Những câu hỏi liên quan
Ctuu
Xem chi tiết
KYAN Gaming
29 tháng 4 2021 lúc 21:19

Như vậy Lí Thái Tổ có một tầm nhìn rất đúng đắn, sâu sắc về đất Đại La-Thăng Long.

Về nghệ thuật: Chiếu dời đô có sức thuyết phục lớn do nhà vua chỉ ra sự cần thiết phải dời đô. Lời ban bố mệnh lệnh lại được bày tỏ nỗi lòng qua đốithoại, trao đổi của một áng văn biến ngẫu sinh động dào dạt.

“Chiếu dời đô” có lời văn trau chuốt, giàu hình ảnh và nhờ những vế đối rất chỉnh mà lời văn gây ấn tượng sâu sắc vào lòng người.

 

Đọc “Chiếu dời đô" ta thấy thêm tin yêu đất nước có những nơi vừa giàu đẹp, vừa thể hiện niềm hi vọng cho mai sau. Ngày nay, mỗi lần đọc “Chiếu dời đô” ta càng thêm tự hào về ông cha mình sáng suốt đã lấy Thăng Long làm kinh đô. Về việc chọn đất và dời đô của Lí Thái Tổ đã phản ánh ý chí độc lập tự cường dân tộc. Vì từ đó đến nay qua nhiều thay đổi và thăng trầm, Lăng Long vẫn là một mảnh đất ngày một sầm uất, lớn mạnh.

Bình luận (0)
KYAN Gaming
29 tháng 4 2021 lúc 21:20

Cuộc kháng chiến chống xâm lược Minh do Lê Lợi lãnh đạo giành thắng lợi. Sau khi đuổi giặc ra khỏi bờ cõi, vâng mệnh Lê Lợi, Nguyễn Trãi viết văn bản Bình Ngô đại cáo để công bốtrước dân chúng về sự nghiệp dẹp yên giặc Ngô đã hoàn thành. Bài cáo được ban bố vào đầu năm 1428, đây cũng là thời gian Lê Lợi lên ngôi vua lập ra nhà Lê.

 

Bình Ngô đại cáo được xem như một bản tuyên ngôn độc lập của dân tộc ta, bài cáo ca ngợi tinh thần độc lập tự cường, lòng tự hào dân tộc trước thắng lợi vẻ vang của nhân dân ta trong cuộc kháng chiến chống xâm lược phương Bắc.

Đoạn trích “Nước Đại Việt ta” nằm ở phần đầu của tác phẩm “Bình Ngô đại cáo”. Trong phần này, Nguyễn Trãi đã nêu cao tư tưởng nhân nghĩa, đồng thời ca ngợi nền văn hiến lâu đời của dân tộc ta. Coi nhân nghĩa là cốt cách vàlà mục tiêu của dân tộc:

Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân

Quân điếu phạt trước lo trừ bạo.

Yên dân, điếuphạt, trừ bạo là cốt lõi của tư tưởng nhân nghĩa, tất cả đều vì con người và cho con người, vì nhân dân đang bị áp bức lầm than. Thương dân, trừng phạt kẻ có tội (điếu phạt), tiêu diệt kẻ tham tàn, cứu nhân dân thoát khỏi đau thương, đem lại cuộc sống yên vui hạnh phúc cho nhân dân… đó chính là nhân nghĩa. Nhân nghĩa mà Nguyễn Trãi nói đến là một tư tưởng vô cùng cao đẹp: đánh giặc để cứu nước cứu dân, vì độc lập đất nước, vì tự do của nhân dân. Việc nhân nghĩa bao giờ cũng chính nghĩa. Nhân nghĩa là sức mạnh để dân tộc ta chiến thắng quân xâm lược, đó là tư tưởng:

Đem đại nghĩa để thắng hung tàn,

Lấy chí nhân để thay cường bạo.

Nhân dân ta đã lấy nhân nghĩa để xây dựng và phát triển nền văn hiến lâu đời. Đó là nền văn hiến đã trải qua các triều đại và được khẳng định một cách chắc chắn ngang tầm với phong kiến Trung Hoa:

Như nước Đại Việt ta từ trước,

Vốn xưng nền văn hiến đã lâu,

Núi sông bờ cõi đã chia,

Phong tục Bắc Nam cũng khác.

Từ Triệu, Đinh, Lí, Trần bao đời xây nền độc lập,

Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên hùng cứ một phương,

Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau,

Song hào kiệt đời nào cũng có.

Tác giả đã dẫn chứng nhiều chi tiết để khẳng định nước ta cũng là một thực thể độc lập và ngang hàng với phong kiến phương Bắc. Đó là có nền văn hiến lâu đời, có lãnh thổ đã được chia, có thuần phong mĩ tục, có nền độc lập trải qua các triều đại, có nhân tài hào kiệt. Những yếu tốđó đã góp phần làm nên tầm vóc Đại Việt, đồng thời là sức mạnh của dân tộc để đương đầu thắng lợi trước những cuộc xâm lược của một thế lực hùng mạnh. Tác giả nhắc lại những chiến tích trong lịch sử để cảnh báo quân thù, đồng thời khẳng định sức mạnh và truyền thông bảo vệ Tổ quốc của nhân dân ta:

Lưu Cung tham công nên thất bại,

Triệu Tiết thích lớn phải tiêu vong,

Cửa Hàm Tử bắt sống Toa Đô,

Sông Bạch Đằng giết tươi Ô Mã.

Việc xưa xem xét Chứng cớ còn ghi.

Giọng văn trong bài cáo hùng hồn, đĩnh đạc; lí lẽ sắc bén; cách diễn đạt sóng đôi, cân xứng của lối văn biến ngẫu đã khẳng định và ca ngợi tầm vóc lớn lao của Đại Việt, biểu hiện một ý chí tự cường cao độ. Phần đầu của văn bản đã góp phần thể hiện giá trị tư tưởng và nghệ thuật của bản tuyên ngôn độc lập, áng thiên cổ hùng văn của dân tộc.

Bình luận (0)
KYAN Gaming
29 tháng 4 2021 lúc 21:21

Nguyễn Thiếp đã đem đến cho chúng ta một tầm hiểu biết mới về phép học. Học phải đi từ thấp tới cao từ nhỏ tới lớn. phải biết được những chữ cái có tỏng bảng thì mới mong học được thành những chữ ghép vào với nhau "Lúc đầu học tiểu học để bồi lấy gốc. Tuần tự tiến lên học đến tứ thư, ngũ kinh, chư sử. Học rộng rồi tóm lược cho gọn, theo điều học mà làm".  Coi trọng vấn để thiết yếu cơ bản: "Học rộng rồi tóm lược cho gọn". Học phải đi đôi với hành "theo điều học mà làm". Niềm mong ước của ông rất đẹp và chân thành: "Họa may kẻ nhân tài mới lập được công, Như nước nhờ thế mà vững yên. Đó mới thực là cái đạo ngày nay có quan hệ tôi lòng người. Xin chớ bỏ qua". Có thể hiểu rằng muốn học rộng thì trước tiên phải học được những cái cơ sở cái nền tảng thì mới có thể mong làm cho kiến thức của mình sâu rộng và giúp ích cho đất nước được. không những thế tác giả chỉ ra việc học và việc hanh phải đi đôi gắn kết với nhau, học trước rồi hành sau không thể bỏ được nếu muốn học thành tài.

Bình luận (0)
Trần gia hào
Xem chi tiết
Thủy Mạc
5 tháng 4 2021 lúc 19:55

tự làm đi

 

Bình luận (1)
Khổng Mạnh Hùng
Xem chi tiết
♥➴Hận đời FA➴♥
Xem chi tiết
nam nguyen
5 tháng 4 2018 lúc 20:21

nghệ thuật và nội dung
1 chiếu dời đô:
lập luận chật chẽ, kết hợp hài hòa giữa lý và tình, giàu tính thuyết phục.
phản ánh khát vọng của nhân dân về một đất nước độc lập , thống nhất , đồng thời thể hiện ý chí tự cường của dân tộc đại việt đang trên đà lớn mạnh
2 hịch tướng sĩ: ánh văn chính luận xuất sắc , có sự kết hợp giữa lập luận chặt chẽ , sắc bén với thống thiết, có sức lôi cuốn mạnh mẽ
phản ánh tinh thần yêu nước nồng nàng của dân tộc ta trong cuộc kháng chiến chông giặc ngoại xâm  thể hieenj qua lòng căm thù giặc , ý chí quyết chiến , quyết thắng của dòng họ dân tộc

Bình luận (0)
Bảo Yến Thành
Xem chi tiết
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
9 tháng 2 2017 lúc 14:33

- Giọng văn biến đổi linh hoạt, đa dạng: khi bi thiết nghẹn ngào, lúc sục sôi hùng hồn, khi mỉa mai chế giễu, khi nghiêm khắc như xỉ mắng, lại có lúc ra lệnh dứt khoát khiến cho bài hịch vừa cứng rắn, vừa mềm mỏng, không rơi vào tình trạng giáo điều khô cứng, cũng không phải là sự ủy mị, lãng mạn.

- Kết cấu chặt chẽ, lập luận sắc bén với hệ thống luận điểm, dẫn chứng rõ ràng, đầy thuyết phục: tác giả đi từ những tấm gương trong sử sách - sự thực không ai có thể chối cãi-> giãi bày tấm lòng mình → ân nghĩa của chủ tưởng đối với binh sĩ → những việc làm sai trái của họ → những việc họ nên làm → gợi ý sách nên đọc → kết luận

- Sử dụng kiểu câu nguyên nhân - kết quả phân tích được rõ thiệt hơn, tình hình thực tế và trong tương lai của những con người ấy.

- Biện pháp tu từ: so sánh, điệp từ ngữ, điệp ý tăng tiến, phóng đại đặc biệt là tác giả sử dụng dày đặc các câu văn biền ngẫu sóng đôi - một đặc trưng của văn học trung đại, tạo nên nhịp điệu gấp gáp, hối hả, giục giã cho bài hịch.

- Sử dụng những hình tượng nghệ thuật vừa gần gũi, thân thuộc, dễ hiểu nhưng lại vô cùng giàu sức gợi.

Bình luận (0)
Nguyễn Thị Hồng Ngọc
Xem chi tiết
Linh nguyễn khánh
7 tháng 5 2017 lúc 17:03

1. Quê hương:

-Nội dung:vẽ ra 1 bức tranh tươi sáng, sinh động về 1 làng quê miền biển, trong đó nổi bật lên hình ảnh khỏe khoắn đầy sinh động của làng chài. Từ đó, cho thấy tình yêu thương tha thiết của tác giả.

-Nghệ thuật: +Vần thơ bình dị, gợi cảm.

+Sử dụng những từ ngữ gợi hình, biện pháp tu từ: so sánh, nhân hóa...

+Thể thơ 8 chữ.

2. Thuế máu:

-Nội dung:chính quyền thực dân đã biến người dân nghèo khổ ở các xứ thuộc địa thành vật hi sinh để phục vụ cho lợi ích của mình trong các cuộc chiến tranh tàn khốc, Nguyễn Ái Quốc đã vạch trần bộ mặt ấy bằng những tư liệu phong phú, xác thực, bàng ngòi bút trào phúng sắc sảo.

-Nghệ thuật:+Hình ảnh giàu giá trị biểu cảm.

+Giọng điệu vừa đanh thép, vừa mỉa mai.

+Tư liệu phong phú, xác thực.

+Ngòi bút trào phúng sắc sảo.

cho mình dấu tích nha bạn!!!hihahiha

Bình luận (2)
Con Người Lạnh Lùng
9 tháng 1 2019 lúc 13:29

Quê Hương

a/ Nghệ thuật: - Kết hợp khéo léo giữa biểu cảm với miêu tả và tự sự; hình ảnh thơ sáng tạo, sử dụng nhiều biện pháp tu từ, bút pháp tả thực kết hợp với bút pháp lãng mạn, ngôn ngữ giản dị, nhịp điệu thơ nhẹ nhàng…

b/ Nội dung: - Cảnh làng chài hiện lên thật bình dị, đầy ấn tượng qua đó thể hiện tình yêu quê hương, đất nước.

Nước Đại Việt Ta

a/ Nghệ thuật: - Kết hợp khéo léo giữa biểu cảm với miêu tả và tự sự; hình ảnh thơ sáng tạo, sử dụng nhiều biện pháp tu từ, bút pháp tả thực kết hợp với bút pháp lãng mạn, ngôn ngữ giản dị, nhịp điệu thơ nhẹ nhàng…

b/ Nội dung: - Cảnh làng chài hiện lên thật bình dị, đầy ấn tượng qua đó thể hiện tình yêu quê hương, đất nước.

Thuế Máu

a/ Nghệ thuật: - Kết hợp khéo léo giữa biểu cảm với miêu tả và tự sự; hình ảnh thơ sáng tạo, sử dụng nhiều biện pháp tu từ, bút pháp tả thực kết hợp với bút pháp lãng mạn, ngôn ngữ giản dị, nhịp điệu thơ nhẹ nhàng…

b/ Nội dung: - Cảnh làng chài hiện lên thật bình dị, đầy ấn tượng qua đó thể hiện tình yêu quê hương, đất nước.

Chúc bạn học tốt

Bình luận (0)
tien pham
Xem chi tiết
Ok Chia Tay
Xem chi tiết
Thảo Phương
15 tháng 3 2018 lúc 21:40

1.Nghệ thuật :

Các hình thức nghệ thuật phong phú: lặp tăng tiến, điệp cấu trúc câu, hình ảnh phóng đại, câu hỏi tu từ, lời văn giàu cảm xúc,lập luận chặt chẽ, kết hợp giữa lý và tình.
2. Nội dung:
“ Hịch tướng sĩ” đã phản ánh tinh thần yêu nước, căm thù giặc và ý chí quyết chiến quyết thắng kẻ thù xâm lược của nhân dân ta.
Trần Quốc Tuấn không chỉ là một chủ soái giàu lòng yêu nước mà còn là một nhà hùng biện.

Bình luận (0)
halinhvy
26 tháng 2 2019 lúc 16:11

- Nội Dung: Thể hiện tinh thần yêu nước nồng nàn của dân tộc ta trong cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm, lòng căm thù, ý chí quyết chiến quyết thắng kẻ thù xâm lược.
- Nghệ Thuật: Lập luận chặt chẽ, sắc bén, lời văn thống thiết có sức lôi cuốn.

Bình luận (0)