Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Quoc Tran Anh Le
Xem chi tiết

- Vũ Như Tô đau đớn, tiếc nuối, xót xa khi nhìn thấy Cửu Trùng Đài đang cháy rụi trước mắt.

Nguyễn Trần Thành Đạt
Xem chi tiết

- Cửu Trùng Đài là công trình kiến trúc kì vĩ, siêu đẳng. Để hoàn thành phải có kiến trúc sư kì tài, thợ giỏi, tốn nhiều tiền bạc, nhân công, vật lực,…

- Nhìn từ quan hệ giữa dân chúng (thợ xây đài) với hôn quân bạo chúa hay Vũ Như Tô thì Cửu Trùng Đài chính là nguyên nhân khiến họ nổi dậy, nguyên nhân trực tiếp của xung đột.

- Nhìn từ quan hệ giữa triều đình và phe nổi loạn thì Cửu Trùng Đài là bằng chứng để kết tội triều đình, là cái cớ để họ gây bạo loạn.

=> Như vậy việc xây dựng công trình này là nguyên nhân chính gây nên bạo loạn và kết cục bi thảm ở cuối Hồi V.

Thảo Phương
Xem chi tiết
Toru
31 tháng 8 2023 lúc 10:34

- Trong đoạn trích, sự xung đột trong quan điểm của Ngô Hạch và quân sĩ với quan điểm của Vũ Như Tô về Cửu Trùng Đài được thể hiện rất rõ nét:

+ Với Vũ Như Tô: Cửu Trùng Đài là tâm huyết, hoài bão cả đời của ông.

+ Với Ngô Hạch và quân sĩ: Vũ Như Tô là một tên điên, làm khổ nhân dân, gây ra bao tội lỗi khi xây dựng Cửu Trùng Đài.

→ Có sự khác biệt này là do quan điểm , tư tưởng và lý tưởng của Vũ Như Tô và Ngô Hạch cùng quân sĩ khác hẳn nhau.

Nguyễn Trần Thành Đạt
Xem chi tiết

* Đọc hiểu nội dung văn bản bi kịch:

- Xác định, phân tích rõ xung đột, kiểu xung đột kịch.

- Xác định chủ đề, tư tưởng của vở kịch.

* Đọc hiểu hình thức văn bản bi kịch:

- Cần phân tích, đánh giá đúng tác dụng của các yếu tố hình thức, thể loại bi kịch như:

+ Cách dẫn dắt xung đột bi kịch (quá trình nảy sinh, phát triển, giải quyết xung đột)

+ Cách khắc họa tính cách nhân vật bi kịch thông qua hành động bên ngoài (hành vi, đối thoại,…) hành động bên trong (thái độ, cảm xúc, động cơ bị che giấu hoặc qua độc thoại, độc thoại nội tâm, qua nhận xét của nhân vật khác)

+ Cách sử dụng ngôn ngữ của nhân vật bi kịch (đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm,…) cách sử dụng các chỉ dẫn sân khấu để định hướng, gợi ý đọa diễn và diễn xuất.

Nguyễn Trần Thành Đạt
Xem chi tiết

- Đây là đoạn đối thoại giữa Vũ Như Tô và Đan Thiềm. Các lời thoại đa dạng về ngữ điệu, góp phần thể hiện thông tin, thái độ của người nói. Trong các lời thoại có những từ ngữ thường được dùng trong khẩu ngữ (đi, hớt hơ hớt hải,…), những câu tỉnh lược (Làm gì phải trốn?,…). Ngoài ra đoạn đối thoại còn có chỉ dẫn về cử chỉ, điệu bộ cho nhân vật: (Thở hổn hển)

Nguyễn Trần Thành Đạt
Xem chi tiết

- Tương đồng:

+ Yêu cái đẹp, hiểu rõ giá trị của Cửu Trùng Đài, xem nhau là tri kỉ.

+ Cả hai đều ngạc nhiên trước thái độ, hành động của dân.

- Khác biệt:

+ Đan Thiềm: hiểu được tình thế hiện tại, lo lắng, giục Vũ Như Tô bỏ chạy để bảo toàn tính mạng, sẵn sàng hy sinh tính mạng để bảo vệ người tài.

+ Vũ Như Tô: bình tĩnh, tin vào bản thân “quang minh chính đại”, hy vọng sẽ thuyết phục được bọn phản loạn.

- Vũ Như Tô mang đặc điểm của nhân vật chính của bi kịch.

+ Có khát vọng, yêu cái đẹp, muốn xây dựng Cửu Trùng Đài để làm nên một vẻ đẹp cao quý cho dân tộc.

+ Có quyết định sai lầm khi đồng ý xây dựng Cửu Trùng Đài khiến nhân dân rơi vào cực khổ, lầm than.

=>  Vũ Như Tô phải trả giá đắt bằng chính mạng sống của mình.

Nguyễn Trần Thành Đạt
Xem chi tiết

- Vũ Như Tô: cảm thấy buồn bã, tuyệt vọng trước sự sụp đổ của Cửu Trùng Đài.

- Quân sĩ thì vui vẻ, hò reo “Cửu Trùng Đài đã cháy”.

Nguyễn Trần Thành Đạt
Xem chi tiết

- Bi kịch Vũ Như Tô có nhiều chủ đề.

+ Chủ đề 1: Phản ánh mâu thuẫn giữa triều đình với phe khởi loạn; giữa nhân dân với hôn quân bạo chúa Lê Tương Dực.

+ Chủ đề 2: Thể hiện tình cảnh ngang trái và số phận bi thương của người nghệ sĩ giàu tài năng, khát vọng nhưng bị dân chúng, người đời hiểu lầm và oán giận.

+ Chủ đề 3: Ngợi ca những tâm hồn tri kỉ.

Thảo Phương
Xem chi tiết
Toru
31 tháng 8 2023 lúc 10:36

- Theo em, trong văn bản kịch Vũ Như Tô và đoạn trích Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài có thể nói tới những chủ đề như:

+ Tài năng cùng phẩm chất tốt đẹp và tâm huyết, ước mơ của Vũ Như Tô.

+ Sự trung thành và sự ngưỡng mộ cái tài của Đan Thiềm dành cho Vũ Như Tô.

+ Nguyên nhân Vũ Như Tô bị mọi người căm hận và cái kết của Cửu Trùng Đài.