: Bài Bàn luận về phép học:
1. Nêu thông tin khái quát: tác giả, xuất xứ, thể loại, kiểu văn bản, bố cục, phương thức biểu đạt chính.
2. Trình bày khái quát hệ thống luận điểm, luận cứ trong bài.
3. Trong bài viết, tác giả đã phê phán những lối học lệch lạc, sai trái nào? Tác hại của lối học ấy là gì?
4. Bài viết, tác giả có bàn về phép học, đó là những phép học nào? Theo tác giả, những phép học đó có tác dụng và ý nghĩa gì? Từ thực tế học tập của bản thân, em thấy phương pháp học tập nào là tốt nhất? Vì sao?
5. Nêu tác dụng của việc lựa chọn trật tự từ trong các câu:
- Chúa tầm thường, thần nịnh hót. Nước mất, nhà tan đều do những điều tệ tại ấy.
- Tuần tự tiến lên học đến tứ thư, ngũ kinh, chư sử.
- Họa may kẻ nhân tài mới lập được công, nhà nước nhờ thế mà vững yên.
- Đạo học thành thì người tốt nhiều; người tốt nhiều thì triều đình ngay ngắn mà thiên hạ thịnh trị.
6. Chỉ ra các từ ngữ xưng hô được tác giả sử dụng trong bài viết. Qua việc sử dụng từ ngữ xưng hô đó, cùng với hiểu biết về văn bản, em cảm nhận tác giả là người như thế nào?
7. Kể tên văn bản (kèm tác giả) thuộc nhóm văn bản nghị luận cổ được học trong chương trình Ngữ văn 8.
Bài Hịch tướng sĩ:
1. Nêu thông tin khái quát: tác giả, xuất xứ, thể loại, kiểu văn bản, bố cục, phương thức biểu đạt chính.
2. Phân tích trình tự kết cấu được thể hiện trong văn bản “Hịch tướng sĩ”.
3. Hãy nêu một số đặc sắc nghệ thuật ở bài Hịch tướng sĩ.
4. Sau khi nêu mối ân tình giữa chủ soái và tướng sĩ, Trần Quốc Tuấn phê phán những hành động sai của tướng sĩ, đồng thời khẳng định những hành động đúng nên làm là có dụng ý gì? Khi phê phán sai trái và khẳng định những hành động đúng, tác giả tập trung vào vấn đề gì? Tại sao phải như vậy?
5. Khích lệ nhiều mặt để tập trung vào một hướng, đó là cách triển khai lập luận của bài "Hịch tướng sĩ". Hãy làm sáng tỏ điều này bằng một lược đồ về kết cấu của bài hịch.
6. Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi: "Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối; ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa; chỉ căm tức chưa xả thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù. Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng". (Ngữ văn 8, Tập 2, trang 57)
a. Đoạn văn trích từ văn bản nào? Tác giả là ai? Chỉ ra thể loại và phương thức biểu đạt chính của văn bản. Trình bày những đặc điểm của thể loại đó?
1. Cho câu thơ: Ngục trung vô tửu diệc vô hoa
a. Em hãy chép những câu thơ tiếp theo để hoàn thành bài thơ. Nêu tên bài thơ, tên tác giả, hoàn cảnh sáng tác, xuất xứ của bài thơ em vừa chép.
b. Câu thứ hai trong nguyên tác: “Đối thử lương tiêu nại nhược hà?” có gì khác về kiểu câu so với bản dịch thơ? Sự khác nhau có ý nghĩa như thế nào?
c. Xét về mặt kết cấu, hai câu thơ 3 và 4 có gì đặc biệt? Hãy chỉ ra hiệu quả nghệ thuật của kết cấu đó.
2. Cho câu thơ sau: Trong tù không rượu cũng không hoa
a. Hãy chép những câu thơ tiếp theo để hoàn thành bài thơ. Cho biết thể thơ của bài thơ em vừa chép? Nêu giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ?
b. Hai câu đầu bài thơ Ngắm trăng cho em hiểu điều gì về tâm hồn Bác?
c. Trong câu thơ đầu, tác giả khéo léo sử dụng biện pháp tu từ gì? Nêu tác dụng của biện pháp đó trong việc thể hiện nội dung.
d. Có người nói rằng “Vọng nguyệt” là bài thơ thể hiện sự hài hòa giữa chất thép và chất trữ tình”. Chỉ ra chất thép và chất tình được thể hiện trong bài thơ.
3. Bài thơ Ngắm trăng mở đầu là “ngục trung”, kết thúc là “thi gia”. Chi tiết này nói lên điều gì?
4. Chỉ ra và nêu tác dụng một biện pháp nghệ thuật đặc sắc được sử dụng trong bài thơ. Chép những dòng thơ (bài thơ khác) trong chương trình Ngữ văn 8 kỳ 2, cũng có sử dụng những biện pháp nghệ thuật đặc sắc giống như vậy. Nêu tên bài thơ và tên tác giả.
Câu 1: Bài thơ Quê hương:
1. Nêu hoàn cảnh sáng tác, xuất xứ, thể loại, bố cục, phương thức biểu đạt chính.
2. Chỉ ra và phân tích hiệu quả các biện pháp nghệ thuật đặc sắc được sử dụng trong bài thơ.
3. Xét về mục đích nói, bài thơ trên sử dụng những kiểu câu nào? Chúng được dùng với chức năng gì?
4. Câu thơ Nhờ ơn trời biển lặng cá đầy ghe là lời của ai? Tại sao câu thơ này lại được viết trong dấu ngoặc kép? Qua đó, em hiểu gì về tình cảm của họ?
5. Ghi lại ba trường từ vựng trong bài thơ và đặt tên cho trường từ vựng đó.
6. Ghi lại các bài thơ khác thuộc phong trào Thơ mới được học ở lớp 8.