Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Dương hoàng minh thư
Xem chi tiết
Trúc Quỳnh Trần Nguyễn
6 tháng 12 2021 lúc 13:33

Cho ví dụ 1 bài thơ lục bát ạ?

 

Phạm Giang Thủy
15 tháng 12 2021 lúc 19:23

Trong đầm gì đẹp bằng sen,
Lá xanh, bông trắng lại chen nhị vàng.
Nhị vàng bông trắng lá xanh,
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn

Những câu thơ lục bát ấy, dường như ai ai cũng thuộc, cũng nhớ. Hình ảnh đóa sen trắng thanh khiết, trong trẻo đã đi sâu vào kí ức của mọi người. Ngay câu thơ đầu, tác giả dân gian đã khẳng định vị trí “khó ai sánh bằng” của hoa sen trong đầm. Hình ảnh hoa sen được miêu tả từ ngoài vào trong, với ba gam màu xanh, trắng, vàng, lần lượt từ lá, cánh hoa, đến nhị hoa. Đó đều là những màu sắc rực rỡ, sáng tươi. Đặc biệt, ở câu thơ thứ ba, những chi tiết ấy lại được điệp thêm lần nữa, nhưng với trật tự đảo ngược. Khiến cho người đọc cảm nhận, được dường như đang được kiểm tra, soi xét cho thật kĩ, từ ngoài vào trong, từ trong ra ngoài. Sau đó, chắc chắn mà khẳng định rằng: “gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”. Thứ hoa ấy, không chỉ xinh đẹp, mà còn tinh khiết, tuy sống trong bùn tanh nhưng vẫn thơm hương, trong sạch. Giống như những con người, dù hoàn cảnh khó khăn, thiếu thốn, như thế nào, vẫn giữ vẹn nguyên tấm lòng trung trinh, chung thủy, chẳng một dạ hai lòng, hai trở nên xấu xa, tồi tệ. Phẩm hạnh cao quý, đáng trân trọng ấy của con người Việt Nam, đã được tác giả dân gian khéo léo thể hiện qua hình ảnh bông sen trong câu ca dao trên.

Khách vãng lai đã xóa
Chau Nguyen
Xem chi tiết
Chau Nguyen
15 tháng 11 2021 lúc 23:16

giúp mình đi

lạc lạc
16 tháng 11 2021 lúc 7:14

tham khảo 

 

Chú bò tìm bạn là tập thơ có nhiều nét tiêu biểu đặc sắc trong nghệ thuật thơ Phạm Hổ. Ông đã dạy cho các em biết yêu cái đẹp, yêu thiên nhiên và goẹi cho các em có cuộc sống phong phú về vật chất, về tinh thần. Đồng thời ông còn giúp các em những nguyên tắc sáng tạo và nghệ thuật thể hiện trong thơ văn.

Bài thơ Chú bò tìm bạn được xem là tiêu biểu cho phong cách thơ Phạm Hổ. Sau bài thơ này, cảm hứng tình bạn như một dòng chảy tuôn trào mang những hạt phù sa màu mỡ vào cánh đồng thơ Phạm Hổ. Kết quả, cánh đồng thơ ấy cứ lấp lánh lên những sắc màu đáng yêu của tình bạn. Đúng là với Phạm Hổ, thế giới được cấu trúc theo quan hệ tình bạn.

Khi kể chuyện vui về cái “ngốc” của những chú bò, ông bà ta thường hay nhắc tới câu thành ngữ “lơ ngơ như bò đội nón”, ý chỉ chú bò đội nón thì buồn cười lắm. Vả chăng, có nón mũ nào chịu nổi cái đầu “ngố đần” của các chú?

Nhưng thôi, nói vậy cho vui chứ đần thì đần vậy nhưng bò đã làm giúp người bao nhiêu việc, từ kéo xe đến đẩy cày, bò đâu quản ngại! Mà trong đời sống thường ngày bò cũng thật có tình cảm, tính khí lại rất đỗi lành hiền..

Vũ Thị Hoài Ngọc
Xem chi tiết
Nguyễn Trần Anh
Xem chi tiết
Nguyễn Hoài Nam
Xem chi tiết
Kirito Asuna
30 tháng 10 2021 lúc 20:39

Mây và sóng” là một trong những bài thơ tiêu biểu của nhà thơ Ta-go. Tác phẩm đã gợi ra cho người đọc một cảm nhận sâu sắc về tình mẫu tử thiêng liêng. Em bé trong bài thơ được mời gọi đến với thế giới diệu kỳ ở “trên mây” và “trong sóng”. Với sự hiếu kỳ của một đứa trẻ, em đã cất tiếng hỏi: “Nhưng làm thế nào mình lên đó được?”, “Nhưng làm thế nào mình ra ngoài đó được?”. Nhưng khi em bé nhớ đến mẹ vẫn luôn chờ đợi mình ở nhà, em đã từng chối đầy kiên quyết: “Làm sao có thể rời mẹ mà đến được?”, “Làm sao có thể rời mẹ mà đi được?”. Chẳng có niềm hạnh phúc nào sánh bằng với niềm hạnh phúc được ở bên cạnh mẹ mặc dù thế giới ngoài kia rất nhiều điều hấp dẫn. Để rồi, em bé đã sáng tạo ra những trò chơi còn thú vị hơn của những người “trên mây” và “trong sóng”. Trong trò chơi đó, em sẽ là mây, là sóng tinh nghịch nô đùa; còn mẹ sẽ là vầng trăng, là bờ biển dịu hiền, ôm ấp và che chở cho em. Những câu thơ giàu tính tự sự và miêu tả nhưng lại chính là để bộc lộ cảm xúc của nhân vật trong bài thơ. Ta-go đã sử dụng điêu luyện những lời thoại, chi tiết được kể tuần tự, vừa lặp lại vừa biến hóa kết hợp với hình ảnh giàu tính biểu tượng trong bài thơ. Bài thơ "Mây và sóng" chính là một câu chuyện cảm động về tình mẫu tử thiêng liêng, bất diệt.

Hướng dẫn viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ có yếu tố tự sự và miêu tả mẫu 2 về bài Mây và sóng

Bài thơ Mây và sóng của nhà thơ Ta-go là một bài thơ chứa đựng các yếu tố tự sự và miêu tả đặc sắc, ấn tượng. Qua lời kể đầy ngô nghê, đáng yêu của em bé về những người trên mây, trong sóng mà mình gặp, em dễ dàng cảm nhận thấy tình yêu thương mẹ sâu đậm. Cái cuộc sống mà người trên mây, trong sóng rủ rê em bé đến chơi thật là hấp dẫn. Đó là những ngày chẳng cần học tập hay làm gì cả, chỉ cần rong chơi khắp chốn mà thôi. Bất kì đứa trẻ nào cũng xiêu lòng trước lời mời hấp dẫn đó cả. Em bé trong bài thơ cũng thế, vô cùng thích thú và mong muốn được tới nơi đó. Nhưng khi biết được để đến đó, em phải rời xa mẹ, thì em liền từ chối ngay. Em sẽ trở về nhà cùng mẹ và chơi những trò chơi giản đơn nhưng ấm áp tình thương với người mẹ yêu quý của mình. Hình ảnh em bé lăn, ôm chầm lấy mẹ, lăn tròn vào lòng mẹ rồi cười vang khiến người đọc cũng cảm nhận được sự vui sướng khi được ở cạnh mẹ của em. Đó chính là những cung bậc tình cảm của tình mẫu tử thiêng liêng, điều mà chẳng trò chơi hay cuộc rong ruổi nào ngoài xa kia có thể đánh đổi được.



 

Khách vãng lai đã xóa
Nguyễn Hoài Nam
30 tháng 10 2021 lúc 20:45

cảm ơn bạn nhưng không phải bài mình cần nhưng cũng cảm ơn vì đã cho mình bài tham khảo để thay thế chi tiết

Khách vãng lai đã xóa
Suy Pham Ngoc
Xem chi tiết
︵✰Ah
18 tháng 11 2021 lúc 22:00

Tham Khảo
 " Mẹ ơi " là 2 tiếng con cất lên từ lúc sinh ra gọi mẹ. Mẹ hi sinh cho con tất cả, mẹ là thế giới của riêng con. Con sinh ra và lớn trên trong vòng tay ấm áp được mẹ bồng từ khi bé. Cho đến lớn mẹ vẫn theo con, con vấp ngã, mẹ đỡ con dậy và nói " không sao đâu con " câu nói động viên ấy khắc sâu  trong lòng con, những lúc vấp ngã không có mẹ con tựa như mẹ nói câu đó mà đứng dậy lấy thêm nguồn sức mạnh cho bản thân mình. Con là thứ vô cùng quý giá với mẹ, với mẹ con luôn là đứa con bé bỏng chưa lớn khôn. Mẹ ơi ! con không dám nói con yêu mẹ nhường nào nhưng con sẽ thể hiện nó qua lòng hiếu thỏa của mình. Tình yêu của mẹ thiêng liêng rộng lớn như đất trời. Cả đời này con nợ mẹ hai chữ " Cảm ơn "

Nguyễn Minh Hà
Xem chi tiết
Hiền Nekk^^
14 tháng 11 2021 lúc 21:06

mình viết ngắn:Từ lúc mà học ngữ văn lớp 6.Em có học về thơ lục bát,lúc đầu,em đọc thơ lục bát thấy nhàm chán nhưng bây giờ em thấy nó rất hay.có rất nhiều  các bài thơ lục bát trong sách ngữ văn lớp 6 , nhưng em chỉ trú tâm vào bài thơ À ơi tay mẹ.Bài thơ của tác giả bình nguyên.Khi đọc bài thơ này,người đọc cảm thấy xúc động về đôi bàn tay mẹ.Tuy đôi bàn tay nhỏ nhắn ấy,nó lại có thể vững chắc vượt qua cản chở khó khăn của cuộc đời.Những thử thách gian nan cuộc đời,bàn tay mẹ vẫn mạnh mẽ trước những thử thách đó.Em thấy bài thơ À ơi tay mẹ rất tuyệt,và có ý nghĩa.

Nhã Trúc
14 tháng 11 2021 lúc 21:10

Dân tộc Việt Nam có phẩm chất tốt đẹp, điều đó đã được thể hiện qua bài ca dao:

                               “Trong đầm gì đẹp bằng sen

                      Lá xanh bông trắng lại chen nhụy vàng

                                 Nhụy vàng bông trắng lá xanh

                      Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”

Bài ca dao đã mượn hình ảnh hoa sen để ẩn dụ cho phẩm chất của con người. Mở đầu là một câu hỏi tu từ “Trong đầm gì đẹp bằng sen?” như một lời khẳng định rằng trong đầm có nhiều loài hoa rực rỡ, nhưng không có bất cứ loài hoa nào có thể sánh được với hoa sen. Hai câu ca dao tiếp theo vẽ nên vẻ đẹp rất đỗi bình dị mà thanh cao của chúng: lá xanh, bông trắng, nhị vàng. Cách sử dụng điệp ngữ “nhị vàng”, “bông trắng” và “lá xanh” nhằm gợi ra hình ảnh tả thực những cánh hoa xếp tầng tầng lớp lớp tạo nên những bông hoa. Câu thơ cuối cùng “Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”, hoa sen vốn sinh trưởng trong môi trường đầm lầm - một nơi có rất nhiều bùn. Mà đặc tính của bùn là có mùi hôi tanh, rất khó chịu. Mặc dù sống trong môi trường như vậy, nhưng hoa sen vẫn có mùi thơm ngát dịu dàng. Cũng giống như con người Việt Nam có lối sống giản dị, mộc mạc. Nhưng họ lại có phẩm chất tốt đẹp, cao quý. Sống trong hoàn cảnh khó khăn nhưng vẫn giữ được tâm hồn thanh cao. Chỉ một bài ca dao ngắn gọn nhưng đã thể hiện được những vẻ đẹp của con người Việt Nam.

Phạm Tiến Lộc
29 tháng 9 lúc 20:01

Đom đẻ

 

Nguyễn Trần Thành Đạt
Xem chi tiết
Quoc Tran Anh Le
28 tháng 9 2023 lúc 10:03

a. Viết đoạn văn nêu cảm xúc sau khi đọc một bài thơ bốn chữ, năm chữ thực chất là trả lời câu hỏi “Bài thơ gợi cho em những tình cảm, cảm xúc gì? Vì sao?”.

b. Khi viết các em cần chú ý:

- Đọc kĩ để hiểu nội dung và nghệ thuật của bài thơ.

- Xác định các yếu tố nội dung hoặc nghệ thuật đặc sắc trong bài thơ gây ấn tượng và gợi cảm xúc cho em.

- Viết đoạn văn nêu rõ: Em có cảm xúc về vấn đề gì? Cảm xúc của em như thế nào? Điều gì đã mang lại cho em cảm xúc đó? Vì sao?