Những câu hỏi liên quan
Minh Lệ
Xem chi tiết
Người Già
2 tháng 8 2023 lúc 6:12

THAM KHẢO
- Hồ Gươm trước đây có tên là hồ Tả Vọng. Tên gọi hồ Gươm gắn với câu truyện truyền thuyết về: vua Lê Lợi trả lại gươm báu cho Long Quân (sau thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn).

Bình luận (0)
Minh Lệ
Xem chi tiết
Anh Lê Quốc Trần
9 tháng 8 2023 lúc 10:50

- Yêu cầu số 1: Một số sự kiện tiêu biểu gắn với lịch sử Thăng Long – Hà Nội

+ Năm 1010, vua Lý Thái Tổ rời đô từ Hoa Lư (Ninh Bình) về thành Đại La và đổi tên là Thăng Long.

+ Sau khi đánh đuổi giặc Minh, Lê Lợi lên ngôi vua, lập ra triều Hậu Lê, đóng đô ở Thăng Long.

+ Trong các năm 1873 và 1882, thực dân Pháp hai lần tiến đánh Bắc Kì, tại thành Hà Nội, nhân dân Việt Nam đã anh dũng đấu tranh dưới sự lãnh đạo của Tổng đốc Nguyễn Tri Phương (lần 1) và Tổng đốc Hoàng Diệu (lần 2).

+ Ngày 2/9/1945, tại Quảng trường Ba Đình, trước cuộc mít-ting của hàng vạn đồng bào, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

+ Cuối tháng 12/1972, quân và dân Hà Nội đã anh dũng chiến đấu chống chiến tranh phá hoại của Mỹ ở miền Bắc trong 12 ngày đêm, làm nên chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không”.

- Yêu cầu số 2: kể lại câu chuyện mà em ấn tượng

(*) Tham khảo: sự tích Hồ Gươm

- Khi giặc Minh đô hộ nước ta, chúng làm nhiều điều bạo ngược, khiến nhân dân khổ cực, lầm than. Trước tình cảnh đó, Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa tại Lam Sơn, nhưng ban đầu thế yếu, lực mỏng nên thường bị thua trận. Thấy vậy, Đức Long Quân quyết định cho nghĩa quân mượn thanh gươm thần để giết giặc.

- Một người đánh cá tên là Lê Thận ba lần kéo lưới đều gặp một thanh sắt, nhìn kĩ hoá ra một lưỡi gươm. Sau đó ít lâu, Lê Lợi bị giặc đuổi, chạy vào rừng bắt được chuôi gươm nạm ngọc trên cây đa, đem vào lưỡi gươm ở nhà Lê Thận thì vừa như in, mới biết đó là gươm thần. Từ khi có gươm thần, nghĩa quân đánh đâu thắng đấy, cuối cùng đánh tan quân xâm lược.

- Một năm sau khi thắng giặc, Lê Lợi đi thuyền chơi hồ Tả Vọng; Long Quân sai Rùa Vàng lên đòi lại gươm thần. Từ đó, hồ Tả Vọng được đổi tên thành hồ Hoàn Kiếm.

Bình luận (0)
Minh Lệ
Xem chi tiết
Thanh An
26 tháng 11 2023 lúc 1:37

Tham khảo!

- Một số câu chuyện, sự kiện gắn với lịch sử của Thăng Long - Hà Nội:

+ Thăng Long tứ trấn

+ Sự tích Hồ Gươm

+ Tổng đốc Hoàng Diệu

+ Nhân dân Hà Nội đánh Mỹ.

Bình luận (1)
Minh Lệ
Xem chi tiết
Anh Lê Quốc Trần
9 tháng 8 2023 lúc 10:50

Tham khảo:

Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 Kết nối tri thức Bài 12: Thăng Long – Hà Nội

Bình luận (0)
Minh Lệ
Xem chi tiết
Anh Lê Quốc Trần
9 tháng 8 2023 lúc 10:49

Tham khảo:

- Hà Nội là trung tâm quan trọng của cả nước ở các lĩnh vực: chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục. Cụ thể là:
+ Thủ đô Hà Nội là nơi làm việc của các cơ quan Trung ương.
+ Hà Nội cũng là trung tâm kinh tế quan trọng của đất nước với nhiều nhà máy, khu công nghệ cao, trung tâm thương mại, hệ thống ngân hàng,...
+ Hà Nội là tập trung nhiều trường đại học, viện nghiên cứu, bảo tàng, thư viện,...
+ Hà Nội là nơi có nhiều di tích lịch sử - văn hoá nhất của cả nước và là nơi lưu giữ nhiều giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc.

Bình luận (0)
Minh Lệ
Xem chi tiết
Anh Lê Quốc Trần
9 tháng 8 2023 lúc 10:33

Tham khảo:

- Hội An thu hút nhiều khách do có nhiều sản phẩm du lịch độc đáo như" Đêm phố cổ" " Lễ hội đèn lồng",.. kết hợp với các hoạt động văn hóa truyền thống khác.

- Một số biện pháp bảo tồn và phát huy giá trị Phố cổ Hội An:

+ Tổ chức các lễ hội văn hóa mang đậm nét đặc sắc của địa phương;

+ Du lịch kết hợp bảo vệ môi trường, phục dựng các di tích,..

Bình luận (0)
Minh Lệ
Xem chi tiết
Anh Lê Quốc Trần
8 tháng 8 2023 lúc 19:32

Tham khảo:

- Thành Đại La ở giữa khu vực trời đất, được thế rồng cuộn hổ ngồi, chính giữa nam bắc đông tây, tiện nghi núi sông sau trước. Vùng này mặt đất rộng mà bằng phẳng, thế đất cao mà sáng sủa, dân cư không khổ thấp trũng tối tăm, muôn vật hết sức tươi tốt phồn thịnh.
- Lý Thái Tổ chọn Đại La làm kinh đô vì đó là nơi thắng địa, là chỗ tụ hội quan yếu của bốn phương.

Bình luận (0)
Minh Lệ
Xem chi tiết
Người Già
2 tháng 8 2023 lúc 6:11

THAM KHẢO  
• Yêu cầu số 1:
- Vị trí: Thăng Long - Hà Nội nằm ở trung tâm của vùng Đồng bằng Bắc Bộ. - Tiếp giáp các tỉnh: Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Thái Nguyên; Bắc Giang; Bắc Ninh; Hưng Yên; Hà Nam; Hòa Bình.
• Yêu cầu số 2:
- Đặc điểm tự nhiên của Thăng Long được thể hiện trong “Chiếu dời đô”:
+ “ở giữa khu vực trời đất, được thế rồng cuộn hổ ngồi, chính giữa nam bắc đông tây, tiện nghi núi sông sau trước. Vùng này mặt đất rộng mà bằng phẳng, thế đất cao mà sáng sủa, dân cư không khổ thấp trũng tối tăm, muôn vật hết sức tươi tốt phồn thịnh”.
+ “là nơi thắng địa, là chỗ tụ hội quan yếu của bốn phương”. - Một số tên gọi khác của Thăng Long - Hà Nội: Tống Bình, Đại La, Thăng Long, Đông Đô, Đông Quan,..

Bình luận (0)
Minh Lệ
Xem chi tiết
Anh Lê Quốc Trần
25 tháng 11 2023 lúc 19:48

Sông Hương

Sông Hương chảy qua thành phố Huế. Nước sông Hương có màu xanh ngọc, chảy lững lờ qua thành phố, qua các làng mạc yên bình, các di tích lịch sử cổ kính kết hợp với cảnh quan thiên nhiên hai bên bờ sông tạo nên vẻ đẹp huyền bí mà thơ mộng. Nối hai bờ sông Hương có nhiều cây cầu nhưng nổi tiếng nhất là cầu Trường Tiền.

Núi Ngự

Núi Ngự (hoặc núi Ngự Bình) nằm cách trung tâm thành phố Huế khoảng 4 km về phía nam. Trước đây, núi Ngự được coi như hệ thống thành lũy tự nhiên đồ sộ, kiên cố, bảo vệ Kinh thành Huế. Ngày nay, núi Ngự vẫn rợp bóng thông xanh ngát. Từ trên đỉnh núi, có thể nhìn ngắm sông nước, cung điện, chùa chiền, lăng tẩm và vẻ đẹp thơ mộng của Cố đô Huế.

Bình luận (0)