Ý nghĩa của di sản văn hóa đối với Việt Nam và đối với thế giới
Trình bày ý nghĩa của di sản văn hóa đối với sự phát triển của văn hóa Việt Nam và đối với thế giới?
- Di sản văn hóa là tài sản, niềm tự hào của dân tộc, thể hiện lịch sử, sự sáng tạo và bản sắc dân tộc trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, làm cơ sở để thể hệ sau phát huy và phát triển.
- Di sản văn hóa góp phần phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, làm phong phú kho tàng di sản văn hóa nhân loại.
nêu ý nghĩa của việc bảo vệ di sản văn hóa .kể tên 4 di sản văn hóa vật thể và 4 di sản văn hóa phi vật thể của việt nam đc công nhận di sản văn hóa thế giới
Ý nghĩa:
- Di sản văn hóa là cảnh đẹp của đất nước, là tài sản của dân tộc.
- Di sản văn hóa thể hiện truyền thống, công sức, kinh nhgiệm sống của dân tộc trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
- Bảo vệ di sản văn hóa để làm cơ sở cho thế hệ sau phát huy và phát triển.
- Phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc văn hoá dân tộc, góp phần làm phong phú kho tàng di sản văn hóa thế giới.
VD:
- Di sản văn hóa phi vật thể: Nhã nhạc cung đình Huế, dân ca quan họ, không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên
- Di sản văn hóa vật thể: Vịnh Hạ Long, phố cổ Hội An, Thánh địa Mĩ Sơn, Vườn quốc gia Phong Nha -Kẻ Bàng
1.Vì sao nhà nước ta là nhà nước của dân,vì dân.do dân.
2.Trình bày ý nghĩa của di sản văn hóa đối với sự phát triển văn hóa việt nam.
1. Nhà nước ta là thành quả của cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945 do nhân dân ta tiến hành dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam:
Bộ máy Nhà nước ta do nhân dân bầu ra. (nhân dân bầu ra đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp).
Nhà nước hoạt động vì lợi ích của nhân dân.
2. Di sản văn hoá là tài sản vô cùng quý giá của đất nước, là chất liệu gắn kết cộng đồng dân tộc, là cơ sở để sáng tạo những giá trị tinh thần mới và giao lưu văn hoá. Trong những năm qua, Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đã có nhiều hoạt động nhằm bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá của cha ông, góp phần to lớn vào việc bảo vệ và xây dựng nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
1.Nhà nước là của dân, do dân, vì dân, do Đảng Cộng sản lãnh đạo thực hiện dân chủ với đa số nhân dân và chuyên chính với thiểu số phản động, chống lại nhân dân. Nói nhà nước là của dân, Điều 1, Hiến pháp năm 1946 do Bác Hồ làm Trưởng ban soạn thảo đã khẳng định: “Nước Việt Nam là một nước dân chủ cộng hòa.
2.Văn hóa là di sản quý báu của toàn dân tộc, được các thế hệ người Việt Nam giữ gìn, phát huy giá trị từ đời này sang đời khác. Trong thời kỳ hội nhập quốc tế sâu rộng như hiện nay, các giá trị văn hóa Việt Nam đã được lan tỏa, bạn bè thế giới ghi nhận; trở thành một phần trong kho tàng văn hóa nhân loại.
Tham khảo
Nêu ý nghĩa của di sản văn hóa đối với sự phát triển văn hóa trong nước và thế giới
Giúp mình với.Thank !
Tham Khảo
* Trong nước
- Di sản văn hóa là tài sản của dân tộc, nói lên truyền thống của dân tộc, thể hiện công đức của các thế hệ tổ tiên trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc, thể hiện kinh nghiệm của dân tộc trên các lĩnh vực
- Những di sản đó cần được giữ gìn, phát huy trong sự nghiệp xây dựng, phát triển nền văn hóa VN tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc và đóng góp vào kho tàng di sản văn hóa thế giới
* Thế giới
- Tô đậm bản sắc riêng của dân tộc VN
- Làm phong phú thêm kho tàng di sản văn hóa thế giới
- Di sản văn hóa là tài sản của dân tộc, nói lên truyền thống của dân tộc, thể hiện công đức của các thế hệ tổ tiên trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc, thể hiện kinh nghiệm của dân tộc trên các lĩnh vực
- Những di sản đó cần được giữ gìn, phát huy trong sự nghiệp xây dựng, phát triển nền văn hóa VN tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc và đóng góp vào kho tàng di sản văn hóa thế giới
* Thế giới
- Tô đậm bản sắc riêng của dân tộc VN
- Làm phong phú thêm kho tàng di sản văn hóa thế giới
trình bày 1 di sản văn hóa phi vật thể của việt nam và nêu ý nghĩa và biện pháp bảo vệ di sản văn hóa đó
1 di sản văn hóa vật thể của việt nam và nêu ý nghĩa và biện pháp bảo vệ di sản văn hóa đó
* làm cả 2 nha
Những thành tựu của nền văn minh Văn Lang - Âu Lạc có ý nghĩa như thế nào đối với sự phát triển của văn hóa dân tộc Việt Nam?
A. Định hình các giá trị văn hóa của người Việt
B. Phát triển nền văn hóa bản địa của người Việt
C. Cơ sở hình thành nền văn minh sông Hồng
D. Hoàn thiện nền văn hóa bản địa của người Việt
Đáp án A
Những thành tựu trong đời sống vật chất, tinh thần của cư dân Văn Lang- Âu Lạc đã hình thành nền văn minh Văn Lang- Âu Lạc - nền văn minh đầu tiên của lịch sử dân tộc. Nó đã phác họa, định hình những giá trị văn hóa cơ bản của người Việt, là cơ sở để ta đấu tranh bảo vệ và phát triển ở những giai đoạn sau, giúp cho chúng ta nhiều lần mất nước nhưng không mất đi bản sắc dân tộc
Câu 1:Môi truờng là gì?em sẽ làm gì để góp phần làm cho truờng học của em ngày càng xanh-sạch-đẹp?
Câu 2:Nêu những nguyên nhân do con nguời gây ra làm cho môi truờng bị ô nhiễm?từ đó,em hãy nêu tầm quan trọng của môi truờng và tài nguyên thiên nhiên đối với đời sống con nguời
Câu 3: Di sản văn hóa là gì? Vì sao chúng ta phải bảo vệ di sản văn hóa? Hãy nêu 4 di sản văn hóa của việt nam mà em biết?
Câu 4:Hãy nêu 4 di sản văn hóa được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới.Hãy giới thiệu tóm tắt về 1 di sản văn hóa của việt nam mà em biết.
Câu 5:Hãy nêu bổn phận của trẻ em?
Câu 6:em hãy cho biết học sinh có bổn phận nhưng thế nào với gia đình và nhà truờng?
Câu 1: Môi trường là một tổ hợp các yếu tố tự nhiên và xã hội bao quanh bên ngoài của một hệ thống hoặc một cá thể, sự vật nào đó. Chúng tác động lên hệ thống này và xác định xu hướng và tình trạng tồn tại của nó. Môi trường có thể coi là một tập hợp, trong đó hệ thống đang xem xét là một tập hợp con.
- Những việc làm bảo vệ Môi trường:
Không vứt rác bừa bãi. Phải thu gom, đổ rác đúng nơi quy định. Không đổ nước thải ra đường, phố, các nơi công cộng. Mỗi gia đình phải thu gom nước thải vào hệ thống bể tự hoại, hầm chứa hoặc cho nước thải vào hệ thống thoát nước công cộng. Sử dụng hố xí hợp vệ sinh. Không phóng uế bừa bãi. Trồng cây xanh góm phần giảm ô nhiễm môi trường và tạo cảnh quan. Không hút thuốc là nơi công cộng. Tự giác chấp hành các quy định của các cấp chính quyền địa phương về giữ gìn vệ sinh, xây dựng gia đình văn hoá. Ðóng góp đầy đủ lệ phí thu dọn vệ sinh. Vận động mọi người cùng tham gia các công việc trên.Câu 2:
Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường có thể kể đến là ý thức con người, sự phát triển công nghiệp như vũ bão kéo theo nhiều tác nhân gây ô nhiễm môi trường.
Trước tiên chính là sự thiếu ý thức nghiêm trọng của nhiều người dân, họ nghĩ rằng những việc mình làm là quá nhỏ bé, không đủ để làm ô nhiễm môi trường.Hoặc nhiều người cho rằng việc bảo vệ môi trường không phải là trách của mình mà là trách nhiệm của nhà nước, của chính quyền. Một số khác lại nghĩ rằng môi trường đã bị ô nhiễm thì có làm gì đi chăng nữa cũng không đáng kể, và việc ô nhiễm môi trường cũng sẽ không ảnh hưởng gì tới mình nhiều…Vậy nhưng thực tế không phải vậy! Phá hoại môi trường của một người tuy chỉ ảnh hưởng nhỏ nhưng tập hợp nhiều người phá hoại môi trường lại là lớn. Dù trách nhiệm bảo vệ môi trường tuy cũng có một phần là trách nhiệm của nhà nước nhưng quan trọng lại là ý thức của người dân. Nếu chúng ta làm ô nhiễm môi trường, có thể bây giờ chúng ta chữa thấy ngay tác hại nhưng sau này chúng ta sẽ thấy rõ được nó sẽ ảnh hưởng đến đời sống của chúng ta như thế nào?
Một nguyên nhân khác nữa gây ra ô nhiễm môi trường chính là sự thiếu trách nhiệm của các doanh nghiệp. Họ chỉ đặt mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận mà không để ý đến vấn đề xử lý chất thải, không ít doanh nghiệp đã vi phạm quy trình khai thác, góp phần đáng kể gây ô nhiễm môi trường.
Như nước thải công nghiệp, khí thái, rác thải không xử lý được. Và nguy hiểm hơn là rác thải của lò điện nguyên tử, rác thải của chiến tranh còn tồn đọng nguy hại trực tiếp đến con người. Bên cạnh đó, chính sự chưa chặt chẽ trong việc quản lý bảo vệ môi trường của nhà nước cũng đã tiếp tay cho những hành vi phá hoại môi trường tiếp diễn.Ngoài ra, môi trường ngày càng ô nhiễm cũng một phần do sự quản lý của nhà nước đối với người dân quốc gia là chưa chặt chẽ. Cụ thể đối với Việt Nam, những điều luật liên quan đến môi trường còn chưa thiết thực hoàn toàn, vẫn còn chưa phù hợp đối với hành vi vi phạm khiến cho những hành động làm tổn hại đến môi trường vẫn cứ thế mà tiếp tục diễn ra bất chấp sự can thiệp của nhân tố bên ngoài. Môi trường bị hủy hoại, đồng nghĩa cuộc sống của con người và sinh vật trên Trái Đất cũng bị hủy hoại.
Vai trò của môi trường và tài nguyên thiên nhiên:
Tạo nên cơ sở vật chất để phát triển kinh tế, văn hoá và xã hội.Tạo cho con người phương tiện sinh sống, phát triển trí tuệ và đạo đức Tạo cuộc sống tinh thần : con người vui tươi khỏe mạnh và làm giầu đời sống tinh thần.Nêu ý nghĩa của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba và lần thứ tư đối với xã hội, văn hóa. Việt Nam đã và đang thích nghi với các cuộc cách mạng đó như thế nào?
Nội dung | Xã hội | Văn hóa |
Tích cực | - Số lượng công nhân có trình độ cao tăng nhanh về số lượng. - Công nhân vai trò là lực lượng chính trị- xã hội chủ yếu. | - Mở rộng giao lưu - Đưa tri thức thâm nhập vào đời sống. - Tác động đến tiêu dùng của người dân |
Tiêu cực | - Gia tăng khoảng cách giàu nghèo. - Xói mòn bản sắc văn hóa, giá trị truyền thống cộng đồng | - Con người lệ thuộc vào máy tính, internet,.. - Văn hóa “lai căng”. - Nguy cơ đánh mất văn hóa truyền thống. - Xung đột văn hóa truyền thống và hiện đại. |
Việt Nam đã và đang thích nghi với cuộc cách mạng như:
Máy tính được đưa vào giảng dạy trong chương trình học từ tiểu học. Máy tính điện tử giúp tiếp cận được nguồn tri thức số hóa từ các trang thư viện lớn ở Việt Nam và thế giới. Mạng lưới viễn thông được phổ cập rộng rãi đến người dân và ứng dụng trong nhiều lĩnh vực hoạt động kinh tế- xã hội. Đây là một thuận lợi lớn cho Việt Nam trong cuộc cách mạng 4.0.
Kể tên một di sản văn hóa của Việt Nam được UNESCO ghi danh là Di sản Văn hóa Thế giới. Giới thiệu về giá trị lịch sử, văn hóa và đề xuất biện pháp bảo tồn, phát huy các giá trị của di sản đó.
- Khu di tích Hoàng thành Thăng Long (Hà Nội):
+ Giá trị lịch sử: Khu di tích trung tâm Hoàng thành Thăng Long, kể cả di tích khảo cổ học phát hiện trong lòng đất và các di tích trên mặt đất, đã cung cấp nhiều nguồn sử liệu quý, phản chiếu bề dày lịch sử gần như liên tục từ: thủ phủ An Nam, thành Đại La thế kỷ thời thuộc Đường (VII – IX), đến Cấm thành Thăng Long từ thời Lý qua Trần, Lê Sơ, Mạc, Lê trung hưng (thế kỉ X - cuối thế kỷ XVIII), rồi thành Thăng Long – Hà Nội thời Nguyễn (thế kỷ XIX), qua thời Pháp thuộc (thế kỉ XX) cho đến hiện nay.
+ Giá trị văn hóa: Di tích Hoàng Thành góp phần nâng cao hình ảnh của Hà Nội và Việt Nam như một trung tâm văn hoá có bề dày lịch sử, từ đó khuyến khích niềm tự hào dân tộc; quảng bá lịch sử và văn hóa Việt Nam ra bên ngoài; tạo sức hút lớn về du lịch…
+ Biện pháp bảo tồn, phát huy: nâng cao ý thức, tuyên truyền đến mọi người. Lên án các hành vi sai trái, có dấu hiệu phá hoại.