trình bày hoàn cảnh diễn biến kết quả 1 trận đánh chống giặc ngoại xâm
Câu 16. Hãy kể tên những trận thuỷ chiến tiêu biểu trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc ta thời phong kiến. Trình bày hoàn cảnh, diễn biến, kết quả, ý nghĩa của trận thuỷ chiến TK XVIII và nêu nhận xét của em về vị anh hùng có vai trò quan trọng đối với sự phát triển và thắng lợi của phong trào khởi nghĩa nông dân TK XVIII?
Câu 17. Trong các cuộc khởi nghĩa nông dân TK XVI – XVIII, em ấn tượng nhất về cuộc khởi nghĩa nào? Vì sao?
Câu 18. Hãy kể tên các cuộc chiến tranh giữa các tập đoàn phong kiến từ TK XVI -TK XVIII. Cuộc chiến tranh nào gây hậu quả nghiêm trọng nhất đối với đất nước? Hãy trình bày những hiểu biết của em về cuộc chiến tranh đó và nhận xét, đánh giá về thời kì lịch sử này?
Trình bày thành tựu nổi bật nhất thời kì nhà Lý ???
Trình bày diễn biến kết quả ý nghĩa lịch sử và nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống trên sông Như Nguyệt do Lý Thường Kiệt chỉ huy? Đánh giá công lao của Lý Thường Kiệt trong cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm của nhân dân ta??????
mk sẽ tick hết nha
Thành tựu | Thời Lý | Thời Trần |
Kinh tế | - Nông nghiệp: phát triển. Nhà nước quan tâm đến sản xuất, trị thủy, khuyến khích khai hoang. - Thủ công nghiệp: có bước phát triển mới, nhất là ngành ươm tơ, dệt lụa. - Thương nghiệp: buôn bán, trao đổi trong nước và ngoài nước được mở mang. |
Văn hóa | - Đạo Phật phát triển mạnh nhất. Các hình thức sinh hoạt văn hóa phong phú, đa dạng. Nhiều trò chơi dân gian được dân chúng ham thích. | |
Giáo dục | - Năm 1070, xây dựng Văn Miếu để thờ Khổng Tử và dạy học cho các con vua. - Năm 1075, mở khoa thi đầu tiên. - Đã bắt đầu quan tâm đến giáo dục, khoa cử song chế độ thi cử chưa có nền nếp, quy củ |
Khoa học - kĩ thuật | - Kiến trúc, điêu khắc: rất phát triển. Các công trình có quy mô tương đối lớn và mang tính cách độc đáo. - Trình độ điêu khắc tinh vi, thanh thoát. Phong cách nghệ thuật đa dạng, độc đáo và linh hoạt. |
Câu sau:Diến biến:SGK
Kết quả:cũng là SGK
Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử:
* Nguyên nhân thắng lợi:
- Do tinh thần đoàn kết, ý chí độc lập tự chủ cũng như truyền thống yêu nước, bất khuất của dân tộc.
- Có sự lãnh đạo cùng chiến thuật tài tình của vị tướng Lý Thường Kiệt.
- Nhà Tống đang trong thời kì khủng hoảng.
* Ý nghĩa lịch sử:
- Kháng chiến chống Tống thắng lợi đập tan ý chí xâm lược của giặc, buộc nhà Tống từ bỏ giấc mộng thôn tính Đại Việt. Đất nước bước vào thời kì thái bình.
- Cuộc kháng chiến thắng lợi thể hiện tinh thần chiến đấu dũng cảm, kiên cường của các tầng lớp nhân dân trong sự nghiệp đấu tranh chống xâm lược.
- Thắng lợi của cuộc kháng chiến góp phần làm vẻ vang thêm trang sử của dân tộc, để lại nhiều bài học kinh nghiệm chống ngoại xâm cho các thế hệ sau.
Tk đê!
1. Trình bày hoàn cảnh lịch sử, diễn biến, kết quả và ý nghĩa của cuộc kháng chiến chống Tống do Lê Hoàn lãnh đạo. Bằng kiến thức lịch sử đã học, em hãy đánh giá công lao của Lê Hoàn đối với nước ta trong buổi đầu độc lập.1. Trình bày hoàn cảnh lịch sử, diễn biến, kết quả và ý nghĩa của cuộc kháng chiến chống Tống do Lê Hoàn lãnh đạo. Bằng kiến thức lịch sử đã học, em hãy đánh giá công lao của Lê Hoàn đối với nước ta trong buổi đầu độc lập.
Trình bày diễn biến cuộc kháng chiến chống quân xâm lược của Dương Đình Nghệ .Cáchđánh của ông có nét gần giống với cách đánh giặc ngoại xâm của nhân vật lịch sử nào mà em đã hc ?nêu đôi nét về nhân vật lịch sử đó?
- Năm 917, Khúc Hạo mất, Khúc Thừa Mĩ lên thay.
- Mùa thu năm 930, quân Nam Hán sang đánh nước ta. Khúc Thứa Mĩ bị bắt, nhà Nam Hán cử Lý Tiến làm Thứ sử Châu Giao, đặt cơ quan đô hộ ở Tống Bình.
- Năm 931, Dương Đình Nghệ đem quân từ Thanh Hóa ra Bắc bao vây, đánh chiếm thành Tống Bình.
- Quân Nam Hán xin viện binh nhưng Dương Đình Nghệ đã chủ động đón đánh quân tiếp viện, tướng giặc bị giết tại trận.
- Dương Đình Nghệ xưng là Tiết độ sứ tiếp tục xây dựng nền tự chủ.
a/ Trình bày diễn biến, kết quả, ý nghĩa của trận quyết chiến trên sông Bạch Đằng do Ngô Quyền lãnh đạo?
b/ Cách đánh giặc của Ngô Quyền độc đáo ở chỗ nào ?
c/ Vì sao nói : " Trận chiến trên sông Bạch Đằng năm 938 là 1 chiến thắng vĩ đại của dân tộc ta ?
d/ Ngô Quyền đã có công như thế nào trong cuộc kháng chiến chống quân Nam Hán xâm lược lần thứ 2 ?
a) Diễn biến của trận quyết chiến trên sông Bạch Đằng :
- Năm 938, quân Nam Hán kéo vào bờ biển nước ta, lúc này nước triều đang dâng, quân ta khiêu chiến, giả vờ thua rút chạy, giặc đuổi theo vượt qua bãi cọc ngầm.
- Khi nước triều rút, quân ta dốc toàn lực lượng đánh quật trở lại. Quân giặc rút chạy. Trận chiến diễn ra ác liệt (thuyền quân ta nhỏ gọn, dễ luồn lách ; thuyền địch to. cồng kềnh rất khó khăn chạy qua bãi cọc lúc này đã nhô lên do nước triều rút...).
- Vua Nam Hán vội ra lệnh thu quân về nước. Trận Bạch Đằng kết thúc thắng lợi về phía quân ta.
Kết quả : Cuộc kháng chiến chống Nam Hán lần thứ hai này kết thúc thắng lợi nhanh gọn. Chỉ trong vòng một ngày, toàn bộ đạo quân xâm lược hung hăng ngạo mạn với đoàn thuyền chiến lớn đã bị tiêu diệt ở ngay tại vùng cửa biển Bạch Đằng, nghĩa là tại địa đầu sông nước của Tổ quốc, khi chúng chưa kịp đặt chân lên mảnh đất thiêng liêng của Tổ quốc ta.
Ý nghĩa : Có thể nói trận Bạch Đằng năm 938 là trận quyết chiến chiến lược lớn nhất, có ý nghĩa to lớn nhất trong lịch sử quân sự Việt Nam từ thế kỉ X về trước. Thế trận Bạch Đằng của Ngô Quyền năm 938 có ý nghĩa mở ra truyền thống đánh giặc trên sông nước Bạch Đằng. Nghệ thuật thủy chiến của Ngô Quyền đã để lại những bài học kinh nghiệm lớn mà tổ tiên ta trong các thế kỷ kế tiếp đã vận dụng thành công.
b) Chủ động: Đón đánh quân xâm lược
Độc Đáo: Bố trí trận địa cọc ngầm trên sông Bạch Đằng và dựa vào hiện tượng thiên nhiênChủ động: Đón đánh quân xâm lược
Độc Đáo: Bố trí trận địa cọc ngầm trên sông Bạch Đằng và dựa vào hiện tượng thiên nhiên
c) Trận chiến trên sông Bạch Đằng năm 938 là một chiến thắng vĩ đại của dân tộc ta vì:
Đây là một trong những trận thuỷ chiến lớn nhất trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc, tiêu diệt được nhiều quân thù, đánh bại ý chí xâm lăng của nhà Nam Hán, khiến cho chúng không dám tấn công xâm lược nước ta lần thứ ba, mặc dù nhà Nam Hán còn tồn tại một thời gian dài nữa.
trình bày diễn biến kết quả ý nghĩa của trận bạch đằng năm 1288 cách đánh giặc của nhà trần lần thứ ba có gì giống và khác lần thứ hai
Trận Bạch Đằng
a. Hoàn cảnh:
- Tháng 1 – 1288, Thoát Hoan cho quân chiếm đóng Thăng Long Sau trận Vân Đồn tình thế của quân Nguyên như thế nào?
- Quân Nguyên ngày càng khó khăn vì thiếu lương thực, nhiều nơi xung yếu bị quân ta chiếm lại, lương thực ngày càng cạn kiệt, quân Nguyên nguy cơ rơi vào tình trạng cô lập.
- Thoát Hoan quyết định rút quân về Vạn Kiếp và từ đây rút quân về nước theo hai đường thuỷ, bộ.
=> Nhà Trần mở cuộc phản công trên cả 2 mặt trận thuỷ, bộ.
b. Diễn biến:
- Tháng 4-1288, đoàn thuyền do Ô Mã Nhi chỉ huy rút về nước bằng đường thủy trên sông Bạch đằng.
- Khi nước triều dâng cao ta nhử địch lọt vào trận địa mai phục.
- Khi nước triều xuống, quân ta đổ quân đánh, cuộc chiến đấu ác liệt diễn ra. Ô Mã Nhi bị bắt sống.
- Trên bộ đội quân của Thoát Hoan rút về nước cũng bị quân ta đánh ở nhiều nơi.
c. Kết quả:
- Cuộc kháng chiến lần thứ ba chống quân Nguyên đã kết thúc thắng lợi vẻ vang.
- Đập tan ý đồ xâm chiếm Đại Việt của đế chế Nguyên. Kế hoạch bành trướng xuống các nước phía Nam Trung Quốc bị phá tan.
1. Trình bày hoàn cảnh lịch sử, diễn biến, kết quả và ý nghĩa của cuộc kháng chiến chống Tống do Lê Hoàn lãnh đạo. Bằng kiến thức lịch sử đã học, em hãy đánh giá công lao của Lê Hoàn đối với nước ta trong buổi đầu độc lập.
Mùa đông năm 979, vua Đinh Tiên Hoàng và con trai Đinh Liễn bị sát hại. Con thứ Đinh Toàn mới 6 tuổi lên nối ngôi, triều đình nhà Đinh suy yếu. Nhân cơ hội này, nhà Tống ráo riết tập trung binh lực chuẩn bị xâm lược nước ta. Đứng trước vận mệnh nguy nan của đất nước, triều đình đã suy tôn Lê Hoàn làm vua, lập nhà Tiền Lê năm 980. Ngay khi lên ngôi, Lê Hoàn liền cử sứ đoàn sang Tống hoãn binh, đồng thời ráo riết bố phòng, lập đồn lũy, tích trữ lương thảo, rèn vũ khí, tuyển thêm quân, quyết tâm kháng chiến giữ nước. Nhà Tống lấy cớ Lê Hoàn tự xưng Đế, đổi niên hiệu để đem quân thôn tính nước ta. Chúng sai sứ sang nước ta đưa ra hai yêu cầu: hoặc Đinh Toàn thống soái, Lê Hoàn làm Phó, hoặc phải đưa hai mẹ con Dương Vân Nga - Đinh Toàn sang quy phục, nhà Tống sẽ trao Tiết Việt cho Lê Hoàn. Lê Hoàn không chịu, vì thế, đầu năm 981, quân Tống đem 4 vạn quân sang xâm lược nước ta. Theo Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục: “Bấy giờ quân Tống chia đường sang xâm lấn: Hầu Nhân Bảo và Tôn Toàn Hưng tiến đến Lạng Sơn; Trần Khâm Tộ kéo đến Tây Kết, Lưu Trừng kéo đến sông Bạch Đằng ”. Kế hoạch của giặc là tiến công theo hai đường thủy, bộ và hợp quân phía Bắc thành Đại La để đánh chiếm Đại La và vùng Bắc Bộ, sau đó đánh vào kinh đô Hoa Lư, thực hiện ý đồ đánh nhanh thắng nhanh. Phân tích các tin tình báo đưa về, Lê Hoàn quyết đánh địch trên cả hai tuyến thủy, bộ, phá tan âm mưu phối hợp hai đoàn quân thủy, bộ của chúng. Ông đã bố trí lực lượng dọc theo tuyến sông Bạch Đằng, sông Kinh Thầy kéo dài cho đến vùng Lục Đầu Giang (thuộc địa phận tỉnh Thái Bình ngày nay, nơi hợp lưu 6 con sông lớn ở miền Bắc gồm sông Cầu, sông Thương, sông Lục Nam, sông Đuống, sông Kinh Thầy và nhánh chính sông Thái Bình). Trong đó, lực lượng tập trung cao nhất là ở vùng cửa biển Bạch Đằng – nơi đoàn thuyền chiến của địch vừa mới tiến vào vùng Lục Đầu Giang – nơi hợp quân của hai đoàn quân thủy, bộ của quân Tống. Đạo quân của Lưu Trừng tiến vào sông Bạch Đằng, vấp ngay sự kháng cự của quân ta, phải chiến đấu vô cùng vất vả. Những cọc đóng trên sông Bạch Đằng gây cho địch rất nhiều trở ngại. Cuộc chiến kéo dài suốt 2 tháng (từ tháng 2 đến tháng 4 năm 981), Lưu Trừng mới phá nổi vòng vây để tiến lên phía Bắc, hội với các đạo quân khác. Nhưng cũng chính thời gian kéo dài ấy, các đạo quân Tống thêm lúng túng, co cụm lại để chờ nhau mà không thể mở rộng diện tấn công, ý đồ tốc chiến tốc thắng bị bẻ gãy, thế trận liên kết không thành. Đạo quân bộ do Hầu Nhân Bảo chỉ huy vượt Nam Quan vào Lạng Sơn, chờ quân phối hợp. Nghe ngóng tin tức của Lưu Trừng không có gì tiến triển, hắn tổ chức quân đánh xuống Bình Lỗ (Sóc Sơn, Hà Nội ngày nay) thì gặp trận địa mai phục lớn. Trận đánh diễn ra quyết liệt, quân Tống đại bại, bị tiêu diệt phần lớn, Hầu Nhân Bảo cũng bị chém chết tại trận. Đạo quân Trần Khâm Tộ ở Tây Kết (Khoái Châu, Hưng Yên) nghe được tin Lưu Trừng và Hầu Nhân Bảo bại trận đành rút chạy. Nhân cơ hội đó, Lê Hoàn tiếp tục truy kích địch, tiêu diệt quá nửa quân của Trần Khâm Tộ, bắt sống nhiều tướng giặc như: Quách Quân Biện, Triệu Phụng Huân… Đại quân Tống bị đánh tan, vua Tống Thái Tông buộc phải ra lệnh bãi binh, rút tàn quân về nước, chịu thất bại thảm hại trong cuộc xâm lược Đại Cồ Việt. Cuộc kháng chiến chống Tống xâm lược do Lê Hoàn chỉ huy đã thắng lợi vẻ vang, nền độc lập dân tộc được bảo toàn. Nghiên cứu về Cuộc kháng chiến chống Tống lần 1, nhiều nhà nghiên cứu khẳng định trận Bạch Đằng tháng 4 năm 981 có ý nghĩa bước ngoặt, làm thất bại kế hoạch tốc chiến tốc thắng của địch. Sách Đại Nam nhất thống chí và nhiều thần tích ở vùng Thủy Nguyên (Hải Phòng) đều phản ánh trận Bạch Đằng năm 981 là một chiến công vang dội, lẫy lừng của quân dân ta trong kháng chiến chống Tống. Tại đền thờ vua Lê Đại Hành (Lê Hoàn) ở Phủ Diễn, Thanh Trì có câu đối ca ngợi chiến công của ông: Đế Đô tích tại Hoa Lư Động Thánh vũ kim tồn Bạch Đằng Giang (Động Hoa Lư tráng lệ đế đô, Sông Bạch Đằng lưu truyền chiến tích). Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống quân xâm lược nhà Tống đã làm nức lòng nhân dân cả nước, củng cố vững chắc lòng tin vào khả năng bảo vệ độc lập của dân tộc Việt Nam. Về đối ngoại, nhà Tiền Lê đã thi hành một chính sách tích cực, bình đẳng, kiên quyết bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ của đất nước, kể cả vùng biên cương. Tên tuổi Lê Hoàn và tướng quân nhà Tiền Lê mãi khắc sâu vào lịch sử kháng chiến chống ngoại xâm của dân tộc ta.
trình bày diễn biến và kết quả cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông Cổ
tham khảo:
* Chuẩn bị:
- Nhà Trần ban lệnh cho cả nước sắm sửa vũ khí.
- Quân đội ngày đêm luyện tập võ nghệ.
* Diễn biến:
- Quân Mông Cổ:
+ Tháng 1/1258, 3 vạn quân do Ngột Lương Hợp Thai chỉ huy tiến thẳng vào nước ta.
+ Thế giặc mạnh tiến vào Thăng Long.
+ Tại Thăng Long, quân giặc gặp nhiều khó khăn.
- Quân ta:
+ Chặn đánh ở vùng Bình Lệ Nguyên.
+ Lui quân và thực hiện "vườn không nhà trống" ở Thăng Long.
+ Chống trả quyết liệt và mở cuộc phản công lớn ở Đông Bộ Đầu.
* Kết quả:
- Đến 29/ 1/ 1258, quân giặc thua trận rút quân khỏi Thăng Long chạy về nước.
thoii
tui có lun r
- Tháng 1 - 1258, ba vạn quân Mông Cổ do Ngột Lương Hợp Thai chỉ huy, tiến vào xâm lược Đại Việt. Quân giặc theo đường sông Thao, tiến xuống Bạch Hạc (Phú Thọ) rồi tiến đến vùng Bình Lệ Nguyên (Vĩnh Phúc) thì bị chặn lại ở phòng tuyến do vua Trần Thái Tông chỉ huy.
- Để bảo toàn lực lượng, nhà Trần chủ trương thực hiện "vườn không nhà trống". Giặc vào kinh thành vắng lặng không một bóng người và không lương thực. Chúng đã điên cuồng tàn phá kinh thành. Thiếu lương thực lại bị quân dân ta chống trả, chưa đầy 1 tháng, lực lượng chúng hao mòn dần.
- Nhà Trần mở cuộc phản công lớn ở Đông Bộ Đầu. Ngày 29 - 2 - 1258, quân Mông Cổ thua trận phải rút chạy về nước. Trên đg rút chạy chúng bị quân đội nhà Trần truy kích. Đến vùng quy hóa lại bị quân của hà bổng chặn đánh, quân giặc hốt hoảng tháo chạy về nc. Cuộc kháng chiến diễn ra chỉ trong chx đầy 1 tháng đã kết thúc thắng lợi.
1. Trình bày diễn biến trận Lam Sơn 1418 - 1427( nêu rõ thời gian, trận đánh tiêu biểu và kết quả)
2. Trình bày bộ máy nhà nước trung ương thời Lê Sơ
b1,
diễn biến:
Từ năm 1424 đến cuối năm 1426, đội quân Lam Sơn đã diễn ra nhiều cuộc khởi nghĩa và dành được nhiều thắng lợi. Trong đó, tiêu biểu có các cuộc khởi nghĩa sau:
* Giải phóng Nghệ An (năm 1424)
- Ngày 12-10-1424, nghĩa quân bất ngờ tập kích đồn Đa Căng và thắng lợi , sau đó hạ thành Trà Lân
- Trên đà thắng đó, nghĩa quân tiến đánh Khả Lưu (tả ngạn sông Lam, thuộc Anh Sơn, Nghệ An), phần lớn Nghệ An được giải phóng
* Giải phóng Tân Bình, Thuận Hoá (năm 1425)
- Tháng 8 - 1425, Trần Nguyên Hãn, Lê Ngân chỉ huy nghĩa quân tiến vào giải phóng Tân Bình, Thuận Hoá
=> Vùng giải phóng của nghĩa quân kéo dài từ Thanh Hóa đến đèo Hải Vân.
* Tiến quân ra Bắc, mở rộng phạm vị hoạt động (cuối năm 1426)
- Tháng 9-1426, Lê Lợi và bộ chỉ huy quyết định mở cuộc tiến quân ra Bắc.
- Nghĩa quân chia làm 3 đạo. Nhiệm vụ của cả ba đạo quân là tiến sâu vào vùng chiếm đóng của địch, giải phóng đất đai, thành lập chính quyền mới, chặn tiếp viện của địch.
- Được sự ủng hộ tích cực của nhân dân, nghĩa quân chiến thắng nhiều trận lớn, quân Minh lâm vào thế phòng ngự, rút vào thành Đông Quan cố thủ. Cuộc kháng chiến chuyển sang giai đoạn phản công.
THAM KHẢO:
b1 kq:
nghĩa quân đã giành chiến thắng nhiều trận, buộc quân Minh phải rút vào thành Đông Quan để cố thủ.