Những câu hỏi liên quan
Minh Lệ
Xem chi tiết
Thanh An
31 tháng 7 2023 lúc 15:17

Tham khảo!

- Hệ quả tích cực:

+ Tạo điều kiện và cơ hội thuận lợi để tạo sự gắn kết, xây dựng một môi trường phát triển ổn định và hợp tác.

+ Tạo khả năng để khai thác hiệu quả và bổ sung nguồn lực phát triển kinh tế của mỗi quốc gia, góp phần đẩy nhanh sự phát triển kinh tế - xã hội.

+ Góp phần làm giảm sức ép và sự phụ thuộc từ các nước ngoài khu vực, tạo vị thế của khu vực trên trường quốc tế.

- Hệ quả tiêu cực: làm xuất hiện các vấn đề như: tự chủ về kinh tế, cạnh tranh kinh tế, trình độ phát triển kinh tế giữa các quốc gia trong khu vực.

Bình luận (0)
Minh Lệ
Xem chi tiết
Anh Lê Quốc Trần
6 tháng 8 2023 lúc 21:16

Tham khảo:

- Ảnh hưởng tích cực:

+ Mang lại nhiều cơ hội để các nước tiếp cận những nguồn lực cần thiết cho quá trình sản xuất kinh doanh.

+ Tạo khả năng để các nước nâng cao năng suất và hiệu quả trong sản xuất; mở rộng thị trường quốc tế… góp phần cải thiện mức sống và giải quyết việc làm.

+ Thúc đẩy các nước thay đổi chính sách; cải cách kinh tế xây dựng cơ cấu kinh tế phù hợp, thay đổi công nghệ, đầu tư cơ sở hạ tầng, tạo môi trường thu hút đầu tư.
- Ảnh hưởng tiêu cực: gia tăng sự bất bình đẳng, phụ thuộc lẫn nhau giữa các nước, gia tăng khoảng cách giàu nghèo.

Bình luận (0)
Minh Lệ
Xem chi tiết
Thanh An
31 tháng 7 2023 lúc 15:19

Tham khảo!

♦ Hệ quả của toàn cầu hóa kinh tế

- Hệ quả tích cực:

+ Thúc đẩy sự hợp tác quốc tế, phát triển sản xuất, tăng trưởng nhanh kinh tế toàn cầu, chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

+ Tạo nhiều cơ hội học tập và giao lưu, tiếp thu những thành tựu khoa học kỹ thuật hiện đại.

- Hệ quả tiêu cực:

+ Làm gia tăng khoảng cách giàu nghèo giữa các quốc gia.

+ Đặt các quốc gia đứng trước những thách thức như: giữ gìn bản sắc dân tộc, giá trị truyền thống,…

+ Gia tăng nguy cơ bị phụ thuộc, giảm tính tự chủ và nguy cơ tụt hậu đối với những quốc gia có nền kinh tế phát triển không bền vững.

♦ Ảnh hưởng của toàn cầu hóa kinh tế đối với các nước trên thế giới: Toàn cầu hóa mang lại nhiều cơ hội phát triển kinh tế cho các nước, đồng thời cũng đặt ra nhiều thách thức với các nước phải vượt qua.

- Cơ hội: làm gia tăng nguồn lực phát triển kinh tế của các nước, như: vốn đầu tư, khoa học - công nghệ, thị trường….

- Thách thức:

+ Đặt ra nhiều vấn đề trong phát triển kinh tế với các nước như: xây dựng thương hiệu sản phẩm; chuyển đổi cơ cấu kinh tế phù hợp; hoàn thiện các thể chế để thích ứng với xu hướng hội nhập; nâng cao trình độ phát triển kinh tế….

+ Các vấn đề về xã hội và môi trường như: chênh lệch giàu nghèo, y tế, ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu,… trở thành mối quan tâm chung của các quốc gia.

Bình luận (0)
Minh Lệ
Xem chi tiết
mori
6 tháng 11 2023 lúc 21:09

Tham khảo: 

- Toàn cầu hóa có 5 biểu hiện chính:

+ Các dòng hàng hóa, dịch vụ, vốn, lao động và tri thức ngày càng được tự do dịch chuyển.

+ Các giao dịch quốc tế về thương mai, đầu tư và tài chính tăng nhanh.

+ Hình thành và phát triển các tổ chức kinh tế toàn cầu.

+ Các công ty đa quốc gia có vai trò quan trọng.

+ Các tiêu chuẩn toàn cầu được áp dụng ngày càng rộng rãi trong quá trình sản xuất, kinh doanh.

Bình luận (0)
Minh Lệ
Xem chi tiết
mori
6 tháng 11 2023 lúc 21:09

Tham khảo: 

- Hệ quả của toàn cầu hóa:

+ Tăng cường chuyên môn hóa và hợp tác hóa trong sản xuất, thúc đẩy phân công lao động, qua đó lực lượng sản xuất phát triển mạnh mẽ.

+ Tạo ra sự dịch chuyển các yếu tố sản xuất như lao động, vốn, tri thức. Hình thành và phát triển các mạng lưới, chuỗi liên kết toàn cầu nhằm tận dụng tối đa lợi thế của các nước, các khu vực.

+ Có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế tại các nước theo hướng phát triển ngành công nghiệp chế biến, chế tạo, dịch vụ có hàm lượng công nghệ và tri thức cao, hướng đến phát triển xanh và bền vững.

+ Gia tăng trình độ phát triển kinh tế, khoảng cách giàu nghèo trong từng nước và các nước.

Bình luận (0)
Minh Lệ
Xem chi tiết
Quoc Tran Anh Le
7 tháng 11 2023 lúc 0:48

Đặc điểm dân cư:

- Mỹ La-tinh có số dân 652 triệu người (năm 2020). Các nước đông dân nhất là Bra-xin (211,8 triệu người), Mê-hi-cô (127,8 triệu người); nhưng cũng có nước chỉ vài chục nghìn dân như Đô-mi-ni-ca-na.

- Trước đây khu vực Mỹ La-tinh có tỉ lệ tăng dân số thuộc loại cao, hiện nay đã giảm nhiều, tỉ lệ tăng dân số cả khu vực năm 2020 là 0,94% và có sự chênh lệch giữa các quốc gia.

- Mỹ La-tinh là một trong những khu vực có sự đa dạng về chủng tộc bậc nhất trên thế giới, bao gồm người Ơ-rô-pê-ô-it, người Môn-gô-lô-it, người Nê-grô-it và người lai giữa các chủng tộc.

- Mỹ La-tinh đang trong thời kì dân số vàng và có sự thay đổi theo hướng già hoá dân số, số người trong độ tuổi từ 15 đến 64 tuổi chiếm 67,2% và số người từ 65 tuổi trở lên chiếm 8,9% tổng số dân (năm 2020).

- Mật độ dân số trung bình của khu vực Mỹ La-tinh khoảng 32 người/km2 (năm 2020), thuộc loại thấp so với nhiều khu vực khác trên thế giới.

+ Dân cư tập trung đông ở các đảo lớn trong vùng biển Ca-ri-bê, các vùng ven biển, các đồng bằng màu mỡ,...

+ Ở các khu vực núi cao, rừng mưa nhiệt đới, vùng khô hạn,.. dân cư rất thưa thớt. 

Phân tích ảnh hưởng: 

- Thuận lợi: nhờ số dân đông, cơ cấu dân số vàng nên Mỹ La-tinh có lực lượng lao động dồi dào tạo thuận lợi lớn để phát triển kinh tế, thu hút đầu tư,...

- Khó khăn:

+ Phân bố dân cư không hợp lí dẫn tới khó khăn trong khai thác tài nguyên thiên nhiên và phát triển kinh tế;

+ Nhiều nước Mỹ La-tinh cũng phải đối mặt với các khó khăn như: an ninh xã hội, vấn đề việc làm, di cư...

Bình luận (0)
Minh Lệ
Xem chi tiết
mori
7 tháng 11 2023 lúc 15:22

- Ảnh hưởng của đặc điểm dân cư đến phát triển kinh tế - xã hội

+ Ít dân nên nguồn lao động ít, thị trường tiêu thụ hạn chế.

+ Mức tăng dân số ảnh hưởng bởi người lao động từ vùng khác tới.

+ Cơ cấu dân số đang già hóa, là trở ngại đối với nguồn lao động và sự phát triển kinh tế. Đặt ra một số vấn đề về an sinh xã hội.

+ Dân cư tập trung không đồng đều dẫn đến sự phát triển chênh lệch giữa các vùng trong khu vực.

+ Đa dân tộc tạo nên nền văn hóa đa dạng, giàu bản sắc nhưng cũng tạo ra nhiều vấn đề như: xung đột sắc tộc, ngôn ngữ, tôn giáo…

Bình luận (0)
Minh Lệ
Xem chi tiết
Anh Lê Quốc Trần
6 tháng 8 2023 lúc 2:25

Tham khảo:

- Quy mô GDP tăng nhanh liên tục, đến năm 2010, Trung Quốc chính thức vượt qua Nhật Bản để trở thành nền kinh tế có quy mô GDP lớn thứ hai thế giới (sau Hoa Kỳ). Năm 2020, GDP của Trung Quốc chiếm 17,3% toàn thế giới.

- Tốc độ tăng GDP tuy có biến động qua các năm song luôn ở mức cao.

- Cơ cấu GDP có sự chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá:

+ Tỉ trọng của các ngành công nghiệp và xây dựng, dịch vụ tăng;

+ Giảm tỉ trọng của ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản.

- Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu tăng nhanh là động lực cho tăng trưởng kinh tế.

+ Trung Quốc luôn là nước xuất siêu.

+ Năm 2020, tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ của Trung Quốc là 5080,4 tỉ USD, đứng đầu thế giới.

+ Từ năm 2017 đến năm 2021, Trung Quốc duy trì vị trí là quốc gia thương mại hàng đầu thế giới.

- Trung Quốc là một trong những nước nhận được vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) lớn, năm 2020 là 163 tỉ USD (đứng đầu thế giới).

Bình luận (0)
Minh Lệ
Xem chi tiết
mori
7 tháng 11 2023 lúc 15:22

Đặc điểm dân cư :

- Quy mô dân số: Tây Nam Álà khu vực ít dân. Năm 2020, số dân của khu vực là 402,5 triệu người, chiếm 5,2% số dân toàn thế giới.

- Tỉ lệ tăng dân số tự nhiên: khá cao (1,6% năm 2020).

- Thành phần dân cư:

+ Phần lớn dân cư khu vực Tây Nam Á là người Ả-rập (hơn 50% số dân).

+ Ngoài ra còn có các dân tộc khác như Thổ Nhĩ Kỳ, Ba Tư, Do Thái, Cuốc,...

 

- Cơ cấu dân số:

+ Tây Nam Á có tỉ lệ nam nhiều hơn nữ trong tổng số dân và có xu hướng tăng. Nhiều quốc gia đứng đầu thế giới về tỉ lệ nam nhiều hơn nữ như: Cata, Các Tiểu vương quốc Arập Thống nhất, Ôman, Baranh, Arập Xêút.

+ Tây Nam Á có cơ cấu dân số trẻ, nhiều quốc gia trong khu vực đang bước vào thời kì cơ cấu dân số vàng.

- Mật độ dân số: mật độ dân số khá thấp (khoảng 60 người/km2, năm 2020) và có sự chênh lệch giữa các vùng, các quốc gia. Vùng phía bắc, đồng bằng, ven biển và những vùng khai thác dầu mỏ quan trọng là những nơi tập trung đông dân nhất.

- Tỉ lệ dân thành thị cao, năm 2020 là 72% (trung bình thế giới là 56,2%).

+ Các quốc gia có tỉ lệ dân thành thị cao nhất là Côoét (100%), Ixraen (92,6%), Gioócđani (91,4%);

+ Quốc gia có tỉ lệ dân thành thị hấp nhất là Yêmen (37,9%).

+ Các thành phố lớn nhất của khu vực là Ixtanbun (Thổ Nhĩ Kỳ), Bátđa (I-rắc), Têhêran (Iran), Riat (Arập Xêút)

Bình luận (0)