Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Nguyễn Anh Thủy Tiên
Xem chi tiết
Linh
Xem chi tiết
khoa đào
Xem chi tiết
Hồ Nguyệt Nhi
Xem chi tiết
cam tu nguyen
4 tháng 4 2021 lúc 19:54

Yêu nước và tự hào dân tộc là một trong những nội dung lớn của văn học trung đại. Bởi lịch sử của dân tộc ta là lịch sử dựng nước và giữ nước đấu tranh chống giặc ngoại xâm. Trong văn học không thể không kể đến áng thiên cổ hùng văn " Nam quốc Sơn Hà". Mở đầu bài cáo là đoạn trích " Nước đại việt ta". Có ý kiến cho rằng: " Nước Đại Việt ta là áng văn tràn đầy niềm tự hào dân tộc".

Đầu năm 1428, Nguyễn Trãi thay lời Lê Lợi viết " Bình ngô đại cáo" công bố cho nhân dân được biết việc đánh đuổi giặc Minh đã giành thắng lợi hoàn toàn. Vị anh hùng Nguyễn Trãi đã gửi trọn tình yêu quê hương dân tộc vào bài cáo nói chung và đoạn đầu nói riêng.

Trước hết tác giả tự hào về truyền thống nhân nghĩa của dân tộc: 

" Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo".

Trong hai câu văn trên, Nguyễn Trãi đã sử dụng phép đối của cặp câu biền ngẫu tạo nên sự hài hòa cân xứng, giọng văn hùng hồn đanh thép vận dụng điển tích " Điều dân phạt tội"… Tác giả nhẫn mạnh tư tưởng lấy dân làm gốc " Yên dân". Vì muốn " yên dân" nên những vị lãnh tụ khởi nghĩa Tây Sơn đã giấy binh diệt trừ giặc Minh hung tàn bạo ngược đó là tư tưởng tiến bộ lấy dân làm gốc. Trong Nam Quốc Sơn Hà có mặt " đế " đến Hịch Tướng Sĩ có mặt " Tướng" thì nước đại việt ta có mặt dân quan tâm đến tầng lớp cùng khổ đông đảo nhất trong xã hội và " nhân nghĩa" vốn là quan niệm của nho giáo đã được Nguyễn Trãi kế thừa và phát huy nâng lên thành quan hệ giữa quốc gia và giữa ta và Phương Bắc.

Tinh thần tự hào dân tộc của tác giả còn được thể hiện về chân lí một quốc gia độc lập có chủ quyền:

“Như nước Đại Việt ta từ trước

Vốn xưng nền văn hiến đã lâu

Núi sông bờ cõi đã chia

Phong tục Bắc Nam cũng khác

Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời gây nền độc lập

Cùng Hán, Dường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương

Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau

Song hào kiệt đời nào cũng có”

Tác giả tiếp tục sử dụng câu văn biền ngẫu tạo sự cân xứng hài hòa, lí lẽ sắc bén, dẫn chứng thuyết phục, giọng văn hùng hồn nhiều từ ngữ mang tính chất hiển nhiên như: Vốn xưng, đôi chìa, cũng khác. Phép liệt kê, so sánh, đối chiếu giữa các triều đại của ta với các triều đại của Trung Quốc nhằm hành động vị thế ngang hàng của đại việt với phong kiến phương bắc, tác giả đã định nghĩa về một quốc gia nhiều phương diện.

Đó là đất nước có nền văn hiến lâu đời, lãnh thổ chủ quyền riêng, phong tục tập quán riêng, các triều đại lịch sử riêng và các anh hùng hào kiệt. Nguyễn Trãi đã kế thừa và phát huy quan niệm này từ " Nam Quốc Sơn Hà". Định nghĩa của ông cụ thể, tiêu biểu toàn diện hơn.

Cuối cùng niềm tự hào dân tộc còn được tác giả hành động qua sức mạnh nhân nghĩa:

Vậy nên:

"Lưu Cung tham công nên thất bại

Triệu Tiết thích lớn phải tiêu vong

Cửa Hàm Tử bắt sống Toa Đô

Sông Bạch Đằng giết tươi Ô Mã

Việc xưa xem xét

Chứng cớ còn ghi”

Đây là những chứng cớ chiến công đã từng được ghi trong sử sách có sức thuyết phục cao mang tính hiển nhiên. Kẻ nào đến xâm phạm nước ta chắc chắn sẽ bị trừng trị chuốc lấy bại vong.

Đoạn trích đúng là bản tuyên ngôn độc lập được thể hiện thông qua nhiều biện pháp nghệ thuật… Niềm tự hào dân tộc ấy được lưu truyền đến muôn đời sau có sức ảnh hưởng rộng rãi. Đó là bài ca yêu nước của thế hệ cha ông.

  Tóm lại " Nước đại việt ta" là áng văn tràn đầy niềm tự hào dân tộc, tiếp nỗi truyền thống ấy thế hệ trẻ chúng ta phải ra sức học tập, bảo vệ xây dựng đất nước ngày càng giàu đẹp. Sự kiện Bạch Đằng 1-5-2014 khiến chúng ta càng cần nêu cao tinh thần tự giá, xây dựng đất nước phát triển để kẻ thù không nhòm ngó lánh thổ.

Nguyen Duc Binh
Xem chi tiết

Dàn ý

I. Mở bài

- Giới thiệu tác giả Nguyễn Trãi và vị trí tác phẩm đại cáo bình Ngô trong nền văn học.

- Khái quát về tư tưởng nhân nghĩa: Là tư tưởng quan trọng chủ đạo trong bài. Tư tưởng này mang tính nhân văn và có giá trị nhân đạo sâu sắc.

II. Thân bài

1. Quan niệm về tư tưởng nhân nghĩa

- Tư tưởng nhân nghĩa xuất phát từ quan niệm Nho giáo: là mối quan hệ giữa người với người dựa trên cơ sở của tình thương và đạo lí.

- Tư tưởng nhân nghĩa trong quan niệm của Nguyễn Trãi: Chắt lọc những hạt nhân cơ bản nhất, tích cực nhất của của Nho giáo để đem đến một nội dung mới đó là:

    + Yên dân: Làm cho cuộc sống nhân dân yên ổn, no đủ, hạnh phúc.

    + Trừ bạo: Vì nhân mà dám đứng lên diệt trừ bạo tàn, giặc xâm lược.

→Đó là tư tưởng rất tiến bộ, tích cực và phù hợp với tinh thần của thời đại

2. Sự thể hiện của tư tưởng nhân nghĩa trong Đại cáo bình Ngô.

a. Nhân nghĩa gắn với sự khẳng định chủ quyền, độc lập dân tộc.

Đứng trên lập trường nhân nghĩa, Nguyễn Trãi đã khẳng định chủ quyền dân tộc bằng một loạt dẫn chứng đầy thuyết phục:

- Nền văn hiến lâu đời

- Lãnh thổ, bờ cõi được phân chia rõ ràng, cụ thể

- Phong tục tập quán phong phú, đậm đà bản sắc dân tộc

- Có các triều đại lịch sử sánh ngang với các triều đại Trung Hoa.

→Khẳng định độc lập dân tộc là chân lí, sự thật hiển nhiên mà không ai có thể chối cãi, thể hiện niềm tự hào, tự tôn dân tộc

→Đây là tiền đề cơ sở của tư tưởng nhân nghĩa bởi chỉ khi ta xác lập được chủ quyền dân tộc thì mới có những lí lẽ để thực thi những hành động “nhân nghĩa”

b. Nhân nghĩa thể hiện ở sự cảm thông, chia sẻ với nỗi thống khổ của người dân mất nước.

Đứng trên lập trường nhân bản, tác giả liệt kê hàng loạt những tội ác dã man của giặc Minh với nhân dân ta:

- Khủng bố, sát hại người dân vô tội: Nướng dân đen, vùi con đỏ,..

- Bóc lột thuế khóa, vơ vét tài nguyên, sản vật: nặng thuế khóa, nơi nơi cạm đất

- Phá hoại môi trường, sự sống: tàn hại giống côn trùng, cây cỏ,...

- Bóc lột sức lao động: Bị ép xuống biển mò ngọc, người bị đem vào núi đãi cát tìm vàng,..

- Phá hoại sản xuất: Tan tác cả nghề canh cửi,...

→Nỗi căm phẫn, uất hận của nhân dân ta trước tội ác của giặc

→Niềm cảm thông, xót xa, chia sẻ với nỗi thống khổ mà nhân dân ta phải chịu đựng

c. Nhân nghĩa là nền tảng sức mạnh để chiến thắng kẻ thù.

- Cuộc chiến của ta ban đầu gặp vô vàn khó khăn: Lương hết mấy tuần, quân không một đội

- Nhưng nghĩa quân biết dựa vào sức dân, được nhân dân đồng tình, ủng hộ đã phản công giành được thắng lợi to lớn:

    + Những thắng lợi ban đầu đã tạo thanh thế cho nghĩa quân, trở thành nỗi khiếp đảm của kẻ thù

    + Nghĩa quân liên tiếp giành thắng lợi tiêu diệt giặc ở các thành chúng chiếm đóng, tiêu diệt cả viện binh của giặc.

→Tư tưởng nhân nghĩa với những hành động nhân nghĩa đã khiến quân và dân có sự đoàn kết, đồng lòng tạo thành sức mạnh to lớn tiêu diệt kẻ thù bởi tất cả mọi người đều cùng chung một mục đích chiến đấu

d. Nhân nghĩa thể hiện ở tinh thần chuộng hòa bình, tinh thần nhân đạo của dân tộc.

- Sau khi tiêu diệt viện binh, quân ta đã thực thi chính sách nhân nghĩa

    + Không đuổi cùng giết tận, mở đường hiếu sinh.

    + Câp thuyền, phát ngựa cho họ trở về.

- Để quân ta nghỉ ngơi, dưỡng sức

→Đây là cách ứng xử vừa nhân đạo, vừa khôn khéo của nghĩa quân Lam Sơn, khẳng định tính chất chính nghĩa cuộc chiến của ta, thể hiện truyền thống nhân đạo, nhân văn, chuộng hòa bình của dân tộc Đại Việt

→Thể hiện tầm nhìn xa trông rộng để duy trì quan hệ ngoại giao sau chiến tranh của dân tộc ta với Trung Quốc.

III. Kết bài

- Khái quát, đánh giá lại vấn đề

- Liên hệ tư tưởng nhân nghĩa trong thời đại nay: vẫn còn được ngợi ca và là truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Tuy nhiên ứng với mỗi hoàn cảnh cụ thể nó lại mang những ý nghĩa giá trị khác.

Chúc bn hok tốt!!

Khách vãng lai đã xóa
Nhi Đào
Xem chi tiết
hương trà nguyễn thị
Xem chi tiết
Amyvn
Xem chi tiết
Đỗ Tuệ Lâm
31 tháng 3 2022 lúc 19:37

C1:

 Nguyễn Trãi đã dựa vào các yếu tố như: nền văn hiến lâu đời, cương vực lãnh thổ, phong tục tập quán, lịch sử riêng, chế độ riêng. 

So với ý thức về quốc gia dân tộc trong bài thơ Sông núi nước Nam, thì ở Nguyễn Trãi, ta thấy nó vừa có sự kế thừa lại vừa có sự phát huy và hoàn thiện. Ý thức về nền độc lập của dân tộc thể hiện trong bài.

Sông núi nước Nam được xác định ở hai phương diện: lãnh thổ và chủ quyền; còn trong bài Nước Đại Việt ta, ý thức dân tộc đã phát triển cao, sâu sắc và toàn diện. Ngoài lãnh thổ và chủ quyền, ý thức về độc lập dân tộc còn được mở rộng, bổ sung thành các yếu tố mới: đó là nền văn hiến lâu đời, đó là phong tục tập quán riêng, truyền thống lịch sử anh hùng. 

C2:

 Có thể viết theo những gợi ý dưới đây:

   - Là vị dũng tướng có lòng yêu nước thiết tha và lòng căm thù giặc sâu sắc.

      + Sinh ra vào thời loạn lạc, thấy sứ giặc nghênh ngang ngoài đường..., Trần Quốc Tuấn căm thù, khinh bỉ kẻ thù (thú vật hóa hình ảnh kẻ thù); đồng thời đau xót trước thực tại đất nước lâm nguy, nhân dân khốn cùng khổ hạnh. 

      + Lòng căm thù giặc sục sôi như muốn biến thành hành động cụ thể. “Ta thường tới bữa quên ăn...ta cũng vui lòng” => lời nguyện thề thiêng liêng vì đất nước. thể hiện quyết tâm sắt đá và khí phách anh hùng. 

      + Hình tượng người dũng tướng rõ ràng, gần gũi, nêu cao tinh thần chiến đấu chống ngoại xâm, bảo vệ tổ quốc. 

         + Hình tượng tiêu biểu của lòng yêu nước và căm thù giặc nói chung của quân dân nhà Trần và nhân dân Đại Việt.

C3:

Tác giả đã phê phán những lối học lệch lạc, sai trái:

- Lối học chuộng hình thức (lối học thuộc lòng từng chữ mà không hiểu nội dung)

- Học vì mục đích thực dụng, cầu danh lợi (học để có danh tiếng, để được trọng vọng, được nhàn nhã, nhiều lợi lộc) chứ không vì mục đích chân chính của việc học.

Để lại hậu quả: Học sinh sẽ:
+ Có danh mà không thực chất
+ Những người học hình thức sẽ không bao giờ có được sự thành công lâu dài
+ Kéo theo hệ lụy như gian dối, không trung thực.

C4:

Nguyễn Thiết đã đưa ra một số phép học đó là:

- Học theo trình tự, từ thấp đến cao để có một cái nền kiến thức rộng

- Học cho rộng nhưng phải nắm cho gọn tức là phải nắm chắc, hiểu sâu vấn đề

- Đặc biệt là phải học đi đôi với hành, biến lý thuyết trên sách vở thành hành động trong thực tiễn, có như thế, kiến thức học được mới không phải là kiến thức chết.

Từ thực tế việc học của bản thân, em thấy phương pháp học tập học đi đôi với hành là hiệu quả nhất. Vì phương pháp ấy có thể giúp em biến kiến thức học được trên lớp một cách thụ động thành bài thực hành trong cuộc sống một cách chủ động.

Trần Quốc Duy
Xem chi tiết
nthv_.
15 tháng 9 2021 lúc 11:00

Tham khảo:

Tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn trãi là lấy dân làm gốc rễ. Muốn dân được ấm no và hạnh phúc, xã hội thái bình, thịnh vượng trước hết, phải làm cho cuộc sống nhân dân yên ổn, vì dân mà đánh kẻ hung tàn. Đó là một triết lý sâu sắc, cốt lõi, bao trùm toàn bộ cuộc đời ông. Bài viết đã phân tích tư tưởng nhân nghĩa trên nhiều khía cạnh: nhân nghĩa là thương dân, vì dân, an dân; nhân nghĩa là sự khoan dung, độ lượng; nhân nghĩa là lý tưởng xây dựng đất nước thái bình… Tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi kế thừa quan điểm nhân nghĩa Nho giáo, nhưng đã được mở rộng, phát triển hơn, tạo nên dấu ấn đặc sắc trong lịch sử tư tưởng Việt Nam.