Mô tả đặc điểm, nguyên nhân của bệnh dịch tả lợn cổ điển, bệnh tai xanh và bệnh tụ huyết trùng lợn.
So sánh biện pháp phòng, trị ba loại bệnh phổ biến ở lợn (bệnh dịch tả lợn cổ điển, bệnh tai xanh và bệnh tụ huyết trùng).
Nêu đặc điểm và nguyên nhân gây bệnh dịch tả lợn cổ điển.
- Đặc điểm:
+ Tốc độ lây lan dịch bệnh nhanh.
+ Lây bằng nhiều con đường như tiêu hóa, hô hấp, vùng da trầy xước.
- Nguyên nhân: virus dịch tả lợn cổ điển có vật chất di truyền là RNA, thuộc họ Flaviviridae.
Nêu đặc điểm và nguyên nhân gây bệnh tụ huyết trùng lợn.
Tham khảo:
Đặc điểm gây bệnh tụ huyết trùng lợn: vi khuẩn gây bệnh có sẵn trong niêm mạc mũi và hạch amidan của lợn. Bệnh lây từ gia súc bệnh sang gia súc khỏe qua đương không khí, tiếp xúc trực tiếp và qua thức ăn, nước uống.
Nguyên nhân gây bệnh tụ huyết trùng lợn: do vi khuẩn Gram âm có tên là Pasteurella multocida gây ra.
Hãy nêu một số đặc điểm chính của mầm bệnh gây dịch tả lợn cổ điển.
Tham khảo:
Virus gây bệnh dịch tả lợn cổ điển là loại RNA virus, thuộc chi Pestivirus, họ Flaviviridae. Mầm bệnh tồn tại lâu trong môi trường acid, khô, lạnh và bị diệt ngay khi đun sôi hoặc sử dụng các chất sát trùng thông thường như formol 3%, NaOH 3%, nước vôi 10%, vôi bột,...
Hãy nêu biện pháp phòng và trị bệnh dịch tả lợn cổ điển.
Tham khảo:
Biện pháp phòng bệnh:
- Cách li 10 ngày với lợn mới nhập về
- Hạn chế người lạ vào khu chăn nuôi
- Tiêm vaccine
- Vệ sinh chuồng trại
- Để trống chuồng 2 tuần giữa các lứa nuôi
- Có chế độ dinh dưỡng hợp lí
Biện pháp trị bệnh:
- Báo ngay cho cán bộ thú y để được hướng dẫn.
- Cách li triệt để: không giết mổ hoặc di chuyển con vật ra khỏi khu vực chăn nuôi, cũng không chuyển lợn từ nơi khác về.
- Tiến hành các biện pháp chống dịch theo hướng dẫn của cán bộ thú y, bao gồm: tiêu huỷ con vật chết và con vật bị bệnh: vệ sinh khử trùng triệt để khu vực chăn nuôi và phương tiện, dụng cụ bằng biện pháp thích hợp.
Hãy chọn biểu hiện đặc trưng của bệnh dịch tả lợn cổ điển để đặt tên cho các ảnh trong Hình 13.1.
Tham khảo:
Hình a: thận của lợn có xuất huyết lấm chấm như đinh ghim
Hình b: có nhiều nốt xuất huyết đỏ như muỗi đốt
Hãy nêu những biểu hiện đặc trưng để nhận biết được con vật mắc bệnh dịch tả lợn cổ điển
Tham khảo:
Xuất huyết dưới da nhỏ như đầu đinh ghim, tụ từng đám đỏ, sau đó tím bầm lại, điển hình ở những chỗ da mỏng, tai và mõm. Mắt có nhiều dử màu xám hay nâu-đen. Phân lúc đầu táp bón, rắn, khi nhiệt độ cơ thể hạ 38-39°C thì phân lỏng và có mùi tanh khắm đặc biệt. Nhiều trường hợp lợn nôn mửa
Nêu đặc điểm và nguyên nhân gây bệnh tai xanh ở lợn.
- Đặc điểm:
+ Có thể lây trực tiếp hoặc gián tiếp qua các vật chủ mang mần bệnh.
+ Lợn ở tất cả các độ tuổi đều có thể nhiễm bệnh.
- Nguyên nhân: do Arterivirus thuộc họ Arteriviridae có vật chất di truyền là RNA gây ra.
Hãy phân tích ý nghĩa của các biện pháp phòng bệnh dịch tả lợn cổ điển trong Hình 13.2.
Tham khảo:
Dinh dưỡng là một trong những biện pháp quan trọng trong phòng chống bệnh dịch tả lợn cổ điển. Việc cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho lợn giúp củng cố hệ miễn dịch, tăng cường sức đề kháng và giảm thiểu khả năng lây nhiễm bệnh.
Vaccine là một trong những biện pháp chính để phòng ngừa bệnh dịch tả lợn cổ điển.
Vệ sinh là một trong những biện pháp quan trọng để phòng ngừa và kiểm soát sự lây lan của bệnh dịch tả lợn cổ điển (ASF) trong đàn lợn.Vệ sinh chuồng trại định kỳ giúp loại bỏ tạp chất, vi khuẩn và các tác nhân gây bệnh khác trong môi trường sống của lợn. Việc dọn dẹp vệ sinh đúng cách cũng giúp cải thiện sức khỏe và tăng năng suất của đàn lợn.
Để trống chuồng 2 tuần giữa các lứa nuôi là một trong những biện pháp quan trọng để phòng tránh và kiểm soát sự lây lan của bệnh dịch tả lợn cổ điển. Khi thực hiện biện pháp này, chuồng trống sẽ được sát trùng, dọn dẹp và đóng kín trong vòng 2 tuần để giúp loại bỏ các tác nhân gây bệnh có thể còn lại từ lứa nuôi trước đó.