Trình bày đặc điểm của văn bản thông tin giới thiệu một cuốn sách hoặc bộ phim.
Văn bản giới thiệu cuốn sách hoặc bộ phim nào?
1.1. Viết bài giới thiệu một cuốn sách là trình bày cho người đọc biết các thông tin cơ bản về cuốn sách đó như: nhan đề, thể loại, tác giả, hoàn cảnh ra đời, nội dung, hình thức, nghệ thuật và giá trị, ý nghĩa,… của cuốn sách. Ví dụ: Hai văn bản “Lá cờ thêu sáu chữ vàng” – tác phẩm không bao giờ cũ dành cho thiếu nhi, Cuốn sách “Chìa khóa vũ trụ của Giooc-giơ” là những văn bản giới thiệu một cuốn sách và có một đặc điểm chung sau đây:
- Nêu nhan đề cuốn sách được giới thiệu ở tiêu đề và phần đầu của văn bản.
- Nêu các thông tin chung về cuốn sách như: tác giả, hoàn cảnh ra đời, thông tin xuất bản,… trong phần đầu của văn bản.
- Nêu các thông tin về nội dung và hình thức, nghệ thuật thể hiện của cuốn sách ở phần tiếp sau của văn bản.
- Nêu ý kiến của người giới thiệu (hoặc người đọc) về giá trị nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa của cuốn sách.
- Sử dụng hình ảnh minh họa để bổ sung, làm rõ thông tin, tăng sức hấp dẫn cho bài giới thiệu.
1.2. Để viết bài giới thiệu một cuốn sách, cần chú ý:
- Lựa chọn cuốn sách muốn giới thiệu phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra.
- Đọc kĩ cuốn sách cần giới thiệu để xác định các thông tin về nội dung và hình thức, nghệ thuật, giá trị, ý nghĩa của cuốn sách.
- Tìm hiểu thêm các thông tin có liên quan đến cuốn sách, ví dụ: tác giả, hoàn cảnh ra đời, đánh giá của bạn đọc về cuốn sách,...
- Lựa chọn trật tự sắp xếp, trình bày các thông tin trong bài giới thiệu.
- Lựa chọn sử dụng hình ảnh, sơ đồ,… kết hợp với chữ viết để giới thiệu thông tin; có thể viết tay hoặc trình bày trên máy vi tính
Viết bài giới thiệu một cuốn sách hoặc một bộ phim như thế nào để hấp dẫn người đọc?
- Cung cấp đúng các thông tin
- Mở bài gây tò mò, ấn tượng, hấp dẫn
- Sử dụng các phương tiện phi ngôn ngữ
- Thể hiện rõ các nội dung
- Nêu ra thông điệp, ý nghĩa
Khi trình bày, giới thiệu về một cuốn sách, làm thế nào để bài trình bày được hấp dẫn, sinh động? Em hãy trả lời dựa vào bảng sau:
Cách trình bày | Tác dụng |
Cầm theo cuốn sách và giới thiệu | Giúp phần giới thiệu được trực quan, lôi cuốn đối với người nghe. |
Mở đầu bài giới thiệu bằng trò chơi liên quan đến cuốn sách | Khơi gợi sự tò mò, tạo hứng thú cho người nghe |
… | … |
Trong văn bản, phần nào chủ yếu nêu thông tin khách quan, phần nào chủ yếu nêu ý kiến chủ quan của người giới thiệu về cuốn sách?
- Thông tin khách quan: phần 1 và 2
- Ý kiến chủ quan: phần 3
Tìm đọc một cuốn sách có liên quan đến một chủ đề hoặc thuộc một thể loại trong bài học của Ngữ văn 8 và viết lời giới thiệu cuốn sách đó (khoảng 8 – 10 câu).
Cuốn sách “Tuổi thơ dữ dội” kể về cuộc đời chiến đấu hoàn toàn có thật của những chiến sĩ thuộc tổ trinh sát Trung Đoàn Trần Cao Vân, những chú bé chỉ mới trạc 13, 14 tuổi đời. Sách được chia làm 8 phần, mỗi phần lại là một câu chuyện, kể về những người lính nhỏ tuổi khác nhau. Với tôi “Tuổi thơ dữ dội” là ước mơ, là bản thiên anh hùng ca và là khúc bi tráng của lớp trẻ Việt Nam trong công cuộc đấu tranh giành độc lập. Những cái tên như Lượm, Mừng, Quỳnh … những nhân vật thật đã đi vào lịch sử trở nên quen thuộc và gần gũi hơn bao giờ hết. Chiến tranh khi nào cũng vậy, bi thương, đầy máu và nước mắt nhưng đôi lúc, dựa theo những dòng văn cảm xúc dạt dào, đầy hồn nhiên và giản dị như chính các bạn thiếu niên trong truyện, người đọc lại khẽ bật cười, khúc khích với những câu nói đùa vô tư, những cách suy nghĩ trẻ con vui đến lạ mà tác giả đã khéo léo đưa vào câu chuyện. Cười thì cười thật đấy nhưng chính chúng ta vẫn cảm thấy nhói đau, cay cay khóe mắt vì ẩn sâu bên trong những mẩu chuyện ngộ nghĩnh ấy, lại là sự thật bi thương đến đau lòng.
Theo lời giới thiệu, đề tài và đặc điểm nội dung, nghệ thuật của cuốn sách có gì đặc biệt?
Tham khảo!
Theo lời giới thiệu, đề tài và đặc điểm nội dung, nghệ thuật của cuốn sách mang tới cho người đọc những câu pha trò mới tinh của cậu học trò nổi tiếng nhất trong những cậu nhóc tiểu học, điều này khiến tác giả ngạc nhiên khi dẫn tới nhân vật của họ vào các tình huống.
Điền vào bảng sau thông tin về các kiểu bài viết đã học ở học kì II:
Kiểu bài | Khái niệm | Đặc điểm | Bố cục |
Bài văn phân tích một tác phẩm văn học |
|
|
|
Văn bản thuyết minh giới thiệu một cuốn sách |
|
|
|
Bài văn kể lại một chuyến đi hay một hoạt động xã hội |
|
|
|
Kiểu bài | Khái niệm | Đặc điểm | Bố cục |
Bài văn phân tích một tác phẩm văn học | Bài văn phân tích một tác phẩm văn học thuộc kiểu bài nghị luận văn học, trong đó người viết dùng lí lẽ, bằng chứng, để làm rõ chủ đề và một số nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của tác phẩm | • Về nội dung: nêu được chủ đề; nêu và phân tích được tác dụng của một vài nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật trong tác phẩm văn học, ví dụ: hình ảnh, từ ngữ, các biện pháp tu từ (đối với văn bản thơ); tình huống, chi tiết tiêu biểu, nhân vật, ngôi kể (đối với văn bản truyện),...
• Về hình thức: lập luận chặt chẽ, có bằng chứng tin cậy từ tác phẩm, diễn đạt mạch lạc; sử dụng các phương tiện liên kết hợp lí để giúp người đọc nhận ra mạch lập luận. | đọc nhận ra mạch lập luận.
• Bố cục bài viết cần đảm bảo: Mở bài: giới thiệu tác phẩm văn học (tên tác phẩm, tác giả,...), nêu ý kiến khái quát về chủ đề và nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của tác phẩm
Thân bài: lần lượt trình bày các luận điểm làm nổi bật chủ đề và một số nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật trong tác phẩm.
Kết bài: khẳng định lại ý kiến về chủ đề và một vài nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của tác phẩm; nêu suy nghĩ, cảm xúc, trải nghiệm cả nhân hoặc bài học rút ra từ tác phẩm. |
Văn bản thuyết minh giới thiệu một cuốn sách | Văn bản thuyết minh giới thiệu một cuốn sách thuộc kiểu vă bản thông tin, được viết nhằm mục đích chia sẻ những cảm nhận, đánh giá của người viết về cuốn sách, khuyến khích mọi người đọc sách | • Giới thiệu thông tin chính về cuốn sách. • Tóm tắt nội dung cuốn sách. • Nêu nhận xét của người viết về cuốn sách, khuyến khích mọi người đọc sách. • Có thể kết hợp sử dụng phương tiện ngôn ngữ và phi ngôn ngữ. • Trình bày thông tin mạch lạc. | Phần 1: nêu một số thông tin về tên sách, tên tác giả; nêu cảm nhận hoặc ấn tượng nổi bật về cuốn sách để thu hút người đọc. Phần 2: tóm tắt ngắn gọn nội dung và trình bày nhận xét của người viết về giá trị của cuốn sách. Trích dẫn một vài chi tiết từ cuốn sách để làm rõ ý kiến. Phần 3: khẳng định giá trị của cuốn sách, khuyến khích/ đề nghị mọi người nên đọc cuốn sách đó (giản tiếp hoặc trực tiếp). |
Bài văn kể lại một chuyến đi hay một hoạt động xã hội | Là văn bản kể lại một hoạt động có ích cho xã hội mà bản thân đã tham gia | Tìm ý, lập dàn bài, viết bài - Trình bày lần lượt các sự việc, sự việc này nối tiếp sự việc kia tạo tính logic và có kết thúc - Cần đảm bảo tính trung thực của lời kể. - Kết hợp với yếu tố biểu cả để tăng cảm xúc cho bài viết | Bước 1: Chuẩn bị trước khi viết • Chọn một hoạt động xã hội mà em cảm thấy thú vị và có ý nghĩa tích cực đổi với cộng đồng để kể lại, ví dụ: – Các hoạt động bảo vệ thiên nhiên, môi trường – Các hoạt động bảo vệ, phát huy giá trị văn hóa, lịch sử của địa phương – Các hoạt động thể hiện tình yêu quê hương, đất nước • Xác định mục đích viết và người đọc (Họ là ai? Họ mong muốn thu nhận được thông tin gì từ bài viết). • Thu thập tư liệu cho bài viết bằng cách: – Nhớ lại những hoạt động xã hội mà bản thân đã tham gia hoặc chứng kiến. – Xem lại những bức ảnh đã chụp trong lẫn tham gia hoạt động xã hội. — Trò chuyện với những người cùng tham gia để nhớ lại những sự việc đã xảy ra. Bước 2: Tìm ý và lập dàn ý Bước 3: Viết Tử đản y đã lập, em viết thành bài văn hoàn chỉnh. Khi viết, em cần lưu ý: • Sử dụng ngôi thứ nhất để kể lại. • Sử dụng những từ ngữ liên kết như: đầu tiên, sau đó, thế rồi, cuối cùng, nhằm thể hiện trình tự của các sự việc. • Kết hợp kể với miêu tả (quang cảnh diễn ra hoạt động; thái độ, hành động của những người tham gia,...) và biểu cảm (bộc lộ cảm xúc của bản thân về hoạt động với những người cùng tham gia) một cách hợp lí trong bài viết. Bước 4: Xem lại và chỉnh sửa, rút kinh nghiệm Em hãy đọc lại bài viết của mình từ vai trò người đọc và trả lời các câu hỏi sau: 1. Phần hấp dẫn nhất trong bài viết là phần nào? 2. Bài viết nên điều chỉnh những gì để hoàn thiện hơn? |
Ghi vào thẻ những kĩ năng trình bày, giới thiệu về một cuốn sách và chia sẻ với các bạn.
- Hiểu rõ về văn bản hoặc bộ phim được giới thiệu
- Nâng cao kĩ năng thuyết trình
- Sử dụng các phương hỗ trợ (biểu đồ, tranh ảnh, ứng dụng công nghệ)