chia sẻ cảm nghĩ của em về một lễ hội có trong dịp Tết Nguyên Đán ở Thừa Thiên Huế
đoạn văn cảm nghĩ về nét đẹp chúc tết trong dịp tết nguyên đánđoạn văn cảm nghĩ về nét đẹp chúc tết trong dịp tết nguyên đán (Chúc tết-10 câu )
Viết đoạn văn ngắn kể về những việc em đã làm trong dịp tết Nguyên Đán vừa qua và cảm nghĩ của em về ngày tết.
TK:
Mùa xuân về cũng là lúc một năm mới sắp đến. Mọi người đều bận rộn chuẩn bị ngày tết cổ truyền của dân tộc. Người lớn đi chợ mua đồ Tết. Trẻ em háo hức vì được mua quần áo mới, được nhận lì xì... Không khí khắp nơi thật nhộn nhịp. Ở quê em, nhà nào cũng gói bánh chưng, dù ít hay nhiều. Mỗi dịp Tết đến, gia đình em lại về quê thăm ông bà và họ hàng. Em được mọi người mừng tuổi cho những phong bao lì xì đẹp mắt. Mẹ em nói những phong bao ấy là lời chúc tốt đẹp nhất của người lớn dành cho em. Em rất yêu ngày tết trên quê hương mình.
Ngày Tết Nguyên Đán là ngày lễ cổ truyền được người dân ngóng đợi nhất trong cả một năm.
Từ tháng chạp, nghĩa là trước Tết cả một tháng là người ta đã rục rịch chuẩn bị cho Tết rồi. Đó là những tự định, những tính toán. Nào là Tết này đi đâu chơi, Tết này mua hoa gì, làm mứt gì. Dù chỉ mới là trong những câu nói, những cuộc chuyện trò, nhưng không khí đã rất xôm tụ.
Làng em cũng vậy. Dù giàu hay nghèo, người ta đều mong Tết. Từ độ mười ngày trước Tết, bà con làng xóm đã bảo ban nhau làm sạch đường phố. Nhổ cỏ, dọn rác, trồng hoa. Rồi cả treo cờ đỏ sao vàng nữa chứ. Chờ qua hai ba đưa ông Táo về trời. Tết mới thực sự dạm ngõ. Khắp nơi, mọi người rạo rực hẳn lên. Đến như là một cái lễ hội dọn nhà. Từ nhà trong nhà ngoài, nhà trên nhà dưới, từ cái bát cái chén đến bộ bàn ghế, cái gì cũng mang ra chà rửa. Chăn ga áo quần giặt phơi đầy trên các sào tre. Dọn dẹp xong xuôi, ấy là bắt đầu đến sắp Tết. Tầm này hàng quán bày đủ các mặt hàng. Mà lạ cái là toàn là màu vàng màu đỏ thôi. Nghe bảo đó là màu của may mắn. Áo quần mới nè, giày dép mới nè, tóc mới nè. Rồi cả bánh kẹo, hạt mứt nữa. Nhà nào có điều kiện thì mua cây quất, cây mai, cây đào, nhà nào kém hơn xíu thì mua cành, mua bó. Kiểu gì thì cũng phải có hoa. Rồi sát nữa, người ta bắt đầu gói bánh chưng, bánh tét. Ở phố người ta thường đi mua, chứ ở quê em, mọi người thích tự làm lắm. Má bảo, phải tự làm mới có không khí Tết. Thế là gói bánh, rồi làm mứt. Đám con nít vui tít mù cả lên. Vui nhất mấy ngày này, phải nói đến sự trở về của những người con xa quê. Tay xách nách mang, rồi con rồi cháu. Chao ôi! Vui chả kể xiết.
Qua đêm giao thừa pháo hoa bắn tưng bừng, Tết thực sự đã về. Ai cũng thay áo quần mới xinh đẹp. Nhà cửa đã được trang hoàng từ trước. Tươi vui rạng rỡ với khay bánh mứt kẹo là vài bài nhạc xuân rộn ràng. Rồi trong sự ngóng đợi của mấy đứa trẻ, người ta bắt đầu đi chúc Tết nhau, lì xì cho nhau, chúc nhau những điều tốt đẹp nhất. Chẳng cần lo lắng chuyện học hành hay tiền bạc. Chỉ cần vui xuân mà thôi.
Đó chính là những ngày Tết hạnh phúc ở quê em đó. Tuy không to và hào nhoáng như thành phố lớn, nhưng vẫn vui vẻ vô cùng.
câu 3:đối vs mỗi cuộc đời con ng,sự sẻ chia trong cuộc sống là điều vô cùng cần thiết,như nv Sơn trong vb "gió lạnh đầu mùa" đã chia sẻ áo ấm vs Hiên.vào dịp tết nguyên đán trường em tổ chức lễ hội"Xuân yêu thương ,Tết sum vầy" mà tại đây,HS đc tham gia làm bánh chưng để tặng cá bạn có hoàn cảnh khó khăn.Em hãy viết lại bài văn thể hiện trải nghiệm đó của mình.
Mn giúp mik vs nhé.Mik đang cần.
Viết một đoạn văn nêu cảm nghĩ về một nét đẹp văn hoá trong dịp tết Nguyên Đán (gói bánh trưng-khoảng 10 câu)
- Giới thiệu với các bạn về một cảnh quan thiên nhiên mà em và gia đình đã ghé thăm vào dịp tết, xuân về.
- Chia sẻ cảm xúc của em về những cảnh quan thiên nhiên đó.
Tuỳ vào địa phương mà giới thiệu:
VD như Đà Lạt có thể giới thiệu Hồ Xuân Hương, Bình Thuận có thể giới thiệu biển Phan Thiết, Huế có thể giới thiệu chùa Thiên Mụ hay là làng hương Thuỷ Xuân,...
Câu 3 (5 điểm): Đối với mỗi cuộc đời con người, sự sẻ chia trong cuộc sống là điều vô cùng cần thiết, như nhân vật Sơn trong văn bản “Gió lạnh đầu mùa” đã chia sẻ áo ấm với Hiên. Vào dịp Tết Nguyên đán, trường em tổ chức ngày hội “Xuân yêu thương, Tết sum vầy” mà tại đây, học sinh được tham gia làm bánh chưng để tặng các bạn có hoàn cảnh khó khăn. Em hãy viết bài văn kể lại trải nghiệm đó của mình.
b1Tảo mộ nhân dịp đầu xuân trong tiết thanh minh là một truyền thống tốt đẹp của người dân việt nam . Em hãy kể lại kỉ niệm về một buổi đi thăm mộ người thân cùng mẹ trong dịp tết vừa qua . Từ đó trình bày suy nghĩ của em về vai trò của tuổi trẻ đối với việc giữ gìn những truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta
b2 Trong cảnh ngàu xuân ( Truyện kiều ) nguyễn du đã tái hiện không khí lễ hội du xuân qua 12 câu thơ đầu . Từ lễ hội du xuân đó em hãy trình bày suy nghĩ của em về lễ hội mùa xuân hiện nay
2. Viết một đoạn văn khoảng 15 câu kể về trải nghiệm đáng nhớ của em và gia đình trong dịp Tết Nguyên đán.
Người thân trong gia đình là một điểm tựa tinh thần của mỗi người. Bởi vậy mà chúng ta cần trân trọng những trải nghiệm đáng nhớ về họ.
Năm nay, bố mẹ của em đã quyết định sẽ gói bánh chưng để ăn Tết và biếu ông bà. Trước đó, mẹ đã chuẩn bị mọi thứ đầy đủ như lá dong, đỗ xanh, thịt mỡ, gạo trắng, lạt mềm… Mẹ nói rằng đây là những nguyên liệu quan trọng để gói một chiếc bánh. Đến tối hai mươi bảy Tết, cả nhà em cùng ngồi gói bánh chưng.
Trước đây, bố mẹ hay mua bánh ở bên ngoài nên em không có dịp trải nghiệm. Đây là lần đầu tiên em được xem gói bánh chưng. Công đoạn gói quả thật khó khăn. Bố vừa gói bánh, vừa giải thích cho em nghe. Trước đó, mẹ đã phải ngâm đỗ và gạo từ hôm trước để hôm sau kịp có nguyên liệu gói bánh. Em xin bố được gói thử một cái bánh. Bố đã hướng dẫn em từ bước xếp lá, đến cho các lớp nguyên liệu rồi gói lại. Dù còn hơn méo mó và buộc lạt chưa chặt nhưng em vẫn thấy rất vui. Sau hơn hai tiếng đồng hồ, công việc gói bánh đã xong xuôi.
Tối hôm đó, em còn thức để canh nồi bánh chưng. Tiếng nước sôi kêu lục bục trong nồi nghe thật vui tai. Trải nghiệm bên người thân thật thú vị, ấm áp biết bao.
Một trải nghiệm thú vị vào dịp Tết khiến em cảm thấy vô cùng hạnh phúc. Em mong rằng sẽ có thêm những kỉ niệm đẹp như vậy bên người thân của mình.
Mỗi dịp Tết luôn mang theo không khí hân hoan với những nét văn hóa đặc trưng không thể thiếu. Tết năm nay, em đã có một trải nghiệm thú vị đó là được gói bánh chưng cùng ông bà- một món ăn truyền thống không thể thiếu trong ngày Tết cổ truyền của dân tộc
Chiều hai mươi tám Tết, mẹ em đã đi chợ để mua các nguyên liệu để gói bánh: gạo nếp, đỗ xanh, thịt, hàng, lá dong, lạt buộc. Sau khi mua về, lá dong, gạo nếp, đỗ xanh được vo rửa sạch sẽ, để vào rổ cho ráo nước. Thịt mỡ được mẹ đem đi rửa sạch, thái thành miếng nhỏ, rồi mẹ còn ướp thêm một chút muối, tiêu và hành.
Tới chiều, cả nhà em cùng nhau gói bánh chưng trước hiên nhà, không khí thật đầm ấm. Ông nội làm từng bước rất chậm để em quan sát và làm theo. Những chiếc lá dong được ông căn gấp rồi cắt gọn gàng. Trước tiên em em đặt lạt dưới khuôn, lấy hai chiếc lá xếp vào khuôn theo sự hướng dẫn của ông, sau lót thêm một vài chiếc lá bên dưới. Sau đó, lần lượt cho các nguyên liệu là một lớp gạo nếp, một lớp đỗ và vài miếng thịt rồi lại tiếp tục phủ một lớp đỗ, gạo nếp lên, đặt thêm mấy lá dong rồi gói lại, vừa gói vừa nắn sao cho chiếc bánh thật vuông vức. Bước cuối cùng là lấy lạt tre buộc lại sao cho thật chắc, tránh khi luộc lá bị bung ra.
Sau một khoảng thời gian khá lâu, em mới gói xong chiếc bánh của mình. Bà ngồi bên cạnh hỗ trợ em buộc lạt, bà còn kể lại câu chuyện bánh chưng bánh giầy xa xưa. Chiếc bánh đầu tiên em gói không được cân đối cho lắm nhưng em vẫn thấy rất vui vì được tham gia cùng ông bà, bố mẹ chuẩn bị Tết. Ông bà vẫn dành cho em lời khen ngợi, chiếc bánh sau chắc chắn em sẽ gói được đẹp hơn.
Trải nghiệm gói bánh chưng giúp em hiểu hơn về Tết cổ truyền của dân tộc. Cũng nhờ có trải nghiệm này, em đã có những giây phút vui vẻ, ấm áp bên gia đình mình.
Viết bài văn thuật lại Lễ Hội Thành Tuyên ở Tuyên Quang và chia sẻ suy nghĩ, cảm xúc của em.