Những câu hỏi liên quan
Minh Lệ
Xem chi tiết
Người Già
6 tháng 8 2023 lúc 12:26

Tham khảo:
Có 3 kiểu chuồng:
- Kiểu chuồng kín: Chuồng được thiết kế khép kín hoàn toàn với hệ thống kiểm soát tiểu khí hậu chuồng nuôi tự động (quạt thông gió, hệ thống làm mát,...), phù hợp với phương thức nuôi công nghiệp, quy mô lớn.Kiểu chuồng này dễ quản lí và kiểm soát dịch bệnh do ít chịu tác động của môi trường bên ngoài. Tuy nhiên, chi phí đầu tư ban đầu cho hệ thống khá lớn. 
- Kiểu chuồng hở. Chuồng được thiết kế thông thoáng tự nhiên, có bạt hoặc rèm che linh hoạt, phù hợp với quy mô nuôi bản công nghiệp, chặn thả tự do. Kiểu chuồng này có chỉ phi đầu tư thấp hơn chuồng kín nhưng khó kiểm soát tiểu khí hậu chuồng nuôi và dịch bệnh.
- Kiểu chuồng kín - hở linh hoạt là kiểu chuồng kín không hoàn toàn. Các dãy chuồng được thiết kế hở hai bên với hệ thống bat che hoặc hệ thống cửa đóng mở linh hoạt. Cuối dãy chuồng có hệ thống làm mát và quạt thông gió. Khi thời tiết thuận lợi, chuồng được vận hành như chuồng hở. Khi thời tiết không thuận lợi (nắng nóng, rét,...), chuồng được vận hành như chuồng kín.

Bình luận (0)
Minh Lệ
Xem chi tiết
Người Già
6 tháng 8 2023 lúc 13:21

Tham khảo:
- Thực hiện vệ sinh chăn nuôi thường xuyên: Vệ sinh định kỳ chăn nuôi, thường xuyên vệ sinh đồ dung, sát trùng trang thiết bị và nơi ở động vật để giảm bớt sự lây lan của bệnh tật.
- Giám sát sức khỏe động vật: Thực hiện kiểm tra sức khỏe thường xuyên cho động vật nuôi để phát hiện sớm bệnh tật, điều trị kịp thời và tránh lây lan sang con người. Giám sát quy trình sản xuất:
- Giám sát quy trình sản xuất của các sản phẩm từ động vật nuôi như thịt, trứng, sữa, để đảm bảo quy trình sản xuất đúng quy định, an toàn cho sức khỏe con người.
- Sử dụng các thiết bị bảo hộ: Đảm bảo nhân viên thực hiện chăn nuôi sử dụng đầy đủ các thiết bị bảo hộ như khẩu trang, găng tay, kính bảo hộ khi thực hiện công việc để giảm thiểu rủi ro lây nhiễm.

Bình luận (0)
Nguyễn Bảo
Xem chi tiết
Nezuko Kamado
16 tháng 3 2022 lúc 13:53

Xây dựng chuồng trại phải đảm bảo:

+ Địa điểm: Thuận tiện giao thông, yên tĩnh, không gây ô nhiễm cho dân cư sống trong vùng.

+ Nền chuồng: Bền chắc, không đọng nước, thuân tiên chăm sóc.

+ Hướng chuồng: Ấm vào mùa đông, mát vào mùa hè, đủ ánh sáng.

Bình luận (3)
Minh Lệ
Xem chi tiết
Quoc Tran Anh Le
25 tháng 8 2023 lúc 14:53

Yêu cầu về chuồng nuôi của gà:

Nền chuồng: xây cao hơn mặt đất xung quanh (khoảng 50 cm) để dễ thoát nước. Nền làm băng bê tông, láng xi măng trơn nhẵn để dễ vệ sinh, khử khuẩn. Chia chuồng thành từng ô để nuôi các nhóm gà khác nhau. Mặt nền trải lớp lót dày khoảng 20 - 30 cm để nuôi mỗi lứa gà.

Tường chuồng: xhỉ xây cao khoảng 50 cm. Phía trên có lưới B40 hoặc có song bằng tre, gỗ đảm bảo thông thoáng và an toàn vật nuôi. Phía ngoài có bạt để che gió lùa, mưa hắt khi cần thiết.

Mái chuồng: làm chuồng kiểu 4 mái, đủ độ cao để đảm bảo ánh sáng, thông thoáng chuồng nuôi.

Yêu cầu về chuồng nuôi của lợn:

Nền chuồng: được xây dựng chắc chắn và cao hơn mặt đất xung quanh (khoảng 50 cm) để dễ thoát nước và chất thải. Nền có độ dốc (3 - 5%) về phía rãnh thoát nước. Mặt nền phẳng nhưng không bị trơn trượt và không bị đọng nước. Tùy thuộc vào quy mô chăn nuôi mà chuồng có thể được chia ra các ô để nuôi các nhóm lợn khác nhau.

Tường chuồng: được xây chắc chắn, trơn nhẵn để tránh lợn cọ vào bị xây xước và dễ vệ sinh, khử trùng. Độ cao tường chỉ khoảng 0,8 m, phía trên có rèm hoặc bạt cơ động, có thể mở ra để tăng độ thông thoáng hoặc che chắn gió lùa, mưa hắt khi cần thiết.

Mái chuồng: nên làm bằng các vật liệu cách nhiệt tốt, đảm bảo độ cao để tạo sự thông thoáng, lấy được nhiều ánh sáng tự nhiên. Nên làm chuồng mái hở (kiểu 4 mái).

Yêu cầu về chuồng nuôi của bò:

Nền chuồng: cao hơn mặt đất (khoảng 50 cm) và làm bằng bê tông dày, chắc chắn. Mặt nền phẳng không đọng nước, không trơn trượt và dốc về phía hố phân. Nên chia chuồng ra các ô để nuôi các nhóm bò khác nhau.

Tường chuồng: được xây chắc chắn, trơn nhẵn để tránh gây xây xước cho vật nuôi. Tường cao khoảng 80 cm, phía trên có bạt cơ động để chắn gió lùa, mưa hắt khi cần thiết.

Mái chuồng: đảm bảo độ cao để tạo sự thoáng khí và lấy ánh sáng tự nhiên. Nên làm chuồng mái hở (kiểu 4 mái).

Để đảm bảo vệ sinh chuồng nuôi và bảo vệ môi trường trong chăn nuôi cần:

Vệ sinh chuồng nuôi: Hằng ngày quét dọn sạch sẽ nền chuồng, lối đi, khơi thông rãnh thoát phân và nước thải. Khi kết thúc mỗi đợt nuôi, phải vệ sinh khử trùng trước khi nuôi đợt mới.

Tiêu độc, khử trùng chuồng nuôi: Định kì phun thuốc tiêu độc, khử trùng chuồng nuôi bằng các loại thuốc khử trùng, nước xà phòng, nước vôi,... Hằng năm định kì quét vôi, vệ sinh và tẩy uế chuồng trại.

Thu gom và xử lí chất thải chăn nuôi: Thường xuyên thu gom chất thải kịp thời để đưa đi xử lí.

Bình luận (0)
Đinh An Khang
Xem chi tiết
Phùng Văn Đức
21 tháng 12 2023 lúc 22:08

Bảo quản thức ăn nơi khô ráo thoáng mát.
Kiểm tra thức ăn trước khi sử dụng .
Đảm bảo được vệ sinh khi sử dụng thức ăn.

Bình luận (0)
vuong bui
21 tháng 12 2023 lúc 22:18

- Trong trường hợp gia đình e nuôi gia cầm e sẽ làm những cách sau:

+ Quản lí hệ thống nước uống

+ Lưu trữ thức ăn 

+ Quản lí kho chứa thức ăn

+ Giữ an toàn vệ sinh thực phẩm

+ Trộn thức ăn với các loại thuốc phòng bệnh

+ Tùy vào vật nuôi và phân chia thức ăn vừa đủ

Bình luận (0)
Trương Quỳnh Trang
Xem chi tiết
Hà Việt Chương
1 tháng 4 2019 lúc 13:33

Đáp án đúng : D

Bình luận (0)
Minh Lệ
Xem chi tiết
Người Già
6 tháng 8 2023 lúc 12:30

Tham khảo:
 - Chuồng cần được thiết kế với hệ thống thông gió hiệu quả để đảm bảo không khí trong chuồng luôn thoáng mát
- Cần có hệ thống điều hòa không khí

Bình luận (0)
Minh Lệ
Xem chi tiết
Người Già
6 tháng 8 2023 lúc 13:22

Tham khảo:
- Vệ sinh chuồng trại định kì
-  Xử lí chất thải chăn nuôi đúng cách

Bình luận (0)
Nguyên Phương
Xem chi tiết