Những câu hỏi liên quan
Ngọc ninh Mai
Xem chi tiết
Tạ Tuấn Anh
7 tháng 3 2022 lúc 14:02

Tham khảo ở đây:

https://vndoc.com/trinh-bay-suy-nghi-cua-em-ve-viec-giu-gin-ban-sac-van-hoa-dan-toc-cua-the-he-tre-ngay-nay-164311

lạc lạc
7 tháng 3 2022 lúc 14:38

Tham khảo

 

Di chỉ khảo cổ học Làng Vạc là trung tâm văn hóa Đông Sơn; là một trong hai khu di tích Đông Sơn tiêu biểu, giàu hiện vật và phong phú về loại hình. Đây là di tích phát hiện được nhiều mộ táng nhất của nền văn hóa Đông Sơn trên đất nước ta. Làng Vạc trở thành tên gọi của trung tâm văn hóa Đông Sơn lớn trên lưu vực sông Cả với hơn 1.200 hiện vật phong phú, đa dạng bằng đồng, gốm, đá, thủy tinh, sắt.Làng Vạc có thể sánh ngang với những di tích văn hóa Đông Sơn nổi tiếng ở lưu vực sông Hồng như Vĩnh Quang, Làng Cả... nếu không muốn nói có thể ở một vị trí cao hơn. Di sản Làng Vạc cách ngày nay 2500-2000 năm đã góp phần duy trì sức sống Đông Sơn, góp phần vào việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, một bằng chứng quan trọng để giúp cho sự nghiệp chống đồng hóa về mặt văn hóa đối với chính sách triệt để đồng hóa của phong kiến Phương Bắc.Trải qua gần 5 thập kỷ kể từ khi được phát hiện lần đầu tiên năm 1972 và kết quả thu được qua 3 lần thám sát, khai quật, các nhà khoa học và quản lý văn hóa đã khẳng định rằng di tích Làng Vạc đã có nhiều đóng góp quan trọng cho tiến trình lịch sử, văn hóa của dân tộc. Di chỉ khảo cổ học Làng Vạc đã được Bộ Văn hóa - Thông tin, nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xếp hạng Di tích lịch sử Quốc gia tại Quyết định số 61/QĐ - BVHTT ngày 13/9/1999.
Nguyễn Bảo Quyên
Xem chi tiết
Quoc Tran Anh Le
Xem chi tiết
Hà Quang Minh
24 tháng 11 2023 lúc 13:33

- Một số di sản văn hóa ở địa phương: Khu Trung tâm Hoàng Thành Thăng Long Hà Nội, Thành Nhà Hồ, Vịnh Hạ Long, Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng

- Suy nghĩ về việc bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa đó:

+ Cần tìm hiểu, nghiên cứu về các di sản đó

+ Giới thiệu với bạn bè về di sản văn hóa đó

+ Xây dựng niềm tự hào, yêu mến các di sản đó.

Lê Thùy Lâm - 7A
Xem chi tiết
Nguyễn Ngọc Bảo Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Duy Khánh
Xem chi tiết
Coin Hunter
31 tháng 10 2023 lúc 15:47

 

Để bảo tồn và lan tỏa lễ hội ở dịa phương, em nên làm những việc sau:

+ Tham gia và thể hiện lòng yêu thương: Tham gia tích cực vào các hoạt động lễ hội và thể hiện lòng yêu thương, tôn trọng và sự đoàn kết với cộng đồng.

+ Gìn giữ và tôn trọng truyền thống: Hãy tôn trọng và gìn giữ các truyền thống và phong tục của lễ hội. Học và hiểu về ý nghĩa của các nghi lễ và cách thức tổ chức để có thể tham gia một cách tôn trọng và chính xác.

+ Hỗ trợ và tham gia vào công việc tổ chức: Nếu có thể, hãy tham gia vào công việc tổ chức lễ hội như lễ hội đền, hội chợ, hoặc các hoạt động xã hội. Điều này giúp bảo tồn và phát triển lễ hội, đồng thời tạo cơ hội để giao lưu và học hỏi từ những người khác.

+ Chia sẻ và lan tỏa thông tin: Sử dụng các phương tiện truyền thông và mạng xã hội để chia sẻ thông tin về lễ hội, như lịch trình, hoạt động, và ý nghĩa của nó. Điều này giúp lan tỏa sự quan tâm và tạo sự hiểu biết rộng rãi về lễ hội.

Tuy nhiên, cũng cần lưu ý những điều không nên làm để bảo tồn và lan tỏa lễ hội:

+ Không xâm phạm văn hóa và tôn giáo: Tránh việc xâm phạm văn hóa và tôn giáo của người dân địa phương. Hãy tôn trọng và tuân thủ các quy tắc và truyền thống địa phương.

+ Không gây hỗn loạn và ô nhiễm: Hãy giữ vệ sinh và không gây hỗn loạn hoặc ô nhiễm môi trường trong quá trình tham gia lễ hội. Hãy tuân thủ các quy định và hướng dẫn về vệ sinh và bảo vệ môi trường.

+ Không lạm dụng rượu và ma túy: Tránh lạm dụng rượu và ma túy trong quá trình tham gia lễ hội. Hãy thể hiện sự tự giác và trách nhiệm cá nhân để đảm bảo an toàn cho bản thân và người khác.

+ Không xúc phạm và phân biệt: Tránh xúc phạm và phân biệt đối xử với người khác trong quá trình tham gia lễ hội. Hãy tôn trọng và đối xử công bằng với tất cả mọi người, không phân biệt dân tộc, tôn giáo, giới tính hay địa vị xã hội.

Những việc nên và không nên làm trên đây giúp em thể hiện sự tôn trọng và yêu quý lễ hội, đồng thời góp phần bảo tồn và lan tỏa giá trị văn hóa của địa phương.

Bách Nguyễn Chí
Xem chi tiết
mai thị ngọc yến
Xem chi tiết
Anhh Pham
Xem chi tiết
39 Nguyen Chu Minh Ngoc
8 tháng 5 2022 lúc 21:40

Hãy kể tên những di tích lịch sử trên địa bàn Cầu Giấy mà em biết.

- Chùa Hà

- Chùa Cót

- “Tứ danh hương”: Mỗ – La – Canh – Cót”

* Hiểu biết

- Chùa Cót tên chữ là Ngọc Quán Tự, nay toạ lạc tại 188 phố Yên Hòa, thuộc phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy.

- Ngọc Quán tự vốn là một ngôi chùa có từ trước năm 1642 tuy chưa biết đích xác được xây vào năm nào. 

- Chùa Cót nhìn về hướng tây-nam, lưng quay về phía chùa Láng ở bờ đông sông Tô Lịch.

- Kiến trúc của chùa Cót hiện nay bao gồm khu chùa chính làm theo kiểu “nội công ngoại quốc” và khu vườn mới sửa sang ở phía tây với một ngọn tháp cao, trong mỗi tầng tháp đặt 6 pho tượng Phật nhỏ

- Chùa Cót là một di tích lịch sử: năm 1945 các đoàn thể của mặt trận Việt Minh đã quyên góp cứu tế tại chùa. Tối ngày 18/8/1945 chùa là nơi tổ chức mít-tinh chào mừng chính quyền cách mạng. Sau ngày toàn quốc kháng chiến 19/12/1946, chùa là cơ sở tiếp tế cho bộ đội và tự vệ khu Đại La chiến đấu ở tuyến đường Cầu Giấy và Kim Mã. 

* Để bảo tồn

- Nâng cao công tác đầu tư xây dựng, tôn tạo di tích.

- Tổ chức hoạt động du lịch, lễ hội gắn với các di tích lịch sử.

- Công tác tuyên truyền, giáo dục truyền thống cách mạng gắn với các di tích lịch sử.