nông.
Không chỉ nói về nguồn gốc thanh cao, đẹp đẽ của cốm mà Thạch Lam còn ca ngợi giá trị của cốm. Cốm là quà tặng của đồng quê; cốm là đặc sản của dân tộc. Đó là thức quà thiêng liêng, cũng là món quà rất riêng của quê hương đất nước mình.
b. Nghệ thuật
Thể tuỳ bút không cần có cốt truyện mà chỉ có những cảnh, những sự kiện được tác giả sắp xếp theo một trình tự nào đó. Trong tuỳ bút, nhà văn sử dụng kết hợp nhiều biện pháp tu từ như: nhân hoá, ẩn dụ, so sánh. Dòng cảm xúc miên man và một lối văn giàu ấn tượng, có sức gợi cảm cao đã tạo nên những áng văn mượt mà của Thạch Lam, Nguyễn Tuân,...
Bài tuỳ bút của Thạch Lam diễn tả một vẻ đẹp văn hoá của dân tộc bằng một lời văn giàu chất thơ, nhẹ nhàng, êm ái mà sâu sắc, tinh tế, nhạy cảm và trân trọng. Tác giả cho thấy mình là một người có tấm lòng, một trái tim của người Hà Nội luôn luôn tha thiết và gìn giữ những phong tục tập quán tốt đẹp của cha ông. Tác giả đã sử dụng nhiều hình ảnh so sánh, nhiều câu hỏi tu từ ấn tượng và có sức gợi cao.
Nêu nội dung ngắn gọn của bài "Bài ca nhà tranh bị gió thu phá" lớp 7
Đỗ Phủ nhà thơ đời Đường rất nổi tiếng được người đời phong là “Thi sử”, “Thi thánh”. Các tác phẩm của tác giả luôn thể hiện lòng nhân ái, giá trị nhân đạo sâu sắc.
Bài ca nhà tranh bị gió thu phá được tác giả viết dựa trên chính trải nghiệm của ông.
Vào mùa thu thời tiết bỗng gió mạnh, căn nhà chỉ vừa mới dựng xong đã bị gió mạnh cuốn bay đi khắp nơi, cái thì trên bờ sông, trên ngọn cây và cả vào mương nước
Trẻ con trong làng thấy ta già yếu nên chúng nó cướp giật về ta cũng không biết làm sao. Chỉ chốc lát đã bị lấy sạch chạy tuốt vào lũy tre, dù có gào thét la mắng cũng vô dụng, trong lòng ta cảm thấy ấm ứ vô cùng.
Gió đã ngừng thổi nhưng trời bỗng kéo mây đen, mưa trút xuống nước, nhà cũng như ngoài sân nơi nào cũng dột, chiếc mền cũ mỏng không đủ ấm không đủ sức chống chọi với thời tiết ngoài kia. Mưa vẫn cứ rơi không ngừng, ta bệnh lại thấm nước, cảm thấy khó ngủ vô cùng.
Đây nhé! Chúc bạn học tốt :")
nêu ngắn gọn nội dung chính trong đoạn thơ trên (đoạn cuối của bài thơ tiếng gà trưa)
nội dung của khổ cuối bài Tiếng gà trưa:
lòng yêu gia đình của người cháu đã làm sâu sắc thêm tình yêu quê hương, đất nước
Nêu ngắn gọn nội dung của đoạn trích dưới đây
''...Vừa nghe thấy thế,em tôi bất giác run lên bần bật ,kinh hoàng đưa ánh mắt tuyệt vọng nhìn tôi.Cặp mắt đen của em buồn thăm thẳm,2 bờ mi đã sưng mọng vì khóc nhiều.''
Hai ae hết sức đau khổ khi nghe mẹ nói
nói lên sự hoảng sợ của thủy khi nghe mẹ đề nghị chia đồ chơi
Đọc ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Câu 1: Chép tiếp 3 câu thơ còn lại để hoàn chỉnh bài thơ.
Câu 2: Nêu ngắn gọn đặc điểm của thể thơ được dùng để sáng tác bài thơ trên.
Câu 3: Chỉ ra và nêu tác dụng của các biện pháp tu từ được sử dụng trong bài thơ trên.
Câu 4: Hai câu thơ cuối bài đã biểu hiện tâm trạng gì của tác giả?
Câu 5: Hãy khái quát nội dung bài thơ trên bằng một câu hoàn chỉnh.
Câu 6: Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ trên.
Câu 1:
Tiếng suối trong như tiếng hát xa,
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa
Cảnh khuya chưa vẽ người chưa ngủ,
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.
Câu 3:
Nghệ thuật :
* So sánh : " Tiếng suối" với "tiếng hát xa"
* Điệp ngữ : "lồng", "chưa ngủ"
* Tiểu đối
* Lấy động từ tả tĩnh
* Chất cổ điển lồng vào chất hiện đại
=> Bức tranh thiên nhiên đẹp ở vùng núi rừng Việt Bắc
=> Bác là người yêu thiên nhiên
Câu4:
nỗi thao thức, tâm trạng đầy bất trắc, âu lo không yên bình.
Câu 5:
Bài thơ miêu tả cảnh trăng sáng ở chiến khu Việt Bắc trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, qua đó thể hiện tình yêu thiên nhiên, tâm hồn nhạy cảm, lòng yêu nước sâu nặng và phong thái ung dung, lạc quan của Bác Hồ
Câu 2:
Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt; hình ảnh thiên nhiên mang màu sắc cổ điển mà vẫn đẹp, gần gũi, bình dị; ngôn ngữ giản dị, trong sáng; biện pháp tu từ so sánh, điệp ngữ…