Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Chuột Hà Nội
Xem chi tiết
nguyenhaphuong
Xem chi tiết
việt lê
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Hải Vân
25 tháng 2 2022 lúc 16:28

mik thấy lỗi bn ơi, lùi rùi, nhìn thấy toàn màu đen thui

minh nguyet
25 tháng 2 2022 lúc 16:30

Em tham khảo nhé:

  Trong bài thơ "Khi con tu hú" của nhà thơ Tố Hữu, 6 câu thơ đầu đã thể hiện được bức tranh thiên nhiên mùa hè tươi đẹp và rực rỡ. Thật vậy, trái ngược với hoàn cảnh tù đày khốn khổ của người tù cách mạng, bức tranh thiên nhiên tươi đẹp hiện lên chân thực bằng sự lắng nghe hiện tại và hồi tưởng quá khứ của người tù cách mạng. Bức tranh thiên nhiên bắt đầu bắng câu thơ:"Khi con tu hú gọi bầy". Tương tự như trong thơ xưa, các nhà thơ, nhà văn thường dùng những hình ảnh chọn lọc để tạo được nét chấm phá, gợi tả vô cùng đặc sắc trong tác phẩm của mình ("Một tiếng chim kêu sáng cả rừng, Tiếng hát trong như tiếng hát xa"). Nhà thơ Tố Hữu đã bắt đầu bằng tiếng chim tu hút gọi bầy gây ấn tượng cho người đọc và đây là dấu hiệu của mùa hè đã đến. Ôi! (Thán từ) Những hình ảnh thiên nhiên được tác giả chọn lọc vô cùng đẹp như: lúa chiêm, trái cây và chúng đều đang ở trạng thái "đang chín, ngọt dần". Những hình ảnh thơ tiếp theo như "vườn râm, ve ngân, bắp rây, nắng đào, trời xanh và sáo diều bay bổng". Bức tranh thiên nhiên được vẽ nên là bức tranh hoàn hảo, tuyệt đẹp,có sự hòa quyện giữa âm thanh và màu sắc của thiên nhiên tươi đẹp. Ôi, người đọc như cảm tưởng được âm thanh của tiếng chim tu hú, và tiếng ve ngân cũng như thấy được màu sắc của lúa chiêm đang chín vàng, trái cây đang chín dần, màu xanh tươi tốt của vườn râm, màu đào của nắng và màu vàng rực của ngô. Hình ảnh sáo diều trên trời dường như là hình ảnh tượng trưng cho sự tự do và hạnh phúc, nó trái ngược hoàn toàn với hoàn cảnh của nhà thơ lúc bấy giờ. Hơn nữa, bức tranh thiên nhiên này có thể là bức tranh thiên trong tưởng tượng hoặc là hồi tưởng những ngày còn được tự do của nhà thơ. Phải chăng bức tranh thiên nhiên chính là bản lề của khát khao được tự do, thoát khỏi chốn ngục tù của nhà thơ? (Câu nghi vấn). Tóm lại, bức tranh thiên nhiên mùa hè đã được tái hiện vô cùng chân thực và sinh động trong 6 câu thơ đầu bài thơ "Khi con tu hú".

Lê Huy Hoàng
25 tháng 2 2022 lúc 16:45

bạn check lại câu hỏi nhé chứ để kiểu này tư duy thách đố rồi

Hiền Nguyễn
Xem chi tiết
Teru
Xem chi tiết
Minh Hiếu
19 tháng 3 2022 lúc 5:12

Tham khảo:

  Trong bài thơ "Khi con tu hú" của nhà thơ Tố Hữu, 6 câu thơ đầu đã thể hiện được bức tranh thiên nhiên mùa hè tươi đẹp và rực rỡ. Thật vậy, trái ngược với hoàn cảnh tù đày khốn khổ của người tù cách mạng, bức tranh thiên nhiên tươi đẹp hiện lên chân thực bằng sự lắng nghe hiện tại và hồi tưởng quá khứ của người tù cách mạng. Bức tranh thiên nhiên bắt đầu bắng câu thơ:"Khi con tu hú gọi bầy". Tương tự như trong thơ xưa, các nhà thơ, nhà văn thường dùng những hình ảnh chọn lọc để tạo được nét chấm phá, gợi tả vô cùng đặc sắc trong tác phẩm của mình ("Một tiếng chim kêu sáng cả rừng, Tiếng hát trong như tiếng hát xa"). Nhà thơ Tố Hữu đã bắt đầu bằng tiếng chim tu hút gọi bầy gây ấn tượng cho người đọc và đây là dấu hiệu của mùa hè đã đến. Ôi! (Thán từ) Những hình ảnh thiên nhiên được tác giả chọn lọc vô cùng đẹp như: lúa chiêm, trái cây và chúng đều đang ở trạng thái "đang chín, ngọt dần". Những hình ảnh thơ tiếp theo như "vườn râm, ve ngân, bắp rây, nắng đào, trời xanh và sáo diều bay bổng". Bức tranh thiên nhiên được vẽ nên là bức tranh hoàn hảo, tuyệt đẹp,có sự hòa quyện giữa âm thanh và màu sắc của thiên nhiên tươi đẹp. Ôi, người đọc như cảm tưởng được âm thanh của tiếng chim tu hú, và tiếng ve ngân cũng như thấy được màu sắc của lúa chiêm đang chín vàng, trái cây đang chín dần, màu xanh tươi tốt của vườn râm, màu đào của nắng và màu vàng rực của ngô. Hình ảnh sáo diều trên trời dường như là hình ảnh tượng trưng cho sự tự do và hạnh phúc, nó trái ngược hoàn toàn với hoàn cảnh của nhà thơ lúc bấy giờ. Hơn nữa, bức tranh thiên nhiên này có thể là bức tranh thiên trong tưởng tượng hoặc là hồi tưởng những ngày còn được tự do của nhà thơ. Phải chăng bức tranh thiên nhiên chính là bản lề của khát khao được tự do, thoát khỏi chốn ngục tù của nhà thơ? (Câu nghi vấn). Tóm lại, bức tranh thiên nhiên mùa hè đã được tái hiện vô cùng chân thực và sinh động trong 6 câu thơ đầu bài thơ "Khi con tu hú".

Thithuyuyen Nguyen
Xem chi tiết
Đỗ Tuệ Lâm
10 tháng 3 2022 lúc 16:15

em tham khảo nhé:

Tố Hữu (1920-2002 là nhà thơ nổi tiếng của nền thơ ca trữ tình chính trị Việt Nam, với hàng loạt các tác phẩm có giá trị như: Từ ấy, Việt Bắc, Một tiếng đờn..., ông được xem là lá cờ đầu của thơ ca cách mạng và kháng chiến, có đóng góp to lớn đưa nền thơ ca trữ tình chính trị của nước nhà đạt đến đỉnh cao. Thơ Tố Hữu có sự hòa quyện giữa chất chính trị đậm nét cùng chất trữ tình tha thiết, đằm thắm, một trong những tác phẩm tiêu biểu nhất cho phong cách thơ Tố Hữu có thể kể đến bài thơ Khi con tu hú. Khi con tu hú được ra đời trong một hoàn cảnh hết sức đặc biệt vào khoảng thời gian đầu khi Tố Hữu bị thực dân Pháp bắt giam ở nhà tù Thừa Phủ (tháng 7 năm 1939). Khi ấy Tố Hữu vừa mới gia nhập vào Đảng cộng sản Việt Nam chưa bao lâu, đang hăng hái hoạt động cách mạng thì bị bắt, điều đó đã mang đến trong lòng tác giả, một con người vừa tìm được con đường sáng sau những năm tháng tối tăm, lọc lõng nhiều xúc cảm phức tạp. "Khi con tu hú gọi bầy Lúa chiêm đang chín trái cây ngọt dần Vườn râm, dậy tiếng ve ngân Bắp rây vàng hạt, đầy sân nắng đào Trời xanh càng rộng càng cao Đôi con diều sáo lộn nhào từng không” Trong 6 câu thơ đầu tác giả Tố Hữu đã cảm nhận bức tranh thiên mùa hạ rực rỡ và tràn đầy sức sống bằng nhiều giác quan, bao gồm cả thính giác, vị giác, xúc giác. Mùa hè hiện ra thật nhộn nhịp với tiếng tu hú gọi bầy tha thiết, tiếng ve ngân rạo rực, tiếng sáo diều vi vu vang vọng trời đất. Bên cạnh đó còn rực rỡ, tươi tắn với nhiều màu sắc của thiên nhiên như cảnh lúa chiêm vàng xuộm, cảnh “bắp rây vàng hạt” đầy sân, lại thêm cái “nắng đào”, ấm áp chói chang, mang đến cảnh tượng trù phú, mùa màng bội thu, tràn đầy sức sống. Không dừng lại ở đó mùa hè còn hiện ra thông qua những cảm nhận từ vị giác, với vị ngọt dịu của lúa chiêm đang dần chín, vị ngọt đậm của trái cây đang vào mùa. Xa xăm hơn, cảnh ngày hè còn đặc biệt ấn tượng với khung cảnh bầu trời trong xanh, không một gợn mây, rộng lớn, cao vút, tô điểm trên nền trời ấy là cảnh từng con diều sáo đang lộn nhào: Trời xanh càng rộng càng cao Đôi con diều sáo lộn nhào từng không Câu thơ gợi ra khung cảnh bình yên, tự do và tràn đầy sức sống, càng đặc biệt hơn khi bức tranh thiên nhiên tràn đầy âm thanh và sắc màu đó lại được nhà thơ cảm nhận qua song sắt chật hẹp của nhà tù. Điều đó đã bộc lộ tấm lòng yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống tha thiết của tác giả. Không chỉ là lòng yêu thiên nhiên sâu sắc, mà ở sáu câu thơ đầu những hình ảnh thiên nhiên đậm hương sắc, còn bộc lộ tấm lòng khao khát tự do, muốn thoát khỏi cảnh tù đày, để hòa vào cuộc sống thiên nhiên tươi đẹp, để tiếp tục thực hiện lý tưởng còn dang dở. Sâu xa hơn nữa, bức tranh hè rực rỡ còn bộc lộ vẻ đẹp tâm hồn người chiến sĩ cách mạng “thân thể ở trong lao, tâm hồn ở ngoài lao”, khi mà song sắt, tường dày cũng chẳng thể nào ngăn nổi ý chí chiến đấu, không thể dập tắt được ngọn lửa cách mạng đang sục sôi trong tâm hồn của người lính trẻ. Dù đang bị giam cầm, khốn khổ với cảnh tù đày, thế nhưng Tố Hữu vẫn rất yêu đời, lạc quan, vui vẻ, hướng về cuộc sống tự do bên ngoài. Đó là một phẩm chất vô cùng tốt đẹp, sáng ngời của người chiến sĩ cách mạng. “Ta nghe hè dậy bên lòng Mà chân muốn đạp tan phòng hè ôi Ngột làm sao chết uất thôi Khi con tu hú ngoài trời cứ kêu” Ở bốn câu thơ cuối, tâm trạng của tác giả càng được bộc lộ rõ. Tiếng tu hú càng tha thiết như vẫy gọi người chiến sĩ thoát ra khỏi lồng giam tăm tối về với thế giới tự do, hòa vào mùa hè sôi động, tiếp tục chiến đấu. Từ tấm lòng khao khát tự do, khao khát được chiến đấu, cùng với sự đau khổ, tù túng khi bị giam cầm đã khiến tác giả có xúc cảm mạnh muốn phá tan cái lồng giam ngột ngạt của quân thù để trở về với tự do, trở về với sự nghiệp cách mạng còn dang dở. Câu thơ “Ngột làm sao chết uất thôi” càng bộc lộ rõ sự tức giận, phẫn nộ, uất hận của tác giả với tình trạng tù túng, mất tự do của hiện tại. Mà lúc này đây tiếng tu hú kêu, cái nóng bức của ngày hè lại càng làm cho cảm giác ấy càng trở nên rõ nét, trở thành một nguồn lửa nóng không ngừng cuồn cuộn trong trái tim người chiến sĩ, khiến ông vô cùng bực bội, khao khát được trở về với tự do càng thêm cháy bỏng, mạnh mẽ. Kết thúc bài thơ với tâm trạng bức bối, chững lại và nhiều xúc cảm dồn nén như thế chính là dự báo về một sự đột phá, một con đường mới để thoát khỏi cảnh tù đày, tìm về với tự do và sự nghiệp cách mạng của người chiến sĩ trẻ. Khi con tú hú là một trong những tác tiêu biểu trong giai đoạn đầu của sự nghiệp sáng tác thơ ca trữ tình chính trị của Tố Hữu với nguồn xúc cảm tươi trẻ, tràn đầy sức sống mạnh mẽ, ý chí chiến đấu kiên cường. Tác phẩm tinh tế bộc lộ tấm lòng yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống, khát khao tự do tha thiết cháy bỏng, cũng như lòng căm thù, phẫn nộ trước cảnh tù đày, cùng với sự mạnh mẽ muốn phá tan xiềng xích phi nghĩa để về với tự do của người chiến sĩ trẻ.

Nguyễn Quang Anh
Xem chi tiết
Phạm Bảo Phúc
Xem chi tiết
Hoài Nguyễn
Xem chi tiết
Phong Thần
7 tháng 8 2021 lúc 8:29

Tham khảo

Qua bốn cân thơ cuối, ta như cảm nhận được tâm trạng bức bối, ngột ngạt và tâm hồn khao khát tự do cháy bỏng của nhà thơ trong ngục giam tăm tối. Thanh âm của tiếng chim tu hú được tác giả gợi dẫn về miền liên tưởng những ngày hạ tháng bảy (câu bị động). Những thanh âm của mùa hạ rộn rã và khung cảnh thiên nhiên vui tươi như giục giã, gọi mời người tù cách mạng hướng tâm hồn ra bên ngoài song sắt. Sự đối lập của không gian nhà tù và không gian tự do, giữa quá khứ và hiện tại khiến nhà thơ cảm thấy sự ngột ngạt, tù túng, niềm uất hận, bế tắc khi chưa ra khỏi chốn lao tù. Sự uất hận đó dường như lên tới đỉnh điểm khi nhà thơ “muốn đập tan phòng”. Cách ngắt nhịp 6/2 hay 3/3 cũng nhấn mạnh trạng thái tinh thần bức xúc, bực bội ấy. Tiếng chim tu hú vừa báo hiệu sự chuyển dịch của thời gian, mặt khác vừa như thúc bách, giục giã người thanh niên cách mạng trẻ tuổi đang bị giam hãm trong nhà lao đế quốc phải nhanh chóng thoát ra ngoài để trở về với phong trào, để cùng với nhân dân đấu tranh cho tự do, độc lập. Sự lặp lại âm thanh của tiếng tu hú cuối bài thơ vừa nhấn mạnh, vừa tô đậm ý chí và khát khao tự do của người chiến sĩ cách mang trong chốn lao tù.