Những câu hỏi liên quan
Minh Lệ
Xem chi tiết
Người Già
8 tháng 8 2023 lúc 21:36

Tham khảo

+ Sân bay: Niu Y-oóc, Pít-xbớc, Đi-tơ-roi, Si-ca-gô, Can-dat Xi-ti, Mem-phít, Át-lan-ta, Mai-a-mi, Niu Oóc-lin, Hiu-xtơn, Đa-lát, Xít-tơn, Xan Phran-xi-xcô, Lốt An-giơ-lét, Xan Đi-a-gô, Ha-oai, A-lát-ca.

+ Cảng biển: Xan Phran-xi-xcô, Xan Đi-a-gô, Lốt An-giơ-lét, Hiu-xtơn, Niu Oóc-lin, Mai-a-mi, Ban-ti-mo, Phi-la-đen-phi-a, Niu Y-oóc, Bô-xtơn.

Bình luận (0)
Minh Lệ
Xem chi tiết
Thanh An
31 tháng 7 2023 lúc 15:58

Tham khảo!

Thương mại:

- Nội thương: dân số đông, thị trường lớn , tiêu thụ phần lớn các sản phẩm do nền kinh tế Trung Quốc tạo ra.

- Ngoại thương: Tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ của Trung Quốc lớn nhất thế giới.

Giao thông vận tải:

- Các loại hình ngày càng phát triển

Du lịch:

-Nhiều danh lam nổi tiếng, doanh thu cao.

Bình luận (0)
Yến Trần Thị Lê
Xem chi tiết
Người Già
30 tháng 10 2023 lúc 21:27

1.Vùng Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long là hai khu vực nông nghiệp phát triển mạnh của Việt Nam. Sự phát triển này có những nguyên nhân và đặc điểm sau:

- Đất đai phù sa: Đồng bằng sông Cửu Long có đất đai phù sa màu mỡ, phù hợp cho nhiều loại cây trồng như lúa, cây ăn trái, và rau màu. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển nông nghiệp.

- Mạng lưới tưới tiêu và động lực nước: Khu vực này có mạng lưới tưới tiêu và hệ thống động lực nước tốt, giúp duy trì sản xuất nông nghiệp quanh năm.

- Khí hậu ấm áp và mưa đều đặn: Vùng Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long thường có khí hậu ấm áp, với mùa mưa và mùa khô rõ ràng, tạo điều kiện cho trồng nhiều loại cây trồng.

Bình luận (0)
Người Già
30 tháng 10 2023 lúc 21:28

2. Sự phát triển ngành dịch vụ của vùng Đông Nam Bộ và Điều kiện thuận lợi:

- Ngành du lịch và vận tải: Vùng Đông Nam Bộ có các thành phố lớn như Thành phố Hồ Chí Minh và Vũng Tàu, cùng với các điểm du lịch nổi tiếng như biển Vũng Tàu và Cần Giờ. Điều kiện địa lý và mạng lưới giao thông phát triển tạo điều kiện thuận lợi cho ngành dịch vụ du lịch và vận tải phát triển.

- Thương mại và tài chính: Vùng Đông Nam Bộ là trung tâm thương mại quốc gia và quốc tế với cảng biển lớn như cảng Sài Gòn và cảng Cái Mép - Thị Vải. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của ngành thương mại và tài chính.

- Giáo dục và y tế: Vùng này có nhiều trường đại học và bệnh viện hàng đầu của Việt Nam, thu hút nhiều sinh viên và bệnh nhân từ khắp cả nước. Điều này thúc đẩy phát triển ngành giáo dục và y tế.

Bình luận (0)
Người Già
30 tháng 10 2023 lúc 21:30

3. Sự phân bố công nghiệp và cây trồng chính trong vùng Đông Nam Bộ:

- Trung tâm công nghiệp: Các trung tâm công nghiệp quan trọng ở vùng Đông Nam Bộ bao gồm Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai và Vũng Tàu. Đây là nơi tập trung nhiều ngành công nghiệp như sản xuất điện tử, dệt may, và chế biến thực phẩm.

- Các ngành công nghiệp trọng điểm: Vùng này chủ yếu phát triển các ngành công nghiệp như công nghiệp chế biến thực phẩm, dệt may, cơ khí, và xây dựng.

- Tỉnh trồng cây chính: Các tỉnh phát triển cây trồng chính bao gồm Bình Phước (cao su), Bình Định (điều), và Đắk Nông (cà phê). Sự phân bố này phụ thuộc vào điều kiện đất đai và khí hậu phù hợp cho từng loại cây trồng.

Bình luận (0)
Minh Lệ
Xem chi tiết
Thanh An
31 tháng 7 2023 lúc 13:52

Tham khảo!

- Công nghiệp là ngành tạo nguồn hàng xuất khẩu chủ yếu của HK. Tuy nhiên tỉ trọng giá trị sản lượng công nghiệp trong GDP có xu hướng giảm: năm 1960 là 33,9%,  năm 2004  chiếm 19,7% GDP.

- Sản xuất công nghiệp của Hoa Kì gồm 3 nhóm ngành:

+ Công nghiệp chế biến

+ Công nghiệp điện lực

+ Công nghiệp khai khoáng

- Cơ cấu giá trị sản lượng giữa các ngành công nghiệp có sự thay đổi: giảm tỉ trọng của các ngành công nghiệp truyền thống như luyện kim, dệt, gia công đồ nhựa... tăng tỉ trọng của các ngành công nghiệp hàng không – vũ trụ, điện tử

- Phân bố công nghiệp thay đổi

+ Trước đây, sản xuất công nghiệp tập trung chủ yếu ở vùng Đông Bắc với các ngành công nghiệp truyền thống như luyện kim, chế tạo ô tô, đóng tài, hóa chất, dệt...

+ Hiện nay, sản xuất công nghiệp mở rộng xuống vùng phía nam và ven Thái Bình Dương với các ngành công nghiệp hiện đại như hóa dầu, công nghiệp hàng không – vũ trụ, cơ khí, điện tử...

- Ngành công nghiệp Hoa Kỳ có sự chuyển dịch theo lãnh thổ. Vùng Đông Bắc là nơi phát triển sớm nhất của Hoa Kỳ, tập cung nhiều trung tâm công nghiệp lâu đời

Bình luận (0)
Minh Lệ
Xem chi tiết
Anh Lê Quốc Trần
5 tháng 8 2023 lúc 19:33

Tham khảo:

- Yêu cầu số 1: Ngành ngoại thương:
+ Ngoại thương của Hoa Kỳ phát triển, hàng hóa đa dạng, kim ngạch xuất, nhập khẩu lớn (đạt 3 580 tỉ USD, năm 2020).
+ Các sản phẩm xuất khẩu chính là các sản phẩm của ngành lọc hóa dầu, sản xuất ô tô, sản xuất linh kiện điện tử, nông sản có giá trị cao như đậu tương, ngô, thịt lợn, thịt bò,... Thị trường xuất khẩu chủ yếu là Ca-na-đa, Mê-hi-cô, Trung Quốc, Nhật Bản,...
+ Hoa Kỳ là quốc gia nhập khẩu hàng đầu thế giới, với giá trị nhập khẩu đạt 2240 tỉ USD (năm 2020), một số mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là ô tô, máy tính, dầu thô,...
- Yêu cầu số 2: Ngành giao thông vận tải: Hoa Kỳ có hệ thống giao thông vận tải phát triển và hiện đại hàng đầu thế giới.
+ Đường ô tô: mạng lưới rộng khắp, chất lượng tốt, đặc biệt là hệ thống đường cao tốc, thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hóa và di chuyển giữa các bang.
+ Đường hàng không: Hoa Kỳ có số lượng sân bay lớn, phân bố rộng khắp các bang, tiêu biểu như sân bay: Si-ca-gô, Giôn F. Ken-nơ-đi, Lốt An-giơ-lét,...
+ Đường biển: đây là ngành phát triển mạnh, đóng vai trò quan trọng trong việc xuất, nhập khẩu hàng hóa. Các tuyến đường biển kết nối với hầu hết các khu vực, các quốc gia trên thế giới nhờ đội tàu lớn, hiện đại. Các cảng lớn ven Thái Bình Dương như: Lốt An-giơ-lét, cụm cảng Niu Oóc và Niu Giéc-xi, cảng Xa-va-nát,...
+ Đường sắt: Hoa Kỳ hiện có tuyến đường sắt cao tốc nối các thành phố trong khu vực Đông Bắc là Bôxtơn - Niu Oóc - Oasinhtơn.
+ Ngoài ra, Hoa Kỳ còn chú trọng khai thác vận tải đường sông; giao thông đường ống cũng phát triển mạnh.

Bình luận (0)
Minh Lệ
Xem chi tiết
Người Già
8 tháng 8 2023 lúc 21:35

Tham khảo

- Sự phát triển của ngành công nghiệp: Nền công nghiệp rất phát triển, đóng góp 18,4% vào GDP, cơ cấu đa dạng, nhiều lĩnh vực có trình độ khoa học kĩ thuật và công nghệ cao:

+ Khai thác dầu mỏ đứng đầu thế giới

+ Sản xuất điện nguyên tử đứng hàng đầu thế giới, năng lượng tái tạo được chú trọng phát triển đặc biệt là năng lượng mặt trời.

+ Công nghiệp điện tử - tin học phát triển mạnh với các sản phẩm như chất bán dẫn, bộ vi mạch, thiết bị máy tính đứng thứ hai thế giới.

+ Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng có sản phẩm đa dạng, đứng hàng đầu thế giới với lực lượng lao động tay nghề cao, đạt giá trị sản xuất lớn, phân bố rộng rãi ở nhiều nơi.

+ Công nghiệp hàng không vũ trụ: là cường quốc, đứng đầu thế giới trong các lĩnh vực: tên lửa, vệ tinh

+ Công nghiệp thực phẩm có sản phẩm phong phú, phát triển mạnh.

+ Một số ngành công nghiệp khác: công nghiệp hóa chất có nhiều sản phẩm công nghệ cao, công nghiệp cơ khí giao thông vận tải phát triển mạnh, công nghiệp luyện kim…

- Phân bố:

+ Hoạt động sản xuất công nghiệp phân bố tập trung và phát triển sớm ở các bang ven Đại Tây Dương và trung tâm khu vực Đông Bắc.

+ Từ cuối thế kỉ XX nhiều trung tâm công nghiệp đã được hình thành và phát triển ở các bang phía nam và ven Thái Bình Dương.

Bình luận (0)
Minh Lệ
Xem chi tiết
Thanh An
31 tháng 7 2023 lúc 15:58

Tham khảo!

 

- Sự phát triển của sản xuất công nghiệp:

+ Hoa Kỳ là cường quốc công nghiệp, giá trị sản xuất công nghiệp đứng thứ 2 thế giới.

+ Năm 2020, công nghiệp và xây dựng chiếm 18.4% GDP Hoa Kỳ, đây cũng là ngành tạo nguồn hàng xuất khẩu chủ yếu của Hoa Kỳ.

+ Nền công nghiệp có cơ cấu đa dạng, nhiều ngành có trình độ khoa học - công nghệ và kĩ thuật cao, sản lượng đứng hàng đầu thế giới.

+ Một số ngành công nghiệp tiêu biểu ở Hoa Kỳ là: công nghiệp năng lượng và công nghiệp chế biến.

- Đặc điểm phân bố:

+ Công nghiệp năng lượng: khai thác than ở vùng núi A-pa-lát; khai thác dầu mỏ, khí đốt ở bang Tếch-dát, ven vịnh Mê-hi-cô…

+ Công nghiệp chế biến phát triển ở các trung tâm công nghiệp thuộc các bang trung tâm như Chi-ca-gô, Mít-xu-ri, A-can-dát, Mít-xi-xi-pi…

+ Công nghiệp hàng không - vũ trụ phát triển ở các trung tâm ven vịnh Mê-hi-cô( Hao-xtơn, Đa-lát) và ven Thái Bình Dương (Lốt An-giơ-lét, Xít-tơn)

+ Ngành điện tử - tin học tập trung ở khu vực đông bắc và phía tây.

=> Nhìn chung hoạt động sản xuất công nghiệp của Hoa Kỳ tập trung mạnh nhất ở khu vực đông bắc và đang có sự chuyển dịch dần về các bang phía nam và ven Thái Bình Dương, hình thành Vành đai Mặt trời.

Bình luận (0)
Minh Lệ
Xem chi tiết
Thanh An
31 tháng 7 2023 lúc 13:51

Tham khảo!

- Nông nghiệp ở Hoa Kỳ là ngành nông nghiệp phát triển, đứng đầu thế giới về sản lượng ngũ cốc (lúa mì, ngô...). Mặc dù nông nghiệp chỉ chiếm khoảng 2% GDP nhưng mỗi năm cũng thu về cho đất nước khoảng 240 - 260 tỷ USD. Sản phẩm nông nghiệp có giá trị xuất khẩu lớn, khoảng 75 - 80 tỉ USD mỗi năm.

- Các lãnh thổ sản xuất nông nghiệp Hoa Kỳ cũng có sự thay đổi lớn theo hướng đa dạng hóa các loại nông sản nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng đa dạng và khai thác hiệu quả lợi thế về điều kiện tự nhiên.

Bình luận (0)
Nguyễn Như Ý
Xem chi tiết