Ghi lại cảm xúc về bài thơ vườn ươm gia đình
Hãy viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) ghi lại cảm xúc về một bài thơ về gia đình
Tham khảo:
Nhà thơ Ta-go đã gợi lên trong em những cảm xúc trìu mến về tình mẫu tử thiêng liêng qua bài thơ Mây và sóng. Hình ảnh đứa trẻ nhỏ ở trong bài thơ hiện lên thật ngô nghê nhưng chứa chan tình thương yêu dành cho mẹ của mình. Là một đứa trẻ, những trò chơi, những nơi vui chơi mới lạ, những ngày chỉ có rong chơi không phải học tập thật hấp dẫn biết bao. Thế nhưng, người con đã cưỡng lại được những lời mời gọi hấp dẫn ấy của người trên mây, trong sóng. Bởi, đối với người con, hơn tất cả những điều ấy chính là người mẹ đang chờ đợi ở nhà. Nghĩ đến mẹ, tất cả những trò chơi đều trở nên kém hấp dẫn. Người con còn tự nghĩ ra những trò chơi thú vị, để được ở cùng mẹ, được lăn vào lòng mẹ, được cùng mẹ cười tan. Những điều giản dị, mộc mạc ấy khiến người con vui sướng khôn cùng. Bởi chỉ cần được ở bên mẹ là đã hạnh phúc lắm rồi. Tình cảm thuần túy, nồng ấm ấy của người con khiến em như được nhìn thấy chính mình. Bởi em cũng yêu mẹ của mình lắm, cũng vui sướng lâng lâng khi được mẹ ôm vào lòng, thủ thỉ trò chuyện. Thật tuyệt biết mấy khi được sống trong vòng tay yêu thương của mẹ!
Hạnh phúc là cảm giác sung sướng do hoàn toàn đạt được ý nguyện của mình. Như vậy, khi chúng ta mong ước điều gì thì việc đạt được những điều đó sẽ khiến chúng ta hạnh phúc. Cái quý giá nhất trên đời mà mỗi người có thể góp phần mang lại cho chính mình và cho người khác đó là “năng lực tạo ra hạnh phúc”. Để chạm đến hạnh phúc, chúng ta phải trở thành “con người lớn” bằng hai cách: hoặc là làm việc lớn, những việc làm vĩ đại hoặc là làm việc nhỏ với tình yêu thật lớn. Chúng ta có thể tự tạo ra hạnh phúc bằng những việc làm đúng đắn, phù hợp với yêu cầu của xã hội dù đó là việc lớn hay nhỏ. Đặc biệt, có lẽ, chẳng lứa tuổi nào giàu mơ ước, hoài bão thậm chí là tham vọng như tuổi trẻ. Hạnh phúc là khi bạn dám mơ ước, biết ước mơ và dám hành động để đạt mơ ước. Hạnh phúc chân chính là niềm hạnh phúc giúp tuổi trẻ có được động lực để trở thành những con người tự tin, năng động và sống có ích với cuộc đời. Thật đáng trách cho những ai xem thường hạnh phúc của bản thân và người khác, sống vô trách nhiệm, ích kỉ, chỉ nghĩ đến bản thân mình. Tất nhiên, họ sẽ không được hạnh phúc. Thành công không phải là chìa khóa mở cánh cửa hạnh phúc. Hạnh phúc là chìa khóa dẫn tới cánh cửa thành công. Nếu bạn yêu điều bạn đang làm, bạn sẽ thành công.
viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) ghi lại cảm xúc về một bài thơ thuộc chủ đề gia đình thương yêu
1. Mở đoạn:
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm.
- Giới thiệu về cảm xúc của em sau khi đọc bài thơ.
2. Thân đoạn:
a. Cảm xúc về nội dung: Thông qua văn bản, nhà thơ muốn ngợi ca tình cảm gia đình, cụ thể là tình cảm cha con gắn bó, khăng khít.
* Tình cảm yêu thương, dạt dào của người cha dành cho đứa con thân yêu:
- Lòng cha dâng lên nỗi niềm hạnh phúc khi dắt tay con đi trên bãi cát "dưới ánh mai hồng". => Cha luôn nâng niu, trân trọng từng khoảnh khắc bên con.
- Đối với con, cha luôn âu yếm, nhẹ nhàng:
+ Cha xoa đầu, mỉm cười nhìn con.
+ Cha từ tốn giải thích cho con sự bao la, rộng lớn của đất trời: "Theo cánh buồm đi mãi đến nơi xa/ Sẽ có cây, có cửa, có nhà,/ Vẫn là đất nước của ta,/ Ở nơi đó cha chưa hề đi đến.".
- Cha giống như cánh buồm, luôn che chở, đồng hành cùng con trên bước đường hướng đến tương lai.
- Người cha dâng lên niềm hạnh phúc, vui sướng khi thấy ước mơ của mình ngày trước trong khát vọng, hoài bão của con hiện tại.
* Tình cảm sâu sắc và niềm tin yêu của con dành cho cha:
- Cha là người có thể giải đáp mọi thắc mắc, băn khoăn của con: "Sao xa kia chỉ thấy nước, thấy trời/ Không thấy nhà, không thấy cây, không thấy người ở đó?".
- Con mong "Cha mượn cho con buồm trắng nhé,/ Để con đi..." => Lời nói đã cho thấy sự tin tưởng tuyệt đối của con.
b. Cảm xúc về nghệ thuật:
- Yếu tố miêu tả được kết hợp hài hòa với tự sự.
- Từ ngữ giàu sức gợi hình, gợi cảm: "lênh khênh", "rực rỡ", "rả rích", "phơi phới", "thầm thì",...
- Các biện pháp tu từ độc đáo: điệp ngữ "không", ẩn dụ chuyển đổi cảm giác "Ánh nắng chảy đầy vai".
3. Kết đoạn:
- Khái quát được cảm xúc về bài thơ.
Viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) ghi lại cảm xúc của em về bài thơ: Gia đình của Trần Xuân Viện
Viết đoạn văn ngắn khoảng (khoảng 150 đến 200 chữ) ghi lại cảm xúc của em về bốn dòng thơ đầu của bài thơ “Việt Nam quê hương ta” – Nguyễn Đình Thi
Tham khảo :
Tác giả Nguyễn Đình Thi đã đưa cả đất nước Việt Nam tươi đẹp vào thi phẩm “Việt Nam quê hương ta”. Nhà thơ chỉ chọn những hình ảnh tiêu biểu nhất như cánh cò, đồng lúa, ngọn núi Trường Sơn, mà như tái hiện được cả non sông gấm vóc của tổ quốc. Từ trong mảnh đất ấy, đã sinh ra những con người hiền lành, chân chất nhưng cũng vô cùng kiên cường, dũng cảm. Họ sinh ra từ làng, nên yêu làng, yêu tổ quốc. Họ sẵn sàng gác lại mọi thứ ở phía sau để chiến đấu cho độc lập tự do của dân tộc. Đó là Việt Nam trong tâm thức của nhà văn Nguyễn Đình Thi, và cũng là Việt Nam trong triệu triệu trái tim người con của mảnh đất hình chữ S này. Nhịp thơ lục bát ngân vang như câu ca, đã góp phần làm cho tình yêu và niềm tự hào về quê hương trong bài thơ trở nên càng thêm tự nhiên, mạch lạc. Bởi tình yêu nước ấy ai ai cũng có, chỉ là khác nhau ở cách biểu đạt mà thôi.
Em hãy viết một đoạn văn từ ( 150 đến 200 chữ ) ghi lại cảm xúc của em về khổ thơ đầu trong bài thơ Việt Nam Đất Nước ta ơi - Nguyễn Đình Thi
TK
Một trong những bài thơ lục bát mà em thích nhất chính là bài thơ Việt Nam quê hương của nhà thơ Nguyễn Đình Thi. Bài thơ được viết bằng thể lục bát, âm điệu nhẹ nhàng, bay bổng nhưng cũng không kém phần sôi nổi, trầm hùng. Câu thơ mở đầu như câu hát ca ngợi da diết để lại cho em ấn tượng sâu sắc : " Việt Nam đất nước ta ơi...... sớm chiều". Nhà thơ đã tinh tế vẽ nên một bức tranh màu sắc hài hòa, tươi đẹp, rất đặc trưng của làng quê Việt. Giữa nền xanh biếc “biển lúa” là hình ảnh đàn cò trắng chao nghiêng rập rờn. Cánh cò ấy không cao vút tầng không mà “bay lả” giữa cánh đồng, dưới những đám mây mờ bị che phủ bởi đỉnh núi, mở ra khung cảnh về một đất nước thanh bình. Đánh đổi cho sự thanh bình ấy chính là máu, là nước mắt của biết bao những người con anh dũng kiên cường chiến đấu hết mình bảo vệ đất nước. Chỉ bằng 4 dòng thơ đầu thôi, cũng đủ khơi gợi cho chúng ta niềm tự hào về thiên nhiên, về mảnh đất Việt Nam yêu dấu
Dân tộc Việt Nam có phẩm chất tốt đẹp, điều đó đã được thể hiện qua bài ca dao:
“Trong đầm gì đẹp bằng sen
Lá xanh bông trắng lại chen nhụy vàng
Nhụy vàng bông trắng lá xanh
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”
Bài ca dao đã mượn hình ảnh hoa sen để ẩn dụ cho phẩm chất của con người. Mở đầu là một câu hỏi tu từ “Trong đầm gì đẹp bằng sen?” như một lời khẳng định rằng trong đầm có nhiều loài hoa rực rỡ, nhưng không có bất cứ loài hoa nào có thể sánh được với hoa sen. Hai câu ca dao tiếp theo vẽ nên vẻ đẹp rất đỗi bình dị mà thanh cao của chúng: lá xanh, bông trắng, nhị vàng. Cách sử dụng điệp ngữ “nhị vàng”, “bông trắng” và “lá xanh” nhằm gợi ra hình ảnh tả thực những cánh hoa xếp tầng tầng lớp lớp tạo nên những bông hoa. Câu thơ cuối cùng “Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”, hoa sen vốn sinh trưởng trong môi trường đầm lầm - một nơi có rất nhiều bùn. Mà đặc tính của bùn là có mùi hôi tanh, rất khó chịu. Mặc dù sống trong môi trường như vậy, nhưng hoa sen vẫn có mùi thơm ngát dịu dàng. Cũng giống như con người Việt Nam có lối sống giản dị, mộc mạc. Nhưng họ lại có phẩm chất tốt đẹp, cao quý. Sống trong hoàn cảnh khó khăn nhưng vẫn giữ được tâm hồn thanh cao. Chỉ một bài ca dao ngắn gọn nhưng đã thể hiện được những vẻ đẹp của con người Việt Nam.
Em hãy viết một đoạn văn ( từ 150 đến 200 chữ) ghi lại cảm xúc của em về một bài thơ lục bát: Bài Việt Nam quê hương tôi của Nguyễn Đình Thi
THAM KHẢO
Tình yêu quê hương đất nước trở thành nguồn cảm hứng không bao giờ vơi cạn đối với các thi nhân, đặc biệt trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Nhà thơ Nguyễn Đình Thi góp thêm một bông hoa cho vườn văn học yêu nước – bài thơ Việt Nam quê hương ta. Những câu thơ của Nguyễn Đình Thi vút lên sôi nổi, trầm hùng biết bao:
Việt Nam đất nước ta ơi
Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn
Cánh cò bay lả rập
rờn/ Mây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều
Bốn câu thơ đầu mở ra cảnh thanh bình của làng quê Việt Nam bao đời nay sau lũy tre làng gần gũi thân thương. Để có được sự thanh bình ấy dân tộc ta đã phải trải qua rất nhiều đau thương mất mát và hi sinh: “Bao nhiêu đời đã chịu nhiều thương đau/ Mặt người vất vả in sâu/ Gái trai cũng một áo nâu nhuộm bùn”. Càng trong gian khó, phẩm chất và ý chí của con người Việt Nam lại càng ngời sáng hơn, từ những người bé nhỏ bình dị chăm chút làm ăn, khi đất nước lâm nguy họ vụt lớn lên thành những anh hùng bất khuất, kiên trung, không kẻ thù nào có thể khuất phục “chìm trong máu lửa lại vùng đứng lên”. Điều đó đã lí giải vì sao một dân tộc bé nhỏ như dân tộc Việt Nam lại có thể chiến thắng những kẻ thù sừng sỏ nhất. Vẻ đẹp của những con người gan dạ dũng cảm đó không chỉ là chỉ biết cầm súng chiến đấu mà chính là bản chất hiền hòa, đôn hậu, yêu chuộng hòa bình “Đạp quân thù xuống đất đen/ Súng gươm vứt bỏ lại hiền như xưa”.Quê hương dưới đôi mắt của nhà thơ Nguyễn Đình Thi hiện lên vô cùng tươi đẹp, chan hòa ánh nắng, nơi có “Hoa thơm, cỏ ngọt bốn mùa trời xanh”, nơi con người biết “Yêu ai yêu trọn tấm lòng thủy chung”, nơi gắn bó bao kỉ niệm của tuổi thơ êm đềm và trở thành phần kí ức không thể xóa nhòa trong tâm trí. Để mỗi khi đi xa thì nỗi nhớ lại càng trào dâng: “Ta đi ta nhớ núi rừng/ Ta đi ta nhớ dòng sông vỗ bờ”. Nếu không có một tình yêu sâu nặng với quê hương đất nước thì chắc hẳn không thể viết nên những câu thơ chạm tới miền tình cảm thiêng liêng nhất trong trái tim mỗi người dân đất Việt. Mỗi lần đọc lại những vần thơ này của nhà thơ Nguyễn Đình Thi, ắt hẳn trong chúng ta không khỏi dấy lên niềm tự hào về quê hương đất nước mình.
Bài thơ Việt Nam quê hương ta của nhà thơ Nguyễn Đình Thi là một bài thơ lục bát mang đậm âm hưởng hào hùng, chứa đựng tình yêu và tự hào về quê hương mãnh liệt. Với những hình ảnh so sánh, nhân hóa đặc sắc, tác giả đã tái hiện lại đất nước và con người Việt Nam với những vẻ đẹp mộc mạc mà đáng quý.
VIẾT ĐOẠN GHI LẠI CẢM XÚC VỀ BÀI THƠ LỤC BÁT
•Đề tài thiên nhiên
•Quê hương
•Bạn bè
•Gia đình
giúp mình với!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!
Mik chọn đề : gia đình
Tham khảo:
Từ xa xưa cha ông ta đã hiểu rõ về vai trò và tình cảm yêu thương, gắn bó của những người con cùng sống với nhau dưới một mái nhà. Bên cạnh tình mẫu tử vô cùng thiêng liêng, cao đẹp thì tình nghĩa anh em cũng được xem là tình cảm thắm thiết, sâu sắc và là nguồn cảm hứng vô tận trong âm nhạc và thi ca:
Anh em như thể tay chân
Rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần
Tình nghĩa anh em trong gia đình là gì? Đó là một hình ảnh, khái niệm quen thuộc trong cuộc sống nhưng lại ít ai quan tâm đề cập đến. Tình cảm anh em là tình cảm giữa những người con cùng một huyết thống, cùng máu thịt, cùng sống chung một mái nhà và cùng được nuôi dưỡng bằng một nguồn suối yêu thương có những tình cảm thiêng liêng, gắn bó và giúp đỡ nhau trong cuộc sống. Tình cảm anh em còn được hiểu như khi không còn cha mẹ, người thân thì anh em phải biết thương yêu, che chở, đùm bọc cho nhau trước những khó khăn, hoạn nạn. Từ thuở bé, ta vẫn thường được đọc hay nghe kể những câu chuyện cổ tích cảm động về tình cảm anh em như “Hoa dâm bụt”, “ Sự tích trầu cau”,.… Tuy mỗi câu chuyện đều mang một nội dung và sắc thái khác nhau nhưng cùng chung một điểm nổi bật mà người xưa muốn gửi gắm, đó là tô đậm tình yêu thương giữa những người anh em trong một nhà. Bên cạnh đó cũng có rất nhiều truyện phê phán anh em không biết yêu thương mà tranh giành, ghen tị với em mình như “Ăn khế trả vàng”, Hà rầm hà bạc”,…
Bước 1: Chuẩn bị trước khi viết.
Xác định đề tài.
Hãy đọc kĩ đề bài và xác định:
- Đề bài yêu cầu viết về vấn đề gì?
- Kiểu bài nào? Độ dài của đoạn văn là bao nhiêu?
Thu thập tư liệu
Trong bước này, em hãy tự hỏi:
- Cần tìm những thông tin nào?
- Tìm những thông tin ấy ở đâu?
Em có thể tìm và chọn một bài thơ lục bát mà em yêu thích hoặc có cảm xúc đặc biệt để viết.
Bước 2: Tìm ý, lập dàn ý
Tìm ý
Em hãy:
- Đọc diễn cảm bài thơ vài lần để cảm nhận âm thanh, vần, nhịp điệu của bài thơ và xác định những cảm xúc mà bài thơ đã gợi cho em.
- Tìm và xác định ý nghĩa của những từ ngữ, hình ảnh độc đáo, những biện pháp tu từ mà tác giả bài thơ sử dụng.
- Lí giải vì sao em có cảm xúc đặc biệt với bài thơ.
- Viết nhanh dưới dạng cụm từ thể hiện những ý tưởng trên.
Viết đoạn văn (150- 200 chữ) ghi lại cảm xúc về bài thơ lục bát “Việt Nam quê hương ta” của nhà thơ Nguyễn Đình Thi.
giúp em với ạ e cần gấp vào hôm nay
Đặt câu có từ láy, gạch chân từ láy em vừa đặt