Những câu hỏi liên quan
Minh Lệ
Xem chi tiết
Thanh An
31 tháng 7 2023 lúc 18:28

Tham khảo!

- Anh hùng N'Trang Lơng: ông lãnh đạo các dân tộc ở Tây Nguyên như Mnông, Xtiêng, Mạ,... đứng lên chống thực dân Pháp. Từ năm 1912 đến 1935, ông tổ chức nhiều cuộc khởi nghĩa, tiêu diệt quân địch, trong đó, nổi tiếng là trận nghi binh tiêu diệt địch và viên chỉ huy Pháp Henri Maitre.

- Anh hùng Núp: Năm 1935, trong một lần quân Pháp về làng bắt phu, dân làng lánh hết vào rừng, một mình Núp ở lại dùng nỏ bắn Pháp chảy máu để chứng minh với dân làng rằng Pháp cũng là người, có thể chống lại được. Sau đó, ông vận động đồng bào dân tộc tham gia các tổ du kích, xây làng chiến đấu chống các cuộc càn quét của quân Pháp, tiêu hao nhiều đơn vị địch đem lại chiến thắng tại địa phương.Sau hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954, ông cùng đơn vị tập kết ra miền Bắc 1 thời gian, sau đó trở về tham gia đánh đế quốc Mỹ ở Tây Nguyên.

Bình luận (0)
Minh Lệ
Xem chi tiết
Taylor BT
25 tháng 11 2023 lúc 19:54

Tham khảo:

+ N'Trang Lơng lãnh đạo đồng bào các dân tộc Mnông, Ê Đê, Xtiêng, Mạ,.... nổi dậy khởi nghĩa, chống lại ách xâm lược của thực dân Pháp.

+ Đinh Núp dùng nỏ phục kích, bắn chảy máu lính Pháp; lãnh đạo nhân dân các buôn làng Ba Na và Ê Đê đứng lên chống lại sự càn quét của thực dân Pháp.

Bình luận (0)
Minh Lệ
Xem chi tiết
Anh Lê Quốc Trần
9 tháng 8 2023 lúc 10:21

Tham khảo:

- Kể lại câu chuyện về Trương Định:

+ Trương Định quê ở xã Tịnh Khê (thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi).

+ Ngay khi thực dân Pháp đánh chiếm Gia Định, ông đã chỉ huy nghĩa quân phối hợp với quan quân triều đình anh dũng chống giặc. Cuộc khởi nghĩa do Trương Định lãnh đạo đã thu hút đông đảo nhân dân và quan quân triều đình có tinh thần chống Pháp tham gia.

+ Năm 1862, Trương Định đã khước từ chức Lãnh binh tại An Giang và ở lại cùng nhân dân chống Pháp. Nhân dân đã suy tôn ông là “Bình Tây Đại Nguyên soái".

+ Trong một trận chiến đấu, khi bị thương nặng ông đã tự sát để bảo toàn khí tiết.

Bình luận (0)
Minh Lệ
Xem chi tiết
Lisa blackpink
26 tháng 11 2023 lúc 1:56

- Các nhân vật anh hùng ở vùng Nam Bộ: Nguyễn Trung Trực; Trương Định; Nguyễn Thị Định,…  

- Hoạt động của các anh hùng trong các câu chuyện:

Trương Định: tổ chức nghĩa quân chống thực dân Pháp ở Gò Công, Tân An. Khi triều đình nhà Nguyễn ra lệnh bãi binh, Trương Định vẫn kiên quyết kháng Pháp đến cùng và được nhân dân suy tôn làm Bình Tây đại nguyên soái.

Nguyễn Trung Trực: lãnh đạo nghĩa quân nổi dậy ở chống Pháp ở vùng Tân An, Rạch Giá, Hà Tiên và đảo Phú Quốc. Năm 1868, Nguyễn Trung Trực bị bắt và đưa đi hành hình, ông đã dõng dạc hô lớn: “Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết người Nam đánh Tây.

Nguyễn Thị Định: tham gia chỉ đạo lực lượng vũ trang, huy động lực lượng quần chúng đấu tranh binh vận, chính trị và thành lập nên “Đội quân tóc dài”…

Bình luận (0)
Mai Hương Võ
Xem chi tiết
Đỗ Thế Hưng
4 tháng 4 2017 lúc 17:51

Em ấn tượng nhất với nhân vật Bai Bà Trưng

Bình luận (0)
Lý Ý Lan
4 tháng 4 2017 lúc 18:02

Ớ. ái này là diễn đàn Toán học mà bạn. Sao lại có lịch sử lọt vô đây???
 

Bình luận (0)
~Mưa_Rain~
30 tháng 11 2018 lúc 21:01

Hai Bà Trưng; Mèo yêu thích nhân vật lịch sử đó là bởi: Là 2 ng phụ nữ dũng cảm, kiên cường ko chịu khuất phục trước cảnh nhân dân bị giết chết! Hình ảnh 2 Bà cưỡi voi oai hùng bt chừng nào, lm cho những cuộc chiến thắng của những "đội quân tóc dài" sau này. Hình ảnh của 2 bà tượng trưng cho những ng phụ nữ hi sinh bản thân, hi sinh tuổi thanh xuân và hơn hết là hi sinh của tính mạng của mk để bảo vệ đất nước. Ngày nay, vì mèo cũng là con gái nên Mèo cảm thấy mk nên hok hỏi thêm nhiều hơn nữa, để lm sao kiến thiết lại nước nhà, bảo vệ quê hương đất nước là nhiệm vụ của mỗi ng dân như Mèo và m.n!

Bình luận (0)
Minh Lệ
Xem chi tiết
Anh Lê Quốc Trần
9 tháng 8 2023 lúc 10:50

- Yêu cầu số 1: Một số sự kiện tiêu biểu gắn với lịch sử Thăng Long – Hà Nội

+ Năm 1010, vua Lý Thái Tổ rời đô từ Hoa Lư (Ninh Bình) về thành Đại La và đổi tên là Thăng Long.

+ Sau khi đánh đuổi giặc Minh, Lê Lợi lên ngôi vua, lập ra triều Hậu Lê, đóng đô ở Thăng Long.

+ Trong các năm 1873 và 1882, thực dân Pháp hai lần tiến đánh Bắc Kì, tại thành Hà Nội, nhân dân Việt Nam đã anh dũng đấu tranh dưới sự lãnh đạo của Tổng đốc Nguyễn Tri Phương (lần 1) và Tổng đốc Hoàng Diệu (lần 2).

+ Ngày 2/9/1945, tại Quảng trường Ba Đình, trước cuộc mít-ting của hàng vạn đồng bào, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

+ Cuối tháng 12/1972, quân và dân Hà Nội đã anh dũng chiến đấu chống chiến tranh phá hoại của Mỹ ở miền Bắc trong 12 ngày đêm, làm nên chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không”.

- Yêu cầu số 2: kể lại câu chuyện mà em ấn tượng

(*) Tham khảo: sự tích Hồ Gươm

- Khi giặc Minh đô hộ nước ta, chúng làm nhiều điều bạo ngược, khiến nhân dân khổ cực, lầm than. Trước tình cảnh đó, Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa tại Lam Sơn, nhưng ban đầu thế yếu, lực mỏng nên thường bị thua trận. Thấy vậy, Đức Long Quân quyết định cho nghĩa quân mượn thanh gươm thần để giết giặc.

- Một người đánh cá tên là Lê Thận ba lần kéo lưới đều gặp một thanh sắt, nhìn kĩ hoá ra một lưỡi gươm. Sau đó ít lâu, Lê Lợi bị giặc đuổi, chạy vào rừng bắt được chuôi gươm nạm ngọc trên cây đa, đem vào lưỡi gươm ở nhà Lê Thận thì vừa như in, mới biết đó là gươm thần. Từ khi có gươm thần, nghĩa quân đánh đâu thắng đấy, cuối cùng đánh tan quân xâm lược.

- Một năm sau khi thắng giặc, Lê Lợi đi thuyền chơi hồ Tả Vọng; Long Quân sai Rùa Vàng lên đòi lại gươm thần. Từ đó, hồ Tả Vọng được đổi tên thành hồ Hoàn Kiếm.

Bình luận (0)
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
9 tháng 8 2019 lúc 10:19

a. Các hành động nói cụ thể trong cuộc giao tiếp: Chào, nói, thưa

Mục đích: Chào hỏi và trao đổi thông tin.

b. Cả ba câu mà ông già nói đều mang hình thức của câu hỏi, nhưng mục đích giao tiếp riêng của mỗi câu hỏi đó là:

    + Câu “A Cổ hả?” có mục đích là lời chào khi nhìn thấy, nhận ra A Cổ.

    + Câu “Lớn tướng rồi nhỉ?” có mục đích như một lời khen, bày tỏ tình cảm ngỡ ngàng, vui mừng khi thấy A Cổ lớn hơn nhiều, thế nên A Cổ không trả lời.

    + Câu “Bố cháu có gửi pin đài lên cho ông không?” là câu hỏi, cần có câu trả lời.

c. Lời nói của các nhân vật bộc lộ thái độ, tình cảm và quan hệ trong giao tiếp:

    + Thái độ gần gũi, cởi mở.

    + Tình cảm giữa hai người rất thân mật, tin tưởng lẫn nhau. Ông yêu quý A Cổ, còn A Cổ rất kính trọng ông (thể hiện qua lời nói “có ạ”, “cháu chào ông ạ”)

    + Quan hệ: hai người khác nhau về lứa tuổi nhưng có quan hệ thân thiết, gần gũi như những thành viên trong cùng một gia đình.

Bình luận (0)
Nghỉ Hè - Học 24
Xem chi tiết
Trần Việt Linh
3 tháng 10 2016 lúc 6:27

Trong các nhân vật lịch sử đã học ở lớp 7 em ấn tượng vị anh hùng Trần Hưng Đạo nhất vì:

Dưới sự lãnh đạo của Trần Hưng Đạo, đạo quân nhà Trần vượt qua muôn vàn khó khăn và hiểm nguy, ba lần đánh tan quan nguyên Mông xâm lược, giành chiến thắng lẫy lùng "Tiếng vang đến phương Bắc, kiến chúng thần gọi ông là AN Nam Hưng ĐẠo Vương mà không dám gọi thẳng tên".Công lao to lớn này đã đưa ông lên hàng" thiên tài wuann sự có tầm chiến lược, và là anh hùng bậc nhất của nhà Trần"

 

Bình luận (0)
Lê Quỳnh Trang
25 tháng 12 2016 lúc 16:50

Trần Hưng Đạo là một nhà văn hóa lớn của nước nhà. Cống hiến của ông trải rộng trên nhiều lĩnh vực khác nhau, to lớn và sâu sắc. Chỉ cần một " Hịch tướng sĩ văn" không thôi, tên tuổi của ông cũng đã đủ để bất diệt với lịch sử, huống chi, sự nghiệp của ông nào phải chỉ có bấy nhiêu.
Trần Hưng Đạo là người đã có công khai sinh ra nền khoa học quân sự nước ta. Trước Trần Hưng Đạo, bao thế hệ anh hùng hào kiệt đã chiến đấu và chiến thắng, góp phần đắc lực vào việc làm phong phú kho tàng kinh nghiệm chống xâm lăng. Nhiều bậc anh hùng hào kiệt đã thực sự tiến tới đỉnh cao của nghệ thuật cầm quân, thậm chí là đỉnh cao điêu luyện của loại hình nghệ thuật đặc biệt này. Nhưng, một nền khoa học thực sự với đầy đủ ý nghĩa của từ này, thì phải đợi đến Trần Hưng Đạo mới chính thức được khai sinh. Trước tác có giá trị đánh dấu sự kiện này chính là Binh Thư Yếu lược.
Với việc biên soạn và phổ biến Binh Thư yếu lược, Trần Hưng Đạo đã để lại cho đời sau bài học vô giá về kinh nghiệm chống xâm lăng, rằng, muốn đập tan những đội quân ăn cướp tàn bạo và thiện chiến, thì bên cạnh tinh thần chiến đấu, lí tưởng chiến đấu và trình độ võ nghệ cũng như thiết bị kĩ thuật, tướng sĩ còn phải được trang bị những tri thức về binh pháp. Với việc khai sinh Binh Thư Yếu lược, Trần Hưng Đạo thực sự trở thành nhà lí luận quân sự xuất sắc đầu tiên của nước ta. Tuy nhiên, Trần Hưng Đạo không phải chỉ là nhà lí luận xuất sắc mà còn là nhà chỉ huy thiên tài. Ông là linh hồn của những chiến công chống xâm lăng vang dội ở thế kỉ XIII.
Sinh thời, uy danh lừng lẫy của Trần Hưng Đạo đã vượt ra khỏi biên giới quốc gia, tiếng vang đến cả giặc phương Bắc, khiến chúng thường gọi ông là An Nam Hưng Đạo Vương chứ không dám gọi tên ...
Hơn bảy thế kỉ qua, tên tuổi và sự nghiệp của Trần Hưng Đạo luôn tỏa sáng trong sử sách, luôn là nguồn cảm hứng vô tận của thơ văn và nhiều loại hình nghệ thuật khác ở nước ta.

Bình luận (2)
ritabit Cover
8 tháng 12 2019 lúc 19:27
https://i.imgur.com/GtdGzAF.jpg
Bình luận (1)
 Khách vãng lai đã xóa
~Lovely~
Xem chi tiết
Heo khổng lồ
6 tháng 11 2019 lúc 20:15

- Trong các nhân vật lịch sử, em ấn tượng nhất với Ngô Quyền. Vì:

   + Ông là ng đã sáng lập ra cách cắm cọc ở sông Bạch Đằng

   + Xây dựng đất nước tự chủ.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Hoàng Linh Chi
6 tháng 11 2019 lúc 20:15

em thích ngô quyền...

Thời bấy giờ nhà Đường ở Trung Quốc cai trị nước Việt. Từ giữa thế kỷ IX, nhà Đường phải đối phó với hai biến cố lớn là nông dân khởi nghĩa và phiên trấn cát cứ. Năm 907, nhà Đường mất, Chu Ôn lập nên nhà Hậu Lương, bắt đầu cuộc loạn Ngũ Đại, sử Trung Quốc gọi là Ngũ đại Thập quốc. Ở miền Nam Trung Quốc, Tiết độ sứ Quảng Châu là Lưu Nham đã cát cứ và dựng nước Nam Hán.[5]

Năm 905, nhân việc nhà Đường có loạn, một thổ hào người Việt là Khúc Thừa Dụ nổi lên đánh đuổi người Trung Quốc, chiếm giữ phủ thành, xưng là Tiết độ sứ. Năm 907, Khúc Thừa Dụ chết, con là Khúc Hạo lên thay. Khúc Hạo sai con là Khúc Thừa Mỹ làm Hoan hảo sứ sang dò xét nhà Nam Hán. Năm 917, Khúc Hạo chết, Khúc Thừa Mỹ lên thay, cho người sang nhà Lương lĩnh tiết việt, muốn lợi dụng sự mâu thuẫn giữa nước Lương và Nam Hán để củng cố sự nghiệp tự cường của mình. Vua Nam Hán là Lưu Cung tức giận, xua quân chiếm cứ Giao Chỉ. Năm 930, tướng Nam Hán Lý Khắc Chính đem binh đánh, bắt được Khúc Thừa Mỹ, Lý Khắc Chính lưu lại Giao Chỉ.[6]

Một hào trưởng người Ái Châu (thuộc Thanh Hóa ngày nay) là Dương Đình Nghệ nuôi 3000 con nuôi, mưu đồ khôi phục. Ngô Quyền lớn lên làm nha tướng cho Dương Đình Nghệ, được Dương Đình Nghệ gả con gái cho và giao quyền cai quản Ái châu, đất bản bộ của họ Dương. Năm 931, Dương Đình Nghệ phát binh từ Thanh Hóa ra Bắc đánh đuổi quân Nam Hán, đánh bại Lý Tiến và quân cứu viện do Trần Bảo chỉ huy, chiếm giữ bờ cõi nước Việt, xưng là Tiết độ sứ. Năm 937, hào trưởng đất Phong Châu là Kiều Công Tiễn sát hại Dương Đình Nghệ, trở thành vị Tĩnh Hải quân Tiết độ sứ cuối cùng trong thời kì Tự chủ. Nhưng Công Tiễn lại không có chỗ dựa chính trị vững chắc, hành động tranh giành quyền lực của ông bị phản đối bởi nhiều thế lực địa phương và thậm chí nội bộ họ Kiều cũng chia rẽ trầm trọng. Bị cô lập, Công Tiễn vội vã cầu cứu nhà Nam Hán. Ngô Quyền nhanh chóng tập hợp lực lượng, kéo quân ra Bắc, giết chết Kiều Công Tiễn rồi chuẩn bị quyết chiến với quân Nam Hán. Thắng lợi của Ngô Quyền trên sông Bạch Đằng vào năm 938 đã đặt dấu chấm hết cho mọi âm mưu xâm lược Tĩnh Hải quân của nhà Nam Hán, đồng thời cũng kết thúc thời kì Bắc thuộc của Việt Nam. Năm 939, Ngô Quyền xưng vương, đóng đô ở Cổ Loa, lập ra nhà Ngô. Ngô Vương qua đời ở tuổi 47, trị vì được 6 năm. Sau cái chết của ông, nhà Ngô suy yếu nhanh chóng, không khống chế được các thế lực cát cứ địa phương và sụp đổ vào năm 965.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa

VD:Em ấn tượng nhất với Trần Cảnh. Vì ông còn 8 tuổi mà đã được là vua, giải quyết mọi tình hình sụp đổ của nhà Lý

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa