Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Trần Tiến Đạt
Xem chi tiết
gfgg
17 tháng 11 2023 lúc 19:27

ko biết

Dương Quỳnh Nga
17 tháng 11 2023 lúc 19:35
Thái Bình là một trong những nôi chèo của Việt Nam. Căn cứ vào những tư liệu hiện còn, hầu hết các nhà nghiên cứu đều thống nhất khẳng định nghệ thuật chèo ra đời ở vùng châu thổ Bắc Bộ và định hình ở tứ trấn: Ðông, Ðoài, Nam, Bắc, tương đương với tên gọi của các chiếng chèo tứ xứ: xứ Ðông, xứ Ðoài, xứ Nam, xứ Bắc. Tỉnh Thái Bình cùng các tỉnh Hà Nam, Nam Ðịnh, Hưng Yên ngày nay nằm trong chiếng chèo xứ Nam. 

Cho đến nay, dường như chưa có một công trình nghiên cứu nào về nghệ thuật chèo khẳng định chính xác là nghệ thuật chèo ở Việt Namon> ra đời từ bao giờ. Giáo sư Hà Văn Cầu, một trong những nhà nghiên cứu hàng đầu về nghệ thuật chèo của Việt Nam và cũng là người Thái Bình đã cho rằng Hoàng giáp Quách Hữu Nghiêm người làng Phúc Khê (nay thuộc xã Thái Phúc, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình) đã viết lời đề tựa cho Hý phường phả lục. Trong lời tựa có viết: ”Chèo không sinh ra ở một thời, không sinh ra từ một người, từ một địa phương”. Giáo sư Hà Văn Cầu cũng cho biết sách Hý phường phả lục  đã chép về các vị tổ nghề chèo trong đó có Ðào Văn Só, quê ở đất Ðằng châu (nay thuộc vùng đất của các tỉnh Hưng Yên và Thái Bình), Ðặng Hồng Lân quê ở Ða Cương hương (nay thuộc vùng đất phía bắc tỉnh Thái Bình), Ðào Nương quê ở huyện Thụy Anh (Thái Thụy, Thái Bình)… ba vị này đều là bạn nghề sống vào thời Ðinh (thế kỷ X). Tục thờ tổ nghề hát vốn xưa có ở một số làng thuộc các huyện Ðông Hưng, Thái Thụy, Hưng Hà. Lệ tế tổ chèo trước đây thường được những người hành nghề chèo duy trì hàng năm. Ðình làng Hoàng Quan nay thuộc xã Ðông Cường thờ Thành hoàng làng là tổ nghề hát, dân làng vẫn gọi là bà Ðầu, bà Ðào hoặc bà Ðào Nương. Làng Ðống nay thuộc xã Ðông Các xưa có gò Con Hát. Làng Thượng  Liệt nay thuộc xã Ðông Tân xưa có đường Con Hát. Sách Tiên Hưng phủ chí do Phạm Nguyên Hợp biên soạn vào năm 1928 đã xếp ca hát (hát chèo và hát ca trù) là một nghề của phủ Tiên Hưng. Ngày nay các làng xã thuộc phủ Tiên Hưng có khá nhiều nghệ sỹ hoạt động chèo nổi danh trong nước, trong tỉnh.

 

 

Trước Cách mạng tháng Tám năm 1945, lễ hội truyền thống của hầu hết các làng ở Thái Bình đều có hát chèo. Vào những thập niên đầu thế kỷ XX, trong khi nghệ thuật chèo ở nhiều tỉnh sa sút vì bị các loại hình sân khấu khác như tuồng, cải lương lấn át thì ở Thái Bình các gánh chèo vẫn tồn tại và phát triển. Khi nói đến những tác giả có công đầu trong việc chấn hưng chèo đầu thế kỷ XX, giới nghiên cứu không thể không nhắc đến hai tác giả lớn đã từng cộng tác với nhau là Nguyễn Ðình Nghị (quê Hưng Yên) và Nguyễn Thúc Khiêm (1878 - 1941) quê làng Hoàng Nông, nay thuộc xã Ðiệp Nông huyện Hưng Hà, Thái Bình). Từ những thành quả điều tra, sưu tầm, nghiên cứu của giới nghiên cứu sân khấu trong, ngoài nước suốt hơn nửa thế kỷ qua về chèo ở Thái Bình và bằng thực tế hoạt động chèo đã và đang tồn tại, phát triển sống động trên đất Thái Bình, bằng quá trình tác động của chèo Thái Bình với sân khấu chèo cả nước trong nhiều thập kỷ qua cho phép chúng ta có đủ căn cứ để khẳng định Thái Bình là đất chèo, là một trong những cái nôi sinh ra nghệ thuật chèo.

Cho đến nay, trong tâm thức của nhiều người dân trong cả nước thì chèo là “đặc sản” của Thái Bình. Chỉ có điều là do phương tiện ghi âm, ghi hình những năm trước đây chưa phổ biến nên những giọng hát, lối hát của các lớp nghệ nhân chèo trước đây thường ít được bảo lưu. Có chăng chỉ được miêu thuật, lưu truyền bằng chữ viết. Mặt khác, cũng cần phải thấy rằng nghệ thuật chèo vốn được phát triển theo hệ thống mở. Mở cả về không gian phát triển và hình thức diễn xướng. Cũng một làn điệu, một tích trò nhưng mỗi vùng, mỗi gánh thậm chí là mỗi nghệ nhân lại có lối hát, lối diễn khác nhau.

 

 

Ngay sau ngày miền Bắc được giải phóng (1954), trong số hơn 50 nghệ nhân chèo ở các địa phương được Ban nghiên cứu chèo Trung ương mời lên để ghi âm ghi hình có 20 nghệ nhân chèo ở Thái Bình, chưa kể 5 nghệ nhân đã tham gia Ðoàn chèo Trung ương vào năm 1959. Trong số này, người cao tuổi nhất là nghệ nhân Nguyễn Mầm sinh năm 1895, người ít tuổi nhất là nghệ nhân Vũ Thị Từ (tức Hữu) sinh năm 1921, có những nghệ nhân thực sự đáng tôn vinh là bậc đại thụ của ngành chèo ở thế kỷ XX như Nguyễn Mầm, Nguyễn Tích, Tống Văn Ngũ (tức Năm Ngũ), Trần Văn Linh (tức Hai Sinh), Cao Kim Trạch… Trong danh sách 25 vị nghệ nhân chèo thuở ấy thì nghệ nhân Nguyễn Mầm và nghệ nhân Tống Văn Ngũ (tức Năm Ngũ) đã được Nhà hát chèo Việt Nam đề nghị Nhà nước phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân vào trước năm 2000. Nghệ nhân Phạm Văn Ðiền và nghệ nhân Cao Kim Trạch đã được Chi hội Văn nghệ dân gian Việt Nam tỉnh Thái Bình và Sở VH-TT-DL tỉnh Thái Bình đề nghị Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam phong tặng danh hiệu Nghệ nhân Dân gian vào năm 2005 (đây là hai nghệ nhân chèo duy nhất của cả nước được phong tặng danh hiệu Nghệ nhân Dân gian).

 

 

Năm 1995, Viện Âm nhạc và Múa thuộc Bộ Văn hóa Thông tin đã phối hợp với Sở VH-TT-DL Thái Bình triển khai Dự án điều tra, sưu tầm khôi phục một số làng chèo cổ truyền của Thái Bình. Kết quả điều tra cho thấy, trước Cách mạng Tháng Tám - 1945, ở Thái Bình ngoài những làng có tổ chức hát chèo, diễn chèo theo lối “cây nhà, lá vườn” không ra ngoài hành nghề kiếm sống thì có tới 46 phường, hội, gánh chèo do các ông trùm đứng ra thành lập, duy trì hoạt động trong và ngoài tỉnh để sinh sống bằng nghề chèo. Mỗi phường, hội, gánh đều có “đất diễn” riêng ở một số hội làng trong và ngoài tỉnh. Nếu nói đến các làng chèo nổi tiếng trên đất chèo Thái Bình, không thể không điểm đến ba làng Hà Xá (Hưng Hà), Khuốc (Ðông Hưng) và Sáo Ðền (Vũ Thư) mà có người vẫn gọi là ba chiếng chèo cổ của Thái Bình. Vào trước Cách mạng Tháng Tám ở làng Khuốc có nhiều gánh chèo trong đó có gánh của nghệ nhân Vũ Văn Ðối tục gọi là Ba Ðối đã từng diễn cho vua Bảo Ðại xem. Bảo Ðại đã thán phục tài nghệ của cụ Trùm Ðối và phong cho danh hiệu Ðệ nhất chánh quản ca hạng Bắc Kỳ rồi tự tay gắn mề đay cho cụ.

 

 

Từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, hầu hết các gánh chèo không còn điều kiện tồn tại như trước. Trong khí thế xây dựng đời sống mới của những ngày đầu độc lập, nhiều xã đã thành lập được đội văn nghệ diễn cả chèo và tuồng. Kháng chiến chống Pháp ập đến, nhiều nghệ nhân chèo đã tham gia công tác tuyên truyền như nghệ nhân Cao Kim Trạch đã gây dựng đội chèo xã Thái Sơn huyện Thái Thụy. Một số nghệ nhân đã tham gia đoàn văn công quân khu Tả ngạn. Ở vùng giải phóng, các chiến sĩ tuyên truyền vẫn dùng chèo làm phương tiện cổ vũ kháng chiến và làm công tác địch vận. Sân khấu chèo Thái Bình phát triển nở rộ. Hầu như thôn xóm nào cũng có tổ (đội) chèo. Có xã các em thiếu nhi còn nhỏ tuổi đã có thể diễn những vở chèo dài có những điệu hát khó như vở Tấm Cám. Những năm đó, các đoàn chèo chuyên nghiệp diễn ở Thái Bình, trên sàn diễn các diễn viên hát thì ở dưới sàn diễn thiếu nhi và mọi người nhẩm theo.

 

 

Năm 1959, Ðoàn chèo chuyên nghiệp của tỉnh Thái Bình được thành lập. Ðoàn đã sớm khẳng định được vị thế. Nếu không kể đến danh tiếng của lớp nghệ nhân tham gia trong những năm đầu khi Ðoàn mới thành lập thì những nghệ sĩ ưu tú của đoàn như Ðăng Tỉnh, Mạnh Tường, Văn Mởn, Thúy Hiền, Thu Hiền, Minh Nhương… cũng đáng được xếp vào hàng có danh vọng trong sân khấu chèo Việt Nam thế kỷ XX. Một số vở chèo cổ mang tính kinh điển chèo đã được Nhà hát chèo Thái Bình dàn dựng, khôi phục khá thành công như Trương Viên, Quan Âm Thị Kính, Lưu Bình Dương Lễ, Tấm Cám, Tống Trân Cúc Hoa… Từ sau năm 1975, Ðoàn chèo của tỉnh có đất diễn để khẳng định mình, được tỉnh chú trọng đầu tư về mọi mặt, là đoàn chèo mạnh trong sân khấu chèo chuyên nghiệp của cả nước. Năm 2004, Ðoàn được nâng cấp thành Nhà hát. Phong trào hát chèo, diễn chèo trong các tầng lớp nhân dân được phát triển sang một thời kỳ mới. Trong hơn hai thập kỷ qua, ở Thái Bình  có hơn 200 hội làng truyền thống lần lượt được khôi phục và rất ít hội thiếu vắng tiếng trống chèo. Việc dạy hát chèo, diễn chèo được các địa phương trong tỉnh coi là một hoạt động trong công tác xây dựng đời sống văn hóa.

 

 

Các đội Thông tin lưu động cấp huyện ra đời đã tạo cho hoạt động chèo có điều kiện phát triển. Nắm bắt nhu cầu sáng tạo và thưởng thức chèo của công chúng, ngành VHTT đã giao cho Nhà Văn hóa Trung tâm tỉnh chỉ đạo hệ thống nhà văn hóa trong tỉnh triển khai các lớp tập huấn cho đội ngũ tác giả, đạo diễn không chuyên, mở các lớp dạy hát chèo cho những người yêu thích chèo trong các thôn làng, tổ chức liên hoan các giọng hát hay, tay đàn giỏi từ cơ sở lên tỉnh. Các đội Thông tin lưu động thường xuyên dàn dựng các hoạt cảnh chèo đi tham dự hội thi, hội diễn trong, ngoài tỉnh và đi diễn ở cơ sở. Trường Cao đẳng VHNT Thái Bình  đã khẳng định được “thương hiệu” đào tạo diễn viên, nhạc công chèo cho cả nước.

 

 

Việc mở lớp dạy hát chèo thường xuyên được các địa phương trong tỉnh duy trì vào dịp nông nhàn được đông đảo các lứa tuổi hào hứng tham gia. Câu lạc bộ chèo được thành lập ở nhiều thôn làng. Ðó chính là cơ sở để Thái Bình cung cấp những tài năng chèo cho cả nước. Hiện nay, hầu hết các nhà hát, các đoàn chèo chuyên nghiệp trong nước đều có người Thái Bình. Có không dưới 30 nghệ sĩ chèo của cả nước được phong danh hiệu nghệ sĩ nhân dân, nghệ sĩ ưu tú vốn là người Thái Bình.

 

 

Do đặc điểm hình thành đất đai và cư dân, Thái Bình là nơi hội tụ sắc thái văn hóa của nhiều vùng miền mà rõ nét nhất là sự hội tụ các sắc thái văn hóa của cư dân đồng bằng sông Hồng. Nghệ thuật chèo xưa và nay vẫn sâu rễ, bền gốc ở vùng quê từng được gọi là đất chèo. Ðó là sự đóng góp đáng trân trọng của Thái Bình trong lĩnh vực bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.

                                                                                          ký tên

                                                                                             NGA

                                                                                  Dương Quỳnh Nga 

   CHÚC BẠN HỌC TỐT!!!!

Dương Quỳnh Nga
17 tháng 11 2023 lúc 19:36

mỏi tay \

 

Xem chi tiết
Trà Ngô
30 tháng 10 2019 lúc 21:06

1. Chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa nhân đạo
a. Chủ nghĩa yêu nước:
Văn hóa Ðại Việt, văn chương Ðại Việt khởi nguồn từ truyền thống sản xuất và chiến đấu của tổ tiên, từ những thành tựu văn hóa và từ chính thực tiễn hàng nghìn năm đấu tranh chống giặc ngoại xâm phương Bắc.
 
Hiếm thấy một dân tộc nào trên thế giới lại phải liên tục tiến hành những cuộc chiến tranh chống giặc ngoại xâm như dân tộc Việt Nam. Nhà Tiền Lê, nhà Lý chống Tống. Nhà Trần chống Nguyên Mông. Nhà Hậu Lê chống giặc Minh. Quang Trung chống giặc Thanh. Những cuộc kháng chiến vệ quốc vĩ đại được tiến hành trong trường kỳ lịch sử nhằm bảo vệ nền độc lập, thống nhất của Tổ quốc không những tôi luyện bản lĩnh dân tộc, nâng cao lòng tự hào, tự tin, khí thế hào hùng của dân tộc mà còn góp phần làm nên một truyền thống lớn trong văn học Việt Nam: Chủ nghĩa yêu nước.
 
Ðặc điểm lịch sử đó đã quy định cho hướng phát triển của văn học là phải luôn quan tâm đến việc ca ngợi ý chí quật cường, khát vọng chiến đấu, chiến thắng, lòng căm thù giặc sâu sắc, ý thức trách nhiệm của những tấm gương yêu nước, những người anh hùng dân tộc quên thân mình vì nghĩa lớn. Có thể nói, đặc điểm này phản ánh rõ nét nhất mối quan hệ biện chứng giữa lịch sử dân tộc và văn học dân tộc.
 
Quá trình đấu tranh giữ nước tác động sâu sắc đến sự phát triển của văn học, bồi đắp, phát triển ý thức tự hào dân tộc, tinh thần độc lập tự chủ. Cho nên, chế độ phong kiến có thể hưng thịnh hay suy vong nhưng ý thức dân tộc, nội dung yêu nước trong văn học vẫn phát triển không ngừng.
 
Các tác phẩm văn học yêu nước thời kỳ này thường tập trung thể hiện một số khía cạnh tiêu biểu như:
 
- Tình yêu quê hương
- Lòng căm thù giặc
- Ý thức trách nhiệm
- Tinh thần vượt khó, sẵn sàng hy sinh vì Tổ quốc
- Ý chí quyết chiến, quyết thắng
- Ðề cao chính nghĩa của người Việt Nam trong những cuộc kháng chiến.
 
b. Chủ nghĩa nhân đạo
Văn học do con người sáng tạo nên và tất yếu nó phải phục vụ trở lại cho con người. Vì vậy, tinh thần nhân đạo là một phẩm chất cần có để một tác phẩm trở thành bất tử đối với nhân loại. Ðiều này cũng có nghĩa là, trong xu hướng phát triển chung của văn học nhân loại, VHTÐVN vẫn hướng tới việc thể hiện những vấn đề của chủ nghĩa nhân đạo như:
 
- Khát vọng hòa bình
- Nhận thức ngày càng sâu sắc về nhân dân mà trước hết là đối với những tầng lớp thấp hèn trong xã hội phân chia giai cấp
- Ðấu tranh cho hạnh phúc, cho quyền sống của con người, chống lại ách thống trị của chế độ phong kiến.
- Ca ngợi vẻ đẹp của con người lao động
- Tố cáo mạnh mẽ và đấu tranh chống những thế lực phi nhân.
 
2. Văn học viết phát triển dựa trên những thành tựu của văn học dân gian 
- Văn học viết Việt Nam hay bất kỳ một nền văn học dân tộc nào khác đều phải phát triển trên cơ sở kế thừa những tinh hoa của văn học dân gian. Trong tình hình cụ thể của VHTÐVN, mối quan hệ giữa văn học viết và văn học dân gian chủ yếu là do các nguyên nhân sau:
 
+ Sau khi nước nhà độc lập, nhu cầu thiết yếu mà nhà nước phong kiến Việt Nam cần phải chú ý là việc xây dựng một nền văn hóa mang đậm bản sắc dân tộc, chống lại âm mưu bành trướng, đồng hóa của kẻ thù phương Bắc và nâng cao lòng tự hào dân tộc.

 
+ Những tác phẩm bằng chữ Hán trong thời kỳ này thường dễ xa lại với quần chúng bình dân, tác phẩm ít được truyền tụng rộng rãi. Vì vậy, càng về sau, nhu cầu quần chúng hóa, dân tộc hóa tác phẩm ngày càng mạnh mẽ. Trong quá trình giải quyết vấn đề này, chỉ có văn học dân gian là nhân tố tích cực nhất.
 
Quá trình kế thừa, khai thác VHDG là một quá trình hoàn thiện dần các yếu tố tinh lọc từ VHDG bắt đầu từ thơ ca Nguyễn Trãi về sau (Thời Lý- Trần, việc tiếp thu nguồn VHDG chưa được đặt ra đúng mức).
 
+ Văn học viết tiếp thu từ văn học dân gian chủ yếu là về đề tài, thi liệu, ngôn ngữ, quan niệm thẩm mỹ, chủ yếu là khía cạnh ngôn ngữ và thể loại.
 
+ Trong quá trình phát triển, hai bộ phận luôn có mối quan hệ biện chứng, tác động, bổ sung lẫn nhau để cùng phát triển (Những tác động trở lại của văn học viết đối với văn học dân gian.
 
3. Văn học viết phát triển dựa trên cơ sở tiếp thu, tinh lọc những yếu tố tích cực của hệ ý thức nước ngoài
- Sự du nhập của các học thuyết vào Việt Nam chủ yếu do các nguyên nhân sau:
 
+ Vấn đề giao lưu văn hóa giữa các dân tộc là một vấn đề mang tính quy luật. Từ xưa, nước ta và các vùng phụ cận đã có sự giao lưu văn hóa nhưng chỉ trong phạm vi hẹp, chủ yếu là từ Trung Quốc sang.
 
+ Hơn 1000 năm bắc thuộc, dân tộc ta không tránh khỏi bị ảnh hưởng bởi sự bành trướng văn hóa và nhất là âm mưu đồng hóa của kẻ thù. Những tên quan lại phương Bắc sang đô hộ Việt Nam không chỉ bóc lột, vơ vét tài nguyên mà còn truyền bá rộng rãi các học thuyết triết học có nguồn gốc từ Trung Quốc vào Việt Nam một cách khéo léo và thâm hiểm.
 
+ Khi nhà nước phong kiến VN bắt đầu hình thành, giai cấp thống trị không có mẫu mực nào khác hơn là nhà nước PK TQ đã tồn tại trước đó hàng nghìn năm và có rất nhiều kinh nghiệm trong việc lợi dụng các học thuyết triết học như một công cụ đắc lực trong việc củng cố ngai vàng, thống trị nhân dân.
 
- Các học thuyết Nho - Phật - Lão đều có những điểm tích cực nhất định nên các nhà tư tưởng lớn của Việt Nam thời Trung đại đã chú ý khai thác, tinh lọc, vận dụng sao cho nét tích cực đó phát huy tác dụng trong hoàn cảnh cụ thể của từng giai đoạn lịch sử.
 
4. Văn học chữ Hán phát triển song song với văn học chữ Nôm 
Ngay từ khi được các nhà văn mạnh dạn đưa vào sáng tác văn học, chữ Nôm ngày càng khẳng định vị trí của mình bên cạnh chữ Hán vốn đã có ảnh hưởng sâu sắc trong văn học thời Lý Trần.
 
Sự phát triển của Văn học chữ Nôm khẳng định ý thức dân tộc phát triển ngày càng cao, biểu hiện lòng tự hào, ý thức bảo vệ ngôn ngữ, văn hóa dân tộc chống lại âm mưu đồng hóa của kẻ thù.
 
Ở thời Lý, Trần, việc sử dụng chữ Nôm trong sáng tác văn học chưa được phổ biến.
 
Từ thế kỷ XV về sau, Nguyễn Trãi đã mạnh dạn đưa chữ Nôm vào sáng tác văn học. Thơ ông tuy chưa được trau chuốt nhưng đậm đà bản sắc dân tộc. Thành công của Nguyễn Trãi chính là tiền đề cho con đường phát triển của văn học chữ Nôm đến đỉnh cao Truyện Kiều.

5. Thơ phát triển sớm và mạnh hơn văn xuôi.
Ở thời trung đại, văn chính luận mang tính quan phương chủ yếu là công cụ của nhà nước phong kiến. Mặt khác, những đặc thù trong tư duy nghệ thuật, truyền thống sáng tác dẫn đến một thực tế là các tác phẩm văn xuôi hình tượng chỉ chiếm một số lượng khiêm tốn so với các tác phẩm thơ ca.
 
Thể thơ thường sử dụng nhất trong VHTÐ là thơ Ðường luật. Ðây là hệ quả của quá trình giao lưu văn hóa lâu dài và nằm trong quan niệm thẩm mỹ của các nhà thơ cổ điển. Trong thời kỳ này, thơ Ðường luật đã được chính quy hóa trong văn chương trường ốc và văn chương cử tử. Cho nên, sự thống trị văn đàn của thơ Ðuờng luật trong bất kỳ một tập thơ nào thời trung đại là một điều dễ hiểu.
 
Tuy nhiên, việc sử dụng thơ Ðường luật với tư cách là một thể thơ chính thống trong các kỳ thi và trong sáng tác đã gây không ít trở ngại trong nội dung thể hiện do bị chi phối bởi sự ngặt nghèo của luật thơ chặt chẽ.
 
Ở thời Nguyễn Trãi, thơ luật Ðường biến thể thành thơ thất ngôn xen lục ngôn đầy sáng tạo, độc đáo, phóng khoáng, rất phù hợp với cách nghĩ, cách nói, tâm lý của dân tộc nên được một số nhà thơ đời sau tiếp tục sử dụng (Lê Thánh Tông, Nguyễn Bỉnh Khiêm).
 
6. Việc sử dụng điển tích và các hình ảnh tượng trưng ước lệ - những thủ pháp nghệ thuật được sử dụng phổ biến trong văn chương trung đại
Ðể miêu tả, người ta cho rằng cần phải có những mẫu mực mà qua nhiều thời kỳ đã được mặc nhiên chấp nhận sử dụng. Quan điểm ước lệ không chú ý đến logic đòi sống, đến mối quan hệ thực tế của các hình ảnh mang tính chất mẫu mực, công thức. Vì thế, khi phân tích các hình ảnh ước lệ, chúng ta không cần đặt vần đề có lý hay không có lý, đúng hay không đúng thực tế mà chỉ xem xét sức mạnh khơi gợi của hình tượng có sâu sắc hay không, hình tượng có được dùng đúng tình đúng cảnh và thể hiện được tư tưởng tình cảm của nhà thơ hay không.
 
Văn học trung đại Việt Nam có một vị trí đặc biệt quan trọng, bởi suốt hàng nghìn năm phát triển, văn học trung đại đã phản ánh được đất nước Việt, con người Việt, đồng thời là ý thức của người Việt về tổ quốc, dân tộc. Nền văn học ấy đã nảy sinh từ chính quá trình đấu tranh dựng nước, giữ nước vĩ đại của dân tộc, đồng thời lại là sức mạnh tham gia vào quá trình đấu tranh này. Chính từ văn học trung đại, những truyền thống lớn trong văn học dân tộc đã hình thành, phát triển và ảnh hưởng rất rõ đến sự vận động của văn học hiện đại.

Khách vãng lai đã xóa
Phạm Nhi
Xem chi tiết
nthv_.
18 tháng 9 2021 lúc 9:39

Tham khảo:

Đặc điểm mỹ thuật thời Trần:

 _ Có nét đẹp phóng khoáng khoẻ khoắn, biểu hiện sức mạnh lòng tự hào dân tộc.

_ Kế thừa tinh hoa mĩ thuật thời Lý nhưng dung dị đồn hậu, chất phát hơn.

_ Tiếp nhận nghệ thuật các nước láng giềng, bổ sung làm giàu nghệ thuật dân tộc.

Vài nét về bối cảnh xã hội:

Sau khi thay nhà Lý và với 3 lần đánh thắng quân Nguyên-Mông -> tinh thần tự cường tự chủ dân tộc ngày càng cao

-> đất nước giàu mạnh

-> nền nghệ thuật phát triển mạnh mẽ về nhìu mặt

Đức Lợi
Xem chi tiết
Vu hoang
Xem chi tiết
Yell. owtea
Xem chi tiết
Lê hoàng Quân
Xem chi tiết
Mẫn Nhi
24 tháng 12 2022 lúc 20:36

TK : dàn ý

1, Mở bài:

– Những câu hát về chủ đề tình cảm gia đình khá phổ biến trong ca dao – dân ca.

– Một sô câu tiêu biểu thể hiện đời sống tinh thần phong phú của người lao động.

2. Thân bài:

Câu 1: Công cha như núi Thái Sơn … ghi lòng con ơi!

– Khẳng định công lao sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ nhắc nhở con cái phải có bổn phận đáp đền chữ hiếu, bởi hiếu nghĩa là gốc của đạo làm người.

– Nghệ thuật so sánh có tính chất ước lệ: Công cha với núi cao,nghĩa mẹ với biển rộng
nhấn mạnh ý đó.

– Âm hưởng nhịp nhàng, du dương, thích hợp làm bài hát ru con, chứa đựng lời khuyên nhủ chí tình về đạo làm người.

Câu 2: Chiều chiều … ruột đau chín chiều.

– Là tâm trạng thương nhớ gia đình, quê hương của người con gái lấy chồng xa xứ.

– Thời gian: chiều chiều không gian: ngõ sau, phù hợp với tâm trạng nhân vật đang day dứt, khắc khoải, tủi thân, tủi phận một mình nơi đất khách, không biết chia sẻ cùng ai.

 

– Cách mở đầu thường thấy trong ca dao (Chiều chiều lại nhớ chiều chiều, Nhớ người áo đỏ khăn điều vắt vai; Chiều chiều ra đứng bờ ao, Trông cá cá lặn, trông sao sao mờ…), được dùng để thể hiện nỗi buồn không nguôi đè nặng lên số phận người phụ nữ dưới thời phong kiến.

Câu 3: Ngó lên nuộc lạt mái nhà … bấy nhiêu!

– Thể hiện lòng biết ơn chân thành, tha thiết của con cháu đối với ông bà, cha mẹ đã
khuất.

– Nghệ thuật so sánh: bao nhiêu … bấy nhiêu. Hình ảnh so sánh: nuộc lạt mái nhà vừa cụ thể, quen thuộc, vừa có ý nghĩa ẩn dụ, nhấn mạnh tình thương yêu, kính trọng và biết ơn vô cùng sâu sắc.

Câu 4: Anh em nào phải người xa … hai thân vui vầy.

– Là lời khuyên nhủ anh em ruột thịt phải thương yêu, đoàn kết, chia sẻ vui buồn, sống chết với nhau.

– Anh em thuận hòa là nhà có phúc. Đây cũng chính là cách báo hiếu thiết thực nhất đối với cha mẹ.

– Hình ảnh so sánh : như thể tay chân thể hiện sự gắn bó khăng khít không rời.

3. Kết bài

– Ca dao trữ tình nảy sinh và phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu đời sống tình cảm phong phú của người lao động.

– Những câu ca dao chứa đựng nghĩa tình sẽ sống mãi trong lòng người đọc

Heo Bé
Xem chi tiết
Hoa Thiên Cốt
Xem chi tiết
Rem
13 tháng 5 2018 lúc 11:00

Câu 2
Chèo là một trong những loại hình đặc sắc của sân khấu truyền thống Việt Nam, cần được tôn vinh không chỉ như hiện vật tĩnh mà còn cần được bảo tồn, phát triển song song với sự phát triển của xã hội. Cũng như một số loại hình nghệ thuật sân khấu dân gian độc đáo khác của Việt Nam, nghệ thuật chèo cổ không còn phù hợp với cuộc sống đương đại, nhất là với giới trẻ. Nhằm kéo khán giả đến với nghệ thuật chèo, thời gian qua, các nghệ sĩ đã cố gắng đưa đề tài đương đại vào chèo. Nhưng làm thế nào để đưa vào nghệ thuật chèo những đề tài hiện đại, gần gũi hơn với cuộc sống hiện tại mà vẫn giữ được cốt cách và những nét đẹp truyền thống độc đáo của chèo lại là vấn đề không đơn giản.Chèo là loại hình nghệ thuật gắn bó mật thiết với người dân ở nông thôn vùng đồng bằng Bắc bộ. Những vở chèo vốn chứa đựng chất trí tuệ, thâm thúy, ý nhị và rất Việt Nam. Chính vì vậy, khi đưa đề tài hiện đại vào chèo, người dàn dựng phải hết sức khéo léo thì mới không làm mất đi bản chất này của chèo. Tuy nhiên, để đạt được điều đó, từ tác giả kịch bản, đạo diễn đến diễn viên phải nắm được cấu tứ kịch bản và hiểu nguyên tắc của chèo. Một vở chèo khi dàn dựng phải hội tụ được các yếu tố: Tích truyện, tính cách nhân vật và sự kiện có thể sánh ngang với các vở chèo cổ đã từng bám rễ trong tiềm thức của khán giả yêu môn nghệ thuật này.