Những câu hỏi liên quan
abcd
Xem chi tiết
ERROR?
25 tháng 5 2022 lúc 15:00

tham khảo:
 

 Quá trình lọc ở cầu thận

 

Cứ mỗi phút có khoảng hơn 1 lít máu qua thận, người trưởng thành sau 1 giờ có thể lọc 60 lít máu và có 7.5 lít dịch lọc được tạo ra. Như vậy với lượng 5 lít máu trong cơ thể con người, sau 24 giờ có thể chảy qua thận 288 lần hay cứ 5 phút thì đi qua 1 lần. Quá trình lọc máu diễn ra ở cầu thận.

Cầu thận được cấu tạo bởi một mạng lưới mao mạch xếp song song, bao quanh bởi bao Bowman. Dịch được lọc từ huyết tương (máu) vào trong bao Bowman gọi là dịch lọc cầu thận. Dịch này phải đi qua màng lọc cầu thận gồm 3 lớp:

Lớp tế bào nội mô của mao mạch có hàng ngàn lỗ nhỏ kích thước 160A0Màng đáy là một mạng lưới có các khe nhỏ với kích thước khoảng 110A0.Tế bào biểu mô bao Bowman có các tua nhỏ thẳng góc và tận cùng trên màng đáy tạo ra những khe hở với kích thước khoảng 70A0.

Quá trình lọc ở cầu thận

Quá trình lọc ở cầu thận

 

Màng lọc có tính chọn lọc cao đối với các phân tử mà nó cho qua, phụ thuộc 2 yếu tố là kích thước và lực tích điện của các phân tử qua màng. Thành phần của dịch lọc cầu thận gần giống với huyết tương của máu nhưng không chứa huyết cầu (tế bào máu), lượng protein trong dịch lọc rất thấp, chỉ bằng khoảng 1/200 của huyết tương.

Cơ chế lọc qua màng lọc cầu thận phụ thuộc vào sự chênh lệch giữa các áp suất bên trong mao mạch cầu thận và bao Bowman. Các áp suất đó gồm có:

Áp suất thủy tĩnh của mao mạch thận (PH)Áp suất keo trong mao mạch cầu thận (PK)Áp suất thủy tĩnh trong bao Bowman (PB)Áp suất lọc hữu hiệu (PL): PL = PH - (PK + PB), khoảng 10mmHg.

Quá trình lọc chỉ xảy ra khi PL > 0 hoặc hay PH > P K + PB..

3. Quá trình tái hấp thu và bài tiết của ống thận

 

Nước tiểu đầu sau khi được lọc ở cầu thận vẫn còn nhiều chất dinh dưỡng nên sẽ được tái hấp thu tại ống thận. Trung bình mỗi ngày có khoảng 170 - 180 lít nước tiểu đầu được tạo ra nhưng sau khi tái hấp thu thì chỉ có khoảng 1 - 2 lít nước tiểu thực sự được hình thành.

Sau khi vào bao Bowman, dịch lọc cầu thận đi vào hệ thống ống thận bao gồm ống lượn gần, quai Henle, ống lượn xa và ống góp. Tại đây sẽ xảy ra quá trình tái hấp thu và bài tiết một số chất để biến dịch lọc thành nước tiểu.

 banner imageỐng lượn gầnTái hấp thu Natri: Natri được tái hấp thu khoảng 65% ở ống lượn gần theo cơ chế khuếch tán dễ dàng với sự hỗ trợ của protein mang nằm trên bờ bàn chải.Tái hấp thu đường: khi nồng độ glucose dưới 180mg/ 100ml huyết tương, ống lượn gần sẽ tái hấp thu hết glucose trong dịch lọc. Nhưng khi nồng độ tăng cao hơn 180, ống lượn gần không thể hấp thu hết glucose và glucose bắt đầu xuất hiện trong nước tiểu (đái tháo đường).Tái hấp thu nước ở ống thận: khi Natri và đường được tế bào ống lượn gần tái hấp thu, nước cũng được tái hấp thu theo. Có khoảng 65% nước được tái hấp thu tại đây.Tái hấp thu Kali: khoảng 65% K+ trong dịch lọc được tái hấp thu tích cực tại ống lượn gần.

Ngoài ra, còn có các quá trình tái hấp thu protein, acid amin, clorua, ure cũng như bicarbonat.

Quai henle

Tại đây, nước và các chất khác tiếp tục được tái hấp thu để đi qua ống thận xa

Quá trình tái hấp thu và bài tiết của ống thận

Quai henle trong quá trình tái hấp thu và bài tiết của ống thận

 

Ống lượn xaTái hấp thu Natri: dịch lọc khi đến ống lượn xa còn khoảng 10% Na+. Tại đây, Na+ tiếp tục được tái hấp thu cùng với sự hỗ trợ tích cực của một hormon vỏ thượng thận là aldosteron.Tái hấp thu nước hấp thu nước ở ống thận: nước được tái hấp thu ở ống lượn xa khoảng 18 lít/ 24 giờ, còn lại khoảng 18 lít tiếp tục đi vào ống góp.

Ngoài ra, các chất khác như clorua cũng được tái hấp thu tại đây. Đặc biệt, quá trình bài tiết sẽ diễn ra tại ống thận xa, bao gồm các chất như kali, các gốc acid H+ và amoniac.

Ống góp

Quá trình tái hấp thu và bài tiết các chất ở ống góp cũng tương tự ống lượn xa. Trong đó, tái hấp thu nước là một chức năng rất quan trọng và có sự hỗ trợ đắc lực của hormon chống lợi niệu ADH. Có thể thấy, nước lại được tiếp tục tái hấp thu tại đây.

Lượng nước được tái hấp thu trở tại qua quá trình lọc khá lớn, khoảng 16.5 lít. Cuối cùng nước tiểu được cô đặc còn khoảng 1.5 lít đổ vào bể thận, rồi theo niệu quản xuống chứa ở bàng quang trước khi được bài tiết ra ngoài. Thành phần của nước tiểu chính thức là nước, các chất cặn bã (acid uric, creatinin, ure...), sản phẩm chuyển hóa của một số thuốc, các ion điện giải (K+, H+...).

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Bình luận (0)
abcd
Xem chi tiết
ERROR?
21 tháng 5 2022 lúc 16:45

refer

https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/qua-trinh-tao-nuoc-tieu-o-ong-dien-ra-nao/

Bình luận (0)
nguyễn văn phúc
Xem chi tiết
Smile
9 tháng 4 2021 lúc 20:57

nước tiểu đầu đang  còn chứa một số chất dinh dưỡng

Bình luận (0)
Bảo Ang Lê
9 tháng 4 2021 lúc 21:55

Vì ở trong nước tiểu đầu đang còn chứa một số chất dinh dưỡng, các chất dinh dướng này vẫn chưa được theo động mạch đi đưa vào cơ thể nên khi nước tiểu đầu bị thải ra ngoài thì cơ thể sẽ bị thiếu hụt một số chất dinh dưỡng có trong nó.

Tham khảo nha!!!

Bình luận (0)
Rosé@Blackpink
9 tháng 4 2021 lúc 21:58

Nước tiểu đầu còn nhiều chất dinh dưỡng, các chất hoà tan,...nếu bị thải ra bên ngoài thì cơ thể sẽ mất nước, thiếu các chất dinh dưỡng\(\rightarrow\) mất cân bằng môi trường trong của cơ thể.

Bình luận (0)
Võ Phúc Nguyên
Xem chi tiết
Kiều Đông Du
Xem chi tiết
Đỗ Khánh Chi
16 tháng 6 2019 lúc 8:41

 Nước tiểu chính thức đổ vào bể thận, qua ống dẫn nước tiểu xuống tích trữ ở bóng đái, rồi được thải ra ngoài nhờ hoạt động của cơ vòng ống đái, cơ bóng đái và cơ bụng

Bình luận (0)
nguyễn khánh huyền
Xem chi tiết
Đoàn Thị Linh Chi
1 tháng 5 2016 lúc 17:17

Sự bài tiết nước tiểu diễn ra ở các đơn vị chức năng của cầu thận, gồm các quá trình sau:

- Đầu tiên là quá trình lọc mấu ở cầu thận tao ra thành nước tiểu đầu chứa ở nang cầu thận.

- Tiếp đến là quá trình hấp thụ lại ở ống thận, hấp thụ lại vào máu gồm nước và các chất cần thiết khác.

- Quá trình bài tiết tiếp bài tiết các chất dư thừa, chất độc hại tạo thành nước tiểu chính thức

hihi

Bình luận (1)
Lê Thị Ánh Thuận
11 tháng 2 2017 lúc 20:30

Sự tạo thành nước tiểu diễn ra như sau : Đầu tiên là quá trình lọc máu ở cầu thận để tạo thành nước tiểu đầu ở nang cầu thận. Tiếp đó là quá trình hấp thụ lại vào máu các chất cần thiết và bài tiết tiếp các chất không cần thiết và có hại ở ống thận, tạo ra nước tiểu chính thức và duy trì ổn định nồng độ các chất trong máu.

Bình luận (0)
Tie Tie
3 tháng 3 2017 lúc 21:01

Sự bài tiết nước tiểu diễn ra ở các đơn vị chức năng của cầu thận, gồm các quá trình sau:

_ đầu tiên là quá trình lọc máu ở cầu thận tạo ra thành nước tiểu đầu chứa ở năng cầu thận

_tiếp đến là quá trình hấp thu lại ống thận , hấp thụ lại vào máu gồm nước và các chất cần thiết khác

_quá trình bài tiết tiếp bài tiết các chất dư thừa , chất độc hại tạo thành nước tiểu chính thức

Bình luận (0)
Kiều Đông Du
Xem chi tiết
Đỗ Khánh Chi
28 tháng 9 2017 lúc 12:13

* Các cơ xương ở lổng ngực phối hợp hoạt động với nhau để làm tăng thể tích lồng ngực khi hít vào giảm thể tích lồng ngực khi thở ra như sau:

- Cơ liên sườn ngoài co làm tập hợp xương ức và xương sườn có điểm tựa linh động với cột sống sẽ chuyển động đồng thời theo 2 hướng: lên trên và ra 2 bên làm lồng ngực mở rộng ra 2 bên là chủ yếu.

- Cơ hoành co làm lồng ngực mớ rộng thêm về phía dưới, ép xuống khoang bụng.

- Cơ liên sườn ngoài và cơ hoành dãn ra làm lổng ngực thu nhỏ trở về vị trí cũ.

- Ngoài ra còn có sự tham gia cùa một số cơ khác trong các trường hợp thở gắng sức.

* Dung lích phối khi hít vào và thở ra lúc bình thường cũng như khi gắng sức có thể phụ thuộc vào các yếu tố sau:

- Tầm vóc.

- Giới tính.

- Tình trạng sức khỏe, bệnh tật.

- Sự luyện tập.

Bình luận (0)
kieu le thi thanh kieu h...
25 tháng 11 2021 lúc 13:45

djshshrbbgb dưfgưgsrghehe

Bình luận (0)
thắng bùi
Xem chi tiết
ngAsnh
27 tháng 11 2021 lúc 10:33

- Hô hấp cung cấp O2 và CO2 cho sự sản sinh và tiêu dùng năng lượng cho các hoạt động sống của tế bào và cơ thể; đồng thời thải O2 và CO2 từ các tế bào, cơ thể ra ngoài tránh gây độc.

- Hô hấp gồm 3 giai đoạn chủ yếu: sự thở, sự trao đổi khí ở phổi và sự trao đổi khí ở tế bào.

Cau 2 :

a) Trao đổi khí ở phổi gồm sự khuếch tán của O2 từ không khí ở phế nang vào máu và của CO2 từ máu vào không khí phế nang.
Trao đổi khí ờ tế bào gồm sự khuếch tán của O2 từ máu vào tế bào của CO2 từ tế bào vào máu.

O2, CO2 khuếch tán từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp

b)

* Làm tăng thể tích lồng ngực:

+ Cơ liên sườn ngoài co → tập hợp xương ức và xương sườn có điểm tựa linh động sẽ chuyển động đồng thời theo 2 hướng: lên trên và ra 2 bên làm lồng ngực mở rộng ra 2 bên là chủ yếu.

+ Cơ hoành co → lồng ngực mở rộng thêm về phía dưới, ép xuống khoang bụng.

* Làm giảm thể tích lồng ngực:

+ Cơ liên sườn ngoài và cơ hoành không co nữa và giãn ra → làm lồng ngực thu nhỏ trở về vị trí cũ.

+ Ngoài ra còn có sự tham gia của một số cơ khác khi thở gắng sức.

Câu 3 : 

Khi chúng ta chạy cơ thể vận động nhiều cơ thể cần nhu cầu O2 lớn hơn nên chúng ta thở gấp để tăng cường cung cấp O2 cho cơ thể, khi ta dừng lại cơ thể cần một thời gian để điều hòa nên chúng ta vẫn thở gấp thêm một thời gian nữa rồi mới hô hấp trở lại bình thường

Bình luận (0)
Đăng Khoa
27 tháng 11 2021 lúc 10:34

THAM KHẢO!

1. Vai trò:

- Cung cấp oxi cho tế bào tạo ATP cho hoạt động sống của tế bào và cơ thể, thải caconic ra khỏi cơ thể.

Hô hấp gồm 3 giai đoạn chủ yếu:
- Sự thở
- Sự trao đổi khí ở phổi
- Sự trao đổi khí ở tế bào.

2. 

a. Nhờ hoạt động của lồng ngực với sự tham gia của các cơ hô hấp mà ta thực hiện được hít vào và thở ra, giúp cho không khí trong phổi thường xuyên được đổi mới.
Trao đổi khí ở phổi gồm sự khuếch tán của 02 từ không khí ở phế nang vào máu và của C02 từ máu vào không khí phế nang.
Trao đổi khí ờ tế bào gồm sự khuếch tán của 02 từ máu vào tế bào của C02 từ tế bào vào máu.các khí trao đổi ở phổi và tế bào đều theo cơ chế khuếch tán từ nơi có nồng độ cao tới nơi có nồng độ thấp .trao đổi khí ở phổi khí oxi từ phế bào đc chuyển đến hồng cầu và trao đổi thành cacbonic rồi trở về phế bào . còn trao đổi khí ở tế bào thì : oxi từ hồng cầu → tế bào ở các mô cơ thể chuyển thành cacbonic → mao mạch.

b. 

* Làm tăng thể tích lồng ngực:

+ Cơ liên sườn ngoài co → tập hợp xương ức và xương sườn có điểm tựa linh động sẽ chuyển động đồng thời theo 2 hướng: lên trên và ra 2 bên làm lồng ngực mở rộng ra 2 bên là chủ yếu.

+ Cơ hoành co → lồng ngực mở rộng thêm về phía dưới, ép xuống khoang bụng.

* Làm giảm thể tích lồng ngực:

+ Cơ liên sườn ngoài và cơ hoành không co nữa và giãn ra → làm lồng ngực thu nhỏ trở về vị trí cũ.

+ Ngoài ra còn có sự tham gia của một số cơ khác khi thở gắng sức.

3. Khi chúng ta chạy cơ thể vận động nhiều cơ thể cần nhu cầu oxy lớn hơn nên chúng ta thở gấp để tăng cường cung cấp oxy cho cơ thể, khi ta dừng lại cơ thể cần một thời gian thích ứng nên chúng ta vẫn thở gấp thêm một thời gian nữa rồi mới hô hấp trở lại bình thường

Bình luận (2)
N           H
27 tháng 11 2021 lúc 11:02

 

THAM KHẢO:

1.

– Hô hấp cung cấp O2 và CO2 cho sự sản sinh và tiêu dùng năng lượng cho các hoạt động sống của tế bào và cơ thể; đồng thời thải O2 và CO2 từ các tế bào, cơ thể ra ngoài tránh gây độc.

– Hô hấp gồm 3 giai đoạn chủ yếu: sự thở, sự trao đổi khí ở phổi và sự trao đổi khí ở tế bào.

Bình luận (0)
Nguyễn Anh Vũ
Xem chi tiết