1. Tìm những câu thơ cho biết lí do tác giả yêu chuyện cổ nước nhà.
Tìm những câu thơ cho biết lí do tác giả yêu chuyện cổ nước nhà.
Những câu thơ cho biết lí do tác giả yêu chuyện cổ nước nhà:
Tôi yêu chuyện cổ nước tôi
Vừa nhân hậu lại tuyệt vời sâu xa
Thương người rồi mới thương ta
Yêu nhau dù mấy cách xa cũng tìm
Ở hiền thì lại gặp hiền
Người ngay thì gặp người tiên độ trì.
tìm những câu thơ cho biết lí do tác giả yêu chuyện cổ nước nhà ( bài chuyện cổ nước mình ) ( lớp 6 )
ơ sao chuyện cổ nước mik lại là lớp 6 đc mik nhớ là lớp 4 mà
mn mk cần gấp
ko biết lớp 6 mới đổi sách tiếng anh còn có bài lớp 9 lun
Đề bài: Viết đoạn văn nêu lí do em thích một câu chuyện cổ tích hoặc sự tích đã đọc, đã nghe.
1. Viết đoạn văn dựa vào gợi ý:
– Câu đầu tiên: Giới thiệu câu chuyện.
– Các câu tiếp theo: Những lí do khiến em yêu thích câu chuyện. • Lời kể sinh động
• Nội dung câu chuyện hấp dẫn
• Tính cách của nhân vật thể hiện qua hành động, lời nói
• ?
• Ý nghĩa của câu chuyện
– Câu cuối: Suy nghĩ, cảm xúc khi đọc câu chuyện.
2. Đọc lại, rà soát và chữa các lỗi trong đoạn văn đã viết.
3. Chia sẻ trong nhóm, nghe bạn nhận xét để hoàn chỉnh đoạn văn.
1.Tấm Cám là một truyện cổ tích mà em yêu thích nhất. Ở đoạn đầu truyện, các tác giả dân gian giúp người đọc hiểu hơn về hoàn cảnh sống của nhân vật. Tấm và Cám là hai chị em cùng cha khác mẹ. Tấm mồ côi cha mẹ từ sớm, nên phải ở cùng dì ghẻ. Hàng ngày, Tấm phải làm lụng vất vả nhưng vẫn bị mẹ con Cám ngược đãi. Lời giới thiệu không chỉ gọn, rõ mà còn khiến người đọc đồng cảm với số phận đắng cay của nhân vật Tấm. Câu chuyện tiếp tục được gợi mở với nhiều tình huống xảy ra. Ít lâu sau, nhà vua mở hội, dì ghẻ trộn lẫn thóc với gạo, bắt Tấm ở nhà nhặt xong mới được đi. Bụt hiện lên nhờ đàn chim nhặt thóc, giúp Tấm có quần áo đẹp đi dự hội. Trên đường đi, Tấm đánh rơi chiếc hài. Nhà vua nhặt được, đem lòng yêu mến người mang hài, truyền cho ai đi vừa sẽ lấy làm vợ. Duy chỉ có Tấm đi vừa nên trở thành vợ vua. Đến ngày giỗ cha, Tấm về cúng giỗ thì bị mẹ con Cám bày mưu giết chết. Thật tức giận biết bao trước sự độc ác của mẹ con Cám! Sau đó, Tấm lần lượt hóa thân thành chim vàng anh, cây xoan đào, khung cửi, quả thị. Một hôm, có bà hàng nước đi qua thấy quả thị liền bảo: “Thị ơi thị, rụng vào bị bà, bà để bà ngửi, chứ bà không ăn”. Bà lão vừa dứt lời thì quả thi rơi xuống. Kỳ lạ là từ đó, cứ mỗi lần đi chợ về, bà lão đều thầy nhà cửa sạch sẽ, cơm nước tinh tươm. Bà quyết tâm rình xem thì phát hiện ra nàng Tấm xinh đẹp từ quả thị bước ra. Bà lão rón rén lại gần rồi xé nát vỏ quả thị. Từ đó Tấm ở với bà hàng nước. Một hôm, nhà vua đi qua ghé vào thấy miếng trầu têm cánh phượng giống của Tấm, liền gặng hỏi bà lão. Tấm và nhà vua gặp lại nhau. Khi trở về hoàng cung, Cám thấy chị xinh đẹp hơn xưa liền hỏi Tấm. Cám làm theo thì chết bỏng. Tấm sai người đem xác Cám đi làm mắm rồi đem cho dì ghẻ. Dì ghẻ biết mắm được làm từ xác của con mình thì lăn đùng ra chết. Kết thúc của chuyện đã giúp người đọc hiểu được ước mơ của nhân dân về sự công bằng. “Ở hiền gặp lành”, “Ác giả ác báo” là bài học thấm thía mà truyện cổ tích Tấm Cám muốn nhắn nhủ người nghe, người đọc.
2.
Em chủ động hoàn thành bài tập.
3.
Học sinh tự đọc lại, rà soát và chia sẻ trong nhóm để nghe lời nhận xét
Câu thơ nào cho thấy nhà thơ rất yêu đàn gà mới nở ?
Em hãy đọc khổ thơ 1 và tìm câu thơ thể hiện tình yêu của tác giả với đàn gà mới nở.
Câu thơ cho thấy nhà thơ rất yêu đàn gà mới nở là :
Ôi ! Chú gà conTa yêu chú lắm !TIẾNG GÀ TRƯA Đọc khổ thơ thứ nhất, nêu lí do nhà thơ nhớ về quê hương là gì? Đọc năm khổ tiếp theo: Liệt kê những kỉ niệm trong lòng tác giả? Những kỷ niệm ấy gợi lên điều gì về bà của tác giả? Đọc hai khổ thơ cuối: Lí do tác giả lên đường chiến đấu?
Nội dung chính của văn bản Chuyện cổ nước mình?
Thể hiện lòng biết ơn của tác giả với các thế hệ đi trước Thể hiện tình cảm của tác giả với các vẻ đẹp truyền thống của dân tộc Thể hiện tình cảm của tác giả với những câu chuyện cổ tích việt Nam Tất các ý trên
bài chuyện cổ nước mình là bài tập đọc trong sách giáo khoa lớp 4 mà
Chuyện cổ nước mình có cả lớp 6 với lớp 4 nha em
1.Xác định các vế câu và tìm chủ ngữ, vị ngữ trong mỗi vế và cho biết cách nối các vế của từng câu ghép sau:
a/ Vì quần chúng ghét Tây và yêu nước nên những thơ ca ấy đã được truyền tụng trong dân gian và có tác dụng cổ động tinh thần cách mạng
Mọi người ơi trả lời giúp mình với. Mình ko biết câu này có nằm trong chương trình lớp 7 ko nx.
Bài tập: Em hãy đọc thuộc bài thơ và viết một đoạn văn ngắn thể hiện cảm xúc về 1 câu chuyện cổ tích được tác giả đề cập đến trong bài thơ.
CHUYỆN CỔ NƯỚC MÌNH
Tôi yêu chuyện cổ nước tôi
Vừa nhân hậu lại tuyệt vời sâu xa
Thương người rồi mới thương ta
Yêu nhau dù mấy cách xa cũng tìm
Ở hiền thì lại gặp hiền
Người ngay thì gặp người tiên độ trì
Mang theo chuyện cổ tôi đi
Nghe trong cuộc sống thầm thì tiếng xưa
Vàng cơn nắng, trắng cơn mưa
Con sông chảy có rặng dừa nghiêng soi
Đời cha ông với đời tôi
Như con sông với chân trời đã xa
Chỉ còn chuyện cổ thiết tha
Cho tôi nhận mặt ông cha của mình
Rất công bằng, rất thông minh
Vừa độ lượng lại đa tình, đa mang.
Thị thơm thì giấu người thơm
Chăm làm thì được áo cơm cửa nhà
Đẽo cày theo ý người ta
Sẽ thành khúc gỗ chẳng ra việc gì
Tôi nghe chuyện cổ thầm thì
Lời cha ông dạy cũng vì đời sau.
Đậm đà cái tích trầu cau
Miếng trầu đỏ thắm nặng sâu tình người
(Lâm Thị Mỹ Dạ)
Tham khảo
Bài thơ "Truyện cổ nước mình" của Lâm Thị Mỹ Dạ viết bằng thể thơ lục bát, âm điệu nhẹ nhàng, mang màu sắc ca dao, dân ca. Qua bài thơ tác giả ca ngợi truyện cổ của nước mình mang nhiều ý nghĩa sâu xa, chứa đựng bao bài học quý báu của ông cha truyền lại cho con cháu đời sau. Tình thương người bao la mênh mông và triết lí về niềm tin "ở hiền gặp lành" là ý nghĩa sâu xa, là sự tuyệt vời của truyện cổ nước mình khiến cho nhà thơ phải "yêu" và quý trọng. Câu thơ của Lâm Thị Mỹ Dạ gợi nhớ trong lòng ta bao truyện cổ, bao hình ảnh, bao nhân vật. "Truyện cổ nước mình" đã trở thành hành trang tinh thần, đem đến cho nhà thơ nhiều sức mạnh để vượt qua mọi thử thách "nắng mưa" trong cuộc đời, để đi tới mọi miền quê, mọi chân trời xa xôi đẹp đẽ. "Truyện cổ nước mình" là một bài thơ hay, giản dị mà đậm đà. Bài thơ đã giúp mỗi tuổi thơ chúng ta yêu thêm truyện cổ của đất nước mình, dân tộc mình. Đọc bài thơ của Lâm Thị Mỹ Dạ, chúng ta mới hiểu rõ vì sao nhân dân ta từ người trẻ đến người già, ai cũng yêu thích truyện cổ nước mình.
Đã được học qua bài thơ "Nhớ rừng" của nhà thơ Thế Lữ, ta biết rằng bài thơ còn mượn hình ảnh con hổ để thể hiện lòng yêu nước của tác giả Thế Lữ với khao khát giành được tự do và độc lập của đất nước khỏi bàn tay đô hộ của thực dân Pháp. Hãy lí giải tại sao mà tác phẩm "Nhớ rừng" thuộc thể loại thơ mới mà không phải là thơ ca cách mạng.
- không hạn định về số câu chữ
- không gò bó về vần nhịp, niêm luật
- lời thơ tự nhiên giảm tính công thức ước lệ
- có sự đổi mới trong cảm xúc, tư duy; cái tôi cá nhân được đề cao, bộc lộ một cách trực tiếp
Vì:
+ Thể thơ tự do
+ Không tuân theo lối vần luật, niêm luật như các thể loại thơ cổ
+ Khuynh hướng lãng mạn, là lý tưởng thẩm mỹ cái "tôi" của tác giả, thẩm mỹ hóa cái cuộc sống rối ren, tơi bời của xã hội nửa thực dân, nửa phong kiến và là tâm trạng buồn sầu, ưu uất, lạc lõng giữa vòng đời.
Học tốt nhé!