1 hãy kể tên các kiểu cấu tạo từ Tiếng Việt.
Hãy kể tên các kiểu cấu tạo từ Tiếng Việt.Cho ví dụ:
MK CẦN GẤP,AI NHANH MK TICK
I.Từ đơn: Là từ chỉ có một tiếng (VD: sách, bút, điện, trăng...)
II. Từ Phức là từ do hai hay nhiều tiếng ghép lại thành một ý nghĩa chung.
VD: Sông núi, sách vở, xe đạp, bạn học. Từ phức chia thành hai loại: Từ ghép và từ láy
1. Từ ghép
* Khái niệm: là những từ được tạo ra bằng cách ghép các tiếng có quan hệ về nghĩa
* Phân loại từ ghép: có hai loại
- Từ ghép có nghĩa tổng hợp là từ ghép mà nghĩa của nó là nghĩa của các từ đơn tạo thành theo quan hệ song song (hợp nghĩa), nghĩa khái quát hơn nghĩa từng tiếng.
VD: Núi sông/ sông núi, thay đổi/ đổi thay, mạnh khoẻ/ khoẻ mạnh, vui sướng/ sướng vui; ông cha / cha ông; đau khổ/ khổ đau, quần áo/ áo quần, nhà cửa / cửa nhà,
- Từ ghép có nghĩa phân loại : là từ ghép có sự phân biệt về nghĩa so với các từ cùng loại (tức là có chung một tiếng nào đó), nghĩa cụ thể hơn.
VD: hạt thóc, bà nội, thợ mộc…
2. Từ láy
* Khái niệm: từ láy là những từ được tạo ra bằng cách ghép các tiếng có quan hệ láy âm
VD: Đẹp đẽ (tiếng gốc là “đẹp”, tiếng láy là “đẽ ”); lướng vướng (tiếng gốc là “vướng”, tiếng láy là “lướng”.)
* Phân biệt các kiểu từ láy: Trong tiếng việt có bốn kiểu từ láy
- Láy tiếng: các tiếng láy hoàn toàn giống nhau
VD: Xanh xanh, ngời ngời, gâu gâu..
- Láy âm: bộ phận phụ âm đầu các tiếng láy giống nhau
VD: khó khăn, hăm hở, rì rào…
- Láy vần: bộ phận vần của các tiếng láy giống nhau
VD: lom khom, bồn chồn, lim dim…
- Láy cả âm và vần: bộ phận phụ âm đầu và bộ phận vần được láy lại (chỉ khác nhau về âm điệu)
VD: khít khịt, dửng dưng, rười rượi..
* Phân biệt các dạng từ láy: có 3 dạng khác nhau:
- Láy đôi: từ láy có hai tiếng: dào dạt, lơ mơ…
- Láy ba: từ láy có 3 tiếng: Sạch sành sanh, dửng dừng dưng…
- Láy tư: Từ láy có 4 tiếng: Hớt hơ hớt hải, lúng ta lúng túng…
+ Láy từng đôi một: quần quần áo áo, cười cười nói nói…
* Nghĩa của từ láy: Nghĩa của từ láy rất phong phú, nhưng có hai dạng cơ bản sau đây:
+ Nghĩa mạnh hơn so với nghĩa của tiếng gốc
VD: xanh xao> xanh; đoàng đoàng > đoàng; lạnh lẽo> lạnh….
Thẳm -> thăm thẳm
+ Nghĩa giảm nhẹ so với nghĩa của tiếng gốc:
VD: xinh => xinh xinh < xinh; đo đỏ < đỏ
đẹp => đèm đẹp
+ Nghĩa phong phú, tinh tế hơn… so với nghĩa của tiếng gốc:
VD: Nhà thơ Tố Hữu đã dùng nhiều từ láy để miêu tả dáng vẻ tinh nghịch, hồn nhiên, yêu đời của bé Lượm trong những câu thơ giàu chất tạo hình, giàu nhạc điệu, chan chứa một tình cảm yêu thương tha thiết:
Chú bé loắt choắt
Cái xắc xinh xinh
Cái chân thoăn thoắt
Cái đầu nghênh nghênh.
Câu 1. Nhà có vai trò như thế nào đối với con người?
Câu 2. Cấu tạo chung của nhà ở gồm bao nhiêu phần, kể tên?
Câu 3. Kể tên các kiến trúc nhà ở đặc trưng ở Việt Nam?
Câu 4. Nhận diện các đặc điểm đặc trưng của từng kiểu kiến trúc nhà ở?
Câu 5. Kể tên các vật liệu xây dựng nhà ở?
Năm nay cố lấy điểm công nghệ,các bạn giúp mình trả lời với. =))
1: Nhà ở là nơi trú ngụ của con người, bảo vệ con người tránh khỏi những ảnh hưởng xấu của thiên nhiên
2: - Nhà ở có cấu tạo gồm 3 phần:
+ Phần móng nhà:
+ Thân nhà:
+ Mái nhà
3: - Nhà ở nông thôn:
Nhà ở thành thị
Nhà ở chung cư
Nhà sàn
...
4: Kiến trúc ngôi nhà. Được thiết kế đẹp mắt gồm nhiều khu vực nhà ở khác nhau và có đầy đủ tiện nghi. Xung quanh ngôi nhà có thêm bể cá, vườn hoa và rau củ sạch để phục vụ cho gia đình....
5: gạch, xi măng, cát, đá, sắt, thép...
Chúc bạn thi tốt
câu 1
Nhà ở có vai trò như thế nào đối với đời sống của con người? Lời giải: ... + Là nơi trú ngụ của con người, bảo vệ con người khỏi ảnh hưởng xấu của thiên nhiên. + Đáp ứng nhu cầu sinh hoạt hàng ngày của các thành viện trong gia đình.
câu 2
Nhà ở thường có cấu tạo chung gồm: phần móng nhà, phần thân nhà và phần mái nhà.
câu 3
Kiểu nhà ở nông thôn: xây chủ yếu bằng vật liệu tự nhiên (lá, gỗ, tre, nứa...) và gạch, ngói. Không ngăn thành phòng, ngoài nhà chính có thêm nhà phụ gọi là nhà bếp.Kiểu nhà ở đô thị: xây chủ yếu bằng gạch, xi măng, bê tông, thép... Bên trong chia thành phòng nhỏ, có nhiều tầng, nội thất hiện đại.Kiểu nhà ở khu vực đặc thù: nhà nổi trên mặt nước, nhà sàn ở vùng núi.câu 4
1. Đặc điểm một số kiến trúc nhà ở đặc trưng ở Việt Nam • Kiểu nhà ở nông thôn: xây chủ yếu bằng vật liệu tự nhiên lá,gỗ,tre,nứa... và gạch, ngói. Không ngăn thành phòng, ngoài nhà chính có thêm nhà phụ gọi là nhà bếp. • Kiểu nhà ở đô thị: xây chủ yếu bằng gạch, xi măng, bê tông, thép... Bên trong chia thành phòng nhỏ, có nhiều tầng, nội thất hiện đại. • Kiểu nhà ở khu vực đặc thù: nhà nổi trên mặt nước, nhà sàn ở vùng núi. 2. Nhà ở khu vực em sống có kiểu kiến trúc nhà ở đô thị. Kiến trúc nhà ở của gia đình em là nhà phố gồm có 3 tầng, có phòng khách, phòng bếp, phòng vệ sinh, phòng thờ và hai phòng ngủ. 3. Kiến trúc ngôi nhà mơ ước của em là nhà biệt thự. Được thiết kế đẹp mắt gồm nhiều khu vực nhà ở khác nhau và có đầy đủ tiện nghi. Xung quanh ngôi nhà có thêm bể cá, vườn hoa và rau củ sạch để phục vụ cho gia đình.
câu 5
Xây dựng nhà ở nông thôn là: cát, đá, xi măng, gạch đỏ, ngói, gỗ, tấm tôn, sơn…Xây dựng nhà ở thành thị là: gạch đỏ, cát, đá, xi măng, kính, sơn, mái tôn (có hoặc không)…Bài 1:xác định các kiểu câu phân loại theo cấu tạo ngữ pháp trong các ví dụ sau:
a,đoàn người nhốn nháo lên.Tiếng reo,Tiếng vỗ tay
b,một đêm nùa xuân trên dòng sông êm ả ,cái đò cũ của Bác tài phán từ từ trôi
c,-lá ơi! Hãy kể chuyện cuộc đời của cho tôi nghe đi!
-bình thường lắm,chẳng có gì đáng kể đâu
a. Cả 2 câu đều là đặc biệt
b. Câu đơn đặc biệt "một đêm mùa xuân..."
c. Câu đặc biệt "Lá ơi"
Câu cầu khiến "hãy kể chuyện... tôi nghe đi"
Câu trần thuật "Bình thường lắm..."
Trong tiếng Việt , có một số từ chỉ bộ phận của cây cối được chuyển nghĩa để cấu tạo từ chỉ bộ phận cơ thể con người . Hãy kể ra những trường hợp chuyển nghĩa đó
các từ chỉ bộ phận cây cối được chuyển nghĩa để cấu tạo là : lá, quả , buồng ,............
( lá phổi , lá gan , buồng trứng , quả tim , ..........)
Các từ chỉ bộ phận cây cối được chuyển nghĩa để cấu tạo từ chỉ bộ phận cơ thể người: lá, quả, buồng (lá lách, lá gan, buồng trứng, quả tim,…).
2 . Trong Tiếng Việt , có một số từ chỉ bộ phận của cây cối được chuyển nghĩa để cấu tạo từ chỉ bộ phận cơ thể người . Hãy kể ra những trường hợp chuyển nghĩa đó .
2 .
Lá cây - Lá phổi
Hoa - Hoa tay
Buồng chuối : Buồng trứng
quả : Quả tim
búp : Búp ngón tay
Bắp chuối : Bắp tay , bắp chân
Các từ chỉ bộ phận cây cối được chuyển nghĩa để cấu tạo từ chỉ bộ phận cơ thể người: lá, quả, buồng,... (lá lách, lá gan, buồng trứng, quả tim,…)
lá cây : lá phổi
bắp chuối : bắp tay, bắp chân
cổ chai : cái cổ
buồng chuối : buồng trứng
búp : búp ngón tay
đốt mía : đốt tay
sến tóc : sợi tóc
Câu 1:Trình bày đặc điểm khác nhau giữa sông và hồ?Kể tên 1 số sông và hồ nổi tiếng của Việt Nam.
Câu 2:Hãy kể tên các bộ phận của hình sau
1. Sông là một dòng chảy trên lục địa và đảo, còn hồ thì là một vùng trũng trên lục địa và đảo.
Sông: Hồng, Thái Bình, Cửu Long, Ba,...
Hồ: Thác Bà, Hòa Bình,...
2. Sông chính, phụ lưu, chi lưu.
Câu 1.
Hãy kể tên các ngành động vật mà em đã được học hoàn thiện theo thứ tự từ cấu tạo cơ thể đơn giản đến phức tạp? Hãy nêu 3 loài đại diện cho mỗi ngành?
Câu 2.
Trình bày đặc điểm của châu chấu (cấu tạo ngoài, dinh dưỡng, sinh sản và phát triển)?
Câu 3.
Vì sao sự phát triển, tăng trưởng của các loài thuộc ngành chân khớp gắn liền với sự lột xác?
Câu 4.
Trình bày đặc điểm của tôm sông (cấu tạo ngoài, dinh dưỡng, sinh sản)?
đề tự luận của đề thi lúc nãy nè
Câu 1.
Hãy kể tên các ngành động vật mà em đã được học hoàn thiện theo thứ tự từ cấu tạo cơ thể đơn giản đến phức tạp? Hãy nêu 3 loài đại diện cho mỗi ngành?
Câu 2.
Trình bày đặc điểm của châu chấu (cấu tạo ngoài, dinh dưỡng, sinh sản và phát triển)?
Câu 3.
Vì sao sự phát triển, tăng trưởng của các loài thuộc ngành chân khớp gắn liền với sự lột xác?
Câu 4.
Trình bày đặc điểm của tôm sông (cấu tạo ngoài, dinh dưỡng, sinh sản)?
1.
1. Ngành động vật Nguyên Sinh: trùng roi, trùng lỗ, trùng sốt rét,...
2. Ngành Ruột khoang: sứa,san hô,thủy tức,..
3. Ngành Giun dẹp: sán lông, sán lá gan, sán lá máu,..
4. Ngành Giun tròn: giun kim, giun chỉ, giun đũa,...
5. Ngành Giun đốt: rươi, giun đất,đỉa,..
6. Ngành Thân mềm: mực, ốc sên, trai sông,..
7. Ngành Chân khớp: tôm, cua, châu chấu,..
8. Ngành động vật có xương sống: cá, ếch,gấu,...
2. cấu tạo ngoài:
– Cơ thể gồm 3 phần :
+ Đầu : 1 đôi râu , mắt kép , cái miệng
+ Ngực : 3 đôi chân , 2 đôi cánh
+ Bụng : phân đốt , mỗi đốt có một đôi lỗ thở
Dinh dưỡng:
-Nhờ cơ quan miệng khoẻ, sắc châu chấu gặm chồi và ăn lá cây.
-Thức ăn được tẩm nước bọt rồi tập trung ở diều, được nghiền nhỏ ở dạ dày cơ, rồi tiêu hoá nhờ enzim do ruột tịt tiết ra.
Sinh sản:
Sau khi hóa trưởng thành được 5-40 ngày thì bắt đầu giao phối, sau 10-41 ngày (trung bình trên dưới 20 ngày) bắt đầu đẻ trứng.
Phát triển:
Chấu chấu non nở ra giống châu chấu trưởng thành nhưng nó chưa đủ cánh, sau lột xác nhiều lần trở thành châu chấu trưởng thành.
=> Châu chấu phát triển qua biến thái không hoàn toàn.
3.
Vì lớn vỏ kitin cứng cản trở sự phát triển của chúng.
4.
Cấu tạo ngoài : có 2 phần
+ Phần đầu -ngực : 2 mắt kép, 2 đôi râu, chân hàm và chân bò
+Phân bụng: phân đốt, có chân bơi, tấm
Dinh dưỡng:
Tôm kiếm ăn vào lúc chập tối. Thức ăn của tôm là thực vật, động vật (kể cả mồi sống lẫn mồi chết).
Đôi càng bắt mồi, các chân hàm nghiền nát thức ăn. Thức ăn qua miệng và hầu, được tiêu hoá ở dạ dày nhờ enzim từ gan tiết vào và được hấp thụ ở ruột, ôxi được tiếp nhận qua các lá mang. Tuyến bài tiết nằm ở gốc đôi râu thứ 2.
Sinh sản:
-Tôm cái sinh sản mỗi lần 1.600 - 2.000 trứng, khoảng cách giữa 2 lần đẻ 15 - 20 ngày.
-Khi tôm đẻ xong, trứng được giữ ở chân bơi dưới bụng, nở thành ấu trùng sau 10 - 15 ngày, sau đó ấu trùng rời mẹ, sống độc lập và phát triển qua các lần lột xác nhiều lần để phát triển thành con trưởng thành.
hãy kể tên các chương trình học toán, tiếng việt, tiếng anh cấp 1 và cấp 2
ai nhanh mình tick cho
toán:
violympic toán
tiếng việt:
trạng nguyên tiếng việt
(còn 1 phần mềm nữa mink mới đăng ký nhừn ko nhớ.)
tiếng anh:
tiếng anh 123
ioe.
ks cho mik nha.