bài bao nhiêu ạ
1. Mở đoạn:
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm.
- Giới thiệu về cảm xúc của em sau khi đọc bài thơ.
2. Thân đoạn:
a. Cảm xúc về nội dung: Thông qua văn bản, nhà thơ muốn ngợi ca tình cảm gia đình, cụ thể là tình cảm cha con gắn bó, khăng khít.
* Tình cảm yêu thương, dạt dào của người cha dành cho đứa con thân yêu:
- Lòng cha dâng lên nỗi niềm hạnh phúc khi dắt tay con đi trên bãi cát "dưới ánh mai hồng". => Cha luôn nâng niu, trân trọng từng khoảnh khắc bên con.
- Đối với con, cha luôn âu yếm, nhẹ nhàng:
+ Cha xoa đầu, mỉm cười nhìn con.
+ Cha từ tốn giải thích cho con sự bao la, rộng lớn của đất trời: "Theo cánh buồm đi mãi đến nơi xa/ Sẽ có cây, có cửa, có nhà,/ Vẫn là đất nước của ta,/ Ở nơi đó cha chưa hề đi đến.".
- Cha giống như cánh buồm, luôn che chở, đồng hành cùng con trên bước đường hướng đến tương lai.
- Người cha dâng lên niềm hạnh phúc, vui sướng khi thấy ước mơ của mình ngày trước trong khát vọng, hoài bão của con hiện tại.
* Tình cảm sâu sắc và niềm tin yêu của con dành cho cha:
- Cha là người có thể giải đáp mọi thắc mắc, băn khoăn của con: "Sao xa kia chỉ thấy nước, thấy trời/ Không thấy nhà, không thấy cây, không thấy người ở đó?".
- Con mong "Cha mượn cho con buồm trắng nhé,/ Để con đi..." => Lời nói đã cho thấy sự tin tưởng tuyệt đối của con.
b. Cảm xúc về nghệ thuật:
- Yếu tố miêu tả được kết hợp hài hòa với tự sự.
- Từ ngữ giàu sức gợi hình, gợi cảm: "lênh khênh", "rực rỡ", "rả rích", "phơi phới", "thầm thì",...
- Các biện pháp tu từ độc đáo: điệp ngữ "không", ẩn dụ chuyển đổi cảm giác "Ánh nắng chảy đầy vai".
3. Kết đoạn:
- Khái quát được cảm xúc về bài thơ.
ĐỀ LUYỆN TẬP Đề 2: Phân tích đặc điểm nhân vật Cáo trong truyện “Con Cáo và chùm nho” Con Cáo và chùm nho Một ngày nọ, Cáo ta xuống triền núi và phát hiện ra phía trước có một vườn nho. Dưới tán lá xanh, từng chùm nho căng tròn mọng nước, dưới ánh sáng mặt trời trông lại càng hấp dẫn. Những chùm nho này khiến người ta thèm thuồng. Cáo thèm tới mức nước bọt cứ trào ra hai bên mép. Cáo ta nhìn trước ngó sau thấy chẳng có ai, nho lại nhiều như thế này, cũng muốn chén ngay mấy chùm. Cáo đứng thẳng người, vươn tay hái nho. Nhưng giàn nho thì cao quá, Cáo ta dù có vươn người đến đâu cũng không thể tới được. Cáo nhanh trí nghĩ ra một cách, thử nhảy lên xem sao nhưng cố lắm cũng chỉ với tới lá nho mà thôi. Cáo ta không đành lòng rời khỏi vườn nho khi chưa chén được quả nào, thế là nó lượn mấy vòng quanh vườn, cuối cùng cũng phát hiện ra một cây nho khá thấp. Cáo ta lại nhảy lên, không tới được chùm nho, lại gắng sức nhảy lên lần nữa, vẫn không hái được quả nho nào. Cáo ta lại lượn xung quanh giàn nho. Ha ha, cuối cùng thì cũng phát hiện ra một chùm nho còn thấp hơn chùm lúc nãy. Thích chí quá, Cáo ta tự đắc: – Không có việc gì có thể làm khó ta được, ha ha! Nước dãi trong cổ họng cứ trào ra, lùi lại mấy bước lấy đà, Cáo nhảy lên, nhưng hỡi ôi, vẫn chẳng với tới được. Cáo ta dù có làm thế nào cũng không thể hái được nho, thở đánh thượt một cái rồi nói: – Làm sao mà mình lại cứ phải cố ăn mấy cái chùm nho này nhỉ? Vỏ thì xanh thế, chắc chắn là chưa chín rồi. Không biết chừng còn vừa chua vừa chát, không nuốt được, có khi còn phải nhổ ra, đúng là chả ra làm sao cả. Nói xong, Cáo rầu rĩ rời khỏi vườn nho. Hướng dẫn 1. Mở bài: - Giới thiệu nhân vật: nhân vật Cáo trong câu chuyện “Con Cáo và chùm nho”; - Ấn tượng chung của em về con Cáo trong truyện. 2. Thân bài: Có thể triển khai làm nổi bật các đặc điểm của con Cáo: * Hoàn cảnh: Tái hiện lại hoàn cảnh phát hiện chùm nho, Cáo thèm tới mức nước bọt cứ trào ra hai bên mép Bản năng thôi thúc khiến Cáo muốn hái nho và ăn ngay. * Đặc điểm tính cách + đặc điểm thứ nhất: Rất cố gắng, quyết tâm (Câu chủ đề Tái hiện các hành động của Cáo Nhận xét) - Chủ đề: Trước hết đó là một chú cáo rất cố gắng, quyết tâm để làm được điều mình mong muốn . Dẫn chứng: Hết lần này lượt khác, Cáo đã nỗ lực hết sức để hái được chùm nho. Lần thứ nhất, Cáo….. Lần thứ hai, Cáo ….Lần thứ ba, Cáo... Nhận xét + biểu cảm: Như vậy Cáo rất cố gắng để đạt được mục đích của mình…Thế nhưng đáng thương làm sao! Cáo vẫn không hái được nho mà ăn… + đặc điểm thứ hai: không tự nhận mình thất bại (quy trình phân tích tương tự như đặc điểm thứ nhất) - Tuy nhiên, Cáo thật là đáng trách khi đã không tự nhận rằng mình thất bại. Cáo nhanh chóng bao biện cho thất bại của mình bằng cách biện minh rằng…. Hay nói cách khác Cáo không chấp nhận nguyên nhân mình thất bại, không thừa nhận mình thất bại. Điều này dẫn tới hậu quả là Cáo sẽ không bao giờ thấy được nguyên nhân để rút ra kinh nghiệm, để tiến bộ hơn. Mặt khác, nó cũng dẫn tới sự “ru ngủ” về nhận thức, làm Cáo mất đi ý chí, quyết tâm để đạt được điều mình muốn. * Bài học rút ra từ việc phân tích nhân vật: - Không phải sự cố gắng nào cũng đi tới thành công nhưng nếu không cố gắng nhất định không với tới thành công. - Nếu đã cố gắng mà vẫn không đạt được kết quả mong muốn thì không nên bao biện cho thất bại của mình mà cần tìm ra nguyên nhân, giải pháp để lần sau chạm tay tới thành công. Bởi người xưa đã nói “thất bại là mẹ thành công”. - Ví dụ thực tế: Một lần sau nỗ lực thi mà không đỗ thì cần rút kinh nghiệm để lần thi kế tiếp có thể đạt được thành công chứ không phải đổ lỗi tại không may mắn hay một yếu tố khách quan nào đó hoặc tự ru ngủ mình rằng cuộc thi này không quan trọng được. * Phân tích nghệ thuật xây dựng nhân vật: làm như mẫu 3. Kết bài : dựa vào dàn ý để viết
Bởi thế mà ếch trở nên huênh hoang, kiêu ngạo. Khi thấy các con vật xung quanh đều bé nhỏ hơn, đều hoảng sợ vì tiếng kêu của mình, ếch tưởng trong thế giới này chỉ có mình là lớn lao hơn cả. Ếch nhìn trời từ dưới đáy giếng sâu nên tưởng như bầu trời chỉ bé bằng cái vung mà thôi. Chính điều đó khiến ếch nghĩ ếch là chúa tể muôn loài mà không biết rằng đó là cái nhìn thật thiếu hiểu biết. Ếch không biết rằng thế giới ngoài kia bao la vô cùng, cũng có rất nhiều những con vật, giống loài to lớn khác, bầu trời là vô biên chứ không hề nhỏ bé như ếch tưởng tượng. Cái nhìn hạn hẹp ấy khiến ếch không biết sợ ai mà sinh ra tự phụ. - Đỉnh điểm của sự kiêu căng, ngạo mạn chính là khi ếch ra khỏi giếng. Bởi không hề biết thế giới bên ngoài rộng lớn, nhiều điều lí thú nhưng cũng vô cùng nhiều cạm bẫy trong khi ếch thì chỉ là một con vật rất bé nhỏ nên ếch ta vẫn giữ thói cũ, đi lại nghênh ngang, cất tiếng kêu ồm ộp, nhâng nháo nhìn bầu trời không thèm để ý đến xung quanh. Tiếng kêu “ồm ộp” vốn dĩ là đặc trưng giống loài của ếch, cũng là âm thanh thể hiện uy quyền của ếch khi ở trong giếng. Ra khỏi giếng, đến một thế giới khác ếch vẫn tưởng chỉ có tiếng kêu của mình là lớn nhất và vẫn giữ sự ngạo mạn bằng tiếng kêu ấy. Cái nhìn “nhâng nháo” là cái nhìn thể hiện sự coi thường xung quanh, tự cho mình là hơn cả. Hơn thế nữa, ếch còn đi lại “nghênh ngang”, coi thế giới mới lạ kia là thế giới quen thuộc của chính mình. Và tất nhiên, những hành động đó đã dẫn tới hậu quả là ếch bị con trâu đi qua giẫm bẹp. Trả giá bằng chính mạng sống của mình là một sự trả giá rất đắt cho tầm nhìn hạn hẹp mà lại huênh hoang, kiêu ngạo. Kết cục ấy vừa khiến ếch trở nên đáng thương mà cũng vừa đáng trách. đâu là câu chủ đề ,dẫn chứng ,nhận xét