Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Frosch sama
Xem chi tiết
ひまわり(In my personal...
24 tháng 10 2021 lúc 17:04

- Mô là nhóm tế bào có hình dạng, cấu tạo giống nhau và cùng thực hiện một chức năng riêng.

- Cơ quan là tập hợp các mô cùng thực hiện một chức năng chung.

- Hệ cơ quan là tập hợp các cơ quan theo 1 hệ thống.

 

 

ひまわり(In my personal...
24 tháng 10 2021 lúc 17:05

- Cơ thể là tập hợp nhiều các cơ quan và hệ cơ quan khác nhau có cấu tạo và chức năng khác nhau.

Minh Lệ
Xem chi tiết

- Khái niệm: Cấp độ tổ chức sống là vị trí của một tổ chức sống trong thế giới sống được xác định bằng số lượng và chức năng nhất định các yếu tố cấu thành tổ chức đó.

- Ví dụ cho mỗi cấp độ tổ chức sống:

+ Phân tử: protein, DNA, carbohydrate, lipid,…

+ Bào quan: ti thể, nhân, bộ máy Golgi, ribosome,…

+ Tế bào: tế bào tim, tế bào biểu bì, tế bào cơ, tế bào hồng cầu,…

+ Mô: mô biểu bì, mô liên kết, mô cơ, mô thần kinh.

+ Cơ quan: tim, gan, phổi, thận, não bộ,…

+ Hệ cơ quan: hệ tuần hoàn, hệ bài tiết, hệ hô hấp, hệ thần kinh,…

+ Cơ thể: cơ thể con hổ

+ Quần thể: quần thể hổ

+ Quần xã – hệ sinh thái: hệ sinh thái rừng mưa nhiệt đới

Minh Lệ
Xem chi tiết
ひまわり(In my personal...
6 tháng 2 2023 lúc 17:21

- Đặc điểm chung của các cấp độ tổ chức sống là:

+ Được tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc. 
+ Là những hệ mở và tự điều chỉnh.

+ Liên tục tiến hóa.

- Các cấp độ tổ chức sống là hệ thống mở vì:

+ Mọi cấp độ tổ chức sống đều không ngừng trao đổi chất và năng lượng với môi trường; sinh vật không chỉ chịu sự tác động của môi trường mà còn góp phần làm biến đổi môi trường.

+ Các cấp độ tổ chức sống cũng là hệ thống luôn tiếp nhận và xử lí thông tin từ môi trường, đồng thời truyền thông tin trong hệ thống cũng như giữa các hệ thống sống.

- Các cấp độ tổ chức sống là hệ thống tự điều chỉnh vì: Các hệ thống sống có khả năng tự điều chỉnh, duy trì các thông số bên trong hệ thống một cách ổn định, nhằm đảm bảo duy trì và điều hòa cân bằng động trong hệ thống để tồn tại và phát triển.

Minh Lệ
Xem chi tiết
Minh Lệ
22 tháng 3 2023 lúc 23:17

- Ví dụ về cấp độ tổ chức: Dạ dày.

- Giải thích sự hình thành cấp độ tổ chức đó theo nguyên tắc thứ bậc: Một tế bào dạ dày chỉ thực hiện một chức năng nhất định (tế bào chính tiết ra pepsinogen – enzym pesin ở trạng thái chưa hoạt động, tế bào viền tiết ra HCl, hoặc tế bào cơ chỉ có tác dụng co dãn) nhưng nhiều tế bào tập hợp lại tạo thành dạ dày vừa có khả năng tiết dịch vị vừa co bóp để tiêu hóa thức ăn.

Bày bài vs mn ơi
Xem chi tiết
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
Quang Duy
19 tháng 4 2017 lúc 19:49

Thế giới sống được tổ chức theo thứ bậc rất chặt chẽ, trong đó tế bào là đơn vị cơ bản cấu tạo nên mọi cơ thể sinh vật. Ở mọi cấp tổ chức của thế giới sống, cấu trúc và chức năng luôn có quan hệ mật thiết với nhau. Các cấp tổ chức của thế giới sống đều là những hệ mở, có khả năng tự điều chỉnh và không ngừng tiến hóa.
Các cấp tổ chức sống cơ bản của thế giới sống: tế bào -» cơ thể —> quần thể -» quần xã -> hệ sinh thái -> sinh quyển.

Lưu Hạ Vy
19 tháng 4 2017 lúc 19:48

Thế giới sống được tổ chức theo thứ bậc rất chặt chẽ, trong đó tế bào là đơn vị cơ bản cấu tạo nên mọi cơ thể sinh vật. Ở mọi cấp tổ chức của thế giới sống, cấu trúc và chức năng luôn có quan hệ mật thiết với nhau. Các cấp tổ chức của thế giới sống đều là những hệ mở, có khả năng tự điều chỉnh và không ngừng tiến hóa.
Các cấp tổ chức sống cơ bản của thế giới sống: tế bào -» cơ thể —> quần thể -» quần xã -> hệ sinh thái -> sinh quyển.

Minh Lệ
Xem chi tiết

- Các cấp độ tổ chức sống: phân tử → bào quan → tế bào → mô → cơ quan → hệ cơ quan → cơ thể → quần thể → quần xã - hệ sinh thái → sinh quyển.

- Mối quan hệ thứ bậc giữa các cấp độ tổ chức sống: Quan hệ giữa các cấp tổ chức sống được thể hiện trong quan hệ thứ bậc về cấu trúc và chức năng. Các cấp độ tổ chức sống thể hiện mối liên quan bộ phận và tổng thể, trong đó cấp độ tổ chức lớn hơn được hình thành từ cấp độ tổ chức nhỏ hơn liền kề. Tổ chức cấp trên không chỉ mang đặc điểm của tổ chức cấp dưới mà còn có những đặc tính nổi trội mà tổ chức cấp dưới không có. 

Kiều Đông Du
Xem chi tiết
Đỗ Khánh Chi
24 tháng 9 2019 lúc 14:24

    * Các khái niệm:

     - Môi trường sống bao gồm tất cả các nhân tố xung quang sinh vật, có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp tới sinh vật, làm ảnh hưởng đến sự tồn tại, sinh trưởng, phát triển và những hoạt động khác của sinh vật.

     - Nhân tố sinh thái là tất cả những nhân tố môi trường có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp tới đời sống sinh vật.

     - Nhân tố vô sinh: là tất cả các nhân tố vật lí và hóa học của môi trường xung quanh sinh vật.

     - Nhân tố hữu sinh: là thế giới hữu cơ của môi trường và là những mối quan hệ giữa một sinh vật (hoặc nhóm sinh vật) này với một sinh vật (hoặc nhóm sinh vật) khác sống xung quanh, trong đó nhân tố con người có ảnh hưởng lớn đến đời sống sinh vật.

     - Các cấp tổ chức sống cơ bản là: tế bào, cơ thể, quần thể, quần xã và hệ sinh thái.

     - Loài: là một hoặc một nhóm quần thể gồm các cá thể có khả năng giao phối với nhau trong tự nhiên sinh ra đời con có sức sống và có khả năng sinh sản với các nhóm quần thể khác.

     - Quần thể: là tập hợp các cá thể trong cùng 1 loài, cùng sinh sống trong 1 khoảng không gian xác định, vào một thời gian nhất định, giao phối tự do với nhau tạo ra thế hệ mới.

     - Quần xã là một tập hợp các quần thể thuộc nhiều loài khác nhau, cùng sống trong một không gian nhất định.

    * Giải thích sơ đồ:

     - Sự tác động qua lại giữa môi trường và các cấp độ tổ chức sống được thể hiện qua sự tương tác giữa các nhân tố sinh thái với từng cấp độ tổ chức sống.

     - Tập hợp các cá thể cùng loài tạo nên các đặc trưng của quần thể: mật độ, tỉ lệ giới tính, thành phần tuổi,… và chúng quan hệ với nhau đặc biệt về mặt sinh sản.

     - Tập hợp các quần thể thuộc các loài khác nhau tại một không gian xác định tạo nên quần xã, chúng có nhiều mối quan hệ, trong đó đặc biệt là mối quan hệ dinh dưỡng thông qua chuỗi và lưới thức ăn trong hệ sinh thái.

Kiều Đông Du
Xem chi tiết
Đỗ Khánh Chi
20 tháng 10 2017 lúc 8:34

Đáp án D

Theo quan niệm tiến hóa hiện đại, CLTN tác động lên toàn bộ kiểu gen chứ không tác động lên từng gen riêng rẽ, không tác động từng cá thể mà cả quần thể. Ví dụ: Ong thợ tìm mật à đảm bảo sự tồn tại của đàn. Nhưng ong thợ không sinh sản, việc sinh sản do ong chúa đảm nhận. Nếu ong chúa không đẻ ong thợ tốt thì cả đàn cũng bị diệt vong => CLTN tác động cả quần thể.