Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Quoc Tran Anh Le
Xem chi tiết
Kiều Sơn Tùng
15 tháng 9 2023 lúc 23:30

Cảnh sắc được gợi tả trong Nhớ đồng hiện lên thật dung dị, thân thương, một chốn thôn quê yên ả.  Nơi ấy gợi cảm giác thanh bình. Con người là chủ thể với nét chân quê, gần gũi, mến thương. Họ là những con người yêu lao động, thiết tha cuộc sống.

Tác dụng: giúp người đọc hiểu đúng nội dung tác phẩm, nắm được mạch cảm xúc, tư tưởng và hiểu thêm về con người của nhà thơ Tố Hữu.

nguyễn hoàng anh
Xem chi tiết
Pan da
Xem chi tiết
Arima Kousei
6 tháng 3 2018 lúc 19:28

Hình ảnh của Lượm để lại trong em thật nhiều cảm xúc khâm phục, đau xót, thương tiếc và qua bài thơ đã cho em một cảm nghĩ về nghĩa vụ đối với đất nước trong thời kì hòa bình, để xứng đáng với những gì mà các anh hung đi trước phải hi sinh, để xứng đáng là cháu ngoan Bác Hồ

Hà An Bình
Xem chi tiết
Ngô phương thảo
12 tháng 2 2020 lúc 12:07

1.- Cây bàng như chiếc ô khổng lồ giúp chúng em che nắng những ngày nóng nực. (so sánh)

- Lan là một học sinh chăm ngoan, học giỏi, hòa đồng với bạn bè. ( nhận xét về con người)

- ánh trăng chiếu xuống mặt hồ như những viên kim cương lấp lánh.

2. - chói chang, gay gắt, nắng chói, nắng ửng, nắng vàng, nắng hồng, nắng tươi.

Khách vãng lai đã xóa
Đặng Như Ngọc
Xem chi tiết
Đặng Như Ngọc
21 tháng 10 2021 lúc 19:51

các bn giải nhanh hộ mk nhé

Khách vãng lai đã xóa
Trần Khánh Hiền
Xem chi tiết
Tăng Sỹ Phú
5 tháng 3 2017 lúc 15:36

kho qua va dai

Phạm Hà Yên
23 tháng 2 2018 lúc 21:39

Vừa nhận được mệnh lệnh của cấp trên, Lượm bất chấp hiểm nguy, băng qua mặt trận đỏ lừ lửa đạn. Những viên đạn bay vèo vèo như muốn xới tung những thửa ruộng vàng rực trước mặt. Lượm thận trọng bỏ thư vào cái xách nhỏ vắt chéo ngang trước ngực rồi phóng như bay về phía trước. Kẻ thù tàn ác đã chĩa nòng súng theo hướng chiếc mũ ca lô nhấp nhô đang tiến lại gần. Một tiếng nổ vang dội cả đất trời, Lượm đã ngã xuống trên một cách đồng quê sực nức mùi lúa chín. Lượm đã hoá thân vào thiên nhiên và trở thành bất tử…Vừa nhận được mệnh lệnh của cấp trên, Lượm bất chấp hiểm nguy, băng qua mặt trận đỏ lừ lửa đạn. Những viên đạn bay vèo vèo như muốn xới tung những thửa ruộng vàng rực trước mặt. Lượm thận trọng bỏ thư vào cái xách nhỏ vắt chéo ngang trước ngực rồi phóng như bay về phía trước. Kẻ thù tàn ác đã chĩa nòng súng theo hướng chiếc mũ ca lô nhấp nhô đang tiến lại gần. Một tiếng nổ vang dội cả đất trời, Lượm đã ngã xuống trên một cách đồng quê sực nức mùi lúa chín. Lượm đã hoá thân vào thiên nhiên và trở thành bất tử…

Hoàng Văn Giang
2 tháng 3 2018 lúc 19:12

Phạm Hà Yên chép trên mạng

Nguyen Thi Bich Hiep
Xem chi tiết
Hạnh
Xem chi tiết

Một buổi chiều, em đã được gặp hai người bạn mới đến từ phương xa, là mây và sóng. Hai bạn kể cho em nghe về những điều thú vị mà họ đã trải qua. Bạn mây đã rong chơi từ khi thức dậy cho đến lúc chiều tà. Bạn ấy chơi với bình minh vàng và cả vầng trăng bạc nữa. Còn bạn sóng thì ca hát từ sáng sớm cho đến tận hoàng hôn. Rồi lại ngao du nơi này nơi nọ, không biết từng đến nơi nao. Hai bạn ấy có rủ em cùng rong chơi khắp bốn bể, nhưng em đã từ chối. Bởi em tuy cũng rất thích được đi chơi khắp nơi, nhưng hơn cả điều đấy, em vẫn muốn được ở cạnh mẹ hơn. Chỉ cần được ở cùng mẹ, thì chơi gì, làm gì em cũng thấy vui và hạnh phúc.

Khách vãng lai đã xóa
Cao Tùng Lâm
30 tháng 9 2021 lúc 20:39

Tình cảm gia đình luôn là nguồn cảm hứng bất tận cho những nhà thơ, nhà văn thỏa sức sáng tạo, thể hiện giá trị nhân đạo sâu sắc và những bài học làm người quý giá. Nếu tình cha con thường được khắc họa một cách mạnh mẽ, hùng tráng, có phần đanh thép, cứng rắn, tình chị em máu mủ ruột rà sẻ chia, bao bọc giúp đỡ nhau thì tình mẫu tử luôn mang màu sắc thiêng liêng, cao quý mà gần gũi, thân thương. Với đại thi hào Ta - go, tình mẫu tử của ông xuất phát từ tâm hồn nhạy cảm trước cái đẹp, trước quê hương, con người trong cuộc sống. “Mây và sóng”, một kiệt tác trong sự nghiệp văn chương của ông chính là bản hòa ca ngọt ngào, là lời tâm sự thủ thỉ của một em bé với mẹ, qua đó thể hiện cái hồn nhiên, trong sáng của tuổi thơ, đồng thời là tình cảm thắm thiết, mặn nồng của người con dành cho mẹ.

Bài thơ mang giai điệu trữ tình, ngọt ngào như một bài hát về vùng đất thần tiên mơ mộng, sản phẩm của trí tưởng tượng phong phú dưới suy nghĩ non nớt của trẻ thơ. Những sự vật xuất hiện trong tác phẩm đều mang hình hài, sắc thái của con người, mang đến cảm giác trong trẻo, đáng yêu.

Tác giả xây dựng bài thơ dưới hình thức một cuộc nói chuyện giữa hai mẹ con, là lời em bé kể cho mẹ về sóng nước, mây trời mà em đã gặp khi đi chơi. Dưới góc nhìn non nớt và trí tưởng tượng phong phú của em, mây trời biết nói, biết cười, biết rủ em tham gia những cuộc vui bất tận.

Mẹ ơi, kìa ai đang gọi con trên mây cao.
Họ bảo: “Chúng ta vui chơi từ tinh mơ đến hết ngày
Chúng ta giỡn với sớm vàng rồi lại đùa cùng trăng bạc”
Con hỏi: “Nhưng mà làm thế nào tôi lên trên ấy được?”
Họ trả lời: “Con hãy đi đến hết cõi đất, rồi giơ tay lên trời con sẽ bay bổng lên mây”
Nhưng con nói: “Mẹ tôi đợi tôi ở nhà, tôi có lòng nào bỏ được mẹ tôi”
Họ bèn mỉm cười, và lơ lửng họ bay đi mất


 
Em bé gọi “Mẹ ơi” để bắt đầu kể chuyện nghe thật gần gũi, đáng yêu. Tiếng “Mẹ ơi” đầu đời chẳng cần uốn nắn, dạy bảo mà tự bộc phát như một sự hiển nhiên. Bên em luôn có mẹ, mẹ nghe em kể chuyện, mẹ bên em từ những bước chập chững đầu tiên, từ những lời ê a thuở ban đầu, từ những câu chuyện nhỏ nhặt trong những ngày đầu tiên của cuộc đời. Ánh mắt em ngước nhìn lên trời, bắt gặp những đám mây trắng bồng bềnh, mềm mại. Đám mây được nhân hóa mang những đặc điểm, tính cách, hành động giống như con người. Chúng gọi em đi chơi “từ tinh mơ đến hết ngày”, “giỡn với sớm vàng rồi lại đùa cùng trăng bạc”. Với một em bé thông minh, thích khám phá vạn vật mới lạ xung quanh thì lời mời gọi của mây quả thật hấp dẫn khó thể chối từ. Em bé muốn được đi chơi, đi đến những miền đất mới lạ để khám phá, đó cũng là một điều dễ hiểu cho câu hỏi “Nhưng làm thế nào mà tôi lên trên ấy được?”. Nhưng thật bất ngờ, em bé ngay lập tức từ chối lời mời ấy của mây khi biết rằng, để được đi chơi, em phải rời xa mẹ, phải để mẹ của em ở nhà. Em bé không đánh lòng “đi đến hết cõi đất” nếu mẹ em phải đợi em. “Tôi có lòng nào bỏ được mẹ”, câu nói xuất phát từ tình cảm thẳm sâu trong trái tim con người, tình mẫu tử cao quý không gì có thể chia cắt. Dường như, câu nói ấy không phải của một đứa trẻ ngây ngô đơn thuần mà là của một tâm hồn tràn đầy yêu thương, trân quý tình cảm gia đình bất diệt. Em bé sao nỡ đi đến nơi “tận cùng Trái Đất, đưa tay lên trời”, được “nhấc bổng lên tận tầng mây” khi mẹ tôi đợi tôi ở nhà”. Tình cảm đối với mẹ đã níu giữ em lại, em không thể rời xa mẹ dù hầu như đã hoàn toàn bị chinh phục bởi lời mời gọi hấp dẫn. Nhưng với em, chẳng cuộc vui nào, chẳng mây trời nào có thể so sánh với mẹ của em

“Nhưng con biết trò chơi còn hay hơn của họ
Con làm mây nhé, mẹ làm mặt trăng,
Hai tay con ôm mặt mẹ, còn mái nhà ta là trời xanh”

Ta - go đã nâng tầm tình mẫu tử lên ngang hàng với vũ trụ, với mây gió. Hình ảnh mẹ trong mắt em giống như mặt trăng dịu hiền với luồng ánh sáng thanh mát, còn em là những đám mây nhỏ mềm mại quẩn quanh bên mẹ. Mẹ và em luôn luôn gắn liền với nhau. Mây và trăng không thể tách rời hay chính tình mẫu tử trong tim luôn tồn tại, chẳng khó khăn cách trở nào có thể chia rẽ tình cảm ấy. “Hai tay con ôm mặt mẹ, còn mái nhà là trời xanh” gợi ra những kỉ niệm tuổi thơ yên bình, quấn quýt bên mẹ hiền. Chỉ cần có mẹ bên cạnh thì mọi cuộc vui với em bé chẳng còn quan trọng nữa, em bé cảm thấy vui nhất, hạnh phúc nhất là khi được chơi cùng mẹ của mình. Tình mẫu tử dẫu có đơn sơ, giản dị thì vẫn luôn bỏng cháy và trường tồn.


 
Không chỉ có mây trời mà ngay cả những con sóng biển rì rào, dưới lăng kính của em bé cũng trở thành những người bạn đến từ đại dương mênh mông

Mẹ ơi, kìa những ai đang gọi con dưới sóng rì rào
“Chúng ta ca hát sớm chiều, chúng ta đi mãi mãi, không biết là đi qua những đâu”
Con hỏi: “Nhưng làm thế nào tôi đuổi được theo bây giờ?”
Họ bảo: “Cứ đi, con cứ đi đến bờ biển, đứng im, con nhắm mắt lại, sóng sẽ cuốn con đi”
Con trả lời: “Nhưng đến tối mẹ tôi nhớ thì sao? Tôi làm thế nào mà rời mẹ tôi được?”
Họ bèn mỉm cười, và nhảy nhót, họ dần đi xa

Ngắm mây trời, rồi em bé lại được nghe tiếng sóng hò reo bài ca của biển cả, sóng vẫy gọi em bé đi chơi thật xa. Lời thủ thỉ của sóng thật hấp dẫn với một đứa trẻ thông minh, tâm hồn phong phú như em, “ca hát sớm chiều”, “đi mãi mãi”, “không biết là đi qua những đâu”. Em bé cũng muốn chạy đi theo những cuộc chơi của sóng, những cuộc viễn du bất tận, nhưng em bỗng khựng lại vì nghĩ đến mẹ. “Nhưng đến tối mẹ tôi nhớ thì sao? Tôi làm thế nào mà rời mẹ tôi được?”. Nỗi lo của em là lo mẹ sẽ nhớ em khi em không về. Em sợ mẹ buồn, sợ mẹ nhớ em, sợ mẹ ở một mình, sợ phải rời bỏ mẹ. Tuy mộng mơ là thế, khao khát được đi khám phá thế giới mãnh liệt đến vậy, nhưng với em, chúng chẳng có nghĩa lý gì nếu em chỉ thực hiện những điều ấy một mình, phải để mẹ ở nhà. Chân trời góc bể hay những chuyến du ngoạn ngoài kia cũng chẳng thể lấp đầy khoảng trống thiếu mẹ trong tâm hồn em. Hạnh phúc của em là được ở bên mẹ, là nụ cười của mẹ. Những điều ấy tuy giản dị, đơn sơ, nhưng với em, có mẹ chính là có tất cả.

Nhưng con biết trò chơi còn hay hơn của họ
Con làm sóng nhé, mẹ làm mặt biển,
Con lăn, lăn như làn sóng vỗ, tiếng con cười giòn tan vào gối mẹ
Và không ai trên đời này biết được là mẹ con ta đang ở đâu!

"Con làm sóng nhé, mẹ làm mặt biển” không chỉ đơn thuần là câu nói của trẻ thơ mà còn mang tầng nghĩa sâu sắc. Thuận theo tạo hóa tự nhiên, không có biển sẽ chẳng có sóng, không có mẹ thì cũng chẳng thể nào có con. Vì thế mà mỗi bước chân con đi không thể thiếu ánh mắt dõi theo trìu mến của mẹ, niềm vui của con cũng không thể thiếu đi nụ cười hạnh phúc từ mẹ. Tiếng “con cười giòn tan vào gối mẹ” hay tiếng sóng biển rì rào vỗ rì rào bờ cát, đồng thời là lời gợi nhắc những kỉ niệm tuyệt đẹp thời ấu thơ của con bên mẹ. Tác giả rất khéo léo khi cả bài thơ không hề thốt ra một câu “con yêu mẹ” hay những lời thể hiện tình cảm trực tiếp, nhưng qua lời nói của em bé, người đọc dễ dàng cảm nhận được tình mẫu tử đến từ cả mẹ và em bé. Người mẹ cũng không xuất hiện trong bài thơ, nhưng trải dài cả tác phẩm là lời em bé tâm tình, kể chuyện cho mẹ nghe. Hai mẹ con chỉ cần có nhau để sống hạnh phúc, “không ai trên đời này biết được mẹ con ta đang ở đâu”, không có nỗi đau, không có buồn tủi gì chia cắt được hai mẹ con. CÓ lẽ, thứ tình cảm thiêng liêng ấy chẳng thể hiện ra bằng lời, nhưng đó là động lực, là lẽ sống, là nơi để mỗi người con trở về khi mệt mỏi thương trường.


 
Sử dụng cấu trúc lồng ghép lời thoại giữa em bé và mẹ, đồng thời là cuộc nói chuyện của em với mây, với sóng, dưới lăng kính ngây thơ trong sáng mà rực rỡ sắc màu, một thế giới cổ tích hiện ra một cách hài hòa, tinh tế. Nơi đó có em, có mẹ, có mây, có sóng, có mái nhà em yêu thương. Với trí tưởng tượng phong phú, tư duy thông minh cùng trái tim đong đầy tình yêu thương, qua lời nhà thơ, em bé đã thể hiện sự cao cả, bất diệt của tình mẫu tử, đồng thời bày tỏ ước mơ được khám phá thiên nhiên, chinh phục thế giới bao la rộng lớn.

Bằng ngòi bút nhạy cảm và tâm hồn dào dạt tình yêu thương, Ta - go đã viết nên một bài thơ thắm đượm tình người. Chẳng cần tìm kiếm hạnh phúc và niềm vui ở đâu xa xôi hào nhoáng, chỉ cần những điều chân phương, ở cạnh người mẹ thân yêu, sống một cuộc sống không lo âu giữa mây gió, biển cả, đó chính là định nghĩa của hạnh phúc. Lời của em bé cũng như lời của tác giả, rằng bản thân con người chỉ thật sự an nhàn khi được sống trong tình yêu thương của mẹ, tình mẫu tử nồng cháy, bất diệt.

Khách vãng lai đã xóa
Nguyễn Thị Lê Vy
3 tháng 10 2021 lúc 16:40

các bn học sách j đấy 

Khách vãng lai đã xóa
Ronaldo
Xem chi tiết
Cherry Trần
21 tháng 12 2016 lúc 18:46
Qua văn bản “Sài Gòn tòi yêu”, người đọc đã có những thiện cảm rất lớn với những con người Sài Gòn chân thành, cởi mở. Dân cư Sài Gòn là sự hội tụ của con người ở khắp bốn phương nhưng đã hoà hợp, không còn phân biệt nguồn gốc mà chỉ còn là những người con của Sài Gòn. Điều đó thể hiện những đức tính vô cùng đáng quý của con người, ấy là tinh thần đoàn kết, sự hòa hợp và gắn bó cộng đồng. Không chỉ vậy, người Sài Gòn còn rất tự nhiên, chân thành, cởi mở, mạnh bạo, mà vẫn ý nhị.
Gần năm mươi năm sống và gắn bó với con người Sài Gòn, tác giả đã cảm nhận được đầy đủ vẻ đẹp tâm hồn những người con của xứ sở này dù trong đời sống giản dị hàng ngày hay trong những hoàn cảnh thử thách của lịch sử người Sài Gòn vẫn rất thực. Đặc biệt, hình ảnh các cô gái Sài Gòn với trang phục khoẻ khoắn, cử chỉ, dáng điệu vừa yểu điệu, ngây thơ vừa nhiệt tình, tươi tắn đã tạo những ấn tượng sâu sắc và trở thành một biểu tượng đẹp đẽ về con người Sài Gòn trong lòng độc giả.