Một HHCN có chiều dài 2m, chiều rộng 1m, chiều cao 0,5m. Tính thể tích của HHCN đó.
Một hhcn có thể tích 16cm3 chiều dài là 3,2m và chiều rộng là 2m. Tính chiều cao của hhcn đó.
Chiều cao là:
16:3,2:2=2,5(m)
Một bể nước HHCN có chiều dài 2m , chiều rộng 1,5m , chiều cao 1m. Tính
a) Thể tích bẻ nc HHCN?
b)Khi bể ko có nước, người ta mở vòi cho nước chảy vào bể, mỗi giờ được 0,5m3. Hỏi sau mấy giờ bể đầy nước?
c) Sau đó người ta mở vòi cho nước chảy ra biết lúc này mực nước tung bể cao bằng 3/4 chiều cao của bể. Tính thể tích nước trong bể?
a: V=2*1,5*1=3m3
b: Thời gian chảy đầy bể là 3:0,5=6h
c: V=0,75*1,5*2=2,25m3
Một cái thùng HHCN có chiều rộng 2dm5cm, chiều dài gấp đôi chiều rộng và chiều cao 3,5dm. Tính diện tích xung quang, diện tích toàn phần, thể tích HHCN đó.
Lời giải:
Đổi 2dm5cm = 2,5 dm
Chiều dài hhcn: $2,5\times 2=5$ (dm)
Diện tích xung quanh: $2(3,5\times 2,5+3,5\times 5)=52,5$ (dm2)
Diện tích đáy: $2,5\times 5=12,5$ (dm2)
Diện tích toàn phần hhcn: $52,5+2\times 12,5=77,5$ (dm2)
Thể tích hhcn: $3,5\times 2,5\times 5=43,75$ (dm3)
một căn phòng hhcn có chiều dài 6m , chiều rộng 4,5 m chiều cao 4m. Người ta quét sơn tường và trần nhà . tính diện tích quét sơn , biết căn phòng đó có 2 cửa sổ hcn có chiều dài 1,5m chiều rộng 1m và diện tích 2 cửa chính có chiều dài 2m chiều rộng 1 m
giúp tui đang cần gấp
Diện tích xung quanh căn phòng là:
(6+4,5)*2*4=84(m2)
Diện tích trần nhà là:
6*4,5=27(m2)
Diện tích 2 của sổ là:
1,5*1*2=3(m2)
Diện tích 2 cửa chính là:
2*1*2=4(m2)
Diện tích cần quét sơn là:
(81+27)-(3+4)=101(m2)
Đáp số :101 m2
Một HHCN và một HLP có thể tích bằng nhau. Cạnh HLP bằng chiều cao của HHCN. Biết HHCN có chiều dài 12cm, chiều rộng 3cm. Tính thể tích mỗi hình
Diện tích 1 mặt là:
12×3=36(cm2)
⇒ Theo đề bài, Diện tích mặt đáy hình lập phương cũng bằng 36cm2
Vì 36=6×6
Nên cạnh hình lập phương là 6cm
Vậy thể tích hình lập phương là:
6×6×6=216(cm3)
Vậy thể tích hình hộp chữ nhật cũng là 216cm3
Một bể tính nuôi cá dạng HHCN có chiều dài 1,2m; chiều rộng 0,5m và chiều cao 0,6 m
a. Tính diện tích kính dùng làm bể cá đó ( bể không có nắp)
b. Tính thể tích bể cá đó
c. Mực nước trong bể chiếm 75% chiều cao bể. Tính thể tích nước trong bể đó
d. Người ta thả vào bề một hòn non bộ nhỏ để trang trí bể cá. Tính thể tích hòn non bộ đó, biết khi thả hòn non bộ vào bể thì chiều cao mực nước dâng thêm 15 cm ai đúng mk tick cho nhé
Đổi: 15 cm = 0,15 m
a) Diện tích kính để làm bể đó là:
1,2 × 0,5 + ( 1,2 + 0,5 ) × 0,6 × 2 = 2,64 (m²)
b) Thể tích bể cá đó là:
1,2 × 0,5 × 0,6 = 0,36 (m³)
c) Thể tích nước trong bể đó là:
1,2 × 0,5 × ( 0,6 × 75 : 100 ) = 0,27 (m³)
d) Thể tích hòn non bộ là:
1,2 × 0,5 × 0,15 = 0,09 (m³)
một cái bể hhcn có thể tích 1,2m3,dài 1m,rộng 5dm. tính chiều cao của bể
Đổi : 1, 2 m3 = 1200 dm3
1 m = 10 dm
Chiều cao của bể là :
1200 : 10 : 5 = 24 ( dm )
Đ/s : 24 dm
1 cái hộp gỗ HHCN có chiều dài<chiều rộng 5cm , chiều cao 10cm mà có diện tích xung quanh là 1500cm^2. Tính thể tích của HHCN đó
Chiều dài của hộp gỗ là:
\(1500:10:5+5=35\left(cm\right)\)
Chiều dài của hộp gỗ là:
\(35+5=40\left(cm\right)\)
Thể tích của HHCN đó là:
\(35.40.10=14000\left(cm^3\right)\)
Một cái bể nuôi cá làm bằng kính có dạng HHCn dài 1m chiều rộng 0,5m chiều cao 0,6m A) Tính điện tích kính dùng để làm bể cá đó (bể hông có nắp) B Giá tiền 1m² kính là 180 000 đồng hỏi phải trả bảo nhiêu tiền để mua kính làm bể cá đó? C) tính thể tích D) bể có thể Chứa được tối đã bao nhiêu lít nước (1dm³ = 1 lít) E) mức nước trong bể cao bằng 3/4 chiều cao của bể tính thể tích nước hiện có (độ dài kính ko đáng kể) F) cần bao nhiêu lít để bể đầy G) Mực nước hiện có còn cách miệng bể bao nhiêu cm?
a)Diện tích xung quanh là:
(1 + 0,5) x 2 x 0,6 = 1,8 (m2)
Diện tích một mặt đáy là:
1 x 0,5 = 0,5 (m2)
Diện tích kính dùng để làm bể cá là:
1,8 + 0,5 = 2,3 (m2)
b)Giá tiền phải trả để mua kính là:
2,3 x 180 000 = 414 000 (đồng)
c)Thể tích bể cá là:
1 x 0,5 x 0,6 = 0,3 (m3)
d)Bể có thể chứa được số lít nước là:
Đổi 0,3 m3 = 300 dm3 = 300 lít nước
e)Mực nước trong bể hiện tại là:
0,6 x \(\dfrac{3}{4}\) = 0,45 (m)
Thể tích nước trong bể là:
1 x 0,5 x 0,45 = 0,225 (m3)
f)Đổi 0,225 m3 = 225 dm3 = 225 lít
Cần số lít nước để đầy bể là:
300 - 225 = 75 (lít)
g) Đổi 0,5 m = 50 cm ; 0,45 m = 45 cm
Mực nước hiện còn cách miệng bể số xăng-ti-mét là:
50 - 45 = 5 (cm)
Đáp số: a) 2,3 m2
b) 414 000 đồng
c) 0,3 m3
d) 300 lít nước
e) 0,225 m3
f) 75 lít nước
g) 5 cm