Những câu hỏi liên quan
Buddy
Xem chi tiết
Thanh An
4 tháng 3 2023 lúc 18:41

- Cuộc đối thoại giữa dì Mây và chú San diễn ra. Lời thoại của Chú San luôn nhận lỗi về phía mình, cầu xin dì có một cuộc nói chuyện với chú. Lời thoại của dì Mây là sự từ chối. Cuộc đối thoại diễn ra chóng vánh nhưng người đọc có thể cảm nhận rõ sự đau khổ trong tâm trạng của hai nhân vật.

- Lời bình luận của người kể chuyện giúp người đọc dễ dàng hình dung ra không gian đối thoại giữa hai nhân vật cũng như tâm trạng, hành động của họ trong cuộc đối thoại.

Bình luận (0)
Mai Trung Hải Phong
29 tháng 8 2023 lúc 8:48

- Cuộc đối thoại giữa dì Mây và chú San diễn ra. Lời thoại của Chú San luôn nhận lỗi về phía mình, cầu xin dì có một cuộc nói chuyện với chú. Lời thoại của dì Mây là sự từ chối. Cuộc đối thoại diễn ra chóng vánh nhưng người đọc có thể cảm nhận rõ sự đau khổ trong tâm trạng của hai nhân vật.

- Lời bình luận của người kể chuyện giúp người đọc dễ dàng hình dung ra không gian đối thoại giữa hai nhân vật cũng như tâm trạng, hành động của họ trong cuộc đối thoại.

Bình luận (0)
Buddy
Xem chi tiết
~Kẻ xa lạ~
7 tháng 3 2023 lúc 19:57

  Dấu hiệu để nhận biết ngôi của người kể chuyện:

- Cách xưng hô trong tác phẩm: với ngôi thứ nhất thì người kể chuyện xưng “tôi”, còn ngôi thứ ba không có xưng hô cụ thể, người kể chuyện ẩn danh, không trực tiếp xuất hiện.

- Mức độ tham gia vào câu chuyện:

+ Với ngôi thứ nhất, người kể chuyện tham gia trực tiếp vào câu chuyện, là một nhân vật trong cốt truyện nhưng chỉ có thể nhìn nhận sự việc ở một khía cạnh nhất định.

+ Còn ngôi thứ ba, người kể chuyện sẽ xuất hiện qua những lời nói, lời bình luận bày tỏ thái độ, nắm bắt được tất cả các sự việc diễn ra và nhìn nhận câu chuyện ở khía cạnh bao quát hơn.

=> Ngôi của người kể chuyện trong tác phẩm là ngôi thứ ba.

Bình luận (0)
Buddy
Xem chi tiết
Mai Trung Hải Phong
30 tháng 8 2023 lúc 19:39

Phương pháp giải:

- Đọc kĩ văn bản Dưới bóng hoàng lan.

- Đọc phần tri thức ngữ văn về người kể chuyện.

- Dựa vào lý thuyết về ngôi kể, người kể chuyện để chỉ ra ngôi kể của người kể chuyện và sự nhất quán ngôi kể ấy trong văn bản.

Lời giải chi tiết:

- Câu chuyện được kể bằng lời của người kể chuyện ngôi thứ ba.

- Ngôi kể thứ ba có sự nhất quán từ đầu đến cuối câu chuyện. Người kể chuyện không xuất hiện trực tiếp trong câu chuyện mà chỉ xuất hiện thông quan những câu hỏi, lời bình luận đánh giá cảm xúc của nhân vật.

Bình luận (0)
Thanh An
8 tháng 3 2023 lúc 23:27

- Câu chuyện được kể bằng lời của người kể chuyện ngôi thứ ba.

- Ngôi kể thứ ba có sự nhất quán từ đầu đến cuối câu chuyện. Người kể chuyện không xuất hiện trực tiếp trong câu chuyện mà chỉ xuất hiện thông quan những câu hỏi, lời bình luận đánh giá cảm xúc của nhân vật.

Bình luận (0)
Buddy
Xem chi tiết
Mai Trung Hải Phong
30 tháng 8 2023 lúc 19:41

Phương pháp giải:

- Đọc kĩ tác phẩm Một chuyện đùa nho nhỏ.

- Chú ý lời của người kể chuyện để chỉ ra sự đồng cảm của người kể chuyện với Na-đi-a.

Lời giải chi tiết:

     Người kể chuyện thấy đồng cảm với Na-đi-a về nỗi sợ của nàng mỗi khi nhắc đến trượt tuyết, nỗi sợ độ cao khi đứng trên quả đồi nhìn xuống giống như nhìn một vực sâu vô hạn vậy. Nó là cái cảm giác ghê sợ, sợ cái cảm giác bị lao xuống dốc không phanh.

Bình luận (0)
Thanh An
8 tháng 3 2023 lúc 23:23

Người kể chuyện đồng cảm với nỗi sợ của Na-đi-a. Người kể chuyện miêu tả khung cảnh bên ngoài bằng ánh nhìn của Na-đi-a và nói thay nỗi sợ của nàng: “Nàng sẽ chết mất, sẽ phát điên mất.”
 

Bình luận (0)
Buddy
Xem chi tiết
Thanh An
9 tháng 3 2023 lúc 9:00

      Người viết có giọng điệu vui tươi, hạnh phúc, có tâm trạng nhẹ nhõm và hài lòng với cuộc đời của mình, với những việc mình đã làm.

Bình luận (0)
Buddy
Xem chi tiết
Mai Trung Hải Phong
29 tháng 8 2023 lúc 9:43

Tác giả tả bằng ba câu ngắn gọn, hàm súc: “Quan Công chẳng nói một lời, múa long đao xô lại. Trương Phi thẳng tay đánh trống. Chưa dứt một hồi, đầu Sái Dương đã lăn dưới đất.”

- Tạo không khí chiến trận cho hồi kể.

- “Hồi trống” là chi tiết nghệ thuật mang nhiều ý nghĩa:

+ Hồi trống thách thức: Đây là hồi trống để thử thách lòng trung thành của Quan Công, thử thách tài năng của Quan Công. Hồi trống vang lên cũng có nghĩa là Quan Công phải lao vào một cuộc chiến đối mặt với kẻ thù, đối mặt với hiểm nguy và cái chết. Tiếng trống giục giã như hối thúc nhân vật hành động.

+ Hồi trống giải oan: Quan Công đã không ngần ngại chấp nhận lời thách thức của Trương Phi để khẳng định lòng trung thành của mình. Bản thân sự dũng cảm đó đã thể hiện được tấm lòng Quan Công. Hơn thế nữa, ngay khi chưa dứt một hồi trống, đầu Sái Dương đã rơi xuống đất, và những tiếng trống tiếp theo đó chính là để minh oan cho Quan Công.

+ Hồi trống đoàn tụ: Kết thúc ba hồi trống, Quan Công giết tướng giặc, mọi nghi ngờ được hóa giải, và đó là lúc mà các anh hùng đoàn tụ. Hồi trống còn có ý nghĩa như là sự ngợi ca tình nghĩa huynh đệ, ngợi ca tấm lòng trung nghĩa của các anh hùng. Tiếng trống lúc này không còn thúc giục, căng thẳng, vội vã mà tiếng trống như reo vui chúc mừng cuộc hội ngộ của ba anh em.

+ Biểu dương tinh thần cương trực của Trương Phi, lòng trung nghĩa của Quan Công.

+ Ca ngợi tình nghĩa vườn đào của ba anh em Lưu – Quan – Trương.

→ Hồi trống Cổ Thành chính là linh hồn, kết tinh mọi yếu tố nội dung và nghệ thuật của văn bản.

Bình luận (0)
Thanh An
5 tháng 3 2023 lúc 1:28

- Phân tích:

+ Là câu chuyện về sự hiểu lầm và hóa giải sự hiểu lầm xảy ra giữa hai anh em kết nghĩa huynh đệ Quan Công – Trương Phi.

+ Ba anh em Lư – Quan – Trương kết nghĩa vườn đào, tình cảm huynh đệ sâu sắc.

+ Trương Phi thấy Quan Công hàng Tào cho là bội nghĩa, lại thấy quân mã của tào kéo đến khiến sự hiểu lầm, nghi ngờ thêm trầm trọng.

+ Quan Công chém đầu Sái Dương trong ba hồi trống hóa giải nghi ngờ nơi Trương Phi.

+ Đánh giá: Câu chuyện ca ngợi tình nghĩa huynh đệ thủy chung sâu sắc, chân thành của ba anh em Lưu – Quan – Trương.

Bình luận (0)
Buddy
Xem chi tiết
Mai Trung Hải Phong
30 tháng 8 2023 lúc 19:43

Phương pháp giải:

- Đọc tác phẩm Một chuyện đùa nho nhỏ.

- Dựa vào cách xưng hô và quá trình kể chuyện để chỉ ra ngôi kể và nhân vật của người kể chuyện.

Lời giải chi tiết:

- Người kể chuyện kể bằng ngôi thứ nhất, xưng “tôi”.

- Người kể chuyện là nhân vật tham gia hành động chính, là nhân vật “tôi” trong câu chuyện.

Bình luận (0)
Thanh An
8 tháng 3 2023 lúc 23:18

- Người kể chuyện kể bằng ngôi thứ nhất, xưng “tôi”.

- Người kể chuyện là nhân vật tham gia hành động chính, là nhân vật “tôi” trong câu chuyện.

Bình luận (0)
Buddy
Xem chi tiết
Mai Trung Hải Phong
30 tháng 8 2023 lúc 19:37

Phương pháp giải:

- Đọc kĩ văn bản Dưới bóng hoàng lan.

- Đọc kĩ đoạn văn có chi tiết nói về cây hoàng lan và những kỉ niệm gắn với nó của Thanh.

- Dựa vào những chi tiết trong đoạn văn để chỉ ra trạng thái tình cảm của Thanh.

Lời giải chi tiết:

- Trạng thái tình cảm của Thanh khi nhận ra cây hoàng lan: Thanh nhớ lại những kỉ niệm gắn bó với cây hoàng lan hồi ba mẹ anh còn sống, có sự xúc động khi nhận ra cây hoàng lan lúc nhỏ nay đã lớn rồi và cảm thấy thoải mái, nhẹ nhõm khi quay về với khu vườn thân quen.

- Những chi tiết về cây hoàng lan trong câu chuyện:

+ Lá cây rung động trong gió, thân cây vút cao lên trời.

+ Mùi hương thơm của hoa thoang thoảng bay vào.

+ Kỉ niệm hồi bé, Thanh thường nhặt hoa dưới gốc cây mà nay cây đã lớn rồi.

Bình luận (0)
Thanh An
8 tháng 3 2023 lúc 23:32

- Trạng thái tình cảm của Thanh khi nhận ra cây hoàng lan: Thanh nhớ lại những kỉ niệm gắn bó với cây hoàng lan hồi ba mẹ anh còn sống, có sự xúc động khi nhận ra cây hoàng lan lúc nhỏ nay đã lớn rồi và cảm thấy thoải mái, nhẹ nhõm khi quay về với khu vườn thân quen.

- Những chi tiết về cây hoàng lan trong câu chuyện:

 

+ Lá cây rung động trong gió, thân cây vút cao lên trời.

+ Mùi hương thơm của hoa thoảng thoảng bay vào.

+ Kỉ niệm hồi bé, Thanh thường nhặt hoa dưới gốc cây mà nay cây đã lớn rồi.

Bình luận (0)
Buddy
Xem chi tiết
Mai Trung Hải Phong
30 tháng 8 2023 lúc 19:42

Phương pháp giải:

- Đọc kĩ tác phẩm Một chuyện đùa nho nhỏ.

- Đọc kĩ những chi tiết viết về hành động tiếp theo của Na-đi-a ở trang 56 để chỉ ra “độ vênh” so với suy đoán của người kể chuyện.

Lời giải chi tiết:

“Độ vênh” giữa suy đoán của người kể chuyện với hành động tiếp theo của Na-đi-a là:

- Người kể chuyện suy đoán rằng một người sợ độ cao và nhát gan như Na-đi-a sẽ không trượt tuyết một mình vì mặt nàng nhìn trắng bệch, chân thì run rẩy khi đứng nhìn đỉnh đồi.

- Hành động của Na-đi-a là nàng run rẩy, sợ hãi nhưng vẫn xăm xăm đi bước lên bậc thang lên đỉnh đồi và quyết định một mình trượt xuống dưới để xem có còn nghe thấy câu nói ấy không.

→ Suy đoán của người kể chuyện đã có “độ vênh” khi nghĩ Na-đi-a sẽ không trượt tuyết một mình nhưng hành động của nàng lại khác với suy đoán ấy.

Bình luận (0)
Thanh An
8 tháng 3 2023 lúc 23:21

“Độ vênh” giữa suy đoán của người kể chuyện với hành động tiếp theo của Na-đi-a là:

- Người kể chuyện suy đoán rằng một người sợ độ cao và nhát gan như Na-đi-a sẽ không trượt tuyết một mình vì mặt nàng nhìn trắng bệch, chân thì run rẩy khi đứng nhìn đỉnh đồi.

- Hành động của Na-đi-a là nàng run rẩy, sợ hãi nhưng vẫn xăm xăm đi bước lên bậc thang lên đỉnh đồi và quyết định một mình trượt xuống dưới để xem có còn nghe thấy câu nói ấy không.

→ Suy đoán của người kể chuyện đã có “độ vênh” khi nghĩ Na-đi-a sẽ không trượt tuyết một mình nhưng hành động của nàng lại khác với suy đoán ấy.


 

 

 

Bình luận (0)