Những câu hỏi liên quan
Minh Lệ
Xem chi tiết
Mai Trung Hải Phong
2 tháng 9 2023 lúc 8:44

Phương pháp giải:

Đọc thông tin mục 1 (Đường ô tô), quan sát hình 34.1 và kết hợp hiểu biết của bản thân.

Lời giải chi tiết:

* Tình hình phát triển và phân bố của đường tô tô trên thế giới

- Tình hình phát triển: 

+ Ra đời sớm, phát triển mạnh và phổ biến nhất hiện nay.

+ Số lượng ô tô trên thế giới không ngừng tăng lên, trong đó tăng mạnh nhất là phương tiện ô tô thân thiện với môi trường và có độ an toàn cao.

+ Mạng lưới đường sá ngày càng phát triển, tổng chiều dài đường ô tô không ngừng tăng lên, nhất là hệ thống đường cao tốc.

- Phân bố:

+ Mật độ đường ô tô tập trung nhiều nhất ở Hoa Kỳ, Trung Quốc, Ấn Độ, các nước EU.

+ Hoa Kỳ, Trung Quốc, Nhật Bản và các nước Tây Âu là các quốc gia có tỉ lệ sở hữu và sử dụng ô tô cao nhất trên thế giới.

* Một số tuyến đường cao tốc ở Việt Nam hiện nay

- Tuyến cao tốc TP. HCM – Trung Lương.

- Tuyến cao tốc Hà Nội – Hải Phòng.

- Tuyến cao tốc Hà Nội – Hòa Bình.

- Tuyến cao tốc Hồng Lĩnh – Hương Sơn.

Bình luận (0)

Yêu cầu số 1:

- Tình hình phát triển:

+ Ra đời sớm, phát triển mạnh và phổ biến nhất.

+ Các thành tựu khoa học - công nghệ được liên tục cập nhật và ứng dụng

+ Số lượng ô tô trên thế giới không ngừng tăng lên, nhất là phương tiện ô tô thân thiện với môi trường và có độ an toàn cao.

+ Mạng lưới đường sá phát triển, tổng chiều dài đường ô tô không ngừng tăng lên, nhất là hệ thống đường cao tốc.

- Phân bố: mật độ đường ô tô tập trung nhiều nhất ở Hoa Kỳ, Trung Quốc, Ấn Độ, các nước EU. Hoa Kỳ, Trung Quốc, Nhật Bản và các nước Tây Âu là các quốc gia có tỉ lệ sở hữu và sử dụng ô tô cao nhất trên thế giới.

Yêu cầu số 2: Một số tuyến đường cao tốc ở Việt Nam hiện nay: cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên, cao tốc Hà Nội - Lào Cai.

Bình luận (0)
Minh Lệ
Xem chi tiết
Mai Trung Hải Phong
2 tháng 9 2023 lúc 8:44

Phương pháp giải:

Đọc thông tin mục 2 (Đường sắt), quan sát hình 34.1 và kết hợp hiểu biết của bản thân.

Lời giải chi tiết:

* Tình hình phát triển và phân bố của đường sắt trên thế giới

- Tình hình phát triển:

+ Ra đời sớm, gắn liền với cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 1 nhờ sự phát minh đầu máy hơi nước.

+ Hiện nay có nhiều sự đổi mới về sức kéo, đường ray, tải trọng, tốc độ di chuyển, công nghệ vận hành,... nhằm đáp ứng nhu cầu vận tải ngày càng tăng.

+ Trên thế giới có hơn 1,37 triệu km đường sắt (năm 2020) với nhiều loại hình. Tại các đô thị lớn, hệ thống tàu điện cũng được chú trọng phát triển để đáp ứng nhu cầu vận tải của hành khách trong đô thị.

- Phân bố:

+ Tập trung nhiều nhất ở khu vực Tây Âu, Bắc Mỹ, Đông Á.

+ Hoa Kỳ, Trung Quốc, Liên bang Nga, Ấn Độ,... là những quốc gia có chiều dài đường sắt lớn trên thế giới.

* Một số tuyến đường sắt hiện có ở Việt Nam hiện nay

- Tuyến đường sắt Hà Nội – TP. Hồ Chí Minh.

- Tuyến đường sắt Kép – Uông Bí – Hạ Long.

- Tuyến đường sắt Hà Nội – Hải Phòng.

- Tuyến đường sắt Hà Nội – Lào Cai.

- Tuyến đường sắt Kép – Lưu Xá.

Bình luận (0)
Minh Lệ
Xem chi tiết
Mai Trung Hải Phong
2 tháng 9 2023 lúc 8:49

Phương pháp giải:

Đọc thông tin mục 3 (Đường sông, hồ) và kết hợp hiểu biết của bản thân.

Lời giải chi tiết:

* Tình hình phát triển và phân bố của đường sông, hồ trên thế giới

- Tình hình phát triển:

 + Phát triển từ rất sớm.

+ Nhờ việc cải tiến phương tiện vận tải, cải tạo hệ thống sông, hồ đã góp phần nâng cao năng lực vận tải đường sông, hồ. 

 + Để tăng cường khả năng giao thông vận tải, người ta đã tiến hành cải tạo sông ngòi, đào các kênh nối liền các lưu vực vận tải đường thuỷ và kết nối với cảng biển.

- Phân bố:

+ Một số hệ thống sông, hồ có khả năng giao thông lớn như: sông Ða-nuýp, Rai-nơ ở châu Âu; sông Trường Giang, Mê Công, sông Hằng ở châu Á; sông Mi-xi-xi-pi, A-ma-dôn, Ngũ Hồ ở châu Mỹ; sông Nin, sông Công-gô ở châu Phi. 

+ Các quốc gia phát triển mạnh hệ thống giao thông sông, hồ: Hoa Kỳ, Liên bang Nga và Ca-na-đa.

* Các hệ thống sông, hồ có giá trị về giao thông trên thế giới và ở Việt Nam

- Ở Việt Nam: sông Hồng, sông Thái Bình, sông Đồng Nai, sông Cửu Long,…

- Trên thế giới: sông Von-ga, sông I-ê-nit-xây, sông Ô-bi ở Liên bang Nga; sông Nin, sông Công-gô ở châu Phi,…

Bình luận (0)

* Tình hình phát triển và phân bố của đường sông, hồ trên thế giới

- Tình hình phát triển:

 + Phát triển từ rất sớm.

+ Nhờ việc cải tiến phương tiện vận tải, cải tạo hệ thống sông, hồ đã góp phần nâng cao năng lực vận tải đường sông, hồ. 

 + Để tăng cường khả năng giao thông vận tải, người ta đã tiến hành cải tạo sông ngòi, đào các kênh nối liền các lưu vực vận tải đường thuỷ và kết nối với cảng biển.

- Phân bố:

+ Một số hệ thống sông, hồ có khả năng giao thông lớn như: sông Ða-nuýp, Rai-nơ ở châu Âu; sông Trường Giang, Mê Công, sông Hằng ở châu Á; sông Mi-xi-xi-pi, A-ma-dôn, Ngũ Hồ ở châu Mỹ; sông Nin, sông Công-gô ở châu Phi. 

+ Các quốc gia phát triển mạnh hệ thống giao thông sông, hồ: Hoa Kỳ, Liên bang Nga và Ca-na-đa.

* Các hệ thống sông, hồ có giá trị về giao thông trên thế giới và ở Việt Nam

- Ở Việt Nam: sông Hồng, sông Thái Bình, sông Đồng Nai, sông Cửu Long,…

- Trên thế giới: sông Von-ga, sông I-ê-nit-xây, sông Ô-bi ở Liên bang Nga; sông Nin, sông Công-gô ở châu Phi,…

Bình luận (0)
Minh Lệ
Xem chi tiết

* Tình hình phát triển và phân bố của ngành bưu chính viễn thông trên thế giới

- Tình hình phát triển:

Ngành bưu chính

+ Ngày càng phát triển với nhiều dịch vụ và cách thức chuyển phát mới xuất hiện.

+ Mạng lưới bưu cục và các dịch vụ bưu chính phát triển rộng khắp trên thế giới để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội.

Ngành viễn thông

Đang phát triển nhanh chóng dưới tác động của khoa học - công nghệ, trong đó nổi bật nhất là điện thoại và internet.

+ Điện thoại: Phương tiện sử dụng phổ biến nhất thế giới. Hiện nay có hơn 5 tỉ người đang sử dụng điện thoại cá nhân.

Internet: sự ra đời của internet đã tạo ra cuộc cách mạng vĩ đại trong ngành viễn thông thế giới (thúc đẩy quá trình trao đổi thông tin trên toàn cầu, tạo ra thời kì vạn vật kết nối).

- Phân bố:

+ Ngành bưu chính: các nước EU, Hoa Kỳ, Nhật Bản,... có ngành bưu chính phát triển nhất thế giới.

+ Ngành viễn thông: các nước có số lượng thuê bao điện thoại nhiều nhất là Trung Quốc, Ấn Độ, Hoa Kỳ, Bra-xin, LB Nga,...

* Tỉ lệ dân số sử dụng internet so với tổng dân số ở các quốc gia trên thế giới năm 2020 được chia thành các tỉ lệ sau

- Từ 90% trở lên: tập trung ở Ca-na-đa và một số nước châu Âu như Na Uy, Ai-xơ-len, Đức,…

- Từ 70 - dưới 90%: tập trung ở các nước Hoa Kỳ, Liên bang Nga, Trung Quốc, Ô-xtrây-li-a, Bra-xin, Ác-hen-ti-na, Thổ Nhĩ Kỳ,…

- Từ 50 - dưới 70%: tập trung ở một ít các nước như Cô-lôm-bi-a, An-giê-ri, Ai Cập.

- Đa số các nước Châu Phi và hai quốc gia ở Châu Á là Pa-ki-xtan, Ap-ga-ni-xtan có dưới 20% dân số sử dụng internet.

Bình luận (0)
Minh Lệ
Xem chi tiết

- Tình hình phát triển

+ Vận tải hàng không là ngành giao thông vận tải ra đời muộn nhưng có bước phát triển mạnh mẽ cả về số lượng, chất lượng sân bay, máy bay.

+ Năm 2018, ngành hàng không thế giới vận chuyển được hơn 4,4 tỉ lượt hành khách. Các máy bay ngày càng hiện đại hơn, vận chuyển được khối lượng lớn hơn, bay được quãng đường xa hơn với tốc độ nhanh hơn và an toàn hơn.

+ Bảo vệ môi trường không khí cũng là vấn đề lớn của ngành vận tải đường hàng không.

- Sự phân bố

+ Các tuyến đường hàng không sôi động nhất là các tuyến xuyên Đại Tây Dương nối châu Âu với châu Mỹ và các tuyến nối Hoa Kỳ với khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

+ Các nước có nhiều sân bay quốc tế vận chuyển lượng hành khách lớn của thế giới là Hoa Kỳ, Trung Quốc,...

+ Các sân bay quốc tế vận chuyển hành khách lớn nhất năm 2019 là: Át-lan-ta (Hoa Kỳ), Bắc Kinh (Trung Quốc), Lốt An-giơ-lét (Hoa Kỳ), Dubai (Các tiểu vương quốc A-rập thống nhất),...

Bình luận (0)
Minh Lệ
Xem chi tiết

Tình hình phát triển và phân bố ngành nội thương và ngoại thương

 

Nội thương

Ngoại thương

Tình hình phát triển

- Hoạt động nội thương ở các quốc gia trên thế giới ngày càng phát triển mạnh, hàng hoá và dịch vụ trên thị trường ngày càng phong phú và đa dạng.

- Hoạt động nội thương có sự khác nhau giữa các nước phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế và hoàn cảnh xã hội.

- Hoạt động nội thương diễn ra sôi động ở các quốc gia có nền kinh tế phát triển với nhiều loại hàng hoá và dịch vụ.

- Ở các quốc gia kém phát triển hoặc bất ổn chính trị hoạt động nội thương bị hạn chế.

- Xu hướng toàn cầu hoá kinh tế thúc đẩy hoạt động giao thương trên thế giới không ngừng tăng lên.

- Hiện nay trên thế giới có nhiều tổ chức và liên kết thương mại đã ra đời góp phần đẩy nhanh quá trình toàn cầu hoá kinh tế và phát triển thương mại trên thế giới.

- Một số mặt hàng xuất, nhập khẩu chủ yếu trên thế giới là dầu thô, linh kiện điện tử, ôtô, lương thực và dược phẩm.

Phân bố

- Việc mua bán hàng hoá và dịch vụ thường diễn ra tại các cửa hàng bán lẻ, chợ, cửa hàng tạp hoá, siêu thị, trung tâm thương mại.

- Hệ thống bán buôn, bán lẻ phát triển nhanh trên toàn thế giới, nhiều tập đoàn thương mại và siêu thị lớn đã có mặt ở nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam.

- Xã hội văn minh, hiện đại, con người có xu hướng mua sắm hàng hoá ở các siêu thị, trung tâm thương mại và mua bán online.

- Các khu vực có đóng góp lớn vào hoạt động thương mại thế giới là Bắc Mỹ, Tây Âu và Đông Á.

- Các quốc gia đứng đầu thế giới về hoạt động thương mại toàn cầu là Hoa Kỳ, Trung Quốc, Nhật Bản, Đức, Anh, Hàn Quốc,...

Bình luận (0)
Minh Lệ
Xem chi tiết

* Tình hình phát triển giao thông vận tải đường ô tô trên thế giới

- Ưu thế: tiện lợi, cơ động và dễ kết nối với các loại hình vận tải khác.

- Tổng chiều dài không ngừng tăng, từ 27 803,8 nghìn km (2000) lên 38 016,5 nghìn km (2019).

- Số lượng phương tiện vận tải ngày càng tăng.

- Các quốc gia đã và đang hướng tới phát triển các phương tiện thân thiện với môi trường, giao thông thông minh.

* Phân bố giao thông vận tải đường ô tô trên thế giới

- Mạng lưới đường ô tô phân bố rộng rãi khắp trên thế giới trừ những vùng vĩ độ cao, băng tuyết bao phủ quanh năm.

- Mật độ và chiều dài đường ô tô phân bố rất khác nhau giữa các châu lục:

+ Mạng lưới dày đặc và tỉ trọng chiều dài đường ô tô lớn nhất thuộc về châu Á (với 42,1% năm 2019). 

+ Tiếp đến châu Mỹ với 29,8 %, mật độ đường ở Nam Mỹ dày hơn so với Bắc Mĩ. 

+ Châu Âu chiếm 17,7%, Châu Phi 7,8%, châu Đại Dương 2,6 % (chủ yếu ở ven biển phía nam lục địa Ô-xtrây-li-a).

- Các quốc gia có chiều dài đường ô tô lớn nhất thế giới là: Hoa Kỳ, Trung Quốc, Ấn Độ, Bra-xin, Liên bang Nga. Riêng các quốc gia này đã chiếm ½ tổng chiều dài đường bộ của thế giới.

Bình luận (0)
Minh Lệ
Xem chi tiết

Loại cây

Phân bố

Giải thích

Cây lương thực

Lúa gạo

- Miền nhiệt đới, đặc biệt là châu Á gió mùa.

- Các nước trồng nhiều: Trung Quốc, Ấn Độ, In-đô-nê-xi-a, Băng-la-đét, Việt Nam, Thái Lan,…

- Khí hậu nóng, ẩm, diện tích lớn đất phù sa màu mỡ.

- Người dân có kinh nghiệm lâu đời trong việc thâm canh cây lúa.

Lúa mì

- Miền ôn đới và cận nhiệt.

- Các nước trồng nhiều: Trung Quốc, Ấn Độ, Hoa Kỳ, Pháp, Ca-na-đa,…

Khí hậu ấm, khô, đất đai màu mỡ.

Ngô

- Miền nhiệt đới, cận nhiệt và ôn đới nóng.

- Các nước trồng nhiều: Hoa kỳ, Trung Quốc, Bra-xin, Ác-hen-ti-na, U-crai-na, In-đô-nê-xi-a,…

Do có đất ẩm, nhiều mùn, dễ thoát nước.

Cây công nghiệp

Mía

- Miền nhiệt đới.

- Các nước trồng nhiều: Bra-xin, Ấn Độ, Trung Quốc, Thái Lan, Pa-ki-xtan,…

- Nền nhiệt, ẩm cao, phân hóa theo mùa.

- Đất phù sa màu mỡ.

Củ cải đường

- Miền ôn đới và cận nhiệt.

- Các nước trồng nhiều: LB Nga, Pháp, Hoa Kỳ, Đức, Thổ Nhĩ Kì,…

Có nhiều đất đen, đất phù sa.

Đậu tương

- Miền nhiệt đới, cận nhiệt và ôn đới.

- Các nước trồng nhiều: Trung Quốc, LB Nga, Séc-bi-a, In-đô-nê-xi-a,…

Do có đất phù sa, đất đen tơi xốp, dễ thoát nước.

Cà phê

- Miền nhiệt đới.

- Các nước trồng nhiều: Bra-xin, Việt Nam, In-đô-nê-xi-a, Cô-lôm-bi-a,…

Nhiều đất ba-dan và đất đá vôi.

Chè

- Miền cận nhiệt.

- Các nước trồng nhiều: Ấn Độ, Trung Quốc, Kê-ni-a, Xri Lan-ca, Thổ Nhĩ Kỳ, Việt Nam,…

Khí hậu ôn hòa, lượng mưa nhiều, có đất chua.

Cao su

- Vùng nhiệt đới ẩm.

- Các nước trồng nhiều: Thái Lan, In-đô-nê-xi-a, Việt Nam,…

Có diện tích đất badan lớn.

Bình luận (0)
Minh Lệ
Xem chi tiết

- Vai trò

+ Tạo ra các sản phẩm phục vụ nhu cầu tiêu dùng hằng ngày của người dân.

+ Nhiều sản phẩm của ngành là mặt hàng có giá trị xuất khẩu.

+ Góp phần giải quyết việc làm và nâng cao thu nhập cho người dân.

- Đặc điểm

+ Cơ cấu công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng đa dạng: dệt - may, da giày, giấy - in,…

+ Vốn đầu tư thường ít, quy trình sản xuất đơn giản, thời gian sản xuất ngắn.

+ Thường gây ô nhiễm môi trường trong quá trình sản xuất.

- Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng phân bố rộng khắp thế giới do ngành này tạo ra các sản phẩm phục vụ nhu cầu tiêu dùng hằng ngày của người dân, vốn đầu tư thường ít, quy trình sản xuất đơn giản, thời gian sản xuất ngắn nên quay vòng vốn nhanh, là mặt hàng có giá trị xuất khẩu,…

Bình luận (0)