5. Em hãy hình dung không gian thảo nguyên ở cuối văn bản, tiếp tục tưởng tượng thêm những loài sinh vật kì lạ sống ở đó và miêu tả bằng lời của mình.
ĐỀ BÀI : Dựa vào văn bản '' Sông nước Cà Mau '' của nhà văn Đoàn Giỏi , bằng trí tưởng tưởng tượng và sự kết hợp hài hòa giữa phương thức tự sự và miêu tả . Em hãy kể lại chuyến du lịch kì thú của mình đến vùng sông nước có vẻ đẹp rộng lớn ,hùng vĩ đầy sức sống hoang dã ấy và cuộc sống tấp nập , trù phú , độc đáo ở vùng tận cùng phía Nam Tổ quốc .
( Các bạn nhớ rằng đây không phải văn cảm thụ nhé , nó là văn miêu tả ! )
Câu1: dựa vào văn bản "Bài học đường đời đầu tiên" viết 1 đoạn văn miêu tả nhân vật Dế Mèn theo tưởng tượng của em.(Ít nhất khoảng 15 dòng)
Câu2: dựa vào văn bản "Bài học đường đời đầu tiên" viết 1 đoạn văn miêu tả nhân vật Dế Choắt theo tưởng tượng của em.( Ít nhất khoảng 10 dòng)
Câu3: Ở cuối văn bản , sau khi chôn cất Dế Choắt xong , Dế Mèn đứng lặng hồi lâu trước nấm mồ của người bạn xấu số . Em hãy hình dung tâm trạng của Dế Mèn và viết 1 đoạn văn diễn tả tâm trạng của ấy theo lời kể của Dế Mèn.(Khoảng 10-15 dòng)
nếu phải viết 1 đoạn văn miêu tả cảnh mùa xuân, em xin lựa chọn những hình ảnh sự vật nào đẹp miêu tả. Hãy tưởng tượng và so sánh để miêu tả những hình đó
Thiên nhiên tạo hóa có bốn mùa, mỗi mùa là một bước chuyển của thời gian: xuân ,hạ ,thu, đông. Trong các mùa ,em thích nhất là mùa xuân vì mùa xuân mang đến cho con người và vạn vật một sức sống tươi mới căng tràn
Xuân đã về trên mảnh đất thân thương, đất trời chuyển mình, khoác lên người bộ áo mới ấm áp đến kì diệu.Trên trời xanh thoáng đãng ,cánh én trao liệng từ phương Nam về như đang múa vũ điệu mùa xuân. Trong không gian vương chút mùi ẩm ướt của đất, giăng mắc khắp vạn vật làn mưa bụi đặc trưng của mùa. Mưa phủ lên những ngọn cỏ xanh mướt, đọng lại những giọt nước long lanh trong suốt như viên pha lê trên lộc non xanh biếc. Xuân sang muôn vàn bông hoa nở rộ, người ta nói mùa xuân là mùa sinh sôi nảy nở. Mùa đông qua cây trút lá, mùa xuân về thiên nhiên khoác màu áo mới, những cành cây bắt đầu đâm trồi nảy lộc ,mầm xuân hé mở chào đón một cuộc sống mới. không chỉ có những tán cây phủ lộc xanh, mà sau những ngày đông lạnh giá, những bông hoa xuân cũng trở nên tươi sắc biết bao. Những nụ hồng xinh xắn chớm nở đua nhau khoe sắc với bông cúc vàng và nàng đào duyên dáng. Ngày xuân ấy, đi đâu cũng tràn ngập nhựa sống, tất cả những tô sắc điểm hương cho cuộc đời. Quả là nàng tiên mùa xuân đang ban phát những phép màu cho vạn vật trần gian
Xuân không chỉ về với đất trời mà xuân còn về trong lòng người nữa. Khoảnh khắc khi xuân về, đêm giao thừa với một năm mới bình an bên gia đình của mình. Ấm áp sum vầy bên mâm cỗ cùng ông bà cha mẹ, ngắm pháo hoa trong không khí an lành. Xuân về là năm mới đối với mỗi con người. Biết bao em thơ khoe áo mới tươi cười với những chiếc lì xì đỏ thắm. Đó là mùa đoàn viên, kéo mọi người lại gần nhau hơn, đâu đâu cũng đông vui náo nhiệt, mọi người mặc quần áo đẹp đi đón tết đù sắc màu với nụ cười rạng rỡ trên khuôn mặt sáng ngời. Người ta cùng nhau đi hội, đi lễ đầu năm để cầu nguyện cho mình và người thân một năm mới bình an, hạnh phúc và gặp nhiều may mắn.
Đâu đó vang lên tiếng nhạc: Xuân ơi xuân, xuân đã về. Lòng người tràn ngập niềm vui. Em rất yêu mùa xuân, yêu cảnh vật khi xuân về và không khí ấp áp của mùa.Khi ấy, vạn vật đắm chìm trong cảnh xuân, tình xuân
nếu phải viết 1 đoạn văn miêu tả cảnh mùa xuân, em xin lựa chọn những hình ảnh sự vật nào đẹp miêu tả. Hãy tưởng tượng và so sánh để miêu tả những hình đó
hình ảnh sự vật:con người,quang cảnh,màu sắc,nồi bánh chưng,bầu trời,chim ,
Đặt bản thân mình vào nhân vật Thúy Kiều, em hãy miêu tả nội tâm của Thúy Kiều trong những ngày bị giam ở lầu Ngưng Bích qua 8 câu thơ cuối ở văn bản "Kiều ở lầu Ngưng Bích"
.
1) trình bày giá trị nghệ thuật và nội dung ý nghĩa văn bản"Vượi thác"
2) em đã từng gặp ông tiên trong những truyện cổ dân gian, hãy miêu tả lại hình ảnh ông tiên theo trí tưởng tượng của mk.
Tưởng tượng em ở trong phòng khách của một tàu ngầm và tàu đang lặn xuống đáy biển, dưới mặt nước năm mươi mét. Hãy ghi lại những hình dung của em về cảnh vật trong không gian đó.
Trải nghiệm ở trong phòng khách của một tàu ngầm và được lặn xuống đáy biển là một trải nghiệm tuyệt vời. Từ trong khoang tàu, em có thể nhìn thấy một đại dương rộng lớn đang bao quanh em. Những đàn cá bơi tung tăng theo nhau tạo thành một đàn cá lớn như những đám mây màu đen kịt. Những rặng san hô, hải quỳ với đầy đủ màu sắc uốn mình theo dòng nước cũng giống như cây trên cạn đang uốn mình theo hướng gió thổi. Xa xa em có thể thấy một chú cá mập, dường như chú đang tìm kiếm con mồi cho bữa ăn của mình. Ngước lên trên, em có thể thấy đàn cá heo đang tung tăng bơi gần mặt nước, chúng nô đùa với nhau giữa đại dương tự do, mênh mông. Khung cảnh dưới biển thật tuyệt vời, mọi sinh vật như đang tràn đầy sức sống, tự do bơi lội trong một không gian rộng lớn, vô tận.
Tưởng tượng em ở trong phòng khách của một tàu ngầm và tàu đang lặn xuống đáy biển, dưới mặt nước năm mươi mét. Hãy ghi lại những hình dung của em về cảnh vật trong không gian đó.
Em như lạc giữa "khu vườn" tuyệt đẹp với cảnh sắc độc đáo, chẳng nơi đâu có được khiến em thấy hứng thú, say mê vô cùng.
I. PHẦN VĂN BẢN 1. Nội dung: Các văn bản: Buổi học cuối cùng; Đêm nay Bác không ngủ; Lượm. 2. Yêu cầu: - Nhận biết được văn bản, phương thức biểu đạt, ngôi kể và thể loại của các văn bản. - Đọc - hiểu được nội dung, ý nghĩa và nghệ thuật của các văn bản. - Học thuộc lòng các bài thơ Đêm nay Bác không ngủ; Lượm và tóm tắt văn bản Buổi học cuối cùng. 3. Vận dụng: - Trả lời hệ thống câu hỏi ở phần Đọc – hiểu văn bản SGK trang 55, 67, 76. - Nhận biết được các câu hỏi dạng đọc hiểu đơn giản trong văn bản. - Rút ra bài học về nội dung và nghệ thuật ở mỗi văn bản. II. PHẦN TIẾNG VIỆT 1. Nội dung: Các biện pháp tu từ: Nhân hóa; Ẩn dụ; Hoán dụ. 2. Yêu cầu: Đọc kĩ, hiểu và nhận diện được các biện pháp tu từ trên, soạn bài và vận dụng vào trong cách nói/ viết có ý nghĩa. 3. Bài tập vận dụng: - Học sinh trả lời các câu hỏi ở trang 56, 57; 68, 69; 82, 83. - Học sinh hoàn thành các bài tập ở phần luyện tập và học thuộc ghi nhớ trong sách giáo khoa của các bài học trên. III. PHẦN LÀM VĂN 1. Thể loại: Văn miêu tả người. 2. Yêu cầu: - Đọc kĩ, trả lời câu hỏi và học thuộc ghi nhớ SGK các bài: Phương pháp tả người; Luyện nói về văn miêu tả.
- Hiểu đặc điểm của văn miêu tả, đề văn và cách làm văn miêu tả để vận dụng vào làm một bài văn tả người. - Nắm vững các bước của quá trình tạo lập văn bản và các yếu tố quan trọng để tạo lập một văn bản thống nhất, hoàn chỉnh về nội dung và hình thức. 3. Vận dụng Các dạng đề kham khảo: Đề 1: Em hãy viết bài văn tả người thân yêu và gần gũi nhất với mình (ông, bà, cha, mẹ, anh, chị, em…) Đề 2: Hãy miêu tả hình ảnh mẹ hoặc cha trong lúc em ốm. Đề 3: Hãy viết một bài văn miêu tả về một người bạn mà em yêu quý.
sông nước cà mau : miêu tả+ kể
vượt thác : tự sự+ miêu tả
buổi học cuối cùng:tự sự+ miêu tả
Lượm: tự sự+ miêu tả+biểu cảm
Đêm nay Bác không ngủ: giữa tự sự+ biểu cảm + trữ tình