giải thích được đặc điểm dân số của thế giới của nhóm nước và hệ quả của nó
C3: Nhận xét xu hướng dân số thế giới? hậu quả của việc dân số tăng quá nhanh.
C4: Trình bày sự phân bố dân cư trên thế giới ? giải thích sự phân bố đó.
C5: Trình bày các nhóm đất chính trên thế giới?Nêu đặc điểm của nhóm đất đỏ vàng.
refer
C3:Quá tải dân số hay nạn nhân mãn, bùng nổ dân số là một trạng thái thống kê theo đó số lượng của một sinh vật vượt quá khả năng chống đỡ của môi trường sống của nó. Theo cách nói thông thường, thuật ngữ thường chỉ mối quan hệ giữa số lượng con người và môi trường
refer
C4:
Sự phân bố dân cư trên thế giới :
-Phân bố không đều giữa đồng bằng với trung du, miền núi.
-Phân bố không đều giữa thành thị và nông thôn.
-Phân bố không đều giữa đồng bằng phía Bắc và đồng bằng phía Nam.
-Phân bố không đều ngay trong nội bộ của các vùng dân cư
-Những vùng núi, rừng, hải đảo… đi lại khó khăn
-Vùng cực, vùng hoang mạc… khí hậu khắc nghiệt thường có mật độ dân số thấp.
-Dân cư tập chung chủ yếu ở những nơi điều kiện sinh sống và giao thông thuận tiện.
refer
C5:ý 1
Nước ta có ba nhóm đất chính:
* Nhóm đất feralit vùng núi thấp:
– Hình thành trực tiếp trên các miền đồi núi thấp chiếm 65% diện tích tự nhiên.
– Tính chất: chua, nghèo mùn, nhiều sét.
– Màu đỏ vàng, nhiều hợp chất Fe, Al.
– Phân bố: đất feralit trên đá badan ở Tây Nguyên. Đông Nam Bộ; đất feralit trên đá vôi ở Đông Bắc, Tây Bắc, Bắc Trung Bộ…).
– Thích hợp trồng cây công nghiệp
* Nhóm đất mùn núi cao:
– Hình thành dưới thảm rừng nhiệt đới hoặc ôn đới vùng núi cao, 11%
– Phân bố: chủ yếu là đất rừng đầu nguồn. Dưới thảm rừng á nhiệt đới hoặc ôn đới vùng núi cao
– Thích hợp trồng cây phòng hộ đầu nguồn.
* Nhóm đất phù sa sông và biển:
– Chiếm 24% diện tích đất tự nhiên.
– Tính chất: phì nhiêu, dễ canh tác và làm thuỷ lợi, ít chua, tơi xốp, giàu mùn.
– Tập trung tại các vùng đồng bằng: đất trong đê, đất ngoài đê khu vực sông Hồng: đất phù sa cổ miền Đông Nam Bộ; đất phù sa ngọt dọc sông Tiền, sông Hậu; đất chua, mặn, phèn ở các vùng trũng Tây Nam Bộ..
– Thích hợp sử dụng trong nông nghiệp để trồng lúa, hoa màu, cây công nghiệp hàng năm, cây ăn quả,…
ý 2 :Nhóm đất đỏ vàng hay còn gọi là nhóm đất Feralit trong phân loại của FAO, nó được gọi tên là Ferralsols, là nhóm đất có màu đỏ hoặc lẫn đỏ, thường xuất hiện dưới tán rừng mưa nhiệt đới. Tầng tích luỹ chất hữu cơ thường mỏng, hàm lượng chất hữu cơ trong đất thấp, trong thành phần của mùn, acid fulvônic thường chiếm ưu thế. Thường có tích tụ các oxide của sắt và nhôm trong tầng B, do vậy tạo nên màu đỏ vàng thường thấy của loại đất này. Hàm lượng các khoáng vật nguyên sinh rất thấp, trừ các khoáng vật rất bền. Đoàn lạp của đất có tính bền tương đối cao. chiếm 65% diện tích đất tự nhiên. Đất có tính chất: chua, nghèo mùn, thường bị khô hạn. Dễ bị rửa trôi, xói mòn, thoái hóa
Giải giùm mk các bài này :
1) Nêu hậu quả của việc bùng nổ dân số và giải pháp
2) Trình bày giải thích sự phân bố dân cư trên thế giới
3)Đặc điểm các chủng tộc trên thế giới
4)Hậu quả của việc đô thị hóa tự phát
5)Vị trí của đới nóng , kể tên các kiểu môi trường của đới nóng ( trừ môi trường hoang mạc)
1.
Hậu quả của việc bùng nổ dân số:
- Gây sức ép về nhà ở, việc làm lương thực, tài nguyên, môi trường,....
2.
- Dân cư phân bố không đều trên thế giới:
+Tập trung: vùng đồng bằng, ven biển...nơi có điều kiện sinh sống thuận lợi.
+Thưa thớt: ở nơi có địa hình hiểm trở, khí hậu khắc nghiệt, giao thông khó khăn,....(vùng núi, hải đảo,..).
3.
Đặc điểm các chủng tộc trên thế giới:
- Môn-gô-lô-it: chủ yếu ở Châu Á (da vàng)
- Nê-grô-it: chủ yếu ở Châu Phi (da đen)
-Ơ-rô-pê-ô-lit: chủ yếu ở Châu Âu (da trắng).
4.
Hậu quả của việc đô thị hóa tự phát:
- Ô nhiễm môi trường, ùn tắt giao thông.
5.
Vị trí của đới nóng , kể tên các kiểu môi trường của đới nóng ( trừ môi trường hoang mạc):
- Môi trường xích đạo ẩm.
- Môi trường nhiệt đới gió mùa.
1. Dân số thế giới tăng nhanh và đột ngột từ nhưng năm 1950 của thế kì XX ở nhưng nước nào? Nguyên nhân? Hậu quả?
2. Vào thế kỉ XIX đô thị phát triển nhanh ở những nước nào
3. Đặc điểm khí hậu và các đặc điểm khác của môi trường ( thiên nhiên, đất, thực vật, sông ngòi) ở môi trường nhiệt đới
4. Cảnh sắc thiên nhiên, nhiều thảm thực vật như thế nào
5. Ảnh hưởng của dân số tới tài nguyên. Bùng nổ dân số ảnh hưởng xấu đến môi trường, kinh tế- xã hôi như thế nào
Tham khảo!
Câu 1:
Trung Quốc | |||
2 | Ấn Độ | ||
3 | Hoa Kỳ | ||
4 | Indonesia | ||
5 | Pakistan | ||
6 | Brasil | ||
7 | Nigeria | ||
8 | Bangladesh | ||
9 | Nga | ||
10 | México | ||
11 | Nhật Bản |
+ Đời sống được cải thiện, những tiến bộ về y tế làm giảm nhanh tỉ lệ tử trong khi tỉ lệ sinh vẫn còn cao.Nguyên nhân:
+ Nhu cầu về lực lượng sản xuất: các quốc gia kém phát triển có nhu cầu về nguồn lao động chân tay cao.
+ Quan niệm lạc hậu: sinh nhiều con, tư tưởng trọng nam khinh nữ,...
- Hậu quả:
+ Tạo sức ép đối với các vấn y tế, giáo dục, nhà ở, việc làm, tài nguyên, môi trường,...
+ Kìm hãm sự phát triển kinh tế - xã hội;
+ Gia tăng các tệ nạn xã hội,...
bn ơi mình lộn nhé!
sửa lại là:
Dân số thế giới tăng rất nhanh và đột ngột từ thập niên 1950, khi các nước thuộc địa ở châu Á, châu Phi và Mỹ Latinh
Tham khảo!
Câu 3:
Khí hậu môi trường nhiệt đới
Đúng như tên gọi của nó, khí hậu của môi trường này được đặc trưng bởi nhiệt độ cao quanh năm và trong một năm có thời kì khô hạn trong khoảng từ tháng 3 đến tháng 9. Thời kì khô hạn này sẽ càng kéo dài, biên độ nhiệt độ lớn hơn khi nằm ở vị trí gần chí tuyến.
20oC là nhiệt độ trung bình hàng năm. Khoảng thời gian Mặt Trời đi qua thiên đỉnh chính là thời kì nhiệt độ tăng cao. Lượng mưa trung bình hàng năm từ 500 mm đến 1500 mm.
Đặc điểm của môi trường nhiệt đới
Bên cạnh điều kiện khí hậu, sự đa dạng của môi trường nhiệt đới gió mùa và môi trường nhiệt đới thể hiện ở các đặc điểm khác như sinh vật, địa hình, sông ngòi và đất đai.
Sinh vật
Sinh vật của môi trường nhiệt đới và nhiệt đới gió mùa thay đổi theo mùa. Vào mùa mưa, thực vật và động vật đều tươi tốt, thay đổi một cách linh hoạt. Ở những khu vực mưa nhiều, rừng cây có nhiều tầng và có một số cây rụng lá vào mùa khô. Ở những khu vực mưa ít có đồng cỏ cao nhiệt đới.
Nhìn chung, thảm thực vật thay đổi dần về phía hai chí tuyến, rừng thưa chuyển sang đồng cỏ nhiệt đới hay còn gọi là xavan, tiếp là vùng cỏ mọc thưa thớt trên mặt đất cùng với những đám cây bụi gai được gọi là nửa hoang mạc.
Địa hình, sông ngòi
Địa hình của môi trường nhiệt đới đa dạng, từ các vùng núi cao, đến vùng đồi, đồng bằng. Sông ngòi nhiều nước, giàu phù sa nhờ quá trình phong hoá diễn ra mạnh mẽ.
Đất đai
Loại đất đặc trưng của môi trường này là đất Feralit. Do ở các miền đồi núi, trong mùa mưa, nước mưa thấm sâu xuống các lớp đất đá bên dưới, đến mùa khô, nước lại di chuyển lên trên mặt mang theo oxit sắt, nhôm tích tụ lâu ngày làm cho đất có màu đỏ vàng.
Nếu không được cây cối che phủ và quá trình canh tác không hợp lí, đất ở môi trường nhiệt đới gió mùa dễ bị xói mòn, rửa trôi và thoái hoá.
Những thuận lợi và khó khăn của môi trường nhiệt đớiThuận lợiVới nền nhiệt độ cao và nắng là điều kiện thuận lợi cho cây trồng, vật nuôi phát triển quanh năm.Ngoài ra, đối với hoạt động nông nghiệp còn có thể thực hiện các biện pháp tăng vụ, gối vụ, xen canh, thâm canh nhờ điều kiện nhiệt ẩm dồi dào.Các sản phẩm nông nghiệp ở môi trường nhiệt đới gió mùa luôn được đa dạng, là nguồn cung lớn trên toàn thế giới.
1, Hãy cho biết dân số trên thế giới hiện nay ? Dân số tăng nhanh dẫn đến hậu quả và phương hướng giải quyết ?
2,Mật độ dân số là gì ? Nhận xét sự phân bố dân cư thế giới và giải thích ?
3, Nêu vị trí và đặc điểm của môi trường xích đạo ẩm ?
4,Nêu vị trí và đặc điểm khí hậu ở môi trường nhiệt đới ? Khí hậu có ảnh hưởng đến quang cảnh như thế nào ?Tại sao diện tích xa-van và hoang mạc ngày càng mở rộng ?
5,Hãy cho biết hai khu vực khí hậu nhiệt đới nhiệt đới gió mùa điển hình ở đới nóng ? Đặc điểm nổi bật của khí hậu gió mùa ? Việt Nam nằm trong môi trường khí hậu nào ?
6,Những nguyên nhân nào dẫn đến làn sóng di dân của đới nóng ? Biện pháp ?
Các bạn giúp mình với
1. dân số thế giới là 6,777 tỉ người (năm 2009) .
dân số tăng nhanh dẫn đến :
- Hậu quả: tạo sức ép đối với việc làm, phúc lợi xã hội, môi trường, kìm hãm sự phát triển kinh tế - xã hội…
- Biện pháp: thực hiện chính sách dân số và phát triển kinh tế xã hội để hạ thấp tỉ lệ gia tăng dân số.
2.Mật độ dân số là số dân ở 1 đơn vị lãnh thổ nhất định và trong 1 thời điểm nhất định .
dân cư trên thế giới phân bố không đồng đều :
- Tập trung ở đồng bằng và ven biển vì 2 nơi này có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển
- thưa thớt ở miền núi , cao nguyên , vùng có khí hậu khắc nghiệt vì khó khăn , ko có điều kiện phát triển .
3.Môi trường xích đạo ẩm chủ yếu nằm trong khoảng từ 5°B đến 5°N.
đặc điểm :
- Có khí hậu nóng ẩm quanh năm (quanh năm nóng trên 25°c, mưa từ 1.500 — 2.000mm). - Có rừng rậm xanh quanh năm phát triển ở khắp nơi (rừng rậm rạp, nhiều tầng; tập trung nhiều loài cây, chim, thú trên thế giới).
4 . Môi trường nhiệt đới nằm ở khoảng từ vĩ tuyến 5° đến chí tuyến ở cả hai bán cầu.
đặc điểm :
- Nóng quanh năm (trên 20°C) và có hai thời kì nhiệt độ tăng cao trong năm khi Mặt Trời đi qua đỉnh đầu. - Có một thời kì khô hạn; càng gần chí tuyến càng kéo dài từ 3 - 9 tháng (hoặc mưa tập trung vào một mùa); càng gần chí tuyến mùa mưa càng ngắn dần và lượng mưa từ 500 - 1.500mm.
Diện tích xavan và nửa hoang mạc ở vùng nhiệt đới đang ngày càng mở rộng là do phá rừng hoặc phá xavan đế làm rẫy và lấy gỗ củi khiến cho đất bị bạc màu, chỉ còn cỏ tranh mới có thế mọc lên được ở đó.
5 . Đặc điểm nổi bật của khí hậu nhiệt đới gió mùa:
- Nhiệt độ và lượng mưa thay đổi theo mùa gió.
- Thời tiết diễn biến thất thường.
Việt Nam nằm trong môi trường nhiệt đới ẩm gió mùa .
6.Đới nóng là nơi có làng sóng di dân lớn do nhiều nguyên nhân khác nhau : Do thiên tai chiến tranh kinh tế chậm phát triển, thiếu việc làm,...
Di dân có tổ chức kế hoạch khai wang lại đồn điền trồng cây nông nghiệp xuất khẩu nhầm xuất khẩu khinh tế xã hội ở vùng núi vùng ven biển
Cần sử dụng biện pháp di dân có tổ chức kế hoạch giải quyết sức ép di dân sẽ nâng cao đời sốn king tế xã hội.
Cho bảng số liệu:
Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên của toàn thế giới, Nhóm nước phát triển và đang phát triển trong thời kì 1960 – 2005. Đơn vị: %
Để thể hiện tỉ số gia tăng dân số tự nhiên của toàn thế giới, nhóm nước phát triển và đang phát triển trong thời kì 1960-2005 theo bảng số liệu, biểu đồ nào sau đây là thích hợp nhất?
A. Đường
B. Tròn
C. Miền
D. Cột đơn
Cho bảng số liệu:
Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên của toàn thế giới, nhóm nước phát triển và đang phát triển trong thời kì 1960 - 2005.
Đơn vị: %
Để thể hiện tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên của toàn thế giới, nhóm nước phát triển và đang phát triển trong
thời kì 1960 - 2005 theo bảng số liệu, biểu đồ nào sau đây là thích hợp nhất?
A. Đường
B. Tròn
C. Miền
D. Cột đơn
Các nước trên thế giới được phân chia thành 2 nhóm nước phát triển và đang phát triển. Dựa vào tiêu chí nào để phân biệt được 2 nhóm nước? Đặc điểm kinh tế - xã hội của 2 nhóm nước có gì khác nhau?
Tham khảo: Dựa vào trình độ phát triển kinh tế - xã hội mà phân chia các quốc gia trên thế giới thành hai nhóm nước (phát triển và đang phát triển) với sự tương phản rõ rệt nhau về các chỉ số như: tổng sản phẩm bình quân đầu người, đầu tư nước ngoài, HDI…
Cho bảng số liệu:
Tỉ trọng GDP, số dân của EU và một số nước trên thế giới năm 2014
(Đơn vị: %)
Dựa vào bảng số liệu trên cho biết, để thể hiện được tỉ trọng GDP, số dân của EU và một số nước trên thế giới, biểu đồ thích hợp là?
A. Biểu đồ đường.
B. Biểu đồ miền.
C. Biểu đồ tròn.
D. Biểu đô kết hợp.
Đáp án C
Đề bài yêu cầu:
- Thể hiện tỉ trọng.
- Của 2 đối tượng: GDP và số dân
=> Dựa vào kĩ năng nhận dạng biểu đồ tròn: biểu đồ thích hợp nhất thể hiện tỉ trọng GDP và số dân EU so với các khu vực khác trên thế giới là biểu đồ tròn
(hai hình tròn: một hình tròn thể hiện tỉ trọng GDP và một hình tròn thể hiện tỉ trọng dân số của EU cùng với các khu vực còn lại)