Câu 6 (trang 104, SGK Ngữ Văn 10, tập một)
Đề bài: Qua lễ hội Ka-tê, người Chăm hướng tới đều gì?
Câu 2 (trang 104, SGK Ngữ Văn 10, tập một)
Đề bài: Qua văn bản Lễ hội dân gian đặc sắc của dân tộc Chăm ở Ninh Thuận, tác giả đã đem đến những thông tin cơ bản nào về lễ hội Ka – tê của người Chăm ở Ninh Thuận? Hãy chỉ ra điểm đặc sắc của lễ hội này.
- Những thông tin cơ bản về lễ hội Ka-tê trong văn bản:
+ Thời gian diễn ra lễ hội Ka-tê
+ Phần lễ và phần hội của lễ hội Ka-tê
+ Ý nghĩa của lễ hội Ka-tê
- Điểm đặc sắc của lễ hội: “phần nghi lễ” và “phần hội” rất đặc sắc và phong phú, làm nên nét riêng và độc đáo của lễ hội Ka-tê.
Câu 4 (trang 104, SGK Ngữ Văn 10, tập một)
Đề bài: Tìm điểm giống nhau giữa phong tục của người Chăm (qua lễ hội Ka-tê) và phong tục của người Kinh (qua Tết âm lịch truyền thống). Nêu nhận xét của em về điểm giống nhau đó.
Điểm giống nhau giữa phong tục của người chăm (qua lễ hội Katê) và phong tục của người Kinh (qua Tết âm lịch truyền thống) đó là về ý nghĩa: Đây là khoảng thời gian những thành viên trong gia đình vui Tết đoàn viên, thể hiện sự tri ân với ông bà, tổ tiên, những bậc tiền bối và cầu chúc cho một năm hạnh phúc, bình an.
Nhận xét: Ở Việt Nam, dù là bất cứ dân tộc nào cũng luôn luôn đề cao lòng biết ơn với ông bà, tổ tiên – những thế hệ đi trước đã có công sinh thành, dưỡng dục.
Câu 5 (trang 103, SGK Ngữ Văn 10, tập một)
Đề bài: Tìm chi tiết kể về nét độc đáo trong lễ hội Ka-tê của người Chăm.
- “Trong mỗi năm, một gia đình được cử đại diện làm mầm cúng tế thần linh và phần lộc thụ hưởng được chia đều cho các hộ gia đình.”
- “Trong ngày hội, du khách dễ bắt gặp hình ảnh đội chum nước rất duyên dáng, khéo léo của các cô gái Chăm trong cuộc thi để nhanh về đích.”
- “Ở khoảng sân rộng, nam thanh nữ tú Chăm thể hiện những bài dân ca, biểu diễn dân vũ. Họ say sưa ca hát, nhảy múa đến đèm khuya.”
- “Hội làng tan dần, mọi người hân hoan trở về mái ẩm gia đình để họp mặt gia tiên.”
Câu 3 (trang 102, SGK Ngữ Văn 10, tập một)
Đề bài: Hoạt động nào của lễ hội Ka-tê được thể hiện qua bức ảnh này?
Câu 1 (trang 104, SGK Ngữ Văn 10, tập một)
Đề bài: Nhan đề cung cấp những thông tin ban đầu nào về nội dung văn bản? Vì sao tác giả không đưa tên gọi của lễ hội (Ka - tê) vào nhan đề?
- Nhan đề cung cấp thông tin ban đầu rằng lễ hội Ka-tê ở Ninh Thuận là một lễ hội dân gian đặc sắc.
- Tác giả không đưa tên gọi là lễ hội Ka-tê bởi nếu chỉ nêu ra như vậy thì người đọc sẽ chưa hình dung rõ ràng được đây là lễ hội gì, của toàn thể dân tộc hay chỉ thuộc về một dân tộc. Như vậy sẽ không để lại ấn tượng tốt cho người đọc.
Qua lễ hội Ka-tê, người Chăm hướng tới điều gì?
Người Chăm hướng đến sự tri ân đối với tổ tiên, các bậc tiền bối đã có công tạo dựng và bảo vệ cuộc sống cho họ
Câu 6 (trang 99, SGK Ngữ Văn 10, tập một)
Đề bài: Văn hoá lễ hội thể hiện qua lễ hội "5 không" như thế nào?
- Văn hoá lễ hội thể hiện qua “lễ hội 5 không":
+ Không để xe gây ùn tắc giao thông, ảnh hưởng tới quá trình tham gia lễ hội
+ Không để xảy ra tình trạng ép giá, “chặt chém” khách du lịch
+ Không để người ăn xin tràn lan, cản trở lễ hội
+ Không phục vụ đồ ăn kém vệ sinh
+ Không để xảy ra trường hợp phản cảm, không phù hợp trong lễ hội.
Câu 3 (trang 98, SGK Ngữ Văn 10, tập một)
Đề bài: Nội dung chính của lễ hội là gì
- Nội dung chính của lễ hội:
+ Khai mạc lễ hội Đền Hùng
+ Lễ hội văn hóa dân gian đường phố: Có sự tham gia của trên 2000 nghệ sĩ, với những tiết mục nghệ thuật đặc sắc.
+ Màn bắn pháo hoa kéo dài 5 phút
Câu 8 (trang 104, SGK Ngữ Văn 10, tập hai)
Đề bài: Không làm tổn thương người khác mang lại hiệu quả gì?
- Không làm tổn thương người khác mang lại hiệu quả:
+ Chúng ta sẽ cảm thấy nhẹ nhõm và thanh thản về cả thể chất lẫn tinh thần
+ Chúng ta sẽ không phải đoán già đoán non liệu hành động của mình gây ra tác động hay hậu quả thế nào với người khác
+ Mỗi ngày có một dòng chảy mới hứa hẹn đem đến hạnh phúc và bình yên cho chúng ta